Chiến Lược Phát Triển Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang Đến Năm 2025

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA BÁC SỸ TRẺ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG


3.1. Chiến lược phát triển Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến năm 2025

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành y tế

Với việc ban hành các quyết định Quyết định 122/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 4448/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án “Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ y tế công” và Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” đã cho thấy định hướng, mục tiêu phát triển của ngành y tế là:

- Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.

- Thường xuyên việc đo lường sự hài lòng của người dân trên cơ sở đó khắc phục những bất cập trong cung cấp dịch vụ y tế công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công nhằm phát huy vai trò chủ đạo của các cơ sở y tế công lập trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao

tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

- Tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Phát triển y tế phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu. tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư. Hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - 9

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả. Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.

- Mục tiêu định hướng đến năm 2030

Đến 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện,

hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đặt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng cao. Tài chính cho y tế chủ yếu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2. Chiến lược phát triển Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

- Bệnh viện từng bước hiện đại, hoàn chỉnh về quy mô giường bệnh, trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức bộ máy phù hợp với bệnh viện hạng I có quy mô 700 giường bệnh. Đồng thời, Bệnh viện cũng không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong vùng và các vùng lân cận. Với mô hình Bệnh viện đa khoa hạng I hoàn chỉnh, chú trọng phát triển hệ ngoại sản, hệ nội và hệ cận lâm sàng, Bệnh viện đã không ngừng cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ, dược sỹ và cán bộ khác. Bên cạnh đó, Bệnh viện tập trung huy động mọi nguồn lực, tranh thủ các chương trình đề án lồng ghép nhằm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác cấp cứu, KCB nhằm tạo bước đột phá về chất lượng chuyên môn đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm tạo uy tín, thương hiệu của đơn vị, tạo niềm tin cho người dân và đây cũng chính là cơ sở để bệnh viện tồn tại và phát triển bền vững.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và Quyết định số 3638/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.

- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng phục vụ; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 07/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế, Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc “tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế”, cải tiến quy trình khám chữa bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện” của Bộ Y tế.

- Triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y Tế về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” và “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện” ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Y Tế; kiện toàn Hội đồng Quản lý chất lượng Bệnh viện, đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động có hiệu quả, tiến tới thành lập phòng Quản lý chất lượng và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện, phòng Nghiên cứu Khoa học;

- Hợp tác Quốc tế. - Tăng cường công tác quản lý các nguồn thu nhằm bảo đảm giử vững đời sống của cán bộ viên chức và nâng đời sống lên một bước; hoàn chỉnh dần để từng bước thực hiện các chế độ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

3.2. Định hướng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến năm 2025

- Tiêu chuẩn hóa trình độ cán bộ, viên chức và đảm bảo cân đối nhu cầu nhân lực phù hợp với từng chuyên khoa đáp ứng tỷ lệ cán bộ/giường bệnh

đạt 1,1. Đào tạo và kiện toàn đội ngũ cán bộ, bộ máy quản lý; hằng năm, quan tâm công tác tuyển dụng viên chức đáp ứng nguồn nhân lực, đảm bảo cơ cấu tỷ lệ 2- 2,5 điều dưỡng/1 bác sỹ

- Rà soát nhân lực về số lượng, cơ cấu trình độ, những bất cập trong bố trí, sử dụng nhân lực của các khoa phòng, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện về chính sách đãi ngộ tạo môi trường làm việc để thu hút người giỏi, để họ tích cực cống hiến có hiệu quả cho bệnh viện.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo liên tục, đào tạo đại học, sau đại học, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý nhà nước cho cán bộ bệnh viện đảm bảo đến năm 2025 đạt 100% cán bộ viên chức có trình độ đại học, cao đẳng; đồng thời tiếp tục có chính sách hỗ trợ đào tạo như đảm bảo hỗ trợ toàn bộ học phí, lệ phí, tài liệu học tập và hỗ trợ tăng thu nhập cho cán bộ được cử đi đào tạo. Bên cạnh đó cần chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ viên chức.

- Tích cực công tác chỉ đạo tuyến và thực hiện Đề án 1816 BYT với các bệnh viện tuyến trên cũng như với tuyến cơ sở; tranh thủ các gói kỹ thuật chuyển giao trong phát triển kỹ thuật mới.

- Căn cứ vào nhu cầu thực tế, có thể mời các chuyên gia giỏi, các cán bộ đã nghỉ hưu nhưng còn sức khỏe, có tâm huyết phục vụ người bệnh ký hợp đồng làm việc.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bác sỹ trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

3.3.1. Cải cách thủ tục hành chính và quy trình KCB của bệnh viện

Thủ tục hành chính của bệnh viện bị đánh giá là còn rườm rà, gây phiền hà cho người bệnh. Bệnh nhân còn phải chờ đợi lâu khi đăng ký khám và chờ khám. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng KCB tại đơn vị, BV ĐK Đức Giang cần giảm thiểu các thủ tục hành chính theo xu hướng gọn nhẹ. Tin học hóa các khâu trong quá trình hướng dẫn, tiếp đón và khám cho người bệnh bằng

hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện, các phòng ban được kết nối với nhau.

Việc nhập dữ liệu BN được thực hiện một lần ở khâu đón tiếp và được sử dụng trong toàn bộ quá trình khám của người bệnh. Điều này sẽ giúp cho nhân viên y tế tiết kiệm thời gian so với cách ghi sổ hiện tại, người bệnh sẽ không phải chờ lâu và năng suất hiệu quả KCB sẽ cao hơn. Ngoài ra, để giảm tình trạng bệnh nhân xếp hàng đông chờ khám, một mặt, BV có thể áp dụng hình thức tư vấn, khám bệnh hoặc đặt lịch khám bệnh cho BN qua điện thoại, tăng số phòng khám, bàn khám, tăng số phòng siêu âm... Làm được những việc này, BN có thể chủ động thời gian đến phòng khám mà không phải đến sớm, chờ lấy số, chờ khám gây tâm lý mệt mỏi, tốn thời gian công sức như hiện tại; mặt khác, BV nên bố trí bàn hướng dẫn BN tại khu đón tiếp, bố trí nhân viên trực thường xuyên để giải đáp và hướng dẫn người bệnh trình tự KCB cũng như cách đi lại giữa các bộ phận trong bệnh viện đảm bảo cho BN không phải đi lại nhiều trong quá trình khám và điều trị tại BV.

3.3.2. Xây dựng chi tiết các tiêu chuẩn phục vụ đối với từng khoa, phòng

Phong cách phục vụ của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh nhân Cách thức phục vụ bệnh nhân quyết định đến chất lượng của bệnh viện. Chất lượng phục vụ của bệnh viện là việc các nhân viên của bệnh viện bao gồm hộ lý, y tá, bác sỹ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phục vụ của bệnh viện, nó tạo ra cho bệnh nhân thái độ vui vẻ hay không hài lòng về chất lượng phục vụ của bệnh viện.

Tác động của các hành động trong khi phục vụ của nhân viên bệnh viện: Tạo cho bệnh nhân cả giác an tâm trong điều trị bệnh, khi tới điều trị bệnh tại bệnh viện các bệnh nhân thường có suy nghĩ nhanh chóng ra viện do đó việc phải ở lại điều trị tại bệnh viện là một cực hình với họ. Với tâm lý như thế mà bệnh nhân lại gặp phải những thái độ của nhân viên phục vụ không ân cần chăm sóc mà còn tỏ ra khó chịu khi chăm sóc bệnh nhân thì sẽ tạo cho bệnh nhân một tâm lý bất an khi điều trị bệnh và như thế việc điều trị sẽ bị

kéo dài hơn và bệnh có thể sẽ nặng thêm. Những hành động ân cần chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân của nhân viên bệnh viện như là hỏi thăm thường xuyên các bệnh nhân, luôn theo dõi việc thực hiện các y lệnh thuốc, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân... Việc uống thuốc đúng giờ và việc ăn uống đủ chất và ăn uống theo phác đồ hướng dẫn điều trị của bác sỹ là rất cần thiết.

Mục tiêu của việc nâng cao phong cách phục vụ của nhân viên là nhằm

: làm hài lòng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Phong cách phục vụ của nhân viên là tập hợp các hành vi của nhân viên khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Với những hoạt động này, nếu thể hiện được sự ân cần chăm sóc của nhân viên sẽ tạo ra cả giác an tâm của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi điều trị tại bệnh viện. Do đó, mục tiêu lớn nhất của việc nâng cao phong cách là việc tạo dựng thương hiệu cho bệnh viện và giúp bệnh viện có được một thị phần lớn trên thị trường.

Các biện pháp giúp bệnh viện đạt được chiến lược:

- Đặt ra những quy định về hành vi và lời nói của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng (bệnh nhân): Ví dụ không được nói trống không, không được nói những câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, không ược nổi nóng vô cớ, không có những hành động vòi vĩnh. Cần có thái độ, lời nói ân cần, quan tâm tới bệnh nhân, có những hành vi kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người xung quanh chính là tôn trọng bản thân mình.

- Hàng tháng nêu lên những tấm gương về tạo ra phong cách cho việc phục vụ tốt bệnh nhân của bệnh viện, tạo dựng được thương hiệu cho bệnh viện. Việc đánh giá nhân viên phục vụ bệnh viện nên có những hình thức đánh giá bằng việc lấy ý kiến của khách hàng (bệnh nhân) và sàng lọc những ý kiến đó và có những quyết định phân minh về việc những nhân viên nào thực hiện tốt và những nhân viên nào chưa thực hiện đúng với các quy định của bệnh viện.

- Hàng tháng, Bệnh viện có những cuộc nói chuyện với bệnh nhân và lấy ý iến của các bệnh nhân về những hành vi của nhân viên trong bệnh viện như thế nào theo bệnh nhân là tốt và như thế nào là không tốt. Việc lấy ý kiến này nhằm thăm dò ý kiến của khách hàng (bệnh nhân) về hoạt động của các nhân viên trong bệnh viện như thế đã được chưa và nếu chưa được thì nên theo phương hướng nào thì đáp ứng được tốt nhất mong muốn của bệnh nhân.

- Hàng tháng, bệnh viện cần tổ chức các buổi họp, những buổi tổ chức với mục tiêu đánh giá lại những hoạt động trong tháng về chất lượng phục vụ của nhân viên trong bệnh viện. Việc tổ chức này nhằm tìm ra những sai phạm của các hoạt động để chỉnh sửa và tìm ra những yếu điểm mạnh của chiến lược để khắc phục và có phương án thay đổi chiến lược cho hợp lý với hoàn cảnh thực tế.

3.3.3. Đào tạo và phát triển bác sỹ trẻ có y đức và chuyên môn lành nghề

Cũng như nhiều BV công lập khác, BV ĐK Đức Giang luôn đứng trước tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực có chuyên môn và lành nghề cao. Chất lượng cán bộ nhân viên của BV chưa đồng đều, bởi vậy để có thể nâng cao chất lượng KCB, BV nên tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo tại chỗ, liên kết đào tạo với các trường, các bệnh viện tuyến trung ương, cử người đi tu nghiệp ở nước ngoài; đặc biệt, BV cần tận dụng triệt để những cơ hội mà đề án 1816 mang lại, các chương trình bồi dưỡng do Bộ y tế hỗ trợ kinh phí học tập. Khuyến khích cán bộ nhân viên của bệnh viện học hỏi, tiếp thu sự chuyển giao công nghệ và phương pháp điều trị từ các chuyên gia y tế hàng đầu trong mọi lĩnh vực để có thể làm chủ thiết bị máy móc, phác đồ điều trị, áp dụng tốt vào công tác KCB tại đơn vị; phát động phong trào tự học và cập nhật thông tin kiến thức thường xuyên trong toàn BV; xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin dễ truy cập và tìm kiếm tạo điều kiện cho mọi cán bộ y tế đều có thể được cập nhật thông tin liên tục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023