Cơ Cấu Khách Du Lịch Pháp Đến Việt Nam Theo Độ Tuổi


Du lịch Bến Thành... và một số công ty có lượng khách Pháp thường xuyên vào Việt Nam du lịch.

Theo đó đối tượng điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên từ các đoàn du lịch của các công ty kể trên và được phân bố đều theo thời gian (100phiếu/tháng x 6 tháng)

b. Phạm vi điều tra:

Về mặt thời gian, việc tiến hành điều tra được thực hiện trong thời gian 06 tháng từ tháng 11/2006 đến tháng 05/2007. Về mặt không gian, quá trình điều tra được tiến hành trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Trong đó 2/3 số phiếu điều tra được phát ra tại Hà Nội, số còn lại được phát ngẫu nhiên tại các tỉnh Quảng Ninh, Hoà Bình, Lào Cai và Hà Tây. Về đối tượng điều tra, do hạn chế về thời gian và quy mô nên việc điều tra chỉ tiến hành đối với các khách du lịch Pháp đi theo đoàn của các công ty lớn. Các khách du lịch đi lẻ hoặc không thông qua các hãng lữ hành không được đưa vào phạm vi điều tra.

c. Xử lý kết quả điều tra:


- Tổng số phiếu điều tra phát ra: 600 phiếu

- Tổng số phiếu điều tra thu về: 542 phiếu

- Số phiếu điều tra không phù hợp: 27 phiếu

- Số phiếu điều tra đưa vào xử lý: 515 phiếu

- Phần mềm xử lý số liệu: SPSS

d. Các hạn chế của quá trình điều tra:

Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí và quy mô của đề tài nên việc tiến hành điều tra vẫn còn một số khiếm khuyết. Việc chỉ điều tra khách đoàn mà không tính đến đối tượng khách lẻ đã làm cho cơ cấu mẫu không hoàn toàn tương thích với tổng thể. Quy mô mẫu nhỏ (chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng


thể). Thời gian điều tra chỉ tiến hành trong 6 tháng không phủ hết được thời gian 1 năm (một chu kỳ nghiên cứu). Việc phân bố mẫu ngẫu nhiên đều theo thời gian (100 khách/tháng) không hoàn toàn phù hợp với thời vụ du lịch của du khách Pháp vào Việt Nam.

Tuy kết quả điều tra chưa thể phản ánh một cách toàn diện tổng thể nhưng qua các phân tích định tính và so sánh với kết quả điều tra của các công trình trước đây có thể thấy các số liệu này vẫn phản ánh đầy đủ xu thế của tổng thể và hoàn toàn có giá trị thực tiễn để đưa vào phân tích.

2.3.1.2. Kết quả điều tra

a. Cơ cấu khách


- Về độ tuổi: Khách du lịch Pháp đến Việt Nam chủ yếu đều trong độ tuổi lao động (từ 20-60 tuổi). Đây cũng là đối tượng có khả năng tiếp nhận thông tin nhiều và nhanh nhất. Các du khách có độ tuổi trên 60 vốn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu khách Pháp đến Việt Nam trong những năm trước đây có xu hướng giảm mạnh


Bảng 2.1. Cơ cấu khách du lịch Pháp đến Việt Nam theo độ tuổi


TT

Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

1

Dưới 20 tuổi

26

5,05%

2

Từ 20 đến 40 tuổi

208

40,39%

3

Từ 40 đến 60 tuổi

244

47,38%

4

Trên 60 tuổi

37

7,18%

Tổng cộng

515

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 9


- Về giới tính: Theo kết quả điều tra, trong số khách Pháp đến Việt Nam thì lượng khách nam chiếm ưu thế hơn (54,12%). Trong đó lượng khách nam chiếm tỷ lệ đặc biệt cao trong nhóm tuổi từ 20 đến 40 (62,10%)

b. Số khách biết đến các hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại Pháp:

Trong số du khách Pháp đến Việt Nam được điều tra có một tỷ lệ khá cao du khách đã biết đến các hoạt động, chương trình xúc tiến của du lịch Việt Nam (79,42%). Đây là những con số mà các nhà quản lý của ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm, nghiên cứu để triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến du lịch tại Pháp khi số du khách này nằm trong độ tuổi từ 20-60, độ tuổi có tần suất đi du lịch cao nhất.


Bảng 2.2. Tỷ lệ du khách Pháp đến Việt Nam biết đến các hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam tại Pháp

TT

Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

1

Dưới 20 tuổi

9

34,62%

2

Từ 20 đến 40 tuổi

173

83,17%

3

Từ 40 đến 60 tuổi

201

82,38%

4

Trên 60 tuổi

26

70,27%

Tổng cộng

409

79,42%


c. Kênh thông tin biết đến các hoạt động quảng bá xúc tiến của du lịch Việt Nam tại Pháp.


Mặc dù khá nhiều du khách biết đến các hoạt động, chương trình xúc tiến của du lịch Việt Nam tại Pháp nhưng trên thực tế, số lượng người đã trực tiếp tham gia vào các chương trình này lại không cao, chỉ chiếm 6,11%. Trong đó số khách chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách du lịch Pháp đến Việt Nam ở độ tuổi từ 20 đến 40 (chiếm tới 40.39%) và từ 40 đến 60 (47,38%) lại có tỷ lệ tham gia trực tiếp và các chương trình xúc tiến của du lịch Việt Nam thấp nhất (4.62% và 5.97%). Đây là một tín hiệu đáng lo ngại đối với hiệu quả của các hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp.

Kênh truyền thông quan trọng nhất đưa thông tin về các chương trình xúc tiến của du lịch Việt Nam đến du khách Pháp chính là các phương tiện truyền thông đại chúng (Tivi, internet, báo, đài...) chiếm đến 52.32%. Qua đó có thể thấy, trong thời gian tới, để tăng hiệu quả của các chương trình xúc tiến của du lịch Việt Nam vào Pháp, chúng ta cần tập trung phát triển quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng sở tại và đầu tư sản xuất các ấn phẩm, chương trình làm tư liệu nguồn cho các phương tiện này.

Bảng 2.3. Các kênh truyền thông cung cấp thông tin về các hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam đến du khách Pháp


TT


Độ tuổi

Các kênh thông tin

Truyền thông đại

chúng

Qua người

thân


Tham gia trực tiếp

Các kênh

khác

1

Dưới 20 tuổi

66,67%

22,22%

11,11%

0,00%

2

Từ 20 đến 40 tuổi

50,87%

35,84%

4,62%

8,67%

3

Từ 40 đến 60 tuổi

52,74%

34,33%

5,97%

6,97%



4

Trên 60 tuổi

53,85%

23,08%

15,38%

7,69%

Tổng cộng

52,32%

33,99%

6,11%

7,58%


d. Các nhân tố tác động đến quyết định đi Việt Nam của khách Pháp


Trong các nhân tố tác động đến quyết định đi du lịch Việt Nam của du khách Pháp thì sự tư vấn của các hãng lữ hành tại Pháp chiếm tỷ lệ cao nhất (34.37%). Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các hãng lữ hành trong việc thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách Pháp. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến, tăng mạnh lượng du khách Pháp đến Việt Nam, các hoạt động xúc tiến của chúng ta cần hướng mạnh và các chương trình đối với các hãng lữ hành như tổ chức các Fam trip... Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa khi tỷ lệ các du khách Pháp trong đoạn thị trường chính của chúng ta (độ tuổi từ 20 đến 40 và từ 40 đến 60) có tỷ lệ sử dụng kênh thông tin này nhiều nhất (tương ứng là 34.13% và 36.07%)

Bên cạnh tác động của các hãng lữ hành đối với quyết định đi du lịch đến Việt Nam của du khách Pháp thì vai trò tư vấn của người thân (gia đình, bạn bè...) cũng chiếm một tỷ lệ lớn (31.65%). Do vậy, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thì một giải pháp có ý nghĩa sống còn đối với du lịch Việt Nam trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của thị trường khách du lịch quốc tế inbound nói chung và du khách Pháp đến Việt Nam nói riêng là nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch nhằm tạo ra niềm tin và ấn tượng tốt trong lòng du khách quốc tế.

Bảng 2.4. Các nhân tố tác động tới quyết định đi du lịch Việt Nam của du khách Pháp

TT

Độ tuổi

Các kênh thông tin






Người thân

Các chương trình xúc tiến của du lịch

Việt Nam

Các hãng lữ hành tại

Pháp

Sách hướng dẫn du

lịch


Các nhân tố khác

1

Dưới 20 tuổi

50,00%

0,00%

26,92%

19,23%

3,85%


2

Từ 20 đến 40

tuổi


26,44%


12,50%


34,13%


20,67%


6,25%


3

Từ 40 đến 60

tuổi


34,02%


8,61%


36,07%


15,98%


5,33%

4

Trên 60 tuổi

32,43%

5,41%

29,73%

16,22%

16,22%

Tổng cộng

31,65%

9,51%

34,37%

18,06%

6,41%

2.3.2. Những kết quả đã đạt được


Một là quảng bá rộng rãi hình ảnh của Việt Nam và du lịch Việt Nam đối với người dân Pháp. Người Pháp hiện nay biét đến Việt Nam bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, truyền thống văn hóa đậm bản sắc dân tộc, người dân mến khách, hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử dày đặc, tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú.

Nhờ một phần hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam, từ hơn mười năm nay, người Pháp đi du lịch Việt Nam ngày một nhiều, và Việt Nam đang dần trở thành điểm đến du lịch quen thuộc, hấp dẫn du khách Pháp với những nét đặc trưng như sự mến khách của người Việt Nam, truyền thống lịch sử Việt Nam, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, ẩm thực Việt Nam đa dạng, bổ dưỡng mà không béo...


Người dân Pháp hiện nay biết và hiểu Việt Nam không phải là chiến tranh nữa mà là một Việt Nam mở cửa, đổi mới, hội nhập quốc tế, và du lịch Việt Nam đang từng bước phát triển với những kết quả đáng mừng. Những từ như Nem, Hạ Long, Huế, áo dài... đã trở nên khá quen thuộc với người Pháp khi nói tới Việt Nam

Hai là góp phần phát triển thị trường khách du lịch Pháp tới Việt Nam. Mặc dù hiệu quả các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch chưa thực sự cao và vẫn còn hạn chế nhất định nhưng tác động của các hoạt động này đến sự tăng trưởng của thị trường du lịch Pháp bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Lượng khách du lịch Pháp đến Việt Nam mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định nhưng vẫn duy trì xu hướng đi lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của thị trường này trong giai đoạn từ 1998 đến 2006 đạt 7,34%.

Đặc biệt trong giai đoạn từ 2000 tới nay, khi các hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp được đẩy mạnh thì tốc độ tăng trưởng bình quân năm của thị trường này đã đạt 8.83%. Cùng với kết quả điều tra, có thể sơ bộ nhận thấy các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch của Việt Nam tại thị trường này đã có những hiệu quả nhất định và có tác động tích cực tới việc ổn định và sự tăng trưởng lượng du khách Pháp đến Việt Nam. Nhờ một phần vào tác động của các hoạt động quảng bá xúc tiến tại thị trường truyền thống và tiềm năng này, lượng khách du lịch Pháp vẫn không ngừng tăng với một tỷ lệ chắc chắn. Nó góp phần vào việc ổn định và tăng trưởng của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Nhưng đồng thời qua đó cũng có thể thấy tốc độ tăng trưởng của thị trường này chưa thực sự cao, chưa xứng với tiềm năng vốn có và chưa bằng 1/2 tốc độ tăng trưởng của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (Tỷ lệ này trong giai đoạn 1998 - 2006 là 16.97%). Do vậy trong thời gian tới, du lịch Việt Nam phải có những biện pháp quảng bá xúc tiến cụ thể và mạnh mẽ


hơn nhằm nâng cao các tác động và hiệu quả của các hoạt động quảng bá xúc tiến, tạo ra những đột biến về lượng khách từ thị trường này.

Ba là tăng sức hấp dẫn của Du lịch Việt Nam tới thị trường du lịch các nước ở châu Âu và trên thế giới. Những hoạt động xúc tiến quảng bá thời gian qua của Du lịch Việt Nam bước đầu tạo được hình ảnh của Du lịch Việt Nam khá ấn tượng trên thị trường Pháp và thế giới. Thông qua thị trường Pháp, Du lịch Việt Nam đã đĩnh đạc bước ra sân chơi chung của thế giới với nét văn hoá, bản sắc đặc trưng của mình. Từ chỗ hầu hết du khách quốc tế không biết đến Việt Nam, đến nay, chỉ sau một thời gian ngắn, nét duyên dáng, sự hấp dẫn của Du lịch Việt Nam đã được thế giới biết đến.

Có thể nói, việc quảng bá xúc tiến hình ảnh Du lịch Việt nam tại thị trường Pháp không những đạt kết quả khả quan tại thị trường này mà nó còn làm cho thị trường du lịch các nước châu Âu và thế giới biết đến Việt nam. Thông qua Pháp, chúng ta đã đến được với các nước châu Âu láng giềng của Pháp như Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia...Việc tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế tại Pháp đã làm cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý du lịch của các nước trên thế giới có mặt tại các sự kiện đó hiểu Việt Nam hơn và là cơ hội, điều kiện để tiếp xúc, làm ăn với du lịch Việt Nam.

Bốn là góp phần đẩy mạnh đầu tư của Pháp và các nước vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Pháp cũng như các nước khác đã biết đến tiềm năng du lịch của Việt Nam, biết được nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực du lịch nên ngay từ những năm 90, nhiều nhà đầu tư Pháp và nước ngoài đã vào Việt nam để đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này. Lĩnh vực chủ yếu mà các nhà đầu tư Pháp vào Việt Nam là lĩnh vực khách sạn. Hiện nay Pháp là quốc gia đứng thứ 6 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có nhiều liên doanh đã rất thành công, làm ăn hiệu quả và có uy tín như liên doanh lữ hành

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí