Hơn nữa, giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Người ta sẽ tiếp tục đầu tư, chừng nào hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường.
Như vậy, đầu tư mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu nhập, và từ đó, sẽ làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối. Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn cầu lại ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và đến tăng trưởng kinh tế. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản xuất. Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất. Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó tác động đến đầu tư mới, và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì trệ.
* Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng.
Về đầu tư nhà nước, Keynes cho rằng, ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu trong việc kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của nhà nước. Ông chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền.
Về hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ, theo Keynes, hệ thống tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và
tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Theo ông, Nhà nước có thể đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu tư. Đồng thời, để tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá cả hàng hoá nhờ đó các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều hơn (trong điều kiện chi phí sản xuất chưa thay đổi). Có thể nói, đây là một trong các động lực trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Về các hình thức tạo việc làm, ông cho rằng để nâng cao tổng cầu và việc làm cần mở rộng nhiều hình thức đầu tư. Bởi lẽ, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, khi có đầu tư thì sẽ có nhiều việc làm và mang lại thu nhập. Như vậy, thông qua đầu tư có thể tránh được khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Về khuyến khích tiêu dùng, để mở rộng tiêu dùng, Keynes khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với các nhà tư bản, tầng lớp giầu có cũng như đối với người nghèo.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc - 1
- Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc - 2
- Khái Niệm Về Khách Du Lịch Và Điểm Du Lịch
- Vai Trò Của Du Lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc, Trong Sự Phát Triển Kinh Tế Nam Lào.
- Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Tỉnh Chăm Pa Sắc
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Trên cơ sở lý thuyết của J.M. Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trường phái Keynes hay còn gọi là những người Keynes mới. Trường phái này bao gồm ba trào lưu. Thứ nhất, những người Keynes phái hữu ủng hộ các nhóm độc quyền xâm lược, chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế. Thứ hai, những người Keynes tự do bảo vệ lợi ích độc quyền, song không ủng hộ chạy đua vũ trang. Hai trào lưu này hình thành nên những người Keynes chính thống. Thứ ba, những người Keynes phái tả biểu hiện lợi ích của giai cấp tư sản vừa và nhỏ, chống lại độc quyền. Trào lưu này tiếp tục được phát triển dưới tên gọi “những người sau Keynes.”
Trường phái sau Keynes nghiên cứu rất nhiều các phạm trù khác nhau như: đi sâu nghiên cứu về tiêu dùng; đi sâu phân tích phân đoạn lợi tức; nguyên nhân chu kỳ kinh doanh và cơ cấu số nhân - gia tốc; chính sách tài chính. Nhưng vị trí trung tâm trong lý thuyết của trường phái “sau Keynes” là vấn đề tăng trưởng và phân phối, họ khẳng định nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào việc phân phối thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và lượng tiết kiệm, còn tổng lượng tiết kiệm là tổng số tiết kiệm từ lương và lợi nhuận.Những người “sau Keynes” luận giải rằng vì
khuynh hướng tiết kiệm giữa những người nhận tiền lương và những người nhận lợi nhuận có sự khác nhau, cho nên sự thay đổi trong phân phối sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng tiết kiệm. Đến lượt mình, phân phối thu nhập quốc dân lại là hàm số của tích luỹ tư bản. Mà tích luỹ tư bản xác định tỷ suất lợi nhuận và phần lợi nhuận trong thu nhập quốc dân. Phái sau Keynes chủ trương muốn tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN. Các đại biểu của phái này cho rằng, muốn nâng cao nhịp độ tăng trưởng thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho lợi nhuận. Bởi lẽ, nếu nâng cao tiền lương phù hợp với việc tăng năng suất lao động sẽ khắc phục được những khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá và là sự kích thích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, những người “sau Keynes” ủng hộ chính sách thu nhập. Họ coi đó là phương tiện đấu tranh chống lạm phát. Vì phương pháp truyền thống sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ - tín dụng là không có hiệu quả. Họ muốn kết hợp chính sách thu nhập với chính sách tăng trưởng kinh tế, kể cả việc xác định nhịp điệu và cơ cấu đầu tư. Đa số các nhà kinh tế theo phái này ủng hộ sự cần thiết tăng cường điều chỉnh kinh tế của nhà nước, thực hiện tập trung hoá và xác định các mục tiêu
chiến lược lâu dài.1
1.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.2.1 Khái niệm
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế
- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng.
1.2.2 Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dài hạn. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra những tiến bộ về kinh tế - xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển thu nhập thấp.
1 Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà ( 2009 ),lý thuyết tăng trưởng kinh tế của KEYNES và vài suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tr 1-2.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ. Xu hướng tiến bộ của quá trình công nghiệp hóa thể hiện ở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và độ thị hóa; đó không đơn thuần là sự gia tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra; họat động của nền kinh tế ngày càng gia tăng hiệu qủa và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng.
Thứ ba, những tiến bộ kinh tế - xã hội chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Đến lượt mình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt được lại làm gia tăng không ngừng năng lực nội sinh của nền kinh tế ( thể hiện ở những tiến bộ về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn vốn trong nước…)
Thứ tư, đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội là kết quả của sự phát triển
Đương nhiên một kết quả như thế không chỉ là sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, thu nhập bình quân có thể che lấp đằng sau nó sự phân phối bất bình đẳng, nạn đói nghèo, thất nghiệp và những thụ hưởng khác về giáo dục, y tế văn hóa…
1.2.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Để phản ánh nội dung khác nhau của khái niệm phát triển kinh tế cần phải có các nhóm chỉ tiêu khác nhau:
-Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm háy bình quân năm của một giai đoạn nhất định.
-Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế-xã hội: chỉ số cơ cấu kinh tế theo ngành trong GDP; chỉ số cơ cấu về họat động ngoại thương; tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị trong tổng số dân; tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ...
-Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống gồm: thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
Các chỉ số về dinh dưỡng: số calo bình quân người năm.
Các chỉ số về giáo dục: Tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học bình quân…Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư.
Các chỉ số về y tế: Tỷ lệ bác sĩ trên một ngàn dân số giường bình trên một ngàn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư.
Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: Tỷ lệ nghèo đói và khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh và mức độ bình đẳng giới, chỉ số phản ánh công bằng xã hội. Ngòai ra, có thể có các chỉ tiêu khác như các chỉ tiêu phản ánh sử dụng nước sạch hay các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khác…
Chỉ số phát triển con người ( HDI ), chỉ số này được tổng hợp từ ba từ ba chỉ số: thu nhập bình quân đầu người, mức độ phổ cập giáo dục, tuổi thọ trung bình. Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức sống tinh thần của dân cư. HDI đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc sống của dân cư.
1.2.4 Mỗi quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Ở những nước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm, thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phương thức khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ không thể tạo ra sự phát triển kinh tế. Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ịch không đáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khóet sâu vào bất bình đẳng xã hội. Những phương
thức tăng trưởng như vậy, rốt cục, cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó cũng khó có thể tồn tại được lâu dài.
1.3 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH,ĐIỂM DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
1.3.1 Khái niệm về du lịch
Du lịch là một hiện tượng tồn tại cùng với sự phát triển của loài người, là một trong những nhu cầu ngày càng trở thành tất yếu giúp con người điều hòa cuộc sống của chính mình trong xã hội và tự nhiên. Sự xuất hiện nhu cầu du lịch xuất phát từ mong muốn tạm thời rời bỏ cuộc sống thường ngày, bằng phương tiện vận tải tới một nơi khác ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao hiểu biết và không nhằm tạo ra thu nhập.
Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX du lịch vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây là hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn hiện nay , người ta xem du lịch như một hiện tượng xã hội làm phong phú thêm cuộc sống và sự nhận thức của con người. Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại, lưu trú của những người ngoài địa phương nhằm mục đích nghỉ ngơi, tiêu dùng những thu nhập mà họ có được, không có mục đích định cư và có thể kết hợp tìm hiểu thị trường.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động làm cho du lịch trở thành một hoạt động kinh tế. Du lịch với tư cách là một ngành kinh tế thực sự xuất hiện giữa thế kỷ XIX.
Thời kỳ Ai Cập và Hy lạp cổ đại: hiện tượng đi du lịch đã xuất hiện, đó là các chuyến đi của các nhà chính trị và thương gia. Sau khi phát hiện ra nguồn nước khoáng có khả năng chữa bệnh, loại hình du lịch chữa bệnh xuất hiện. Du lịch thời kỳ này mang tính tự phát do các cá nhân tự tổ chức.
Thời kỳ văn minh La mã: Người La mã tổ chức các chuyến đi tham quan các ngôi đền và Kim tự tháp Ai Cập, các ngôi đền ven Địa Trung Hải. Thời kỳ này xuất
hiện loại hình công vụ và tham quan. Đó là hành trình của các thương gia, các hầu tước, bá tước… Con người bắt đầu muốn có các chuyến đi tìm hiểu thế giới xung quanh, điều đó thúc đẩy số người đi du lịch tăng lên và du lịch bắt đầu trở thành cơ hội kinh doanh.
Thời kỳ phong kiến: Hoạt động du lịch hình thành rộng rãi hơn, các chuyến đi nhằm mục đích lễ hội ngắm cảnh, giải trí của các tầng lớp vua chúa, quan lại phát triển mạnh, các khu vực có giá trị chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ thu hút khách du lịch. Các hoạt động buôn bán mở rộng ra nhiều nước, loại hình du lịch công vụ phát triển. Giai đoạn này, du lịch với tư cách là ngành kinh tế định hình rõ hơn.
Thời kỳ cận đại: Du khách tập trung chủ yếu vào các nhà tư bản giàu có, giới quý tộc trong xã hội. Hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch mới chỉ tập trung ở một số nước có nền kinh tế phát triển.
Thời kỳ hiện đại: Sự phát triển của công nghệ và phát minh về khoa học tạo cho du lịch bước tiến nhanh chóng, đó là sự xuất hiện của xe lửa, ô tô và đặc biệt là máy bay, du lịch trở thành nhu cầu quan trọng đối với con người.
Du lịch với tư cách là ngành kinh tế chỉ thực sự xuất hiện từ giữa thế kỷ
XIX. Đó là năm 1841 Thomas Cook, người Anh tổ chức chuyến đi đông người lần đầu tiên đi du lịch trong nước, sau đó ra nước ngoài đánh dấu sự ra đời của tổ chức kinh doanh du lịch. Vào những năm 1880 các nước Pháp, Thụy Sĩ, Áo có các hoạt động kinh doanh khách sạn hiện đại rất phát triển. Đặc biệt từ những năm 1950 trở về đây, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế hết sức quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Các thành tựu về khoa học đã thúc đẩy du lịch trở thành nhu cầu quan trọng không chỉ một bộ phận dân cư mà từ những năm 1950 trở đi, du lịch trở thành nhu cầu có tính phổ biến trong quảng đại quần chúng. Hoạt động du lịch gắn liền với cuộc sống hiện đại, khi thu nhập tăng lên, thời gian nghỉ ngơi kéo dài, cách mạng công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, du lịch là ngành kinh tế nền tảng quan trọng của một quốc gia phát triển. Khái niệm du lịch, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO
(International Union of Travel Organition) năm 1925 tại Hà Lan thì dần được hoàn thiện.
Nhìn từ góc độ kinh tế thì nhà kinh tế học Kalfiostic cho rằng: "Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thoả mãn các nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế".
- Michael M.Coltman cho rằng: “Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn nhóm: du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại các nơi đến du lịch tạo nên”
- Hai giáo sư người Thụy Sĩ Hunziker và Krapf đã đưa ra một định nghĩa khá tổng quát: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ việc đi lại và lưu trú tạm thời của con người, nơi họ lưu lại không phải là nơi ở thường xuyên hoặc là nơi làm việc kiếm tiền sinh sống”.
- Theo IUOTO (International Union of Offinal Travel Organition): "Du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống".
Nói tóm lại, việc đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch của các học giả là tuỳ vào từng góc độ tiếp cận của họ, nhưng không phải tất cả đều hoàn chỉnh. Vì vậy khái niệm được đưa ra của hội nghị Liên Hợp quốc về du lịch họp ở Roma - Italia(21/8 - 5/9/1963): “Du lịch là cả một quy trình gồm tất cả các hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi… đến lúc trở về nhà và hồi tưởng”. Định nghĩa này được đánh giá là đầy đủ vì vừa chỉ rõ được nhu cầu, mục đích của du khách và nội dung của hoạt động du lịch.
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa, Canada, 24-28/6/1991 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động của con người tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn hoặc bằng khoảng thời gian đã được các cơ quan chức năng