Danh Mục Một Số Thuốc Mua Ngoài Thầu Trong Năm 2012

lượng như vậy Bệnh viện đã cung ứng đủ thuốc với giá cả hợp lý.

3.1.2.4 Thuốc mua ngoài thầu.

Một số thuốc cần thiết cho nhu cầu điều trị nhưng không trúng thầu,

bệnh viện phải mua theo hình thức chào hàng cạnh tranh.

Bảng 3.3 Danh mục một số thuốc mua ngoài thầu trong năm 2012

Đơn vị tính 1.000 VNĐ



STT


Tên thuốc


Số lượng

Trị giá

(1.000

VNĐ)

1

Adalat 10mg

3.600

8.110

2

Barisulfat

100

2.500

3

Diaphyllin 5ml – 4.8%

400

4.326

4

Digoxin 0,5mg – 2ml

320

7.056

5

Huyết thanh kháng nọc rắn Hổ đất

30

10.237

6

Huyết thanh kháng nọc rắn lục tre

130

44.362

7

Hytinon 5mg

3.500

12.600

8

Neostigmine 0,5mg

700

5.880


Tổng

8.750

95.071

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 - 7

Nhận xét: So với tổng tiền mua thuốc năm 2012 thì tỷ lệ mua thuốc ngoài DMT chỉ chiếm 0,08 % là rất thấp, điều này cho thấy DMT được xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, sát với mô hình bệnh tât.

3.1.2.5 Kinh phí mua thuốc của bệnh viện năm 2012

Nguồn kinh phí của bệnh viện chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp,

thu viện phí và BHYT chi trả.

Bảng 3.4 Giá trị tiền thuốc khoa Dược đã mua năm 2012



STT


Nội dung

Giá trị (1.000 VNĐ)


Tỷ lệ %

1

Tổng số tiền mua thuốc

118.364.854

46,7

2

Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện

134.986.540

53,3

3

Tổng kinh phí bệnh viện đã chi

253.351.394

100


Tỷ trọng giá trị tiền mua thuốc năm 2012

46,7

Tổng số tiền mua thuốc

53,3

Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tỷ trọng giá trị tiền mua thuốc năm 2012

Nhận xét: Kinh phí mua thuốc của bệnh viện năm 2012 chiếm 46,7 % so với tổng kinh phí của toàn viện. Điều này cho thấy bệnh viện đã tập trung chủ yếu nguồn ngân sách để chi mua thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân. Bệnh viện ĐKTBĐ là bệnh viện tuyến tỉnh hạng I nên việc tập trung kinh phí chi mua thuốc như vậy là hợp lý.

3.2 Phân tích DMT đã được sử dụng năm 2012

3.2.1 Phân tích sự phù hợp của DMT sử dụng tại BVĐKTBĐ năm 2012

từ kết quả phân tích ABC

3.2.1.1 Phân loại DMT sử dụng tại bệnh viện theo phương pháp phân

tích ABC

Áp dụng phương pháp phân tích ABC với DMT BVĐKTBĐ năm 2012 nhằm phân định ra những thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5 Bảng số liệu phân tích kết quả theo phương pháp ABC


SLDM

Tỷ lệ %

SL tiê u thụ

Tỷ lệ %

Trị giá (VNĐ)

Tỷ lệ %

(Đơn vị)

176

15,36

3.480.012

33,33

96.546.211.832


80,07

253

22,08

4.168.983

39,92

18.097.880.201

15,00

717

62,57

2.791.855

26,75

5.932.823.780

5,00

1.146

100,00

10.440.850

100,00

120.576.915.813

100,00


Nhận xét: Kết quả phân tích ABC cho thấy 80,07 % ngân sách được phân bổ cho 15,26 % nhu cầu thuốc nhóm A, 15% ngân sách phân bổ cho 22,8 % nhu cầu thuốc nhóm B và còn lại 62,57 % số thuốc nhóm C chỉ chiếm 5% ngân sách. Như vậy ngân sách chỉ tập trung vào một số thuốc có giá trị cao và sử dụng số lượng lớn. Những thuốc thuộc nhóm C được sử dụng rất ít và có tới 717/1.146 danh mục thuốc thuộc nhóm C rất ít hoặc không được sử dụng trong năm 2012.

3.2.1.2 Đánh giá mức độ tiêu thụ các thuốc nhóm A với MHBT a, Cơ cấu nhóm A theo tác dụng dược lý

Để đánh giá mức độ tiêu thụ của các thuốc trên đặc biệt là những thuốc thuộc nhóm A có phù hợp với MHBT của bệnh viện hay không, cần tiến hành phân nhóm điều trị các thuốc thuộc nhóm A để xác định những

nhóm điều trị của những thuốc này và trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề bất hợp lý trong DMT của bệnh viện. Kết quả phân tích nhóm điều trị của 176 thuốc nhóm A được thể hiện qua bảng 3.7, Trong nhóm A có 3 thuốc là Hepapro 500mg/5ml (L-Ornithine- Aspartate), Philpovin 500mg/10ml (L-Ornithine-Aspartate) của Korea sản xuất và Alversin 500ml của Germany sản xuất xét thấy là không cần thiết bởi chỉ là thuốc hỗ trợ trong các bệnh về gan và đạm truyền .

Bảng 3.6 Giá trị của một số nhóm dược lý trong nhóm A


STT

Nhóm dược lý

SLDM

Tỷ lệ

%

Trị giá

(VNĐ)

Tỷ lệ

%

1

Kháng sinh

62

35,2

43.798.162.385

45,4

2

Dịch truyền

23

13,1

7.432.381.818

7,7

3

Thuốc điều trị ung bướu

12

6,8

11.623.067.519

12,0

4

Thuốc giảm đau

7

4,0

2.150.913.885

2,2

5

Thuốc gây mê

6

3,4

1.828.756.545

1,9

6

Thuốc tác dụng đối với máu

12

5,1

5.663.695.213

5,9


7

Thuốc đau nửa đầu, chóng

mặt

8

4,5

3.216.133.410

3,3

8

Đường tiêu hóa

4

2,3

1.852.271.440

1,9


9

Thuốc tác dụng trên đường

hô hấp

45

25,6

18.980.829.617

20,7


Tổng

176

100,0

96.546.211.832

100,0

Nhận xét: Dựa vào phân loại danh mục thuốc theo tác dụng dược lý của bệnh viện thì các thuốc thuộc nhóm A được phân ra thành 9 nhóm điều trị. Chiếm tỷ lệ cao nhất là kháng sinh. Tỷ lệ tiêu thụ các thuốc nhóm A được sử dụng nhiều tiếp theo là các thuốc thuộc dịch truyền, thuốc ung bướu, giảm đau, gây mê và thuốc tác dụng đến máu …. là phù hợp. Kháng sinh

nhiều là phù hợp với bệnh viện tuyến trên của tỉnh, phù hợp bởi tổng số ca đại trung phẫu nhiều. Thuốc ung bướu nhiều vì trong những năm gần đây Bệnh viện chú trọng phát triển khoa Ung bướu hoạt động rất hiệu quả và còn là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút lượng lớn bệnh nhân trong tỉnh nhà và các tỉnh lân cận thuộc Miền trung,Tây nguyên.

Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc nội thuốc ngoại trong nhóm A năm 2012

(Đơn vị tính 1.000 VNĐ)



STT


Cơ cấu

SL

DM

Tỷ lệ

%

SL tiêu

thụ

Tỷ lệ

%


Trị giá


Tỷ lệ

1

Thuốc nội

80

45,5

2.395.079

69.4

47.385.754

49,2

2

Thuốc ngoại

96

54, 5

1.052.422

30.6

48.977.482

50,8


Tổng

176

100

3.447.501

100

96.363.236

100

Nhận xét: Các số liệu trên cho thấy, trong số các thuốc thuộc nhóm A thuốc nội chiếm 69,4 % về số lượng tiêu thụ, 49,2 % về giá trị sử dụng. Điều này chứng tỏ bệnh viện đã thực hiện tốt chủ chương của Bộ y tế. Số lượng tiêu thụ của thuốc ngoại nhập chỉ chiếm 30,6 % nhưng về giá trị lại chiếm 50,8 % điều này cho thấy giá của thuốc ngoại rất cao. Mặt khác phần lớn các thuốc ngoại nhập được nhập từ các nước đang phát triển ( chủ yếu là Ấn Độ, Pakisan, Bangladesh). Đây cũng là bất cập trong quản lý giá thuốc ở nước ta hiện nay và cũng chính là điều mà HĐT & ĐT cần xem xét.

3.2.2 Số thuốc trong DMT bệnh viện không được sử dụng và quy trình loại bỏ thuốc khỏi DM

Tỷ lệ thuốc trong DMT bệnh viện sử dụng và không được sử dụng năm 2012 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8 Tỷ lệ thuốc trong DMT được sử dụng và không được sử

dụng năm 2012


STT

Nội dung

SLDM

Tỷ lệ %

1

Thuốc được sử dụng

1.077

94

2

Thuốc không được sử dụng

69

6


Tổng

1.146

100


cao.

*Nhận xét: Tỷ lệ các thuốc không được sử dụng năm 2012 là khá


Trong 69 thuốc có 3 thuốc là thuốc giải độc cấp cứu còn lại là những

thuốc có cùng hoạt chất nhưng khác tên biệt dược và có giá thành cao hơn hoặc các khoa phòng không gửi dự trù về khoa dược. Điều này cho thấy vẫn phải loại bỏ thêm một số thuốc (không là thuốc dự trữ cấp cứu) ra khỏi DMT bệnh viện để thuận tiện cho quá trình mua sắm, bảo quản và cấp phát.

*Cơ cấu các thuốc không được sử dụng năm 2012

Cơ cấu các thuốc không được sử dụng năm 2012, kết quả như bảng

3.28 sau:

Bảng 3.9 Cơ cấu các thuốc không được sử dụng năm 2012



STT

Thuốc không được sử dụng

SLDM

Tỷ lệ %

1

Số thuốc không được sử dụng nhưng có những mặt

hàng tương tự trong DMT đã được sử dụng

25

36,2

2

Số thuốc mới được bổ sung vào DMT nhưng

không được sử dụng

44

63,8

3

Số thuốc được HĐT & ĐT loại bớt ra khỏi DMT

00

00


Tổng số

69

100

*Nhận xét: Tỷ lệ các thuốc trong DMT bệnh viện không được sử dụng là 6%, HĐT & ĐT cần xem xét, đánh giá lại các thuốc này xem có thực sự hiệu quả khi dùng để điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện không. Nếu

chứng minh là thực sự hiệu quả thì cần thông tin cho bác sĩ kê đơn.

Bệnh viện ĐKTBĐ thường tiến hành loại bỏ thuốc ra khỏi DMT mỗi năm một lần.

3.2.3 Số lượng các thuốc hạn chế kê đơn trong DMT bệnh viện

Năm 2012 BV ĐKTBĐ đã có quy định kê đơn hạn chế đối với một số thuốc. Cụ thể khi sử dụng các thuốc có dấu “*” trong DMT bệnh viện cần phải hội chẩn và một số thuốc bổ, thuốc tác dụng lên hệ miễn dịch. Tỷ lệ các thuốc bị hạn chế kê đơn được thể hiện ở bảng 3.29 như sau:

Bảng 3.10 Tỷ lệ % số thuốc bị hạn chế kê đơn trong DMT bệnh viện năm 2012 (đơn vị tính 1.000 VNĐ)


STT

Nhóm Thuốc

SLDM

Tỷ lệ %

1

Các thuốc cần hội chẩn và hạn chế

21

1,8

2

Thuốc không cần hạn chế kê đơn

1.125

98,2


Tổng

1.146

100

*Nhận xét: Tỷ lệ thuốc hạn chế kê đơn trong DMT bệnh viện 1,8 % . Điều này chứng tỏ bệnh viện tuân thủ đúng quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT. HĐT & ĐT cần đưa ra khuyến cáo yêu cầu các bác sĩ nên cân nhắc trước khi kê đơn những thuốc trên đặc biệt là những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng.

3.2.4 Tỷ lệ thuốc hủy năm 2012

Kết quả phân tích VEN các loại thuốc hủy được thể hiện qua bảng 3.12 sau:

Bảng 3.11 Tỷ lệ thuốc hủy năm 2012


STT

Loại thuốc hủy

SLDM

Tỷ lệ %

Trị giá

(1.000VNĐ)

Tỷ lệ%

1

Ít được sử dụng nhưng cần phải có

dự trữ (thuốc sống còn – V)

1

25

3.412

47,3

2

Rất ít hoặc không được sử dụng

(thuốc không thiết yếu – N)

1

25

3.150

43,6%

3

Đã được sử dụng một cách thường

xuyên (thuốc thiết yếu – E)

0


0

0

4

Do nguyên nhân vỡ / hỏng, hết

hạn dùng

2

50

650

9


Tổng

4

100

7.212

100

*Nhận xét: Trong số 4 mặt hàng thuốc hủy có 2 mặt hàng là do vỡ, còn 2 mặt hàng do hết hạn sử dụng, trong 2 mặt hàng hết hạn sử dụng có 1 mặt hàng là thuốc sống còn không thể thiếu được.

3.2.5 Đảm bảo chất lượng thuốc và chất lượng nhà cung ứng

Bảng 3.12 Các chỉ số thể hiện chất lượng thuốc và nhà cung ứng


STT

Nội dung các chỉ số

Số lượng

1

Số ADR trong năm 2012

08

2

Số thuốc phải lập biên bản về chất lượng trong quá trình

sử dụng

00

3

Số nhà cung cấp không cung ứng đúng theo hợp đồng

00

4

Số thuốc không được cung ứng đủ theo nhu cầu điều trị

00

Nhận xét:

-Về chất lượng của thuốc: Năm 2012 xảy ra 8 ca ADR

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/06/2023