Định Hướng Và Quan Điểm Về Công Tác Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch


Exotissimo, liên doanh khách sạn 5 sao Sofitel Metropole... Tập đoàn Accord là tập đoàn của Pháp rất có uy tín và được nhiều khách sạn cao cấp của Việt Nam thuê quản lý theo tiêu chuẩn của tập đoàn. Mới đây, tỉnh Lào Cai đã thuê Pháp làm đối tác để xây dựng giúp Lào Cai quy hoạch thành phố du lịch để tăng cường thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Lào Cai, Sa Pa.

Thông qua việc tham dự các hội chợ, sự kiện du lịch tại Pháp hay mời các đoàn Fam và Press sang Việt Nam tìm hiểu, Du lịch Việt Nam đã tranh thủ giới thiệu các dự án đầu tư du lịch mà hiện Việt Nam đang cần kêu gọi các nhà đầu tư, qua đó thu hút một lượng không nhỏ các nhà đầu tư Pháp và nước ngoài vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam.

Năm là góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác chính trị - kinh tế - văn hoá giữa hai nước. Có thể nói du lịch là chiếc cầu nối thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá giữa hai nước. Thông qua du lịch, nhân dân và chính phủ hai nước có điều kiện trao đổi, giao lưu và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Sự thúc đẩy hợp tác về văn hoá, kinh tế thông qua du lịch là yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh quan hệ chính trị giữa hai nước.

2.3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân


Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận kể trên trong xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Pháp, quá trình vận hành các hoạt động quảng bá xúc tiến vào thị trường Pháp cũng bộc lộ những hạn chế.

Đó là bộ máy làm công tác xúc tiến du lịch chưa đồng bộ, ở các địa phương hệ thống này còn chưa thống nhất, nơi là Phòng xúc tiến, nơi là Trung tâm Xúc tiến; hoạt động xúc tiến còn manh mún, dàn trải, hiệu quả chưa cao (sau khi có logo và slogan mới nhưng Du lịch Việt Nam rất lúng túng, chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai); việc tham dự các sự kiện ở nước ngoài chưa thực sự tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách cũng như với các nhà


chuyên nghiệp du lịch nước ngoài. Chưa có kế hoạch triển khai một cách khoa học tại các thị trường trọng điểm. Quy mô gian hàng nhỏ, trang trí còn đơn điệu, trùng lặp, thiếu điểm nhấn. Các sản phẩm xúc tiến du lịch (ấn phẩm, vật phẩm, băng đĩa...) còn thiếu tính chuyên nghiệp, số lượng ít, chất lượng chưa cao để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Chưa huy động được mọi nguồn lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là:


Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 10

Thứ nhất, do đội ngũ cán bộ làm xúc tiến còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa được đào tạo chuyên môn vững, thiếu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước. Nhìn chung cán bộ làm xúc tiến ở khối các doanh nghiệp du lịch Việt Nam bước đầu được trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đầy đủ để hội nhập; số cán bộ quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa được đào tạo bài bản, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Thứ hai, thiếu định hướng, chiến lược của công tác quảng bá xúc tiến. Thực tế cho thấy công tác kế hoạch, hoạch định chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động quảng bá xúc tiến còn chưa được quan tâm đứng mức, hoạt động còn thiếu sự nghiên cứu, phân tích kỹ càng, khoa học.

Thứ ba là kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác quảng bá xúc tiến còn hạn hẹp. Chế độ chính sách tài chính hiện nay của Việt Nam nếu đem áp dụng vào các hoạt động xúc tiến quảng bá ở nước ngoài thì rất khó khăn cho những người trực tiếp tham gia, không phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.

Thứ tư là sự phối hợp giữa Du lịch với các bộ, ngành liên quan, với các địa phương và doanh nghiệp du lịch còn lúng túng, chưa tốt. Đôi khi sự phối hợp liên ngành còn bị chồng chéo, giảm hiệu quả các hoạt động quảng bá.


Chương 3‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG PHÁP

3.1. Định hướng và quan điểm về công tác xúc tiến quảng bá du lịch


Theo định hướng thị trường của Du lịch Việt Nam, có 4 loại thị trường cần xúc tiến là thị trường xa (Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Úc), thị trường gần (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), thị trường ASEAN và thị trường mới nổi (Nga, Bắc Âu). Đối với mỗi thị trường, Du lịch Việt Nam sẽ có những phương pháp xúc tiến quảng bá khác nhau. Thị trường xa cần phải khôi phục lại nguồn khách, đầu tư quảng bá thu hút khách; thị trường gần thì xúc tiến để tăng lượng khách khách, chi phí cho quảng bá không nhiều như thị trường xa; thị trường mới thì tiếp cận, nghiên cứu và có chính sách thu hút khách một cách phù hợp. Việc xác định các loại thị trường như vậy sẽ giúp cho việc hoạch định kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam được tiến hành một cách dễ dàng, thuận lợi hơn [26].

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam hiện nay bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, song chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Thời gian tới chúng ta cần tập trung xây dựng chiến lược marketing du lịch đến 2010 và 2020 với các định hướng cụ thể cho từng thời kỳ; tập trung quảng bá để tạo dựng hình ảnh sâu rộng; tập trung quảng bá vào các thị trường trọng điểm; nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá.

Để nâng cao hiệu quả của Du lịch Việt Nam nói chung và của các hoạt động xúc tiến nói riêng, trên cơ sở tiềm năng sẵn có, Du lịch Việt Nam cần xây dựng các sản phẩm phù hợp với từng thị trường trọng điểm như tham quan di tích lịch sử, di sản, văn hóa, cuộc sống đời thường, văn hóa ẩm thực,


cảnh quan thiên nhiên, sinh thái, mạo hiểm... Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã xác định “...tạo ra những sản phẩm độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế (trong đó ưu tiên các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử); đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và tạo các sản phẩm đặc trưng của từng vùng để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh.” [13]‌


3.2. Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nước trên thế giới và rút ra bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

3.2.1. Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nước trên thế giới

Nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, tăng cường thu hút khách quốc tế, mỗi quốc gia nghiên cứu, áp dụng một phương thức quảng bá, xúc tiến du lịch khác nhau. Theo tài liệu nghiên cứu của Tổng cục Du lịch và Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, có thể tóm tắt sơ bộ kinh nghiệm quảng bá, xúc tiến của Tây Ban Nha (châu Âu), Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản (châu Á) như sau:

3.2.1.1. Hoạt động xúc tiến du lịch của Tây Ban Nha


Tây Ban Nha là một trong 5 nước hàng đầu thế giới có lượng khách quốc tế đến du lịch. Du lịch Tây Ban Nha chiếm khoảng 12% GDP và tạo ra 10% việc làm cho xã hội, đóng góp khá lớn vào nền kinh tế quốc dân và là lĩnh vực chính thu hút đầu tư nước ngoài vào Tây Ban Nha.

Là cơ quan chính chịu trách nhiệm xúc tiến, quảng bá du lịch Tây Ban Nha ra các nước trên thế giới. Cơ quan du lịch quốc gia Tây Ban Nha (Turespana) xác định chiến lược của TURESPANA là xúc tiến Tây Ban Nha như một điểm đến du lịch với chất lượng tốt. Với những khẩu hiệu như Tây


Ban Nha xanh, Cửa ngõ Địa Trung Hải, Dấu ấn Tây Ban Nha, Tây Ban Nha được biết đến như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đầy ánh nắng.

Trang web du lịch của Tây Ban Nha rất hiệu quả với các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga. Du lịch Tây Ban Nha rất coi trọng các hoạt động quảng bá ở nước ngoài như tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức khảo sát cho các hãng lữ hành. Hội chợ và triển lãm du lịch cũng được Tây Ban Nha sử dụng như một trong các hoạt động quan trọng để thúc đẩy công tác quảng bá du lịch. Việc định hướng rõ ràng các hoạt động quảng bá du lịch và tính chuyên nghiệp cao đã góp phần khẳng định vị thế Tây Ban Nha trên các thị trường du lịch thế giới.

Các Văn phòng Du lịch Tây Ban Nha ở nước ngoài cũng góp phần không nhỏ đưa hình ảnh du lịch Tây Ban Nha trở nên gần gũi và quen thuộc với du khách nước ngoài. Văn phòng cung cấp thông tin du lịch, đánh giá hiệu quả xúc tiến quảng bá của các chiến dịch ở nước ngoài, thường xuyên trao đổi, gặp gỡ và cung cấp tài liệu liên quan tới du lịch, làm trung gian cầu nối giữa các hãng lữ hành nước ngoài với các hãng lữ hành Tây Ban Nha. Hình ảnh du lịch Tây Ban Nha ngày một được nâng cao qua các bài viết và ấn phẩm về Tây Ban Nha [26].

3.2.1.2. Hoạt động xúc tiến du lịch của Thái Lan


Là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan (TAT) thời gian qua đã khá thành công trong việc quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước.

Trong số các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch Thái Lan, Chiến dịch Amazing Thái Lan được phát động từ năm 1998 là hoạt động có tính chuyên nghiệp cao và hiệu quả nhất. Nội dung cơ bản của Chiến dịch là thúc đẩy và


thu hút khách đến Thái Lan du lịch thông qua các hoạt động như Làng shopping, Phố shopping, xúc tiến ẩm thực Thái qua hội nghị, hội chợ ẩm thực Thái; xúc tiến loại hình du lịch MICE nhằm biến Thái Lan trở thành trung tâm MICE của khu vực; tổ chức rầm rộ các lễ hội truyền thống địa phương; tổ chức đón FAMTRIP vào Thái Lan cho các hãng lữ hành và hàng không nước ngoài vào mùa thấp điểm...

Mỗi năm Thái Lan lại đưa ra những chủ đề riêng trên nền của Amazing Thái Lan. Để tăng cường thu hút khách, Thái Lan thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa hàng không, khách sạn, lữ hành, hàng thủ công mỹ nghệ, MICE, golf; tổ chức sự kiện 220 năm Thủ đô Băng Kốc, Tết cổ truyền Trung Hoa, Tiger Cup; quảng bá những điểm du lịch mới như “Thiên đường vui chơi” của 3 tỉnh gần Thủ đô Băng Cốc, “Đông Bắc huyền thoại”. Năm 2006, Du lịch Thái Lan tung ra khẩu hiệu “ Thái Lan-Happiness on Earth” (Thái Lan- hạnh phúc trên trái đất) tới các thị trường trọng điểm như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu, châu Mỹ.

Thị trường mục tiêu của Du lịch Thái Lan là 40 nước có nhiều khách du lịch nhất đến Thái Lan như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonêxia, Đức, Anh, Pháp, Italia, các nước Bắc Âu... Thị trường tiềm năng là Nga, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi.

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành Du lịch Thái Lan đang cố gắng phấn đấu để biến Thái Lan trở thành một trung tâm du lịch của khu vực châu Á trong 5-10 năm tới [25].

3.2.1.3. Hoạt động xúc tiến du lịch của Malaysia

Du lịch Malaysia được xác định là một trong những ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là ngành mang lại ngoại tệ nhiều thứ hai cho Malaysia sau công nghiệp.


Du lịch Malaysia coi hoạt động quảng bá du lịch là công tác trọng tâm, sống còn của sự phát triển Du lịch. Malaysia đã thực sự thu hút sự quan tâm của du khách trên thế giới với logo và slogan (biểu tượng và khẩu hiệu) đầy ấn tượng “Truly Asia” (Châu Á đích thực), Khoảng 5 năm trở lại đây, Malaysia là nước xếp hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á về số lượng khách du lịch quốc tế đến.

Thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch như “Malaysia

– Ngôi nhà thứ 2 của tôi”, “Maylaysia – điểm mua sắm ”..., số khách du lịch trong nước ngày một tăng. Hai ngành Du lịch và tiêu dùng nội địa Malaysia cùng nhau đưa ra các biện pháp kích thích du khách mua sắm khi du lịch tại Malaysia như tổ chức lễ hội đại bán hàng giảm giá từ 20-80% kéo dài gần 3 tháng vào dịp hè hàng năm. Các loại hình du lịch chủ yếu của Malaysia là du lịch sinh thái, ở nhà dân, chữa bệnh, thể thao, lặn biển, leo núi... Cũng như Thái Lan, Malaysia hiện đang rất quan tâm và tập trung phát triển loại hình du lịch MICE, mong muốn trở thành một trung tâm du lịch MICE của khu vực. Việc đơn phương miễn thị thực cho một số nước có nguồn khách lớn đến du lịch Malaysia cũng đã góp phần tăng cường đáng kể lượng khách nước ngoài đến du lịch[26].

3.2.1.4. Hoạt động xúc tiến du lịch của Nhật Bản


Là một trong những thị trường gửi khách lớn nhất thế giới, hàng năm có hàng chục triệu lượt khách Nhật Bản đi du lịch ở nước ngoài. Tuy nhiên trong một số năm gần đây, Du lịch Nhật Bản đã chú trọng hơn tới chính sách phát triển du lịch Inbound (đón khách quốc tế vào Nhật Bản du lịch) nhằm thu hút khách quốc tế đến Nhật, biến Nhật Bản không chỉ là một thị trường gửi khách lớn mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế.


Từ năm 1999, Nhật Bản đã đề ra Kế hoạch chào đón thế kỷ 21 và Xúc tiến đăng cai các Hội nghị quốc tế. Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) là cơ quan đảm nhiệm vai trò tổ chức các hoạt động marketing và xúc tiến du lịch của Nhật Bản. Để đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, JNTO cung cấp các thông tin du lịch Nhật Bản thông qua hơn 10 văn phòng đại diện du lịch Nhật Bản ở nước ngoài, thông qua trang web “Japan Travel Updates”; lập các trung tâm thông tin du lịch, dịch vụ Teletourist, mạng lưới văn phòng thông tin du lịch với biển hiệu “i”...

Chiến dịch Visit Japan năm 2003 là chiến dịch của Năm Du lịch Nhật Bản. Khẩu hiệu quảng bá cho Chiến dịch Visit Japan là “Hãy đến với Nhật Bản”. Chiến dịch Visit Japan nhằm vào các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Anh, Đức và Pháp. Năm 2005, Nhật Bản đã đón được trên 6 triệu lượt khách quốc tế, và hy vọng sẽ đón khoảng 10 triệu vào năm 2010.

Nhật Bản sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông quốc tế, Internet, các sự kiện ở nước ngoài để giới thiệu tiềm năng du lịch và văn hoá Nhật Bản. Với mỗi một thị trường, Nhật Bản lại nghiên cứu và áp dụng một chính sách quảng bá xúc tiến riêng cho phù hợp và hiệu quả [25].

3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quảng bá xúc tiến du lịch của một số nước có thể vận dụng cho Việt Nam

Một là công tác xúc tiến quảng bá du lịch được coi trọng. Có thể thấy hầu như tại những nước có du lịch phát triển, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như cơ quan chịu trách nhiệm làm xúc tiến quảng bá đánh giá cao và rất coi trọng công tác xúc tiến quảng bá du lịch, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí