DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
UBND: Ủy ban nhân dân
CHDCND: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
DL: Du Lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc - 1
- Mỗi Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế
- Khái Niệm Về Khách Du Lịch Và Điểm Du Lịch
- Vai Trò Của Du Lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc, Trong Sự Phát Triển Kinh Tế Nam Lào.
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
ADB: Ngân hàng phát triển châu Á .
UN: Liên hợp quốc tế
WB: Ngân hàng thế giới
IFM: Quỹ Tiền tệ quốc tế
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
HDI: Chỉ số phát triển con người
DANH MỤC BẢNG HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế 5
Hình 2.1 Bản đồ hành chính nước CHDCDN Lào 29
Hình 2.2 Bản đồ tỉnh Chăm Pa Sắc 30
Hình 2.3: Bản đồ khu du lịch Pakxong 35
Hình 2.4: Bản đồ khu du lịch Pakse 37
Hình 2.5: Bản đồ khu du lịch Không 39
Hình 2.6: Bản đồ khu du lịch Chăm Pa Sắc 41
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc. 52
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc tư năm 2002- 2010 51
Bảng 2.2 : Khách du lịch quốc tế đến Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2002 – 2010 54
Bảng 2.3 : Khách du lịch nội địa đến Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2002 – 2010 57
Bảng 2.4: Ngày lưu trú và chi tiêu 1 lần thăm quan ở Tỉnh Chăm Pa Sắc 58
Bảng 2.5: Tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2003 - 2010 58 Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Chăm Pa Sắc. 60
Bảng 2.7: Cơ sở lưu trú của tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2007-2011 61
Bảng 2.8 : Khu du lịch, khu vui chơi giải trí của tỉnh Chăm Pa Sắc (năm 2011-2012)
...................................................................................................................................62
Bảng 2.9: Đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2006-2012 65
Bảng 2.10: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn và nhà nghỉ năm 2007- 2012
...................................................................................................................................67
Bảng 2.11: Lao động và cơ cấu lao động theo trính độ học vấn trong ngành du lịch của tỉnh năm 2011. 69
Bảng 3.1 . Lượng Khách và Ngày lưu trú đến tỉnh Chăm Pa Sắc 72
Bảng 3.2: Thu nhập du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc từ giai đoạn 2014 - 2020 73
Bảng 3.3: Mức chỉ tiêu trung bình của khách 74
Bảng 3.4 : Ma trận các yếu tố bên ngòai của ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc 81
Bảng 3.5 : Ma trận các yếu tố bên trong của ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc 83
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày này đời sống của con người ngày càng cao, họ không nghững chỉ có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà con có nhu cầu được thảo mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng.
Ngành du lịch Lào ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thể giới nhưng vai trò của nó đối với kinh tế của quốc gia thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công nghiệp không có ống khói ”, đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Lào ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Lào đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, và hội nhập với du lịch khu vực,thế giới.
Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng, nơi đây còn lưu lại di sản văn hóa vô cùng phong phú. Bên cạnh đó miền đất này được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hòa quyện với quần thể di tích lịch sử văn hóa đã làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc thêm quyến rũ. Là một Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế du lịch, đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy, du lịch Chăm Pa Sắc chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, thương hiệu du lịch Chăm Pa Sắc đang dần mai một.
Để đánh giá đúng vị thế và định hướng phát triển của du lịch Chăm Pa Sắc luận văn của tác giả đề cặp đến những nhận thức cơ bản về du lịch, thực trạng tăng trưởng và phát triển du lịch của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung
và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài : “ PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ” tuy
nhiên do sự hạn chế về nguôn ngữ kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của quí thầy cô.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc: chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020; và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG NHHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Thực trang hoạt động ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2006- 2010 và định hưởng 2020.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Ngành du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc.
- Thời gian: Du lịch của Tỉnh Chăm Pua Sắc từ năm 2006 đến 2010
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp biện chứng duy vật: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong mối quan hệ hữu cơ với du lịch thế giới, khu vực với các lĩnh vực hoạt động khác.
- Phương pháp duy vật lịch sử: Hoạt động du lịch được nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2010 trong khu vực tỉnh Chăm Pa Sắc.
- Phương pháp tổng hợp: Toàn bộ hoạt động liên quan đến du lịch để khái quát và đánh giá.
- Phương pháp hệ thống: Phân tích hệ thống các hoạt động du lịch để đáp ứng thực trạng đi đến đưa ra các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành nghiên cứu một số thực tiễn hoạt động du lịch ở địa phương, phỏng vấn các doanh nghiệp và du khách về du lịch.
- Phương pháp tích số liệu:
+ Mục tiêu 1: Sử dụng phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu điều tra nhằm nhân dạng, tổng hợp và đánh giá thực trạng du lịch Chăm Pa Sắc.
+ Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích thống kê đánh giá thực trạng hoạt đông du lịch Chăm Pa Sắc.
+ Mục tiêu 3: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên đồng thời sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thu thập để nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Chăm Pa Sắc.
+ Mục tiêu 4: Lập các ma trận yếu tố bên trong IEF, yếu tố bên ngoài EEF, ma trận SWOT để phân tích lựa chọn chiến lược và để ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Chăm Pa Sắc.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Luận văn được chia làm 3 chương như:
Chương 1: Lý luận tăng trưởng, phát triển và du lịch.
Chương 2: Thực trạng tăng trưởng và phat triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2006 - 2010.
Chương 3: Các giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh Chăm Pa
Sắc.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ DU LỊCH
1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm, quý).
1.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1. Khái lược lý thuyết của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes được biết đến trong tại liệu lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Glassgow ấn hành năm 1936. Tác phẩm này là nền tảng cho sự phát triển của cả một ngành kinh tế học và là công trình được nhắc đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX. Công trình này có tính chất phê phán những quan điểm kinh tế trước đó, đặc biệt là quan điểm cho rằng "bản thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó." Trong tác phẩm này, Keynes đã đưa ra những nhân tố xác định mức sản lượng và việc làm trong một quốc gia. Tuy rằng cuốn sách này của Keynes đề cập không nhiều về chính sách kinh tế, nhưng nó đã góp phần cung cấp một nền tảng lý thuyết cho các động thái mang tính chính sách của chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia trong những năm 30 của thế kỷ trước.
* Sự cân bằng của nền kinh tế
Hình 1.1: Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế
AS-LR
AS-SR
AD
P
Y0 Y* GDP
Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển. Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Và, cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người.
Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo < Y*)
* Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lượng của nền kinh tế
Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo J.M.Keynes, khi việc làm
tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình này được tính toán như sau:
K= dR / dI
Trong đó: dR là gia tăng thu nhập
dI là gia tăng đầu tư K là số nhân
vì dI= Ds nên K= dR / dI = dR / dS = dR / (dR - dC) = 1 / (1 – dC / dR ) (dC: là gia tăng tiêu dùng; dS: là gia tăng tiết kiệm)
Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của tư bản, tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn đầu tư, sẽ giảm sút. Có hai nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút. Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hoá cung ra thị trường. Điều đó làm giảm giá hàng hoá và kéo theo làm giảm thu nhập tương lai. Thứ hai, tăng cung hàng hoá sẽ làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó, làm cho thu nhập tương lai giảm xuống.