Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 - 9

tác cung ứng, quản lý thuốc của khoa dược gặp nhiều thách thức, dễ nảy

sinh nhiều vấn đề phức tạp.

4.2 Hoạt động mua sắm thuốc .

Hàng năm vào tháng 11 các khoa phòng gửi dự trù thuốc của khoa phòng mình tới khoa dược. Khoa dược tổng hợp căn cứ vào DMTBV, DMTCY, số lượng xuất nhập tồn của năm trước, các trang thiết bị kỹ thuật mới, định mức kinh phí để lập kế hoạch trình HĐT & ĐT. Sau khi HĐT & ĐT thống nhất sẽ trình Giám đốc bệnh viện kí để trình lên Sở y tế để Sở y tế tổ chức đấu thầu.

Thời gian chờ đấu thầu thường kéo dài 2 đến 3 tháng, quá trình tổ chức đấu thầu mất khá nhiều thời gian gây chậm trễ cho công tác cung ứng cho bệnh viện . Giá thuốc biến động theo thị trường nên nhiều trường hợp bệnh viện không mua được thuốc vì thuốc trúng thầu nhưng giá ngoài đã cao hơn nhiều nên phía đơn vị trúng thầu không muốn bán.

Giá trị tiền thuốc sử dụng tại BVĐKTBĐ đều tăng qua các năm trong đó bệnh viện đã tăng được kinh phí từ nguồn BHYT và viện phí giảm được nguồn chi từ ngân sách của bệnh viện.

Nguồn kinh phí từ BHYT cấp cho bệnh viện là nguồn chính cho hoạt động của bệnh viện bao gồm cả tiền mua thuốc. Việc bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật mới, nhiều loại thuốc mới được bổ sung vào DM với chi phí cao, giá cả biến động nhiều làm tăng nhu cầu về kinh phí thuốc trong khi BHYT thực hiện chi trả theo hình thức khoán định suất, nếu bị vượt quỹ khoán bệnh viện sẽ rất khó khăn và thường bị thiếu kinh phí để hoạt động.

Khoa Dược cũng luôn bị áp lực trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của điều trị trong khi kinh phí không đảm bảo. Các thủ tục hành chính phức tạp nên chậm chi trả cho các công ty dẫn đến các công ty gây khó khăn trong cung ứng hàng, bệnh viện bị thiếu thuốc.


1. KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 - 9

1. Lựa chọn thuốc và mua sắm thuốc

DMTBV đa khoa tỉnh Bình Định đa dạng cả về nhóm dược lý, số hoạt chất trong mỗi nhóm và số biệt dược cho mỗi hoạt chất để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện đa khoa.

Quản lý cung ứng một danh mục thuốc lớn trong bệnh viện đòi hỏi khoa dược phải có cơ sở quản lý đảm bảo, các dược sĩ dược đào tạo chuyên về dược bệnh viện, đây là những khó khăn đối với khoa dược bệnh viện. Bệnh viện cần xây dựng phát đồ điều trị để làm căn cứ trong xây dựng danh mục thuốc sử dụng thuốc tại bệnh viện. Danh mục thuốc nên xem xét để rút ngắn, loại bỏ những thuốc kém hiệu quả.

Phương thức mua thuốc tại bệnh viện ĐKTBĐ theo hình thức đấu thầu rộng rãi một lần trong năm. Do đấu thầu rộng rãi nên số lượng các công ty tham dự ngày càng tăng. Việc mua sắm theo hình thức đấu thầu rộng rãi mang lại nhiều lợi ích: chuẩn hóa quy trình mua sắm, công khai minh bạch, bệnh viện có nhiều sự lựa chọn, giá thuốc ổn định trong cả năm.

Tuy nhiên cũng có nhiều bất cập như quá trình mua sắm nhiều thủ tục, kéo dài, tốn nhiều thời gian, nhân lực chi phí. Hình thức ký hợp đồng trọn gói cũng chưa phù hợp do số lượng thuốc sử dụng trong năm có nhiều biến động. Cần sử dụng các phương pháp phân tích sử dụng thuốc để can thiệp trong xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc tại bệnh viện.

Một số thuốc cần thiết thuộc tối cần thiết nếu không trúng thầu nên yêu cầu chỉ định thầu để thuận tiện cho việc cung ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị hiệu quả.

2. Sử dụng DMT tại Bệnh viện

Kết quả phân tích ABC với DMT sử dụng tại bệnh viện cho thấy

80,07% ngân sách được phân bổ cho15,36% của tổng nhu cầu thuốc (nhóm A), 15% ngân sách phân bổ cho 22,08% tổng nhu cầu thuốc (nhóm B), còn lại 62,57% số thuốc chỉ chiếm tỷ lệ ngân sách 5% (nhóm C). Những thuốc thuộc nhóm C được sử dụng rất ít trong năm 2012. Các thuốc thuộc nhóm A được phân ra thành 11 nhóm điều trị và chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các thuốc kháng sinh. So với MHBT chung của cả nước, tỷ lệ tiêu thụ nhóm A là phù hợp. Các thuốc thuộc nhóm A được sản xuất trong nước chiếm 45,5% về SLDM và 49,2 % về giá trị sử dụng.

2. KIẾN NGHỊ

Căn cứ theo quy chế hoạt động khoa Dược mới ban hành và tham khảo các mô hình hoạt động các khoa dược bệnh viện trong nước, đề tài đề xuất mô hình hoạt động khoa dược trong thời gian tới:

Khoa dược sẽ bao gồm các bộ phận chính sau:

1. Nghiệp vụ dược: Quản lý dược chính, kiểm soát mua, kiểm kê, HĐT & ĐT, kiểm soát kê đơn, thông tin thuốc. Báo cáo ADR. Đào tạo

2. Kho và cấp phát nội trú: Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Trực phát thuốc cấp cứu.

3. Dược lâm sàng: Giám sát sử dụng thuốc. Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính như bệnh hô hấp, bệnh nội tiết, tim mạch, tiêu hóa. Giám sát thuốc có khoản điều trị hẹp: Thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh aminoglycosid, thuốc chống đông Digoxin, Theophylin…

4. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà Thuốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Nguyễn Nguyên Anh, Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa Nhơn Trạch giai đoạn 2008-2010, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I

2. Nguyễn Thanh Bình (2008), Bài giảng các phương pháp nghiên cứu khoa học , Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

3. Dương Quốc Cường (2009), Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch 2009, Tài liệu phục vụ hội nghị ngành Dược toàn quốc, Cục quản lý dược ngành y tế

4. Vũ Bích Hạnh, Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn – Hà Nội, Giai đoạn 2006-2008, Luận văn Thạc sĩ Dược học.

5. Nguyễn Thị Minh Hiền, Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị - Thực trạng và một số giải pháp, Luận án Tiến sĩ Dược học.

6. Tường Lâm, “Đổ nợ…giá thuốc”, 26/6/2010, Y tế - sức khỏe

7. Tường Lâm, “Thuốc nội đuối trên sân nhà”, 07/08/2010, Sài Gòn, (http://www.sggp.org.vn/thuốc/2010/8/233415/)

8. Cao Minh Quang (2008), Phát triển công nghiệp dược và các giải pháp quân bình cung cầu để ổn định thị trường Dược phẩm Việt Nam trong năm 2008 và các năm tiếp theo , Báo cáo hội nghị ngành dược năm 2008 tại Hà Nội

9. Vũ Khanh Quang, Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình năm 2010, Luận văn tốt nghiệp DSCKI.

10. Lê Văn Tuyền (2000), Vi khuẩn kháng kháng sinh – Một thách thức đối với y tế và Y học, Hội thảo sử dụng kháng sinh ngày 28/02/2000 tại Hà Nội.

11. Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2010 và trọng tâm

2011.

12 . Báo cáo Ngành Dược – 2010, (http://www.mhbs.vn)

13. Bộ môn Quản lý kinh tế Dược, Giáo trình Dịch tể Dược học.Trường Đại học Dược Hà Nội

14. Bộ môn Tổ chức – Quản lý Dược (2000), Giáo trình Dược xã hội học & pháp chế hành nghề Dược.

15. Bộ y tế - CHXHCNVN (1995) Danh mục thuốc thiết yếu lần III, Hà Nội

16. Bộ y tế (1999), Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, Ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/ QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999.

17. Bộ y tế (2001), Quy chế quản lý thuốc Hướng Tâm Thần, Ban hành kèm theo Quyết định số 3047/2001/QĐBYT ngày 12 tháng 7 năm 2001.

18. Bộ y tế (2002), Quy chế bệnh viện, tr,225-226, Nhà xuất bản y học

Hà Nội

19. Bộ y tế (2005), Danh mục thuốc thiết yếu lần V, Ban hành kèm theo Quyết định số 17/ 2005/ QĐ – BYT ngày 1 tháng 7 năm 2005.

20. Bộ y tế (2006.2007) Báo cáo tổng kết công tác dược và triển khai kế

hoạch năm 2005, 2006

21. Tổ chức y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Hoạt động DPCA- Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/06/2023