Các Kênh Tiếp Cận Thông Tin Du Lịch Kiên Giang Của Khách Du Lịch


Hộp 3.2: Núi đá vôi nên sử dụng để phát triển du lịch hay sản xuất xi măng?

GS.TSKH Vũ Quang Côn, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho rằng việc cho phép đầu tư nhà máy và khai thác đá vôi để sản xuất xi măng ở huyện Kiên Lương là một sai lầm lớn của các cấp quản lý nhà nước.

GS Manfred Nickis - giám đốc Franfurt Zoo ở Đức – cho rằng hệ sinh thái núi đá vôi là yếu tố quan trọng để Kiên Giang thu hút khách du lịch. Những giá trị này khi mất đi thì nguồn thu từ sản xuất ximăng không thể bù đắp. Không thể vừa nói bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm này trong khi vẫn tiếp tục khai thác nó. Do đó, tỉnh Kiên Giang cần cân nhắc xem liệu có cần thiết phải đánh đổi như thời gian qua hay không.

Nguồn: Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang tại Phú Quốc ngày 16/12/2012

là hai nơi có trữ lượng đá vôi lớn và cũng là nơi có tiềm năng du lịch hấp dẫn chưa được khai thác nhiều. Tuy nhiên nếu tỉnh chỉ dựa trên mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách, và phát triển theo vòng xoáy công nghiệp hóa sẽ tạo ra rào cản lớn đối với

phát triển du lịch, ảnh hưởng

đến sự phát triển bền vững của tỉnh.

Liên kết du lịch chưa đạt hiệu quả

Kiên Giang đã có nhiều chương trình liên kết du lịch với các tỉnh trong vùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

ĐBSCL, gần đây nhất là chương trình “Một điểm đến bốn địa phương” được thực hiện từ tháng 05/2012; liên kết với TP.HCM và Lâm Đồng từ năm 2009. Tuy nhiên các chương trình này chưa đạt hiệu quả caovì các tỉnh chưa làm nổi bật nét riêng du lịch của mình, các tour du lịch có tính trùng lắp nên không thu hút nhiều du khách.

Về liên kết với nước ngoài, UBND tỉnh Kiên Giang đã ký kết 6 chương trình hợp tác với 6 tỉnh của Campuchia (Kép, Kampốt, Shihanouk ville, Kokong, Phnom penh, và Siêm Riệp), và 2 chương trình hợp tác du lịch được ký kết giữa Sở VH-TT-DL tỉnh Kiên Giang và Sở ban ngành của 2 tỉnh ở Campuchia (tỉnh Kép, Kampot) với 4 nội dung chính: (i) trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ du lịch; (ii) phát triển sản phẩm du lịch; (iii) quy hoạch, kêu gọi đầu tư; (iv) xúc tiến quảng bá du lịch. Kiên Giang ký hợp tác du lịch đường biển với Campuchia qua 2 địa phương: Hà Tiên- Kep, Phú Quốc– Kepnăm 2011, và đã ký kết hợp tác du lịch đường biển với Thái Lan từ năm 2007, nhưng đến nay việc ký kết này chưa được triển khai vì chưa thu hút được nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia và chưa đầu tư bến cảng, bến tàu để kết nối các tỉnh của hai nước (Sở VH- TT-DL Kiên Giang, 2013).


Hộp 3.3: Liên kết chỉ mang tính hình thức

Về phần thực hiện trao đổi khách giữa Kiên Giang và Campuchia chỉ mới thực hiện được một chiều từ Kiên Giang sang Campuchia. Theo thống kê lượt khách từ Campuchia đến Kiên Giang tham quan qua cửa khẩu Hà Tiên năm 2011 là 22,853 lượt, nhưng chủ yếu họ đến cửa khẩu Hà Tiên để mua sắm, chứ chưa vào đến Rạch Giá hay các khu vực du lịch. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do chương trình du lịch của Kiên Giang chưa được quảng bá rộng rãi và chưa thu hút được khách du lịch Campuchia.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn chuyên viên mảng liên kết du lịch, phòng Quản lý du lịch, Sở VH-TT-DL.

Các chương trình này được

thực hiện theo hướng là Sở sẽ tổ chức ký kết các bản ghi nhớ, hỗ trợ pháp lý, các doanh nghiệp tự khảo sát. Tuy nhiên đến nay các chương trình này chưa được triển khai rộng rãi vì các doanh nghiệp lữ hành ở Kiên Giang đa số là doanh nghiệp nhỏ, không biết rõ cách thức khai thác, và chưa có sự phối hợp giữa Sở và các doanh nghiệp.

Bên cạnh sự liên kết, du lịch của Kiên Giang cũng bị cạnh tranh bởi các nước láng giềng Campuchia và Thái Lan. Ngoài việc tập trung phát triển du lịch lịch sử- văn hóa, Campuchia còn nổi tiếng với các điểm DLST, có bờ biển dài 450km với những bãi biển hoang sơ chạy dọc qua các tỉnh Koh Kong, Preah Sihanouk, Kampot và Kep, đồng thời với chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" triển khai tháng 02 vừa qua đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy du lịch xanh và bảo vệ môi trường ở đất nước này. Thái Lan có lợi thế phát triển DLST với các công viên quốc gia, sự đa dạng động thực vật, và chính sách phát triển DLST của Hiệp hội du lịch Thái Lan từ năm 1999. Với kinh nghiệm phát triển du lịch dày dặn, Campuchia và Thái Lan đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài để hỗ trợ phát triển.

3.3 Các điều kiện cầu

Số lượng khách du lịch đến Kiên Giang tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2000- 2012 lượng khách du lịch tăng gần 4 lần từ 992,506 lượt năm 2000 lên đến 3,852,740 lượt khách năm 2012. Tuy nhiên số lượt khách qua các cơ sở lữ hành còn rất thấp, chiếm trung bình 23% tổng lượt khách.


4,500,000

4,000,000

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

Tổng lượt khách

Khách các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch


2000

2002

2004

2006

2008

2010

2012

lượt khách

Hình 3.8: Lượt khách đến Kiên Giang năm 2000-2012


Nguồn: Sở VH-TT-DL Kiên Giang, Báo cáo kết quả du lịch năm 2000- 2012 Khách quốc tế đến tỉnh chỉ chiếm khoảng 20% tổng khách du lịch qua cơ sở kinh doanh (Phụ lục 3.7). Năm 2011, Kiên Giang thu hút được 150,451 lượt khách quốc tế, trong đó phần lớn khách đến từ Đức, Mỹ, Pháp, Úc, Anh (Phụ lục 3.8). Số khách quốc tế đến Kiên Giang thấp hơn Cần Thơ và Tiền Giang, hai tỉnh thuộc vùng ĐBSCL vốn được đánh giá ít

tiềm năng du lịch hơn, tuy nhiên tốc độ tăng của khách quốc tế đến Kiên Giang trong giai đoạn 2003- 2012 cao hơn khoảng 10% so với các tỉnh này5.

700,000

600,000

500,000

400,000

300,000

200,000

100,000

-

An Giang Cần Thơ Kiên Giang

Tiền Giang

lượt khách

Hình 3.9: Lượt khách quốc tế đến Kiên Giang


1996

2001

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nguồn: Nguyễn Trọng Minh, Hoạt động du lịch quốc tế ở ĐBSCL 1996-2008 và MDTA năm 2009- 2011


5 Tốc độ tăng trung bình của khách du lịch quốc tế từ năm 2003-2011 của Kiên Giang là 123.40%; An Giang 113.39%; Tiền Giang 115.10%; Cần Thơ 111.61%


Về kênh tiếp cận thông tin, du khách trong nước biết đến du lịch Kiên Giang phần lớn thông qua bạn bè và người thân, du khách quốc tế chủ yếu có thông tin du lịch từ sách và tạp chí (tạp chí Lonely Planet); những kênh thông tin từ trang web, triển lãm chưa được sử dụng nhiều. Trong khi đó, Kiên Giang quảng bá du lịch bằng sách và tạp chí đa phần bằng tiếng Việt bằng cách phối hợp với Hội Văn học- Nghệ thuật, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch, và tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.

Hình 3.10: Các kênh tiếp cận thông tin du lịch Kiên Giang của khách du lịch


Khách nước ngoài

Khách trong nước

Bạn bè và người thân

21

33

Sách và tạp chí du lịch

Đại lý du lịch

TV, đài Trang web khác trang web du lịch của tỉnh Kiên Giang Trang web du lịch của tỉnh Kiên Giang

Triển lãm

6

29

5

2

12

13

3

9

1

1

5

Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch Kiên Giang chưa phát triển du lịch đồng bộ, du lịch rừng ở Kiên Giang vẫn còn xa lạ đối với du khách. Phần lớn du khách biết đến Kiên Giang thông qua hình ảnh đảo Phú Quốc, họ đến tỉnh chủ yếu để du lịch biển- đảo, nên khi được phỏng vấn cảm nhận về Kiên Giang chỉ có 6 vị khách nội địa trong tổng số 113 người nghĩ rằng Kiên Giang có diện tích rừng phong phú. Du khách nước ngoài không có thông tin nhiều về khu DTSQ hay rừng ở Kiên Giang. Với gần 54% khách du lịch cảm nhận Kiên Giang có biển, đảo đẹp và chỉ có 5% khách du lịch cho rằng Kiên Giang sở hữu diện tích rừng phong phú, các điểm dừng chân của du khách thường là Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên; còn những địa điểm như Kiên Lương, rừng U Minh, các hòn đảo nhỏ lân cận vẫn còn xa lạ đối với du khách.


Hình 3.11: Các điểm đến của du khách tại Kiên Giang


17

46

Khách nước ngoài

Khách trong nước

Phú Quốc

52

Thành phố Rạch Giá

22

39

Hà Tiên

26

Kiên Lương

2

15

Các hòn: Hòn Trẹm, Kiên Hải, Hòn Thơm

6

7

Rừng U Minh Thượng

3

Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Đối với du khách qua các cơ sở kinh doanh lữ hành, các tour được tổ chức theo hướng đi thẳng đến Phú Quốc; hoặc hiện nay các công ty có tổ chức tour kết hợp các tỉnh ĐBSCL và Hà Tiên- Phú Quốc, còn những điểm du lịch khác chưa được công ty chú ý khai thác phát triển.

Thêm vào đó, những hoạt động thực tế của cả du khách quốc tế và nội địa liên quan đến biển và thiên nhiên đều thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của họ trước khi đến Kiên Giang. Đặc biệt đối với du khách nước ngoài, 42% du khách nghĩ rằng Kiên Giang có bãi biển đẹp nhưng chỉ có khoảng 25% du khách tắm biển. Ngược lại, rừng và môi trường du lịch đã đáp ứng được cao hơn so với kỳ vọng của du khách, trước khi đến tỉnh, du khách quốc tế không nghĩ rằng Kiên Giang có diện tích rừng phong phú, nhưng khi đến nơi, 30% khách lại có những hoạt động du lịch tìm hiểu rừng.


90%

Môi trường du lịch

80%


70%

Đặc sản

Môi trường du lịch

60%

Biển

50%

Đặc sản

Thiên nhiên

40%

Rừng

30%

Biển

Thiên nhiên

20%

Rừng

10%


0%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

KỲ VỌNG

Nội địa Quốc tế

THỰC TẾ

Hình 3.12: So sánh kỳ vọng và hoạt động thực tế của khách du lịch tại Kiên Giang


Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Hiện tượng biển không đáp ứng được kỳ vọng của khách du lịch có thể giải thích thông qua phần trả lời cho câu hỏi đánh giá chất lượng bãi biển, có 59.18% khách than phiền về chất lượng vệ sinh ở các bãi biển quá kém, nhiều rác thải, và thậm chí có mùi hôi. Ngoài ra, thông tin và tín hiệu chỉ dẫn đến bãi biển cũng không được tổ chức tốt, có 52.08% khách đánh giá chất lượng yếu tố này ở mức trung bình trở xuống. Đối với du khách trong nước, đường đi đến bãi biển, phương tiện đi đến bãi biển, thông tin, tín hiệu và các dịch vụ hỗ trợ bị đánh giá thấp với tỉ lệ lần lượt là 69.39%, 60.42%, 62.5%, 56.25% người đánh giá tệ và trung bình.


Hình 3.13: Đánh giá chất lượng bãi biển của khách quốc tế và khách nội địa


Nguồn Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Ngoài chất lượng vệ sinh 1

Nguồn:Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Ngoài chất lượng vệ sinh bãi biển, các dịch vụ hỗ trợ của du lịch Kiên Giang cũng chưa đáp ứng được nhu cầu du khách. Thứ nhất, chất lượng CSHT giao thông kém, vì đường xá ở tỉnh khá nhỏ hẹp, cộng thêm những tuyến đường ở Phú Quốc đang thi công. Bên cạnh đó thông tin du lịch không phổ biến, không có các hướng dẫn đến các điểm du lịch. Yếu tố thứ ba khiến khách du lịch không hài lòng là dịch vụ du lịch vừa yếu, vừa thiếu: hướng dẫn viên du lịch chưa có trình độ cao, kỹ năng ngoại ngữ còn rất kém, dịch vụ tại các khu du lịch thiếu tính chuyên nghiệp (có 65 lượt khách nước ngoài trả lời gặp khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ). Yếu tố thứ tư liên quan đến chất lượng vệ sinh tại các khu du lịch, tại bãi biển chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến tình trạng rác thải bừa bãi trong những dịp đông khách du lịch. Cụ thể, có 87.5% du khách trong nước và gần 76% du khách nước ngoài cho rằng yếu tố chất lượng vệ sinh nói chung là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định du lịch của họ, nhưng đây cũng chính là yếu tố đạt mức hài lòng thấp nhất đối với khách du lịch trong và ngoài nước tại Kiên Giang với tỉ lệ lần lượt là 22.22% và 34.88%.

Ngược lại, khách du lịch chỉ thích 3 đặc điểm sau khi du lịch tại Kiên Giang là thiên nhiên còn hoang sơ, có nhiều cảnh đẹp; hải sản; và người dân địa phương thân thiện. Yếu tố thiên nhiên hoang sơ, chưa bị khai thác; sự thân thiện của người dân địa phương là những yếu tố quan trọng trong quyết định du lịch của khách du lịch cả trong và ngoài nước, và đều


được đánh giá cao tại Kiên Giang. Đây chính là tiềm năng để Kiên Giang có thể phát triển DLST.

Hình 3.14: Mức độ hài lòng của khách du lịch


khách nước ngoài

khách trong nước

Biển Thiên nhiên hoang sơ, chưa bị khai thác Sự thân thiện của người địa phương

Giá cả

25.00%

79.55%

72.73%

80.49%

59.57%

72.09%

53.19%

70.00%

Chất lượng tổ chức phương tiện đi lại

38.

30%

52.38%

Thái độ phục vụ của nhân viên


Thông tin du lịch

13.04%

52.09%

36.36%

58.54%

Chất lượng vệ sinh nói chung

Cơ sở hạ tầng trong tỉnh (cầu, đường xá đến các điểm du lịch)

Đồ lưu niệm, Sản phẩm riêng

22.

22%

34.88%

17.78%

38.54%

17.78%

38.46%

Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Khách du lịch đến Kiên Giang, đặc biệt là khách quốc tế chủ yếu biết đến Phú Quốc và ít biết đến các địa danh Kiên Lương, Hà Tiên. Thêm vào đó chi tiêu của hoạt động du lịch ở Kiên Lương, Hà Tiên và cả trong thành phố Rạch Giá cũng chưa phong phú, số tiền chi tiêu trung bình của khách du lịch tính theo toàn tỉnh chỉ khoảng 200,000 VND/ người trong đó số tiền chi tiêu trung bình mỗi khách ở các khu du lịch Hà Tiên, Kiên Lương từ năm 2007- 2012 chưa đến 10,000 VND/ người. Với thời gian lưu trú bình quân là 1.5 ngày, trung bình mỗi khách chỉ chi tiêu chưa đến 100,000 VND/ ngày. Trong khi đó khách du lịch đến Phú Quốc có mức chi tiêu trung bình khá cao, khoảng trên 1,200,000 VND/ người vào năm 2008 đến 2012, và với số ngày lưu trú bình quân là 2 ngày thì mỗi khách sẽ chi khoảng 600,000 VND/ ngày.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí