Đối Với Anh/ Chị Trả Lời “Không Hài Lòng Lắm”, “Hoàn Toàn Không Hài Lòng”, Vui Lòng Cho Biết Nguyên Nhân:


14. Dịch vụ y tế






15. Dịch vụ ngân hàng (ATM)






16. Giá cả






17. Biển






18. Cơ sở hạ tầng trong tỉnh (cầu, đường xá

đến các điểm du lịch)






19. Thông tin du lịch






20. Đồ lưu niệm, Sản phẩm riêng






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang - 9

18-2.Đối với anh/ chị trả lời “Không hài lòng lắm”, “Hoàn toàn không hài lòng”, vui lòng cho biết nguyên nhân:

18-3. Anh/ chị thấy nét riêng của du lịch Kiên Giang so với các nơi mà anh chị từng đến ở Việt Nam là gì? Địa điểm ấn tượng ở Kiên Giang đối với anh chị là nơi nào?

19. Anh/ chị có đề xuất gì cho du lịch của Kiên Giang không?


Phần 3: Thông tin cá nhân của khách du lịch

20. Giới tính: Nam Nữ

21. Độ tuổi


Nhỏ hơn 18 tuổi

18-24 tuổi

25-29 tuổi

30-34 tuổi


35-39 tuổi







40-44 tuổi

45-49 tuổi

50-54 years

55-59 tuổi


Hơn 60


22. Anh/ chị vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện tại của anh/ chị là gì?

Công chức- Viên chức Doanh nhân- Buôn bán tại nhà Về hưu Học sinh- Sinh viên Công nhân Thất nghiệp

Nhân viên VP Nông dân Nội trợ

23. Anh/ chị đang sống ở tỉnh, thành nào?

24. Xin vui lòng cho biết thu nhập trung bình hàng tháng của anh/ chị

Dưới 1 triệu 1- 2 triệu 3-5 triệu

5- 7 triệu 7- 10 triệu Trên 10 triệu

25. Anh/ chị dự kiến sẽ chi cho chuyến đi này hết bao nhiêu tiền?



26. Anh/ chị đã chi hết bao nhiều tiền cho việc ăn uống?




27. Anh/ chị đã chi hết bao nhiều tiền cho khách sạn?



28. Anh/ chị có sẵn sàng trả thêm tiền nếu khách sạn/ nhà hàng có chứng nhận chất lượng, chứng nhận thân thiện môi trường không?



Xin chân thành cảm ơn các anh/chị Chúc anh/chị có chuyến đi thật vui vẻ.


Phụ lục 2.1: Những lợi ích và hạn chế của sự phát triển DLST‌



Lợi ích

Hạn chế

Những ảnh hưởng đến môi trường

- (Khuyến khích) bảo vệ môi trường tự nhiên

- Nâng cao giáo dục và ý thức về môi trường

- Phát quang rừng và sói mòn đất

- Mất cân bằng hệ sinh thái

- Tăng lượng rác và chất thải

- Ô nhiễm không khí

Những ảnh hưởng đến kinh tế

- Nguồn thu ngoại tệ

- Tạo việc làm

- Đa dạng hóa nền kinh tế

- Thất thoát nguồn thu

- Mất các nguồn tài nguyên nền tảng, dẫn tới nguy cơ phụ thuộc

- Lạm phát

Những ảnh hưởng đến xã hội

- Phát triển giáo dục

- Phát triển cơ sở vật chất

- Nâng cao vị thế của các nhóm bị tước đoạt

- Khuyến khích các tổ chức cộng đồng

- Xúc tiến văn hóa địa

phương

- Giảm giá trị văn hóa địa phương

- Tăng tỉ lệ tội phạm

- Cư dân địa phương không được tiếp cận với các cơ sở vật chất


Nguồn: Koens, Dieperink and Mirand (2009), “Ecotourism as a development strategy: experiences from Costa Rica”, Environ Dev Sustain, Vol. 11.


Phụ lục 2.2: Vai trò của các cơ quan nhà nước trong sự phát triển DLST ở Costa Rica Hai cơ quan nhà nước ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến ngành du lịch của Costa Rica là Bộ Du Lịch Costa Rica (Costa Rican Tourism Board_ICT) và Bộ Môi Trường (Ministry of the Environment).

a. Bộ Du Lịch Costa Rica (ICT)

Bộ Du Lịch Costa Rica, một Bộ của Chính Phủ Liên Bang, có nguồn ngân sách chủ yếu từ các khoản thuế đánh vào các hoạt động du lịch. Đây là cơ quan chuyên trách về việc phát triển và điều chỉnh hoạt động du lịch của Costa Rica liên quan đến vận tải, CSHT, đầu tư nước ngoài, xúc tiến, quảng cáo và quy hoạch vùng phát triển du lịch. Cơ quan này đã tạo ra Chứng Nhận Du Lịch Bền Vững (Certificate for Sustainable Tourism_CST), đây là chứng nhận bảo đảm rằng du lịch đại quy mô (“mass tourism”) hay “tẩy xanh” (“greenwashing”) sẽ không hủy hoại du lịch sinh thái.

Chứng Nhận Du Lịch Bền Vững (CST)

CST là một chương trình phân loại công ty du lịch theo mức độ mà các hoạt động của công ty đó được thực hiện theo một mô hình phát triển bền vững dựa trên bốn tiêu chí:

Các thông số tự nhiên-sinh học

Đánh giá sự tác động giữa công ty và môi trường sinh sống tự nhiên xung quanh công ty.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ (dành cho các công ty cung cấp chỗ nghỉ)

Đánh giá các chính sách quản lý, các hệ thống hoạt động nội bộ và CSHT của công ty, về tiết kiệm năng lượng, ô nhiễm môi trường nước và các chính sách và công nghệ xử lý chất thải.

Dịch vụ quản lý (dành cho các công ty du lịch lữ hành)

Bao gồm việc công ty xem xét tất cả các yếu tố bên trong, bên ngoài, và thiết kế sản phẩm du lịch phù hợp với các xu hướng của thị trường, các đặc điểm thích hợp của đất nước và các địa điểm tổ chức du lịch.

Khách hàng bên ngoài

Đánh giá sự tương tác của công ty với khách hàng của mình về việc làm thế nào công ty cho phép và mời khách hàng đóng góp tích cực vào chính sách phát triển bền vững của công ty.

Môi trường kinh tế xã hội


Đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của công ty với cộng đồng địa phương, ví dụ như phân tích mức độ đóng góp của công ty cho sự tăng trưởng, phát triển của khu vực, và việc tạo ra việc làm mới.

Đối với mỗi tiêu chí này, một danh sách các câu hỏi cụ thể được thiết kế để giúp đánh giá sự phù hợp của công ty đối với một loạt các tiêu chuẩn được thiết lập trước. Mỗi câu hỏi đề cập đến một yếu tố bền vững hoặc mức độ của sự hoàn thành trong các giai đoạn khác nhau mà các công ty nên thực hiện theo quy định.

Để đo lường và cố định các cấp độ khác nhau, chương trình CST cung cấp một hệ thống "các mức độ bền vững", trên một quy mô từ 0 đến 5, trong đó mỗi số chỉ ra vị trí tương đối của công ty về phát triển bền vững.

Nếu cấp độ đầu tiên đạt được (cấp 1), có nghĩa rằng công ty đã thực hiện bước đầu tiên trong quá trình phát triển bền vững.Cấp độ cao hơn tương ứng với giai đoạn mà mỗi giai đoạn sau được nâng cao hơn so với giai đoạn trước đó, đạt đỉnh là cấp 5, có nghĩa là công ty được coi là xuất sắc về phát triển bền vững. Bảng dưới đây cho thấy sự tương quan giữa cấp độ và tỷ lệ phần trăm đạt được:

Cấp độ

% đạt được

0

< 20

1

20 – 39

2

40 – 59

3

60 – 79

4

80 – 94

5

> 94


Cấp độ được cấp cho bất kỳ công ty nào sẽ luôn luôn là cấp độ thấp nhất đạt được trong bất kỳ tiêu chí nào. Chính sách nàysẽ khuyến khích các công ty thúc đẩy mô hình phát triển bền vững bằng cách đưa ra cùng một mức độ xem xét và tầm quan trọng cho mỗi tiêu chí trong số bốn tiêu chí được đánh giá.

Chương trình CST có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch của Costa Rica. Trước hết, CST là một dấu hiệu đặc trưng để phân biệt ngành du lịch của Costa Rica với các đối thủ cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy về các công ty thực sự cung cấp du lịch bền vững đã trực tiếp công kích “tẩy xanh” (“greenwashing”). Ngoài


ra, CST còn thúc đẩy các giám đốc điều hành du lịch cải thiện việc sử dụng, thúc đẩy tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của công ty.

b. Bộ Môi Trường (Ministry of the Environment_MINAE)

MINAE chịu trách nhiệm quản lý các Công Viên Quốc Gia (National Parks) và Vườn Thú Hoang Dã (Wildlife Refuges) ở Costa Rica. Năm 1998, MINAE đã lập nên 11 khu bảo tồn để giám sát và quản lý các khu đất công của Nhà Nước. Các khu bảo tồn được biết đến với tên gọi the Sistema Nacional de Areas de Conservacion hay SINAC là sự kết hợp của tất cả các vùng lãnh thổ quốc gia và các khu vực được bảo vệ. Việc kết hợp này dẫn đến sự phối hợp tất yếu của 3 cơ quan, gồm: Cơ Quan Quản Lý Rừng Quốc Gia (the Government Forestry Administration_AFE) chịu trách nhiệm bảo tồn tài nguyên rừng của quốc gia; và Tổng Văn Phòng Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã (the Director General for Wildlife) lên kế hoạch, phát triển và điều chỉnh các quần thể động thực vật ở Costa Rica; và Dịch Vụ Vườn Quốc Gia (the National Park Service) chịu trách nhiệm phát triển và quản lý các Vườn Quốc Gia, đánh giá quy định pháp luật và chính sách đệ trình lên Bộ Môi Trường. Du lịch sinh thái ở Costa Rica được gắn liền với sự phát triển của Hệ Thống Vườn Quốc Gia.

Nguồn: Inman, Mesa, Oleas and Santos (1997), Impacts on developing countries of changing production and consumption patterns in developed countries: the case of ecotourism in Costa Rica.


Phụ lục 2.3: Chương trình Quản Lý Môi Trường Bền Vững ở Costa Rica‌


Khu

vực/Vấn đề

Kinh Doanh Bình Thường

Quản Lý Môi Trường Bền Vững (Costa Rica)


Công Viên Quốc Gia

-Các đơn vị độc lập, rải rác

-Tài chính yếu

-Hạn chế về nghiên cứu

-Quyền sử dụng đất không được bảo đảm

- Hệ thống gắn kết và tích hợp các khu bảo tồn

- Cơ sở nghiên cứu tốt

- Cộng tác với các trường Đại học và các trung tâm nghiên cứu khác

- Quyền sử dụng đất được bảo đảm

Tiền trả cho các Dịch Vụ môi

trường

-Các chương trình địa phương bị cô lập và rất hạn chế

-Thiếu khung pháp lý

- Hệ thống quốc gia dựa trên quy định pháp luật

- Nguồn an toàn của doanh thu

- Sự hỗ trợ và tham gia của khu vực tư nhân



-Các vấn đề chuyển

nhượng, thu thập tài nguyên


Nguồn: Echeverria,Jaime (2010), “The importance of biodiversity and ecosystem services for economic growth and equity in Costa Rica”, National Economist Report, San José, Costa Rica.


Phụ lục 2.4: Kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái‌

a. Chương trình nhãn sinh thái của EU (Hoa môi trường)

Nhãn sinh thái Châu Âu (EU Ecolabel) được cấp cho hàng hoá hoặc dịch vụ (không gồm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) có tác động đến môi trường ít hơn sản phẩm cùng loại, đáp ứng tập hợp các tiêu chí môi trường công bố bởi các quốc gia thành viên EU. Chương trình cấp nhãn sinh thái của Châu Âu bắt đầu có hiệu lực vào tháng 10/1992 và đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1996, 2000, 2005, mở rộng đối tượng đánh giá từ hàng hoá đến dịch vụ, cho phép cấp nhãn cho đại lý, đưa ra cách tính lệ phí mới với sự miễn giảm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tính minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chí kỹ thuật. Chương trình này hiện nay thu hút 18 nước tham gia, trong đó 15 nước là thành viên của EU và 3 nước Na-uy, Ai-xơ-len, Liechtenstein. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhãn sinh thái của EU được tổ chức như sau:

Ủy ban Châu Âu EC



Hội đồng Nhãn sinh thái Liên minh Châu Âu EUEB


Cơ quan có thẩm quyền

Ban diễn đàn tư vấn

EUEB gồm các Cơ quan có thẩm quyền và các thành viên của Diễn đàn tư vấn, chịu trách nhiệm khảo sát, lập tiêu chí và các yêu cầu đánh giá, chứng nhận và các hoạt động khác.

Uỷ ban Châu Âu có quyền quyết định cao nhất, có vai trò quản lý chương trình, hoạt động trong Ban thư ký của EUEB.

Mỗi quốc gia thành viên chỉ định ít nhất một Cơ quan có thẩm quyền, theo nguyên tắc là cơ quan độc lập, trung lập chịu trách nhiệm thực hiện chương trình ở cấp quốc gia, gồm soạn thảo tiêu chí, nhận và đánh giá đơn xin cấp nhãn, cấp nhãn, ký hợp đồng, quyết định


mức phí, đóng vai trò trung tâm trong hoạt động của chương trình và là đầu mối liên lạc giải quyết mọi thắc mắc. Các cơ quan này phải đảm bảo sự minh bạch, thực hiện đúng theo các quy định của chương trình. Hiện nay, có 17 quốc gia có cơ quan thẩm quyền, 8 trong số đó có chương trình nhãn sinh thái của nước mình, các quốc gia khác phụ thuộc vào nhãn sinh thái EU.

Diễn đàn tư vấn EC đảm bảo trong quản lý, EUEB tham gia cân bằng trong mỗi nhóm sản phẩm của các bên quan tâm như các đại diện người tiêu dùng và NGOs môi trường, liên minh thương mại, công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các bên gặp nhau tại Diễn đàn tư vấn để soạn thảo tiêu chí nhãn sinh thái.

Nhãn sinh thái châu Âu (Ecolabel) cấp cho cơ sở lưu trú du lịch sử dụng biểu tượng Hoa môi trường được Uỷ ban châu Âu thông qua với mục tiêu hạn chế và giảm tiêu thụ năng lượng, nước, giảm rác thải và chất thải, khuyến khích sử dụng năng lượng thay thế và các chất liệu ít gây hại tới môi trường, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao nhận thức về môi trường.

Nhãn chỉ có 1 cấp độ. Đơn vị muốn được cấp Nhãn phải đạt 29 tiêu chí bắt buộc, tối thiểu 20/116 điểm của 61 tiêu chí chấm điểm, trong 6 nhóm sau:

Nội dung

Bắt buộc

Khuyến khích lựa chọn

Năng lượng

10

20

Nước

5

13

Chất thải

4

4

Chất tẩy, hóa chất

1

7

Các dịch vụ

2

12

Quản lý môi trường

7

5

Tổng số

29

61

b. Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan (Lá Xanh)

Chương trình nhãn sinh thái của Thái Lan do Hội đồng doanh nghiệp bền vững Thái Lan khởi xướng. Đến tháng 4/1994 Viện Môi trường Thái Lan (TEI) hợp tác với Bộ Công nghệ thực hiện chương trình này. Nhãn xanh là chứng nhận về môi trường, cấp cho sản phẩm hàng hóa (không bao gồm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) giảm thiểu tác động đến môi trường so với các sản phẩm cùng chức năng và các sản phẩm dịch vụ đạt được tiêu chuẩn đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023