Vài Nét Về Thực Trạng Lựa Chọn, Mua Sắm Và Sử Dụng Thuốc Trong Các Bệnh Viện Ở Nước Ta Những Năm Gần Đây Và Hướng Đi Của Đề Tài.

đầy đủ biên bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng quy chế.

1.3.6 Thanh toán

Thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản theo đúng số lượng và giá đã trúng thầu.

1.3.7 Thu thập thông tin về sử dụng

Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để

chuẩn bị cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo.

1.4 VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG LỰA CHỌN, MUA SẮM VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH VIỆN Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ HƯỚNG ĐI CỦA ĐỀ TÀI.

Tại Việt Nam, thị trường dược phẩm rất phong phú và đa dạng, có khoảng 1.500 hoạt chất với khoảng 18.000 mặt hàng, năm 2010 và năm 2011 đã lên đến 22.000 sản phẩm (6). Tuy nhiên nền công nghiệp Dược Việt Nam vẫn ở mức trung bình-thấp, hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc và chủ yếu là generic và chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa (12)

Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2010, triển khai kế hoặch năm 2011 của Cục quản lý Dược , hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Năm 2010, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 12.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

322 tỷ đồng chiếm khoản 50 % tổng giá trị tiền thuốc sử dụng (3).

Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc từ các cơ sở y tế ngày càng nhiều, số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2005 là 854, năm 2006 là 1062 đến năm 2010 là 1778 ca (3).

Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện trong cả nước

cho thấy: năm 2011, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50,

đến tháng 6 năm 2010 là 46/54 (6). Thuốc nội chỉ chiếm 10-25% về giá trị

(4).

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định là bệnh viện hạng 1 tuyến tỉnh, hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhân lực, cơ sở vật chất, mô hình hoạt động, mô hình bệnh tật… Hoạt động mua sắm thuốc có nhiều bất cập gây chậm trễ cho công tác phục vụ điều trị. Trước những bất cập nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn có được những đánh giá chính xác về hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc trong Bệnh viện hiện nay. Từ đó đề xuất mô hình hoạt động của khoa dược, nâng cao hiệu quả hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc góp phần công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Từ bệnh xá đầu tiên 20 giường với biên chế chưa được 10 người, thành lập tháng 4/1961 ở vùng cao Vĩnh Thạnh ( làng Hà Tiên) mang mật danh H8, sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành (4/1961 – 9/1969), thay đổi nhiều mật danh khác nhau và di dời trên chục lần dưới mưa bom bão đạn của Mỹ, trong sự đùm bọc che chở của nhân dân. Đến năm 1969 bệnh xá tỉnh có bước trưởng thành vượt bậc, đủ điều kiện nâng lên bệnh viện.

Sau ngày Miền Nam giải phóng, 4/1975 cán bộ y tế tỉnh tiếp quản cơ sở y tế của chính quyền cũ để lại (Trung tâm Y tế toàn khoa Quy Nhơn), đã sửa chữa đưa bệnh viện trở lại hoạt động bình thường và chuyển bệnh viện tỉnh trên hậu cứ về thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định hiện nay.


Hình 1 3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Bệnh viện Đa khoa tỉnh với tổng 1


Hình 1.3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Bệnh viện Đa khoa tỉnh với tổng diện tích hơn 5 héc ta, là tuyến điều trị cao nhất của ngành Y tế tỉnh. Từ sau ngày 31/3/1975 đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhờ sự quan tâm thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh các thời kỳ; Bệnh viện luôn nhận được sự đầu tư về xây dựng và phát triển, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ cơ sở ban đầu sau ngày tiếp quản là 03 dãy nhà kiên cố với 150 giường bệnh, còn lại là cơ sở điều trị dã chiến; số cán bộ công nhân viên chưa đến 20 người. Đến nay, Bệnh viện đa khoa Bình Định là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn trong khu vực Miền Trung, Tây nguyên, với giường bệnh nội trú 1050; tổng số cán bộ, viên chức, nhân viên gần 1300 người; hầu hết cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh và làm việc đều được xây dựng kiên cố. Bệnh viện hiện có 07 phòng chức năng, 33 khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Nhiều trang thiết bị, phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại đã được mua sắm; kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý của cán bộ viên chức thường xuyên được đào tạo, là cơ sở để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện, tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh có điều kiện

tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao; đáp ứng yêu cầu phục vụ

nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính quyền tỉnh nhà.

Là đơn vị đầu ngành về công tác khám chữa bệnh, với bề dày truyền thống và đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao về nhiều lĩnh vực chuyên khoa sâu; nhiều năm qua Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã khẳng định vai trò của mình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh; được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch là Bệnh viện Vùng theo Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30

/6/2006 “về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 . Ngày 19/9/2007 Bệnh viện được UBND tỉnh công nhận Bệnh viện Hạng I về xếp hạng Bệnh viện theo Thông tư 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cùng với việc phát huy thế mạnh của đơn vị trong khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh và khu vực. Bệnh viện đã tích cực thực hiện các hoạt động xã hội như: khám bệnh miễn phí cho nhân dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; phối hợp các tổ chức từ thiện tổ chức những bữa ăn phục vụ người nghèo, tham gia phòng chống dịch bệnh, công tác hiến máu nhân đạo… Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm khám chữa bệnh, Bệnh viện luôn đặt mục tiêu quan trọng nhất là không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Để thực hiện mục tiêu trên, lãnh đạo Bệnh viện các thời kỳ luôn coi trọng con người là nhân tố đóng vai trò quyết định. Vì vậy, ngay trong thời kỳ khó khăn, thiếu thốn cả con người và kinh phí, Bệnh viện vẫn cố gắng ưu tiên đầu tư về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ những nỗ lực đó ngày hôm nay Bệnh viện đã có được đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, quản lý đáp ứng yêu cầu bệnh viện hạng I theo xếp hạng Bệnh viện của Bộ Y tế.

Hiện tại Bệnh viện có 03 tiến sĩ y khoa, 04 nghiên cứu sinh; 39 bác sĩ CK cấp II; 35 thạc sĩ; 69 bác sĩ CK cấp I;171 bác sĩ; 5 dược sĩ đại học, 135 cử nhân, cao đẳng điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh. Cán bộ, viên chức có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 35% trong toàn bộ cán bộ, viên chức. Với bề dày lịch sử gần 50 năm, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã có nhiều phát triển vượt bậc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính

trị mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh nhà giao cho.

Với đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao, một số trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đa khoa Bình Định luôn là nơi khám chữa bệnh đáng tin cậy của người bệnh và thân nhân người bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực Nam Trung bộ -Tây nguyên.

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển Bệnh viện đến năm 2015 và hướng đến năm 2020, cùng với những thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức; Đảng bộ, cán bộ, viên chức Bệnh viện tích cực tăng cường và giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, động viên mọi thành phần lao động cống hiến cao nhất năng lực, trí tuệ không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.


Phòng chức năng

Thăm dò chức năng

Kế hoạch tổng

hợp

Nội Tổng hợp

Khoa Nhi

Sơ sinh

Ngoại thần

kinh

Đảng ủy

Ban Giám đốc

Công đoàn

Khoa Cận Lâm

Khoa Lâm sàng


Tổ chức Cán bộ

Hồi sức nội

Nội tim mạch

Nha khoa

Phẫu thuật

gây mê hồi sức


Tài chính kế toán

Kiểm soát

N.khuẩn

Giải phẩu

bệnh

Phục hồi

chức

Ngoại chấn thương bỏng


Điều dưỡng

Khoa Dược

Truyền nhiễm

Đông Y

Ung bướu


Hành chính quản trị

Dinh dưỡng

Nội thận

Lọc máu

Khoa mắt

Ngoại tổng

hợp


Vật tư y tế

Chẩn đoán hình ảnh

Lão khoa

Răng Hàm

Mặt

Ngoại Tiết Niệu


Chỉ đạo tuyến

Huyết học

Nội Trung

cao

Tai Mũi Họng

Khoa sản


Vi sinh

Nội tiết

Khoa khám


Hóa sinh

Nội Cơ xương

khớp


Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (BVĐKTBĐ)


Khám chữa bệnh

Quản lý

kinh tế

Đào tạo

cán bộ

Phòng bệnh

BỆNH VIỆN

Chỉ đạo

tuyến

Hợp tác

quốc tế

Nghiên cứu KH


Sơ đồ 1.4 Sơ đồ chức năng nhiệm vụ của bệnh viện

1.4.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược

1.4.3.1 Vị trí

- Khoa Dược bệnh viện là một chuyên khoa thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện.

- Trong bệnh viện, khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác dược trong cơ sở điều trị đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám bệnh nhất là trong sử dụng thuốc.

- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện (14).

1.4.3.2 Chức năng

- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học

kinh tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.

- Quản lý thuốc men, hóa chất , y cụ và các chế độ chuyên môn về dược

trong toàn viện.

- Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất về công tác dược trong toàn viện, đảm bảo thông tin , tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn viện.

- Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất về công tác dược trong toàn viện giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo bệnh viện và phát triển công tác dược theo hướng của ngành và yêu cầu điều trị (14).

1.4.3.3 Nhiệm vụ

- Đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị.

- Quản lý, việc nhập thuốc, cấp thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

- Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý, an toàn, thông tin tư vấn về

thuốc.

- Kiểm tra, giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.

- Nghiên cứu, đào tạo.

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

- Chỉ đạo tuyến.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 05/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí