Hoạt Động Của Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lạng Sơn


- Phía Đông giáp với lò đốt chất thải Y tế,

- Phía Nam giáp với khu dân cư,

- Phía Bắc giáp với lò hấp chất thải Y Tế,

- Phía Tây giáp với đường đi nội bộ trong bệnh viện.

Hai hệ thống đều được vận hành thường xuyên. Phụ trách quản lý và vận hành hệ thống xử lý do phòng Hành chính bệnh viện đảm nhiệm. Thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nên các thiết bị hệ thống còn tương đối hoàn chỉnh, chưa bị hỏng vỡ, chủ yếu là hệ thống ngầm.

Công nghệ xử lý nước thải của hai bệnh viện này bao gồm việc lựa chọn Công nghệ xử lý MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) dựa trên nguyên lý AAO với mật độ vi sinh rất cao, phương thức xử lý bằng đệm vi sinh lưu động kết hợp vật liệu lọc và khử trùng. Đây là quá trình xử lý sinh học hoàn toàn nên cuối giai đoạn thổi khí amoni sẽ được chuyển hóa thành nitrat. Quá trình xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO trong thiết bị hợp khối bao gồm các giai đoạn sau:

Nước thải từ bệnh viện → Song chắn rác → Hố ga → Bể thu gom → Xử lý sinh học (Bể xử lý kỵ khí + thiếu khí + hiếu khí) → Lọc → Khử trùng → Nước thải ra môi trường đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

3.2.3. Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nước thải bệnh viện chứa nhiều tạp chất bẩn có bản chất khác nhau gây ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, nước thải bệnh viện trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép đổ trực tiếp vào nguồn nước như ao hồ, sông ngòi. Muốn nước thải đổ vào các thuỷ vực này cần phải tiến hành xử lý. Mục đích xử lý nước thải bệnh viện là khử các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh để nước sau khi xử lý đạt được tiêu chuẩn chất lượng cho việc xả vào nguồn tiếp nhận.


Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 6

nhiễm môi trường nước được thiết kế theo nguyên tắc phân luồng như sau:

Hệ thống 1

Dòng 1

Hệ thống 2

Dòng 2

Dòng 1

Hệ thống 3

Dòng 2

Nước mưa chảy tràn

Song chắn rác

Hố gas

Bể tự hoại

03 ngăn

Khu xử lý nước thải tập trung

Nước thải Sinh hoạt

Khử trùng tập trung

Nước thải lâm sàng cận lâm sàng

HT xử lý cục bộ

Do vậy, nước thải bệnh viện cần phải thu gom tại các khoa phòng về bể tập trung để xử lý, sau đó xả vào nơi qui định. Xử lý ở mức độ nào đó sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, đặc điểm thuỷ vực của nguồn nhận, phương pháp xử lý nước thải tiếp nối với dây chuyền công nghệ sản xuất. Sau khi xử lý đạt yêu cầu, nước thải được phép đổ vào nguồn. Giải pháp giảm thiểu ô




Mương thoát nước thải chung khu dân cư

Hình 3.1. Sơ đồ nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải trong bệnh viện


+ Hệ thống 1: Dành riêng cho thoát nước mưa. Hệ thống này bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín (lắp đặt các song chắn rác). Mạng lưới này được xây dựng bằng bê tông cốt thép với hệ thống giếng thăm đồng bộ. Độ dốc cống tối thiếu: 1/D (đường kính D tính bằng mm). Giếng thăm được bố trí tại các điểm thay đổi đường kính, chỗ ngoặt và với khoảng cách trung bình 20

- 40m. Kết cấu cống dùng cống tròn bê tông cốt thép, độ sâu đặt cống điểm đầu nhỏ nhất là 0,5m. Hệ thống này sẽ tập trung nước mưa từ trên mái nhà đổ xuống và dẫn đến hệ thống cống ngầm thoát nước mưa dọc theo đường nội bộ trong bệnh viện. Nước mưa trên các khu vực sân trống sẽ chảy vào các giếng thu nước mưa, từ đó cùng với nước mưa trên mái chúng được dẫn đến cống thoát nước mưa chung và thải ra môi trường.

+ Hệ thống 2: Dành riêng cho nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nước thải sinh hoạt được tách làm 2 dòng:

- Dòng 1: Nước từ nhu cầu tắm rửa, giặt rũ của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn (70- 80%) nước thải sinh hoạt, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra môi trường sau khi qua hệ thống thu gom tập trung, khử trùng.

- Dòng 2: Nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) có nồng độ các chất ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh cao, nên có giải pháp xử lý hữu hiệu. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải vệ sinh này, nhưng do tính chất, khối lượng của nước thải, đặc điểm khí hậu, địa hình nên phương pháp phù hợp nhất mà dự án lựa chọn là phương pháp xử lý bằng bể tự hoại.

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng: lắng phân huỷ cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải được lắng trong bể lắng sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào môi trường.

Thể tích bể tự hoại phụ thuộc và đặc điểm của từng khoa, phù hợp với số lượng cán bộ nhân viên trực tiếp và gián tiếp làm việc, số lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thể tích bể tự hoại được xác định dựa và tiêu chuẩn thải và số người tham gia sử dụng công trình.



Trong đó:

V = A x N x T/1000 (m3)

V: Thể tích bể tự hoại (m3)

A: Tiêu chuẩn thải (lít/người/ngày: trung bình 20 lít) N: Số người sử dụng nhà vệ sinh tự hoại.

T: Thời gian nước thải lưu lại bể tự hoại (20 - 50 ngày).

Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm của Việt Nam nên có thể chọn thời gian lưu nước thải trong bể là 20 ngày và với số lượng giường bệnh trung bình cho mỗi khoa là 40 giường (Theo TCXDVN 365-2007). Số lượng bể tự hoại cần xây dựng ước tính là 02 bể, phục vụ cho khoảng 80 người (40 bệnh nhân, 40 người nhà bệnh nhân). Như vậy thể tích mỗi bể khoảng 16m3.

+ Hệ thống 3: Dành riêng cho nước thải sinh ra trong quá trình điều trị tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, nước thải từ khu phẫu thuật, các labo xét nghiệm... Nước thải hệ thống này được chia thành 02 dòng khác nhau:

- Dòng 1: Nước thải từ các quá trình điều trị (Trừ nước thải từ các Labo xét nghiệm). Loại nước thải này được thu gom và vận chuyển bằng hệ thống riêng đến trạm xử lý nước thải tập trung.

- Dòng 2: Nước thải từ các labo xét nghiệm. Nguồn nước thải này được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Chất trợ

keo tụ



Bể chứa

NT từ labo

Xét nghiệm

Thải vào MT

HT xử lý nước thải tập trung

Tiếp nhận


Phun bùn

HT lò đốt

Ghi chú

Dòng nước thải

Dòng bùn thải


Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý cục bộ nước thải từ các labo xét nghiệm


Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải cục bộ: Nước thải từ các labo xét nghiệm được thu gom vào bể chứa. Sau đó định kỳ được bơm sang bể kết hợp keo tụ và lắng 2, tại đây nước thải được bổ xung các chất trợ lắng như PACN, DW97 nhằm kết tủa các kim loại nặng và các một phần hợp chất hữu cơ khác. Nước thải sau khi lắng sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung thông qua hệ thống vận chuyển nước thải ở dòng 1. Lượng bùn thải sau đó được nạo vét, phơi khô và tiến hành đốt tại lò đốt chất thải rắn của bệnh viện.

+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung: Hiện tại, bệnh viện đa khoa trung tâm Lạng Sơn đã có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công suất 350m3/ngày. Hệ thống xử lý nước thải theo theo phương pháp bể Aeroten, kết hợp lắng và khử trùng nước thải.

- Xử lý sơ bộ bậc 1:

Nước thải từ các nguồn khác nhau theo hệ thống các đường ống riêng chảy vào bể gom, bể này được xây dựng tại một vị trí thuận lợi cho việc gom nước thải toàn bệnh viện. Tại đây, tất cả các rác thô có kích thước lớn như: giấy, bao nilon, que, gỗ … được giữ lại ở hố tách bằng lưới inox ф 5 và được đưa tới điểm tập trung rác bệnh viện.

Từ bể thu gom, nước thải chảy ra bể điều hoà nhằm cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đồng thời thực hiện quá t nh làm thoáng sơ bộ. Tại đây, định kỳ một lần một tuần nước thải được bổ sung vào một lượng BIOWC96 hoặc DW97 nhằm thuỷ phân sơ bộ các chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho quá t nh ôxy hoá tiếp theo.

Để nâng cao mức độ đồng đều các chất hữu cơ trong nước thải, tránh lắng cặn và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, ở trong bể điều hoà được lắp hệ thống sục khí. Nước thải được bơm thường xuyên lên container để xử lý với một lượng ổn định không đổi bằng bơm. Để bảo đảm quá trình xử lý được liên tục cần lắp thêm một bơm dự phòng cùng công suất.


- Xử lý bậc 2:

Xử lý bậc hai là quá trình xử lý quan trọng kết hợp các công đoạn xử lý khác nhau được thực hiện trong container thiết bị. Nước thải được bơm vào thiết bị trước tiên đi vào ngăn xử lý vi sinh yếm khí. Nước thải được dẫn qua lớp đệm vi sinh có cấu tạo đặc biệt hình thành dòng nước lan toả đi các nhánh trong lớp đệm tạo màng vi sinh tối đa phân bố đồng đều trong lớp đệm. Do cấu tạo như vậy quá trình phân huỷ sinh học yếm khí diễn ra đồng đều với hiệu suất xử lý cao. Ngoài ra, việc cấp thêm chế phẩm vi sinh đặc hiệu DW- 97H (2-3 mg/lít) sẽ giúp cho việc phân hủy được thực hiện nhanh hơn. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn xử lý sinh học yếm khí khonảg 1-1,5h. Hiệu suất xử lý nước thải tại ngăn xử lý sinh học yếm khí này có thể đạt tới 40 - 45% theo BOD.

Tiếp theo ngăn xử lý sinh học yếm khí nước thải được đi qua ngăn xử lý sinh học hiếu khí. Ngăn này được thiết kế theo phương án kết hợp một lúc nhiều nguyên lý thiết bị Biofin, Biofor, Aeroten, tạo bề mặt tiếp xúc lớn giữa nước thải và không khí. Thời gian lưu của nước thải trong ngăn thiết bị này là 2 - 2,5h, qua 3 quá trình xử lý vi sinh, được thực hiện hợp khối trong một thiết bị như sau:

Aerolif (Trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải.

Aeroten dòng ngược (hoặc dòng xuôi) có lớp đệm vi sinh bám. Lọc sinh học dòng xuôi với vật liệu lọc.

Với cơ chế như vậy, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tốt hơn nên quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và triệt để. Để tăng cường quá trình xử lý, một phần bùn hoạt hoá sau khi qua container được bơm tuần hoàn trở lại, hoà trộn với nước thải từ bể điều hoà, hoặc với từng ngăn của các Modul nhằm tăng cường tối đa hiệu ứng của bùn hoạt hoá cho quá trình xử lý. Việc


cung cấp ôxy được thực hiện nhờ máy thổi khí cưỡng bức trong mỗi modul thiết bị. Hiệu quả xử lý của quy trình xử lý này đạt 70 - 75% theo BOD.

Để nâng cao hiệu quả xư lý BOD của các quá trình xử lý sinh học hiếu khí lên 90 - 95%, trong thiết bị còn lắp thêm ngăn xử lý sinh học dạng biphin nhỏ giọt. Nước thải sau khi các quá trinh xử lý hiếu khí kết hợp nêu trên sẽ được bơm lên đỉnh của ngăn lọc sinh học, từ đây nước thải sẽ chảy qua lớp đệm lọc sinh học có các màng vi sinh bám. Ngăn lọc sinh học được thiết kế với các khe hút gió trên thành thiết bị, do đó không khí sẽ được hút vào ngăn lọc và bị cuốn cùng với nước thải qua các ngách của lớp đệm, tạo điều kiện tốt cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và giảm chi phí điện năng dùng cho cấp khí.

Quá trình tách bùn hoạt hoá và cặn lơ lửng hữu cơ khác trong nước được thực hiện nhờ ngăn lắng trong cùng thiết bị này. Ngăn lắng được thiết kế theo kiểu lắng bản mỏng (Lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu. Ngoài ra, Tại đây nước thải được bổ sung chất keo tụ PACN-95 (nồng độ 5-8mg/lít) có tác dụng tạo bông cặn to, tăng tốc độ lắng, giúp cho quá trình tách bông bùn diễn ra nhanh chóng và giảm kích thước thiết bị.

Nước thải đã qua xử lý sinh học và được lắng trong nhưng vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây bệnh, do đó cần được dẫn sang ngăn khử trùng để diệt trừ vi khuẩn trước khi xả ra môi trường. Hiệu quả và triệt để nhất là khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Dung dịch Hypochloride Na hoặc Ca (NaOCl, hoặc Ca(OCl)2) được pha trộn và bơm định lượng với nồng độ 4 -

6mg Cl2/m3 nước thải. Việc định lượng Clo hoạt tính cần thiết cho khử trùng

nhờ các thiết bị trộn, thiết bị pha Cl2, và các bơm định lượng Cl2 được lắp đồng bộ trong modul thiết bị hợp khối.

Nước thải sau khi được khử trùng được chảy vào hồ chứa nước thải đã xử lý trước khi thải và mương thoát nước chung của khu dân cư.

- Xử lý bùn


Bùn cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được bơm về bể chưa bùn. Tại đây dưới tác dụng của quá trình lên men yếm khí, phàn lớn của cặn sẽ được khoáng hóa cùng với sự hình thành một số sản phẩm phụ của quá trình lên men yếm khí CH4, NH3, H2O, H2S .... thể tích của bùn giảm một cách đáng kể. Mặt khác tại đây dư lượng của men BIOWC96 hoặc DW97 sẽ được đẩy mạnh nhanh quá trình phân hủy bùn và diệt trừ trứng giun sán cũng như vi khuẩn gây bệnh chứa trong bùn trước khi chảy ra môi trường. Bùn sau khi xử lý được hút định ký bằng xe vệ sinh đưa đến khu xử lý tập trung thông qua hợp đồng với các cơ quan xử lý.

3.2.4. Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải, trong không gian thiết bị của mỗi modul để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.

Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi

Quy trình xử lý của từng công trình xử lý được mô tả cụ thể dưới hình

3.3 sau đây:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí