Khái Niệm Về Khách Du Lịch Và Điểm Du Lịch


quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm.

Trong đó: “Môi trường thường xuyên” có nghĩa là loại trừ phạm vi các chuyến đi trong phạm vi của nơi ở (nơi ở thường xuyên) và các chuyến đi có tính chất thường xuyên hàng ngày (các chuyến đi thường xuyên định kỳ có tính chất phường hội giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi phường hội khác có tính chất thường xuyên hàng ngày).

“Khoảng thời gian ít hơn hoặc bằng khoảng thời gian đã được các cơ quan chức năng du lịch quy định trước” nghĩa là để loại trừ sự di cư trong một thời gian dài. Không phải là “tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm” có nghĩa là loại trừ việc di cư để làm việc tạm thời.

Từ góc độ nghiên cứu chúng tôi đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những tổ chức, xí nghiệp đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch”.

Thị trường du lịch có chức năng cơ bản là mua và bán các dịch vụ, hàng hoá du lịch. Thị trường du lịch tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự cân bằng nền kinh tế quốc dân. Thị trường du lịch tạo ra các đòn bẩy kinh tế (ví dụ: giá cả, tỷ giá, tiền hoa hồng, phần trăm lợi tức…) kích thích mở rộng sản xuất và tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là bằng cơ chế thị trường, bằng con đường kinh tế buộc các nhà sản xuất phải thay đổi sản xuất phù hợp với thị trường, phù hợp với yêu cầu của khách du lịch. Ngược lại, thị trường du lịch còn tác động đến khách du lịch bằng cách chỉ ra các sản phẩm bán trên thị trường du lịch có thể thoả mãn nhu cầu của họ.

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp và có một số đặc điểm sau:

- Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Bất cứ một du khách nào, với động cơ và hình thức du lịch ra sao thì yêu cầu có tính phổ biến phải đạt được đối với họ là được tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu thưởng thức các giá


trị về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội …của một xứ sở. Đó là các bãi biển đầy ánh nắng, các thác nước, các núi non hang động kỳ thú, các giống loài động thực vật quý hiếm, các thành quách lâu đài, các đền chùa với nhiều kiến trúc cổ và những ngày lễ hội tầm linh; các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn; các rừng quốc gia, các khu di chỉ…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch có loại do thiên nhiên tạo ra nhưng có loại do quá trình phát triển lịch sử qua nhiều thế hệ của con người tạo ra. Đây chính là cơ sở khách quan để hình thành nên các tuyến, điểm du lịch.

- Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch. Những người đi du lịch dù thuộc đối tượng nào và với nguồn tiền của cá nhân hay tập thể thì trong thời gian đi du lịch, mức tiêu dùng của họ thường cao hơn so với tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư. Chưa kể một bộ phận lớn khách du lịch quốc tế là các tầng lớp thượng lưu: những thương gia, những nhà kinh doanh, trí thức, chính khách… giàu có. Vì vậy ngành du lịch, phải là một ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu về nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí, mua hàng và các dịch vụ khác của khách sao cho vừa thuận tiện, an toàn,vừa sang trọng, lịch sự và có khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức độ cao cấp.

Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc - 4

- Du lịch là ngành ngoài kinh doanh và dịch vụ ra còn phải bảo đảm nhu cầu an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương và các nước đón nhận du khách.

- Ngành du lịch là một ngành kinh tế - xã hội - dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác. Như vậy đây là một ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm và tính chất pha trộn nhau tạo thành một tổng thể rất phức tạp. Hoạt động của ngành du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội.


1.3.2 Khái niệm về khách du lịch và điểm du lịch‌

1.3.2.1 Khách du lịch‌

Khách thăm viếng (visitor): Hội nghị LHQ về du lịch và lữ hành quốc tế tổ chức tại Roma - Italia, năm 1963, đã đề nghị một thuật ngữ chung cho khách thăm viếng: “ Bất kỳ người nào đến thăm một quốc gia khác ngoài quốc gia mà người đó đang sống với bất kỳ lý do nào khác hơn là để làm việc hưởng lương tại quốc gia mà người đó đến thăm”.

Khách thăm viếng được chia ra làm 2 lọai : khách du lịch và khách tham

quan.

Khách du lịch ( Tourist ): là khách thăm viếng (visitor), lưu trú tại một quốc

gia khác ( hoặc ở một nơi thường xuyên ) tren 24 giờ và nghi lại qua đêm với mục đích cuộc hành trình có thể xếp loại vào một trong những tên gọi sau: giải trí (leisure), tiêu khiển (recreaction), nghỉ lễ (holiday), thể thao (sport), sức khỏe (health), học tập( study), tôn giáo (religion),gia đình (family), công tác (mission), hội nghị (meeting)

Khách thăm quan (Ecursionist): còn gọi là khách thăm viếng một ngày (day visitor). Là khách thăm viếng lưu lại một khu vực dưới 24 giờ. Những người đi đến một quốc gia khác hoặc một nơi khác bằng tàu thủy theo tuyến (cruiseship) cũng được gọi là khách thăm quan. Nhân viên của thủy thủ đòan hay phi hành đòan nếu không lưu trú tại khu vực đó cũng được gọi là khách tham quan ( ngoại trứ họ nghỉ ngơi tại khách sạn ).

Khách du lịch quốc tế: khách du lịch quốc tế phải có những đặc trưng cơ bản

sau:

+ Là người nước ngoài ( bao gồm cả người Lào định cư ở nước ngoài vào

Lào du lịch ( khách Inbound)).

+ Công dân Lào, người nước ngoài cư trú tại Lào ra nước ngoài du lịch (khách Outbound).

+Mục đich chuyến đi của họ là tham quan, thăm than nhân, tham dự hội nghị, đi công tác, khảo sát thị trường, thể thao, chữa bênh,hành hương, nghỉ ngơi….


Khách thăm quan quốc tế (International Excursionist): Một người đáp ứng các tiêu chuẩn trên nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan quốc tế.

Khách du lịch nội địa ( Domestic tourist ): Bất kỳ người nào ngụ tại một quốc gia nào, bất kỳ quốc tịch gì đi du lịch đến một nơi khác với chỗ thường trú của mình trong phạm vi quốc gia trong thời gian 24 giờ hay một đêm và vì bất kỳ lý do nào khác hơn là thực hiện một hoạt động trả công tại nơi đến thăm.

Khách thăm quan nội địa ( Domestic Excursionist ): Một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng không ở qua đêm, được gọi là khách thăm quan nội địa.

1.3.2.2 Điểm du lịch‌

Là khu vực có những đặc trưng tự nhiên hoặc nhân văn có sức hấp dẫn du khách đến thăm quan du lịch. Điểm du lịch có thể là một thị trấn, thị xã, thành phố hoặc cơ sở kinh doanh, khuôn viên giải trí, bảo tang….

Tỉnh Chăm Pa Sắc không chỉ được xem là điểm du lịch với những tài nguyên về tự nhiên và nhân văn phong phú mà còn là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế, là sự lựa chọn hàng đầu khi họ đến Lào. Điều đó được thể hiện qua các tiềm năng tự nhiên - Kinh tế - Xã hội để xây dựng Tỉnh Chăm pa sắc là điểm đến hấp dẫn trong long du khách quốc tế.

1.3. 3 Các loại hình du lịch

Họat động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện này đa số các chuyên gia về du lịch Lào phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.

Du lịch chữa bệnh: dành cho khách có nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe. Ngày nay, một số nước phát triển đã biết kết hợp có hiệu quả việc khai thác sử dụng nước khoáng, khí hậu miền núi, miền biển…với mục đích kinh doanh và phục vụ khách du lịch.

Du lịch nghỉ ngơi: dành cho khách có nhu cầu nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, gần gũi thiên nhiên và thay đổi không khí, môi trường sống hàng ngày, loại du lịch


này cũng mang ít nhiều đặc biệt của du lịch chữa bệnh.

Du lịch khoa học, văn hóa: dành cho khách du lịch có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết của mình. Khách du lịch loại này thường tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của nước mà họ đến du lịch.

Du lịch thể thao: khách du lịch là các vận động viên đến để thi đấu, các cổ động viên đi xem và ủng hộ.

Du lịch công vụ: khách du lịch là những người đi dự hội nghị, hội thảo, chuyên đề, lễ kỷ niệm.

Như vậy, các loại hình du lịch tựu trung thể hiện kết hợp dưới hai dạng tổng quát chủ yếu là:

+ Du lịch vật chất (hình thể): ăn uống, ngủ nghỉ, hướng dẫn, giải trí, tham quan, vận chuyển, dịch vụ giải trí.

+ Du lịch phi vật chất (phi hình thể): sự niềm nở của đơn vị địa phương, kỹ năng quản lý và thực hiện của nhân sự, truyền thống văn hóa địa phương, sự nổi tiếng của các sản phẩm địa phương…2

1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH‌‌

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài

Môi trường kinh tế

Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cho du lịch.



2 Luận văn thạc Sỹ khoa học kinh tế năm 2011, “ Phát triển du lịch Tây Nguên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” Tên tác giả Nguyễn Duy Mậu.


Môi trường chính trị - xã hội

Tình hình chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có tài nguyên về du lịch cũng không phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình.

Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hòa bình ổn định thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân - khách du lịch. Ngược lại ở những nước có nền chính trị, hòa bình bất ổn hay có những biến cố cách mạng, đảo chính quân sự….thì sự phát triển của du lịch là hạn chế, nhiều khi bị phá hủy.

Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm hãm sự phát triển của ngành, ví dụ như một số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì không có cái mới.

Yếu tố tự nhiên

Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động, thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

Yếu tố nhân văn

Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý ngĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.

Đây được coi là tài nguyên đặc biệt hấp dẫn của ngành du lịch. Nếu tài nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính


truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.

1.4.2. Yếu tố bên trong‌

Các điều kiện về tổ chức

Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể như: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, đó là bộ máy quản lý vĩ mô về du lịch bao gồm: Chính sách phát triển du lịch, quy hoạch, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính. Và sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, đó là bộ máy quản lý vi mô về du lịch. Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch. Quốc gia nào nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế nói chung. Cơ sở hạ tầng tốt là lợi thế cạnh tranh rất mạnh về thu hút du khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực

Xét đến tận cùng của vấn đề thì con người là yếu tố then chốt và ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển du lịch. Thành công của ngành du lịch được dựa trên nền tảng,chất lượng nguồn nhân lực của ngành.


CHƯƠNG 2‌

PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỈNH CHĂM PA SẮC TỪ NĂM 2006 – 2010


2.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ‌

2.1.1 Vị trí‌

Tỉnh Chăm Pa Sắc có địa hình rất phong phú về thiên nhiên và văn hóa phục vụ phát triển du lịch.Tỉnh Chăm Pa Sắc vị trí ở cực Nam của đất nước có biên giới giáp với nhiều tỉnh và các quốc gia như: phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Sa LaVan, phía Đông giáp với tỉnh Xê kong và Atapư, phía Nam giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan. Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh lớn thứ 3 của CHDCND Lào với qui mô dân số hơn 6 trăm ngàn người. có diện tích

15.410 km2 bằng 6,5 % của diện tích Lào . Vị trí địa lý chia thành 2 khu vực thiên

nhiên rõ rệt như: khu vực đồng bằng và khu vực cao nguyên.

Tỉnh Chăm Pa Sắc là trung tâm quan hệ về mặt kinh tế đối với 4 tỉnh miền Nam của CHDCND Lào và còn có vai trò chủ đạo về mặt kinh tế. ngoài ra tỉnh Chăm Pa Sắc còn là trung tâm văn hóa chủ yếu của đất nước, có vị trí địa lý phong phú về mặt thiên nhiên và di tích lịch sử. Tỉnh Chăm Pa Sắc là nơi có nhiều di tích cổ truyền, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Lào. Cụ thể là thác nước Ly Phí, Khonpapheng, cầu cảng xây dựng trong thời kỳ pháp ở Hóa Kon - Donđệt, xem cá mập, cá phù hộ ( Bảo hộ ) về thiên nhiên dưới Mê Kông, Dưới Lyphí, VânKham vùng Huyện không.

Thác Phásuam, huyện Ba Chiêng Chă Lơn Súc, Thác Tatphan, có vách đá cao, xung quanh là rừng rậm thuộc huyện Pakxong, rừng Bolivên, tham quan các công trình kiến trúc chùa cổ huyện Pakse, và tham quan chùa ở đỉnh núi Salau huyện Phonthông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023