Một Số Giải Pháp Cơ Bản Góp Phần Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Du Lịch Việt Nam Tại Thị Trường Pháp


Hai là cần xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến. Để làm tốt công tác quảng bá xúc tiến du lịch, cơ quan xúc tiến du lịch các nước tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển du lịch chung của Ngành và quan tâm đầu tư đúng mức, có chiều sâu cho công tác quan trọng này.

Ba là đa dạng hóa các sản phẩm quảng bá du lịch. Các nước kể trên luôn quan tâm tới việc đa dạng hóa các sản phẩm quảng bá du lịch, thường xuyên đổi mới các hoạt động quảng bá xúc tiến từ mẫu mã, chất lượng các loại ấn phẩm,vật phẩm du llịch cho tới quy mô, hình thức các hội chợ, hội nghị, sự kiện du lịch.

Bốn là bộ máy du lịch nói chung và bộ máy quảng bá xúc tiến du lịch được tổ chức khoa học, nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Tuỳ từng điều kiện và thực tế của mỗi nước mà ngành Du lịch nước đó có một mô hình riêng phù hợp, được tổ chức và vận hành chặt chẽ, khoa học. Lực lượng cán bộ làm du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao là yếu tố quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc thành công của các hoạt động quảng bá.

Năm là biết tận dụng mọi cơ hội và thời cơ. Du lịch các nước biết tận dụng mọi cơ hội và thời cơ khi xảy ra để phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước. Họ làm tốt, linh hoạt và có hiệu quả cao nhiệm vụ gắn kết giữa việc tạo dựng hình ảnh quốc gia để phục vụ công tác quảng bá cho du lịch.

Sáu là đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước tốt, có hiệu quả các hoạt động này, Nhà nước dành một khoản đầu tư kinh phí khá lớn cho các hoạt động quảng bá xúc tiến. Qua đó các cơ quan làm công tác quảng bá xúc tiến du lịch triển khai một cách tự tin, có hiệu quả những hoạt động như sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm du lịch, tham gia các sự kiện du lịch, hội nghị, hội chợ


đầy đủ và hoành tráng, tạo ấn tượng tốt, phát động các chiến dịch quảng bá du lịch sâu rộng, tầm cỡ và ấn tượng. Ngoài ra họ còn biết chủ động, linh hoạt phát huy mọi nguồn lực ở trong và ngoài nước để các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch phát triển mạnh mẽ.‌

3.3. Một số giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp

3.3.1. Giải pháp chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


3.3.1.1. Triển khai tốt các nội dung Hiệp định Hợp tác Du lịch đã ký

Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 11


Hiệp định Hợp tác Du lịch Việt Nam và Pháp đã được ký tại Paris ngày 17/01/1996 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước. Nội dung chủ yếu của Hiệp định gồm: Khuyến khích phát triển và tăng cường khả năng hợp tác, đầu tư du lịch song phương, tăng cường trao đổi đoàn và tạo điều kiện cho các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; Khuyến khích trợ giúp kỹ thuật và trao đổi thông tin du lịch và các lĩnh vực có tác động đến du lịch; Nghiên cứu và thực hiện các dự án đầu tư về du lịch, khuyến khích giúp đỡ kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, dịch vụ, các hoạt động thúc đẩy du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở văn phòng đại diện du lịch quốc gia của nước này tại nước kia; Tạo điều kiện cho công dân nước thứ 3 tới Việt Nam và Pháp du lịch.

Tiếp theo Hiệp định là Chương trình Hợp tác du lịch Việt - Pháp giai đoạn 1997 - 2000 đã được ký tại Hà Nội ngày 11/4/1997. Nội dung chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và quy hoạch du lịch: mở khóa đào tạo cao học quản lý hành chính về du lịch; xây dựng cơ sở đào tạo về Du lịch tại Hải Phòng; tổ chức cho cán bộ du lịch Việt Nam sang Pháp học tập, nghiên cứu; nghiên cứu thành lập một Trung tâm đào tạo thường xuyên bằng tiếng Pháp cho cán bộ ngành du lịch Việt Nam; hợp tác nghiên cứu các


dự án quy hoạch du lịch của Việt Nam; tổ chức các đoàn cán bộ du lịch Việt Nam sang Pháp tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý của du lịch Pháp [11].

Hai bên cần khẩn trương trao đổi rút kinh nghiệm những nội dung đã triển khai và tiếp tục những nội dung còn bỏ ngỏ, thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước phát triển và sớm cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã thống nhất.

3.3.1.2. Tích cực, chủ động tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại thị trường Pháp

Là thị trường truyền thống và tiềm năng, Du lịch Việt Nam cần tập trung đầu tư để quảng bá xúc tiến tại Pháp nhiều hơn nữa. Du lịch Việt nam cần tích cực, chủ động tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại thị trường này như hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch, các sự kiện xúc tiến du lịch như tổ chức Ngày Việt Nam, ẩm thực Việt Nam...

Việc chủ động tham gia và tham gia nhiều các hoạt động xúc tiến tại Pháp góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và hình ảnh Du lịch Việt Nam nói riêng. Sau một thời gian lượng khách Pháp đi du lịch Việt Nam có dấu hiệu chững lại, thì việc chủ động, tích cực tham gia các hoạt động sẽ góp phần đáng kể tạo dựng uy tín, hình ảnh và tăng lượng khách Pháp đến Việt Nam du lịch. Nó có tác dụng không những chỉ đối với người dân Pháp mà còn có tác dụng mạnh mẽ tới các nhà chuyên nghiệp du lịch Pháp, để họ hiểu biết hơn đất nước, con người và Du lịch Việt Nam trên con đương đổi mới và hội nhập, biết khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch phong phú của mình.

Tại thị trường du lịch trọng điểm Pháp, thời gian qua Du lịch Việt Nam đã tổ chức một số sự kiện, phát động thị trường, tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức Roadshow. Những chương trình phát động thị trường,


giới thiệu điểm đến thường được tổ chức kết hợp với hoạt động của một số ngành khác tạo thành những sự kiện mang tính tổng thể như tuần lễ văn hóa - du lịch, tuần lễ văn hóa và ẩm thực Việt Nam, Ngày Việt Nam.

Nhìn chung những sự kiện, chương trình kể trên đã đạt được những thành công nhất định. Du lịch Việt Nam cần tăng cường hơn nữa sự có mặt của mình qua các hoạt động quảng bá xúc tiến tại thị trường trọng điểm này

3.3.1.3. Chú trọng hơn tới chất lượng tham gia các sự kiện tại Pháp


Du lịch Việt Nam cần sớm khắc phục tình trạng việc tham dự các sự kiện ở Pháp nhưng chưa thực sự tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách cũng như với các nhà chuyên nghiệp du lịch Pháp, khắc phục quy mô gian hàng nhỏ, trang trí đơn điệu, trùng lặp, sản phẩm mang đi xúc tiến du lịch (ấn phẩm, vật phẩm, băng đĩa...) còn thiếu tính chuyên nghiệp, số lượng ít, chất lượng chưa cao.

Chú trọng quan tâm hơn nữa tới chất lượng việc tham gia các sự kiện để đẩy mạnh hiệu quả của việc tham gia cả về hình thức lẫn nội dung, từ việc trang trí đến con người được giao nhiệm vụ cụ thể, tùy từng sự kiện mà có mô hình tham gia phù hợp. Huy động được mọi nguồn lực để tăng tính hiệu quả cho các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại Pháp.

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam khi tham gia các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại thị trường trọng điểm này phải có sự hỗ trợ, quan tâm đúng mức từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác một cách có hiệu quả thị trường tiềm năng này.

Việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế, các sự kiện tại Pháp đã mang lại những kết quả bước đầu cho Du lịch Việt Nam, tạo được hình ảnh Việt Nam an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Nó góp phần tăng cường


lượng khách du lịch Pháp vào Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam mở rộng thị trường, hợp tác làm ăn với các đối tác Pháp, đồng thời học hỏi kinh nghiệm xúc tiến du lịch của quốc gia có du lịch phát triển vào bậc nhất trên thế giới này.

3.3.1.4. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng


Việc đón một số đoàn Famtrip là phóng viên báo chí, truyền hình của Pháp vào để khảo sát, sau đó về đưa tin, hình ảnh du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế như Voyages Ebdo của Pháp thời gian qua, đồng thời tổ chức đón các công ty lữ hành lớn của Pháp, phối hợp với Hàng không Air France tổ chức nhiều đoàn vào để giới thiệu quảng bá tiềm năng Du lịch Việt Nam là rất hiệu quả. Đặc biệt là Du lịch Việt Nam tuy còn nghèo nhưng do ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả của công tác này đã tài trợ tiền để một số tờ báo có uy tín của Pháp viết bài ca ngợi và quảng bá cho Du lịch Việt Nam như báo Nhân đạo (Humanite), báo Paris Matche.

Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả trong việc tạo dựng hình ảnh và tăng cường thu hút khách thì thời gian tới, Du lịch Việt Nam phải có kế hoạch tăng cường, chú trọng hơn nữa tới công tác này. Các tài liệu quảng bá du lịch Việt Nam bằng tiếng Pháp (sách giới thiệu du lịch Việt Nam, tập gấp ẩm thực, lễ hội, làng nghề, du lịch sinh thái, các vườn quốc gia, di sản thế giới ở Việt Nam, khám phá Việt Nam, biển du lịch Việt Nam, bản đồ du lịch, ảnh cỡ lớn...), đĩa CD-ROM về du lịch Việt Nam phải được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng thì mới có thể thu được hiệu quả lớn, tạo hình ảnh ấn tượng về Việt Nam trong lòng du khách Pháp.

Website là kênh thông tin rất thuận tiện nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch một cách hiệu quả, góp phần đưa du lịch Việt Nam đến các du khách Pháp. Cần nâng cấp, cải tiến và xây dựng một hệ thống nhiều trang web


không những của cơ quan quản lý về du lịch ở trung ương và địa phương mà cả khối các doanh nghiệp du lịch với chất lượng tốt nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch Pháp.

3.3.1.5. Phối hợp bộ, ngành, địa phương liên quan và các tổ chức bên Pháp triển khai các hoạt động xúc tiến

Việc kết hợp tốt với các bộ, ngành liên quan như Ngoại giao, Văn hóa, Hàng không Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và bà con Việt kiều đang sinh sống tại Pháp để tổ chức có hiệu quả các sự kiện quảng bá cho Du lịch Việt Nam thời gian qua cho thấy Ngành Du lịch cần sớm xây dựng kế hoạch phối hợp. Từ đó đề ra lộ trình, thống nhất các nội dung triển khai với các đơn vị, tổ chức kể trên đạt được hiệu quả cao trong việc triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến, đỡ lãng phí, tránh chồng chéo tại Pháp.

Nhằm phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Du lịch hiện đang ở trong Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần nhận thấy đây là điều kiện tốt, cùng với các ngành văn hóa và thể thao cùng nhau quảng bá, xúc tiến hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài thông qua các hoạt động quảng bá xúc tiến mang tính liên ngành chung. Việc quảng bá hình ảnh đất nước để qua đó quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút khách là cách làm hay của nhiều nước có du lịch phát triển, Du lịch Việt Nam cần học hỏi và áp dụng.

3.3.2. Một số giải pháp cụ thể


3.3.2.1. Đơn phương miễn visa cho khách Pháp


Một trong những nội dung quan trọng trong Hiệp định hợp tác Du lịch giữa hai nước Việt Nam và Pháp là tạo điều kiện cho công dân hai nước và nước thứ 3 tới Việt Nam và Pháp du lịch. Hiện nay, hai nước đã có những điều chỉnh nhằm mục đích hỗ trợ cho du khách hai nước qua lại lẫn nhau. Tuy


nhiên thủ tục đi du lịch còn khá rườm rà. Nhằm tăng cường thu hút khách Pháp vào Việt Nam du lịch, ta nên kiến nghị Chính phủ xem xét, chủ động và đơn phương miễn visa cho khách Pháp, giảm bớt thời gian và kinh phí cho du khách Pháp muôn đi Việt Nam du lịch. Đây sẽ là điểm nhấn để khách Pháp vào Việt Nam tăng đột biến vì Chính phủ đã chính thức bỏ visa cho bà con Việt kiều đang sinh sống và làm ăn trên toàn thế giới.

3.3.2.2. Lập Văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam tại Pháp


Trước thực tế và nhu cầu của Ngành, nhằm phát triển Du lịch trở thành Ngành kinh tế mũi nhọn, sau khi nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, Chính phủ đã đồng ý cho phép thành lập thí điểm Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Pháp.

Việc không có đại diện du lịch ở nước ngoài đã đặt Du lịch Việt Nam trước những thách thức lớn. Với tư thế đại diện du lịch quốc gia, Văn phòng sẽ chủ động trong các hoạt động quảng bá xúc tiến về đất nước, con người và Du lịch Việt Nam, là cầu nối với du khách.

Khi Du lịch ở trong Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì đây lại là một cơ hội để thống nhất quảng bá cho Du lịch Việt Nam. Hiện nay ngành Văn hóa đã có Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Paris, việc 2 Ngành cùng nhau quảng bá chung cho đất nước tại một địa điểm là rất thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, đồng thời tiết kiệm chi phí từ ngân sách nhà nước. Đây là việc làm rất thiết thực, cần sớm triển khai.

3.3.2.3. Triển khai thực hiện chiến dịch ”Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn”


Logo và slogan mới của Chương trình hành động quốc gia về Du lịch của Du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 khẳng định một Du lịch Việt Nam phát triển, chuyên nghiệp hoá trong quảng bá, xúc tiến. Việc triển khai


Chiến dịch này là thể hiện một Việt Nam ổn định, thân thiện, ẩn chứa nhiều giá trị hấp dẫn về nhân văn, tự nhiên.

Cần có các kế hoạch hành động giới thiệu logo và slogan mới của Du lịch Việt Nam ra các thị trường du lịch quốc tế. Nghiên cứu xây dựng và quảng bá các sản phẩm quảng bá du lịch mới theo chủ đề ”vẻ đẹp tiềm ẩn”. Có sự phối hợp với các ngành liên quan để thống nhất triển khai các sự kiện quảng bá du lịch dưới logo và slogan mới của Ngành du lịch.

Chiến dịch ”Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” của Tổng cục Du lịch hiện nay được triển khai khi Ngành Du lịch Việt Nam bước vào một giai đoạn mới của sự phát triển, của hội nhập quốc tế. Các chiến dịch cụ thể được xác định nhằm nâng cao hình ảnh du lịch của Việt Nam hoặc góp phần gia tăng thị phần. Các chiến dịch cụ thể có thể là chiến dịch tăng cường hình ảnh du lịch, chiến dịch phát động thị trường, chiến dịch phân phát ấn phẩm hoặc chiến dịch giới thiệu sản phẩm du lịch chuyên đề. Các chiến dịch được thực hiện đồng thời nhưng ưu tiên các biện pháp thúc đẩy thị trường cụ thể.

Thực hiện thành công các hoạt động của Chiến dịch này có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy công tác quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam tiến lên một bước mới, khẳng định tính chuyên nghiệp của Ngành với Chính phủ Việt Nam và với bạn bè thế giới.

3.3.2.4. Đa dạng và nâng cao chất lượng trong các hoạt động quảng bá


Vì Pháp là đầu mối giao lưu tại Châu Âu, là điểm tập trung đông các Văn phòng đại diện du lịch nước ngoài, lại là thị trường truyền thống và trọng điểm của Việt Nam nên Du lịch Việt Nam cố gắng tham dự thường xuyên hội chợ Du lịch chuyên nghiệp vào loại lớn và quan trọng nhất thế giới TOP RESA (đây là 1 trong 5 hội chợ quan trọng bậc nhất đối với du lịch Việt Nam), hội chợ Salon Mondial du Tourisme (tại Paris và dành cho công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023