Đối Với Chính Quyền Địa Phương: Xác Định Đúng Động Lực Phát Triển


CHƯƠNG 4‌‌

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH


4.1 Kết lun

Kết quả phân tích cụm ngành cho thấy Kiên Giang có lợi thế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đồng thời tỉnh còn nhận được sự đầu tư nhất định từ Trung Ương cho phát triển du lịch như định hướng phát triển Phú Quốc thành điểm du lịch quy mô hàng đầu của Việt Nam, đầu tư sân bay quốc tế quy mô lớn. Tuy nhiên sự phát triển cụm ngành du lịch Kiên Giang gặp phải nhiều cản trở, bao gồm những hạn chế chung mà các cụm ngành ở các địa phương khác cũng gặp phải như hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn, CSHT, về sự liên kết giữa các dịch vụ hỗ trợ, đồng thời cụm ngành du lịch Kiên Giang cũng đối mặt với những trở ngại đặc thù như sự phát triển ngành sản xuất VLXD; định hướng phát triển du lịch biển đảo nhưng chất lượng vệ sinh của bãi biển lại xuống cấp; có diện tích rừng, hệ sinh thái phong phú nhưng chưa biết quảng bá đến khách du lịch, chưa biết khai thác giá trị của môi trường.

Tóm lại, trong những trở ngại mà cụm ngành du lịch Kiên Giang đang đối mặt, có ba cản trở lớn: (i) hạn chế lớn nhất là nhận thức của chính quyền địa phương về phát triển công nghiệp khai khoáng để chạy theo chỉ tiêu thu ngân sách và định hướng công nghiệp hóa;

(ii) sự phát triển của cụm ngành còn bị hạn chế bởi tính kém chuyên nghiệp của thể chế, tổ chức, con người phục vụ du lịch dẫn đến nhiều mặt hoạt động của ngành du lịch dường như bị thả nổi và không bảo vệ được nền tảng tự nhiên cho du lịch, có nhiều dự án phát triển nhưng không có tính đồng bộ, không thống nhất trên cơ sở chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển; (iii) CSHT du lịch còn yếu, không đáp ứng được nhu cầu khách du lịch.

Để mở các nút thắt, tạo động lực cho sự phát triển ổn định và bền vững trong dài hạn, điều quan trọng và cấp thiết nhất phải thực hiện đầu tiên đó chính là thay đổi tư duy của các nhà làm chính sách ở địa phương. Lâu nay sự phát triển du lịch ở Kiên Giang đã được Trung Ương ủng hộ, địa phương cũng có nhiều chính sách, nhưng vì những lợi ích ngắn hạn, nguồn thu trước mắt mà những chính sách này chưa được thực thi một cách hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

4.2 Gợi ý chính sách

Để phát triển một cách bền vững, lựa chọn DLST làm trung tâm thì việc cần làm ở Kiên Giang hiện nay là tăng cung, nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến cầu, mà cần có chiến lược tác động đến bốn khía cạnh của mô hình kim cương (Phụ lục 4.1). Với ba nút thắt quan trọng, có ba nhóm gợi ý chính sách nên được thực hiện trước hết là: (i) các nhà chính sách địa phương cần có lựa chọn động lực đúng đắn cho sự phát triển bền vững; (ii) quy hoạch và phát triển ngành du lịch một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho du lịch; (iii) tập trung nguồn lực đầu tư cho CSHT du lịch Phú Quốc. Cụ thể các chính sách cần áp dụng đối với Kiên Giang như sau:

Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang - 7

4.2.1 Đối với chính quyền địa phương: xác định đúng động lực phát triển

Để xây dựng cụm ngành phát triển, trước hết các nhà làm chính sách địa phương cần phải xác định đúng động lực phát triển bền vững của tỉnh. Phan Chánh Dưỡng (2012) cho rằng nếu một ngành công nghiệp có khả năng kích thích các yếu tố tiềm lực kinh tế của địa phương cùng phát triển thì đó chính là ngành hàng chiến lược, là động lực phát triển kinh tế xã hội của địa phương; ngược lại nếu một ngành hàng không có khả năng lan tỏa hay chỉ phát triển nhờ vào chính sách ưu đãi của nhà nước hay dựa vào sức lao động rẻ của địa phương thì không thể tồn tại lâu dài và càng không thể trở thành động lực phát triển của địa phương. Đối với trường hợp tỉnh Kiên Giang, hiện tại ngành công nghiệp khai khoáng đang là nguồn thu quan trọng của tỉnh, tuy nhiên nguồn tài nguyên núi đá vôi nếu chỉ tập trung đầu tư để khai thác sản xuất VLXD thì chỉ có thể sử dụng trong vòng 50 năm, trong khi đó nếu biết cách bảo tồn và phát triển theo hướng du lịch thì giá trị của nó sẽ tồn tại mãi mãi, và nguồn thu từ tài nguyên này có thể nâng cao hơn trong tương lai khi tỉnh có chiến lược phát triển giá trị của nó và các ngành dịch vụ có liên quan. Xét thấy cụm ngành du lịch sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội lâu dài, là động lực nâng cao NLCT của Kiên Giang, do đó Kiên Giang nên tập trung đầu tư phát triển cụm ngành du lịch, với trọng tâm là DLST. Nếu tỉnh cứ chạy theo chỉ tiêu thu ngân sách, định hướng công nghiệp hóa theo khai khoáng thì tỉnh vẫn có những bước phát triển trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn việc phát triển công nghiệp khai khoáng sẽ thủ tiêu môi trường phát triển du lịch và tỉnh sẽ phải gánh chịu hậu quả từ “lời nguyền tài nguyên”. Xác định Phú Quốc là điểm nhấn quan trọng cho cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang, nên cần phân tích rõ quan hệ quản lý giữa trung ương và địa phương về phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Đây có thể là hướng nghiên cứu chính sách cho đề tài sau này.


Ngoài ra, tỉnh cần thúc đẩy bảo vệ thiên nhiên bằng cách thực hiện các chính sách môi trường một cách công khai và nghiêm túc. Sở TNMT phối hợp cùng Sở VHTTDL tổ chức các chương trình môi trường để khuyến khích người dân địa phương, doanh nghiệp và cả khách du lịch giữ gìn vệ sinh ở các bãi biển, khu du lịch. Cần học tập kinh nghiệm thế giới để quản lý khu DTSQ một cách khoa học, chuyển đổi từ bảo tồn nghiêm ngặt tới sự quản lý có sự tham gia của cộng đồng (Phụ lục 4.2). Đồng thời Sở TNMT và Sở KHCN cần cập nhật nghiên cứu báo cáo tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động khai khoáng ở các điểm gần điểm du lịch như đã thực hiện năm 2007, từ đó quy hoạch hoạt động khai thác núi đá vôi, hạn chế khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD ở các khu vực phát triển du lịch, kết hợp kiểm tra việc thực thi các cam kết về môi trường của các công ty sản xuất VLXD của tỉnh. Đây là việc khó thực hiện, có thể ảnh hưởng đến nguồn thu của tỉnh trong ngắn hạn, nhưng vì mục tiêu phát triển lâu dài, các nhà chính sách cần phải chấp nhận. Để làm được các nghiên cứu này một cách nghiêm túc, nguồn lực hiện tại của tỉnh có thể vẫn còn hạn chế, tỉnh nên kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như GIZ, UNEP, WB. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL cần phải xây dựng chương trình quảng bá tài nguyên rừng ở Kiên Giang, kết hợp với các dự án nghiên cứu về khu DTSQ của tổ chức thế giới như GIZ, AusAID đang thực hiện để tiết kiệm kinh phí, nhân lực, mà còn có thể tận dụng được nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy từ các tổ chức này.

4.2.2 Đối với các tác nhân tham gia vào cụm ngành: quy hoạch phát triển cụm ngành du lịch một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho du lịch. Kinh nghiệm Costa Rica cho thấy DLST có thể là một chiến lược phát triển đầy hứa hẹn nếu tồn tại năng lực thể chế tốt, đặc biệt là ở cấp địa phương. Điều này hàm ý rằng những điều kiện sau đây phải được đáp ứng: Thứ nhất, nhận thức môi trường trong cộng đồng phải được nâng cao. Để phát triển được DLST cần phải giúp người dân địa phương và doanh nghiệp hiểu được giá trị của môi trường thông qua các chương trình tuyên truyền, hội thảo, các nghiên cứu, các lớp đào tạo về môi trường, giúp người tham gia trong cụm ngành du lịch có thể hiểu rõ khái niệm của DLST một cách đầy đủ. Đây là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi phải có các điều kiện: (i) có quyết tâm từ các nhà chính sách, cũng như nước Costa Rica, để trở thành một nước dẫn đầu trong DLST thì đất nước này đã mất hơn 15 năm để giúp người tham gia trong cụm ngành hiểu được vai trò của bảo tồn môi trường; Cơ quan nhà nước có năng lực tốt sẽ quy hoạch tốt hơn, không đầu tư nóng vội, dàn trãi, và biết cách thu hút viện trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển DLST; (ii) các trường, trung


tâm đào tạo nghề nhận thức được xu hướng nghề nghiệp và tập trung đào tạo, liên kết đào tạo, thực hiện nghiên cứu về sự đa dạng hệ sinh thái ở Kiên Giang và cách thức bảo tồn;

(iii) thu hút các dự án đầu tư liên quan đến bảo tồn môi trường, bảo tồn sự cân bằng hệ sinh thái, các phương pháp khai thác giá trị của môi trường một cách bền vững.

Thứ hai, khu vực tư nhân nên tham gia vào chính sách dựa trên một mô hình phát triển bền vững, trong đó khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế cần được xem xét một cách cân đối trong mô hình này. Hơn nữa, du khách, doanh nghiệp và người dân địa phương cần phải có ý thức và hiểu biết về các chính sách và cách thức thực hiện. Tạo môi trường cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng thân thiện môi trường bằng việc xây dựng và thực hiện chương trình nhãn sinh thái, chứng nhận chất lượng với một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, thực thi nghiêm túc và minh bạch, nhưng phải đảm bảo thống nhất với chương trình nhãn Bông Sen Xanh của quốc gia, nhằm tránh gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể phát triển các dịch vụ có chất lượng để nhắm tới phân khúc khách hàng chấp nhận chi trả, khách hàng có trình độ cao, là những khách hàng tiềm năng đối với sự phát triển du lịch bền vững. Ví dụ như đầu tư khu du lịch Mũi Nai ở Hà Tiên, khu du lịch Hòn Phụ Tử ở Kiên Lương một cách chuyên nghiệp hơn, quy hoạch hộ dân sống lân cận, đầu tư hệ thống vệ sinh, các dịch vụ du lịch gắn với giáo dục môi trường thì du khách sẽ chấp nhận việc tăng tiền phí vào cổng, hoặc khách hàng sẵn sàng chấp nhận chi trả nếu khách sạn hay nhà hàng có chứng nhận môi trường để hưởng dịch vụ có chất lượng hơn.

Cuối cùng, số doanh nghiệp địa phương trong ngành du lịch phải cao, và văn hóa địa phương cần được lồng ghép vào các hoạt động của khách du lịch. Để tăng số doanh nghiệp trong ngành, cơ quan nhà nước cần tạo một môi trường cạnh tranh và tạo các điều kiện để doanh nghiệp có thể khai thác thị trường. Ngoài những việc làm thông thường, Kiên Giang nên thúc đẩy liên kết phát triển DLST với Campuchia và Thái Lan. Trước đây Kiên Giang đã có các chương trình liên kết du lịch với Campuchia, Thái Lan nhưng chưa có quyết tâm thực hiện. Đặc biệt, Campuchia có lợi thế phát triển DLST ở các tỉnh giáp với Kiên Giang qua cửa khẩu Xà Xía, thị xã Hà Tiên, nên nếu có một chương trình hợp tác rõ ràng sẽ là động lực giúp doanh nghiệp địa phương phát triển, đồng thời có thể trao đổi nguồn nhân lực trong các chương trình đào tạo hợp tác giữa các bên. Ngoài việc liên kết với các nước, các tỉnh, Kiên Giang còn phải tăng tính liên kết du lịch trong nội tỉnh như du lịch rừng ở U Minh Thượng, các hòn đảo, quần đảo ở khu vực Kiên Lương- Hà Tiên, du lịch đảo Phú


Quốc, tạo thành một tour DLST hấp dẫn trong tỉnh. Nó sẽ dễ dàng hơn để đáp ứng các điều kiện trên nếu du lịch có quy mô nhỏ và dựa vào cộng đồng.

4.2.3 Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Phú Quốc

Ngoài ra để phát triển du lịch, Kiên Giang còn phải đầu tư nâng cấp CSHT nội tỉnh, đặc biệt là CSHT cứng ở Phú Quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi để du khách có thể tiếp cận các điểm du lịch, đồng thời đáp ứng được số lượng du khách gia tăng khi sân bay quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động. Thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển DLST, các khu bảo tồn thay vì các nguồn vốn đầu tư resort hay hệ thống khách sạn cao cấp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

TIẾNG VIỆT

1. Vũ Thành Tự Anh (2011), “Định nghĩa năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh”, Phát triển vùng và địa phương, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.

2. AusAID (2011), Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2010

3. Chu Văn Cường và Peter Dart (2011), Dự án bảo tồn và phát triển khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang giai đoạn 1 từ 06/2008- 06/2011, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ, Kiên Giang.

4. Cục Thuế Kiên Giang (2013), Danh sách khen thưởng công ty đóng thuế nhiều nhất cho tỉnh năm 2012.

5. Đảng bộ huyện Phú Quốc (2011), Báo cáo thực hiện Nghị quyết Đại hội IX nhiệm kỳ 2005-2010.

6. Hà Quang Hải, Nguyễn Ngọc Tuyến (2011), “Đa dạng địa học vùng Hà Tiên - Kiên Lương”, Tạp chí các khoa học về trái đất (số 33).

7. Trần Thị Mai (2005), Du lịch sinh thái- Du lịch cộng đồng: Định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển.

8. MDEC (2011), Báo cáo công tác xúc tiến TM-ĐT-DL của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005-2010 và phương hướng giai đoạn 2011-2015

9. MDEC (2011), Báo cáo tổng hợp đầu tư của ĐBSCL giai đoạn 2006- 2010

10. MDEC (2011), Danh mục dự án ODA đã ký từ 2005- 2010

11. Nguyễn Trọng Minh (2011), “Hoạt động du lịch quốc tế ở ĐBSCL 1996-2008”, Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 351- 362

12. Porter, Michael E. (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Sở VH-TT-DL Kiên Giang (2011), Báo cáo hiện trạng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.

14. Sở VH-TT-DL Kiên Giang (2012), Báo cáo kết quả kinh doanh du lịch Kiên Giang năm 2000- 2012

15. Sở VH-TT-DL Kiên Giang (2012), Báo cáo kết quả kinh doanh du lịch Phú Quốc- Kiên Giang năm 2005- 2012


16. Sở VH-TT-DL Kiên Giang (2012), Báo cáo tình hình triển khai đầu tư hạ tầng du lịch từ vốn hỗ trợ

17. Sở VH-TT-DL Kiên Giang (2012), Báo cáo kết quả đầu tư các khu du lịch Hà Tiên, Kiên Lương năm 2007- 2012

18. Sở VH- TT- DL Kiên Giang (2013), Kiên Giang map, truy cập ngày 02/05/2013 tại địa chỉ: http://www.vietnamtourism.com/e_pages/tourist/touristmaps/kiengiang/map_e_kie ngiang.htm

19. Trương Quang Tâm (2001), “Đa dạng sinh học vùng núi đá vôi Kiên Lương và Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, Kỷ yếu hội thảo Bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước Hà Tiên - Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, tr.52-59

20. Tổng Cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2011, NXB Thống kê, 2011.

21. Nguyễn Hoàng Trí (2012), Khu DTSQ- Mô hình phát triển bền vững: Kinh nghiệm trên Thế giới và Việt Nam

22. Nguyễn Quang Trung (2008), Tiềm năng nguyên liệu gỗ tràm ở Kiên Giang và định hướng sử dụng, GIZ.

23. Tuổi trẻ Online (2012), “Băm nát Phú Quốc”, Tuổi trẻ, truy cập ngày 10/01/2013 tại địa chỉ:

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/503317/%E2%80%9CBam-nat%E2%80%9D- Phu-Quoc.html#ad-image-0

24. UBND tỉnh Kiên Giang (2012), Báo cáo số 142- BC/TU: Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006- 2011.

25. Viện Sinh học Nhiệt đới CBD (2009), Giới thiệu núi đá vôi Kiên Giang, NXB Nông nghiệp, Tp.HCM

26. Vụ khách sạn, Tổng Cục Du lịch (2012), “Kinh nghiệm cấp nhãn sinh thái của Châu Âu (Kỳ 1)”, Môi trường du lịch Việt Nam, truy cập ngày 30/11/2012 tại địa chỉ: http://www.moitruongdulich.vn/index.php?options=items&code=6359


TIẾNG ANH

27. Dwyer and Kim (2003), Destination competitiveness: Determinants and Indicators

28. Echeverria, Jaime (2010), “The importance of biodiversity and ecosystem services for economic growth and equity in Costa Rica”, National Economist Report, San José, Costa Rica.

29. Gale and Hill (2009), Ecotourism and Environmental sustainability: Principles and practice, MPG Books Ltd, Bodmin, Cornwall.

30. Inman, Mesa, Flores and Prado (2002), Tourism in Costa Rica: The Challenge of Competitiveness

31. Inman, Mesa, Oleas and Santos (1997), Impacts on developing countries of changing production and consumption patterns in developed countries: the case of ecotourism in Costa Rica.

32. Kline, Jeffrey D. (2001), Tourism and Natural resource management: A general overview of research and issues, General Technical Report PNW-GTR-506

33. Koens, Dieperink and Mirand (2009), “Ecotourism as a development strategy: experiences from Costa Rica”, Environ Dev Sustain, Vol. 11, pp.1225–1237

34. Neth, Baromey (2008), Ecotourism as a tool for sustainable rural community development and natural resources management in the Tonle Sap Biosphere Reserve, Kassel University Press.

35. UNEP (2002), Ecotourism: Principles, Practices & Policies for sustainability, United Nations Publication

36. Weaver, David (2002), Ecotourism as a Tool for Development in Peripheral Regions.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023