1.80
1.60
1.40
1.20
1.00
0.80
0.60
0.40
0.20
0.00
chi tiêu trung bình khách du lịch toàn tỉnh
chi tiêu trung bình của khách ở Phú Quốc
năm
triệu đồng
Hình 3.15: Chi tiêu trung bình của khách du lịch 2000- 2012
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Nguồn: Sở VH-TT-DL Kiên Giang, Báo cáo kết quả du lịch cả tỉnh và Phú Quốc năm 2000- 2012
Gần 89% khách quốc tế đến Kiên Giang lần đầu tiên cho thấy tỉ lệ khách quay lại du lịch ở tỉnh rất thấp (Phụ lục 3.9), trong số 57 khách trả lời phỏng vấn chỉ có 22 người (chiếm 38.59%) trả lời sẽ quay trở lại. Ngược lại với xu hướng đó, hơn 50% khách du lịch trong nước đến Kiên Giang từ hai lần trở lên. Trong số 51 khách trả lời phỏng vấn, có đến 46 người (chiếm 90.19%) sẽ quay trở lại Kiên Giang. Điều này cho thấy du lịch Kiên Giang chưa đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế.
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Hình 3.16: Dự định quay trở lại của khách du lịch tại Kiên Giang
Có | Không | không biết | |
Khách nước ngoài | 22 | 13 | 22 |
Khách trong nước | 46 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Dlst Và Các Hình Thức Du Lịch Khác
- Trình Độ Người Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Du Lịch
- Các Kênh Tiếp Cận Thông Tin Du Lịch Kiên Giang Của Khách Du Lịch
- Đối Với Chính Quyền Địa Phương: Xác Định Đúng Động Lực Phát Triển
- Thống Kê Khách Du Lịch Tham Gia Phỏng Vấn Theo Tuổi
- Đối Với Anh/ Chị Trả Lời “Không Hài Lòng Lắm”, “Hoàn Toàn Không Hài Lòng”, Vui Lòng Cho Biết Nguyên Nhân:
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Với những trải nghiệm của chuyến đi lần này, khách du lịch khi quay lại Kiên Giang trong chuyến đi sắp tới, họ sẽ lựa chọn những hình thức du lịch như du lịch biển, tham quan
thiên nhiên và DLST. Đây chính là định hướng để các nhà chính sách có thể phát triển du lịch tỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
khách trong nước khách quốc tế
32
Hình 3.17: Mục đích cho chuyến đi sắp tới
34 | ||||
Tham quan thiên nhiên | 17 | 15 | ||
Du lịch sinh thái | 11 | 16 | ||
Vui chơi- Giải trí | 9 | 14 | ||
Tìm hiểu văn hóa | 8 | 9 | ||
Công việc | 9 1 | |||
Thăm gia đình | 5 2 | |||
Lễ hội | 12 |
Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả
3.4 Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan
Hình 3.18: Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang
Khu dự trữ sinh quyển
Biển, đảo
Công ty kinh doanh du lịch
(Văn phòng tour, địa lý lữ hành)
Dịch vụ lưu trú (Khách sạn, nhà nghỉ)
DU LỊCH SINH THÁI
Phương tiện truyền thông
Cơ sở hạ tầng cơ bản (điện, nước, viễn thông, internet, đường xá)
Phương tiện vận tải
Đồ lưu niệm
Hoạt động ngoài trời (Câu cá, lặn, tham quan công viên, rừng…)
Dịch vụ ăn uống (Nhà hàng, quán ăn)
Hệ thống giáo dục đào tạo
- Trường cao đẳng cộng đồng
- Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật
- Trường trung cấp nghề
- Hiệp hội du lịch ĐBSCL
- Các tổ chức tài trợ quốc tế
Cơ quan quản lý Nhà nước
- UBND tỉnh
- Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch
- Sở Tài nguyên Môi trường
- Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch
CHÚ THÍCH
Không có tính cạnh tranh Có tính cạnh tranh cao
Có tính cạnh tranh
3.4.1 Các thể chế hỗ trợ
Cơ quan quản lý nhà nước: Sở VH-TT-DL tỉnh và doanh nghiệp KDDL chưa có sự hợp tác chặt chẽ. Hiện tại Sở chỉ ký kết văn bản hợp tác với các tỉnh của nước đối tác, nhưng chưa quan tâm đến vấn đề các doanh nghiệp tham gia như thế nào. Ngoài ra, về vấn đề nhãn Bông Sen Xanh do Tổng cục Du lịch Việt Nam phát động từ đầu năm, nhưng Sở VH- TT-DL chưa có hoạt động để phổ biến chương trình rộng rãi, và các doanh nghiệp cũng không mặn mà lắm với chương trình này do cả hai bên đều chưa ý thức rõ về ý nghĩa của chương trình.
Hệ thống giáo dục đào tạo: Toàn tỉnh có 6 trung tâm dạy nghiệp vụ liên quan du lịch, nhưng hầu hết chỉ đào tạo ở trình độ sơ cấp và không chuyên.
Các tổ chức tài trợ quốc tế: việc kêu gọi tài trợ quốc tế vào phát triển sinh thái vẫn còn là khái niệm mới mẻ đối với Kiên Giang. Đến nay tỉnh chỉ mới thu hút được 2 dự án: (i) Bảo tồn và phát triển khu DTSQ Kiên Giang của Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức – GTZ (nay là GIZ) và AusAID tháng 4 năm 2008, cơ quan đối tác chính của dự án là Sở Khoa học Công nghệ. Giai đoạn một của dự án là từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2011, và giai đoạn hai là từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. Mục tiêu của Dự án là giúp quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên cho tỉnh Kiên Giang, nhất là ở các khu bảo tồn và rừng ngập mặn. (ii) Năm 2009,Viện Sinh học Nhiệt đới (CBD) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam hợp tác nghiên cứu nhằm góp phần bảo tồn những khu vực đá vôi còn lại của huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
3.4.2 Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan
Trong các nguồn tạo nên doanh thu du lịch, dịch vụ lưu trú luôn chiếm hơn 50% doanh thu6 (Phụ lục 3.10). Nếu như năm 2006 tỉnh có 167 cơ sở với tổng số 2,900 phòng thì đến 2012 tỉnh có 254 cơ sở với quy mô 4,840 phòng (Hình 3.19), trong đó có 01 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 02 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 13 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao, 43 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao. Phần lớn nơi lưu trú là nhà nghỉ, khách sạn gia đình, công suất phòng từ năm
2006- 2012 dưới 50%, chưa chú trọng đào tạo nhân viên phục vụ, chưa có sự phối hợp với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để xây dựng kế hoạch phát triển. Thực tế đó cho thấy du lịch có thể tăng doanh thu nếu đầu tư phát triển vào hệ thống cơ sở lưu trú có chất
6 Năm 2010, tổng doanh thu du lịch là 574,996 triệu đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê buồng chiếm 314,185 triệu đồng. Năm 2011tổng doanh thu du lịch là 752,068 triệu đồng; trong đó nguồn thu từ cho thuê buồng chiếm 401,230 triệu đồng. Số liệu du lịch Phú Quốc từ 2005- 2012 cũng cho thấy xu hướng tương tự.
lượng, cụ thể có 63.81% khách du lịch đồng ý trả tiền thêm nếu nhà hàng, khách sạn có chứng chỉ thân thiện với môi trường.
300
6,000
250
5,000
200
4,000
150
3,000
100
2,000
Tổng số cơ sở lưu trú du lịch
Tổng số phòng
50
1,000
0
0
Năm
Số cơ sở
Số Phòng
Hình 3.19: Cơ sở lưu trú và số phòng
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Nguồn: Sở VH-TT-DL Kiên Giang Dịch vụ lữ hành: Tổng số các đơn vị có hoạt động KDDL trên địa bàn tỉnh là 47 doanh nghiệp, trong đó có 04 chi nhánh, 01 trung tâm và 02 văn phòng đại diện; 02 lữ hành quốc tế. Đa số doanh nghiệp KDDL đều kết hợp các lĩnh vực hoạt động khác như xuất nhập khẩu lúa gạo, thủy sản, hoặc xây dựng. Và nguồn thu từ các lĩnh vực khác là nguồn thu chủ yếu của các doanh nghiệp này, điển hình như Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại đóng góp cho tỉnh 46,895 triệu VND tiền thuế năm 2012, nhưng nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu gạo, trong khi du lịch chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Dịch vụ ăn uống còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồ lưu niệm: Tỉnh có nhiều sản phẩm riêng nhưng chưa khai thác được thế mạnh của mình như nước mắm Phú Quốc, chó xoáy Phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai. Về nước mắm, cho đến nay có 68 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn mang chỉ dẫn địa lý “Nước mắm Phú Quốc”7, nhưng chất lượng thật sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hiện có hơn 80% nước mắm sản xuất ở Phú Quốc, nhưng được bán theo dạng thô cho các
7Tiêu chuẩn “Nước mắm Phú Quốc” cấp cho sản phẩm được sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc, hàm lượng histamine không vượt quá 200mg/lít.
cơ sở đóng chai, bán lẻ tại TP.HCM nên không thể kiểm soát được chất lượng. Về ngọc trai, do chạy theo lợi nhuận và chưa có quy chế kiểm soát chất lượng, nên các cơ sở kinh doanh đã mua hàng từ Trung Quốc với chất lượng và giá thành thấp để bán.
Phương tiện truyền thông: Sở và các doanh nghiệp tích cực quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Kiên Giang qua các hình thức khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn mang tính thời vụ, còn giới hạn trong khu vực miền Nam, chưa có tính lan tỏa và chưa chú trọng phục vụ khách nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp KDDL của tỉnh thường tham gia các hội chợ du lịch tại Tp. HCM, hội thảo du lịch ở các tỉnh ĐBSCL; Sở VH-TT-DL phát hành các VCD quảng bá du lịch cho công ty lữ hành, năm 2012 phát hành cẩm nang về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Kiên Giang; phối hợp với công ty cổ phần Truyền thông Đại Việt xuất bản ấn phẩm bản đồ Du lịch Kiên Giang, đã hiệu chỉnh xong phần tiếng Việt từ năm 2009 nhưng đến nay chưa được khai thác sử dụng. Năm 2012, tỉnh triển khai “Sổ tay chỉ dẫn du lịch đa truyền thông tỉnh Kiên Giang” là phần mềm tra cứu gồm hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện.
CSHT cơ bản của tỉnh còn kém, đặc biệt ở Phú Quốc, với nhiều đoạn đường đang thi công, chất lượng đường xấu; tình trạng điện, nước chưa được cung cấp đầy đủ, đặc biệt trong mùa khô. Theo kết quả phỏng vấn, chỉ có 17.78% khách trong nước và 38.54% khách quốc tế hài lòng với chất lượng CSHT cơ bản của tỉnh.
Phương tiện vận tải đa dạng, chủ yếu là phương tiện tư nhân, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, tập trung khai thác tuyến Hà Tiên, Phú Quốc, chưa phát triển hệ thống xe bus, chưa khai thác các tuyến du lịch đi đến rừng.
3.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang
Sau khi phân tích NLCT của cụm ngành du lịch Kiên Giang, nghiên cứu cho thấy tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển DLST. Tỉnh có sự hội tụ của núi, biển, đảo, rừng; Định hướng phát triển tỉnh thành trọng tâm du lịch của Nam Bộ từ Trung Ương, đặc biệt là phát triển Phú Quốc thành trung tâm DLST8; Khách du lịch có nhu cầu về DLST và sẵn
sàng chi trả cho các dịch vụ này; Tỉnh có sự nối kết thuận lợi từ các tỉnh khác và các thành phố lớn như TP.HCM hay Cần Thơ, có sân bay quốc tế thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế, và có biên giới với Campuchia, Thái Lan, thuận lợi liên kết du lịch.
8Quy hoạch tổng thể phát triển vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phê duyệt tại quyết định số 199/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 cũng đã xác định Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là 1 trong 5 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch ở vùng ven biển Việt Nam.
Tuy nhiên Kiên Giang chưa tập trung khai thác được tiềm năng này, việc phát triển du lịch đang rất dàn trải, nhỏ lẻ, không có tính cạnh tranh, và thiếu hẵn chiến lược phát triển bền vững. Dịch vụ du lịch chủ yếu của tỉnh hiện nay là du lịch biển- đảo, nhưng lại chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề môi trường từ phía cơ quan lãnh đạo, doanh nghiệp và cả người dân địa phương. Thêm vào đó, môi trường du lịch còn đang bị đe dọa bởi sự phát triển của ngành công nghiệp VLXD, vốn là nguồn thu thuế lớn và vững chắc của tỉnh. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch ở đây chưa phong phú, nguồn nhân lực kém, thiếu chuyên nghiệp, CSHT kém, doanh thu du lịch lại quá phụ thuộc vào đảo Phú Quốc, mà chưa biết khai thác du lịch ở các điểm tiềm năng khác như Hà Tiên, Kiên Lương, các hòn và rừng quốc gia.
Khái niệm cụm ngành vẫn còn khá mới mẻ đối với du lịch Kiên Giang. Hiện tại, du lịch Kiên Giang chỉ mới ở giai đoạn khai thác những điều kiện “tiên thiên” sẵn có, mà chưa có những chính sách “hậu thiên” hỗ trợ phát triển, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, các dịch vụ có liên quan để giúp tỉnh khai thác một cách bền vững thế mạnh tự nhiên này. Việc khai thác du lịch chưa hiệu quả là do các dịch vụ hỗ trợ còn yếu kém và thiếu sự liên kết, chưa có sự đầu tư một cách thích đáng từ phía cơ quan nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan; chưa truyền tải thông tin du lịch đến du khách đầy đủ. Chính phủ và Lãnh đạo tỉnh đã có những định hướng phát triển DLST ở Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng, tuy nhiên chưa có một kế hoạch cụ thể nào để thực thi định hướng này. Thêm vào đó, định hướng công nghiệp hóa của cả nước cũng tạo ra rào cản thách thức quyết tâm phát triển du lịch của tỉnh.
Ngoài ra sự phát triển của DLST ở Kiên Giang còn gặp phải những thách thức từ sự chuyên nghiệp của ngành du lịch các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, là những nước có ngành du lịch phát triển và có những điểm DLST nổi tiếng.
Hình 3.20: Mô hình kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang
(+) Tiềm năng du lịch sinh thái lớn: Thiên nhiên hoang sơ, chưa bị khai thác nhiều; Biển, đảo, rừng phong phú và đẹp.
(+) Giao thông, phương tiện vận tải đến tỉnh tốt
(-) Cơ sở hạ tầng cơ bản nội tỉnh còn kém
(-) Nguồn nhân lực chất lượng thấp
Vai trò chính phủ
(+) Định hướng phát triển du lịch biển- đảo
(-) Thiếu hợp tác với doanh nghiệp
(-) Chưa có chiến lược phát triển và hành động rõ ràng
Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh
(-) Đầu tư dàn trải, thiếu sự quản lý nghiêm ngặt
(-) Thiếu tính cạnh tranh
(-) Thiếu tính chuyên nghiệp (-) Môi trường du lịch bị đe dọa bởi sự phát triển công nghiệp
Các điều kiện nhân tố đầu
Các điều kiện nhu cầu
(-) Các thể chế và dịch vụ hỗ trợ chưa có sự liên kết, chưa được quy hoạch phát triển
(-) Dịch vụ hỗ trợ kém (-) Chưa có cơ sở đào tạo chuyên môn
Ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan
(+) Thị trường khách trong và ngoài nước tăng đều.
(+) Có nhu cầu về du lịch sinh thái
(+) Khách du lịch quan tâm cao đến vấn đề môi trường (-) Số lượng khách quốc tế còn ít