Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 - 8

- Về chất lượng nhà cung ứng: Năm 2012, tất cả các nhà thầu trúng

thầu đều cung ứng đủ thuốc đúng theo hợp đồng.

Tóm lại có thể khẳng định, HĐT & ĐT đã lựa chọn thuốc và lựa chọn nhà cung ứng đảm bảo chất lượng.

Xây dựng DMT bệnh viện là nền tảng cho việc lựa chọn và mua sắm thuốc, quản lý thuốc tốt và sử dụng thuốc hợp lý. DMT hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Tại BVĐKTBĐ, DMT được xây dựng lần đầu tiên năm 2006 và mỗi năm một lần bệnh viện đều rà soát, xem xét, bổ sung, loại bỏ thuốc trong DMT bệnh viện để phù hợp với thực tế điều trị . Đến năm 2012 bệnh viện đã xây

dựng DMT lần thứ 6. Tuy nhiên cũng có những hạn chế cần khắc

phục:

- DMT phải phù hợp với MHBT của bệnh viện. Tuy nhiên các thông tin về mô hình bệnh tật mà HĐT & ĐT của BVĐKT đưa ra vẫn chưa đủ làm cơ sở xây dựng DMT bệnh viện năm 2012.

- Xây dựng DMT tại Bệnh viện được thống nhất bởi tất cả các khoa phòng, do đó việc thu thập các ý kiến đóng góp của các khoa phòng sử dụng thuốc là cần thiết ,vì các khoa sử dụng là nơi trực tiếp thấy rõ được nhu cầu thực tế về thuốc.

- BVĐKTBĐ đã cơ bản đưa ra được các nguyên tắc để lựa chọn và mua sắm, quản lý sử dụng DMT như: chọn thuốc theo nhu cầu; thuốc trong DM phải thống nhất DMT chủ yếu do Bộ y tế ban hành; chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới là người có yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMT, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi về Trưởng khoa Dược ( phó chủ tịch

HĐT & ĐT). Tuy nhiên bệnh viện cần xem xét đưa thêm một số nguyên tắc quan trọng khác trong quản lý DMT như:

DMT nên được xây dựng trên cơ sở phát đồ điều trị.

Các thuốc trong DMT nếu thấy không phù hợp hoặc không cần thiết thì nên loại khỏi DMT.Ngoài ra, việc đánh giá lựa chọn các thuốc vào trong danh mục hoạt chất bệnh viện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sử dụng của bác sĩ và các thông tin thu thập của khoa dược. Các thành viên trong HĐT & ĐT chỉ quan tâm đến việc lựa chọn thuốc theo nhu cầu dựa trên kinh phí dành cho thuốc của bệnh viện và thuốc phải được BHYT chi trả nghĩa là thuốc phải có trong DMT chủ yếu của Bộ y tế mà ít quan tâm đến tính phù hợp và tính hiệu quả - an toàn của thuốc.

Trong tương lai BVĐKTBĐ sẽ dần hoàn thiện hơn và xây dựng DMT thật sự phù hợp với bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh

.3.2.6 Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.13 Cơ cấu các thuốc xếp theo tác dụng dược lý


STT

Tác dụng dược lý

SLDM

Tỷ Lệ

%

1

Thuốc gây mê

38

3.0

2

Giảm đau, hạ sốt,kháng viêm nosteroid

89

7.1

3

Thuốc chống dị ứng

12

1.0

4

Giải độc

21

1.7

5

Chống co giật

13

1.0

6

Kháng sinh

202

16.2

7

Đau nửa đầu, chóng mặt

6

0.5

8

Điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

55

4.4

9

Tiết niệu

5

0.4

10

Chống Parkinson

5

0.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 - 8


11

Thuốc tác dụng đối với máu

40

3.2

12

Thuốc tim mạch

153

12.3

13

Da liễu

27

2.2

14

Thuốc dùng trong chẩn đoán

9

0.7

15

Sát khuẩn

5

0.4

16

Thuốc lợi tểu

9

0.7

17

Đường tiêu hóa

119

9.5

18

Nôi tiết

92

7.4

19

Huyết thanh

5

0.4

20

Giãn cơ và ức chế cholinesterase

16

1.3

21

Chuyên khoa mắt ,TMH

32

2.6

22

Thúc đẻ. Cầm máu, chống đẻ non

15

1.2

23

Dung dịch thẩm phân phúc mạc

3

0.2

24

Thuốc chống rối lọan tâm thần

27

2.2

25

Thuốc tác dụng lên đường hô hấp

40

3.2

26

DD điều chỉnh điện giải, cân bằng pH

43

3.4

27

Khoáng chất và vitamin

96

7.7


Tổng

1.146

100

Nhận xét:

DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2012 bao gồm 1.146 thuốc phân thành 27 nhóm tác dụng dược lý.Trong đó thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với số lượng danh mục là 202 chiếm 16,2%. Tiếp đến là thuốc tim mạch với SLDM là 153 chiếm 12,3%, Thuốc nội tiết SLDM là 92 chiếm 7,4%. Giảm đau ,hạ sốt, kháng viêm SLDM 89 chiếm 7,1 % Thuốc ung thư SLDM 55 chiếm 4,4%....Với Bệnh viện đa khoa loại I thuộc tuyến tỉnh nên việc các thuốc trong DMT chủ yếu tập trung vào các nhóm thuốc trên là hợp lý. WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên toàn cầu. Việc kết hợp hai kháng sinh khá phổ biến hiện nay tại bệnh viện làm tăng chi phí điều trị, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của

thuốc và tình trạng đề kháng với kháng sinh. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh thực sự đã đúng chưa thì hiện tại bệnh viện cũng chưa có đánh giá cụ thể nào để đưa ra nhận xét có hay không việc lạm dụng kháng sinh trong bệnh viện để từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời, điều chỉnh phù hợp giúp cho việc lựa chọn và mua sắm thuốc hiệu quả hơn.

3.2.7 Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT của BV ĐKTBĐ năm

2012

Theo chủ trương của Bộ y tế “ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước với chất lượng tương đương, giá không cao hơn giá thuốc cùng loại nhập khẩu” Tỷ lệ thuốc nội trong DMT của BVĐKTBĐ chiếm tỷ lệ 51,4% SLDM và 52,2% giá trị sử dụng. Thuốc ngoại chiếm 48,6 % SLDM và chiếm 47,8% giá trị sử dụng.

Bảng 3.14 Tỷ lệ thuốc nội thuốc ngoại trong DMT năm 2012

(Đơn vị tính 1.000 VNĐ)


STT

Nội dung

SLDM

Tỷ lệ %

Trị giá

Tỷ lệ %

1

Thuốc nội

589

51,4

62.848.950

52,2

2

Thuốc ngoại

557

48,6

57.727.995

47,8


Tổng

1.146

100

120.576.945

100


47,8

52,2

Thuốc nội

Thuốc ngoại

3.5. Biểu đồ giá trị các nhóm thuốc nội ngoại

Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc ngoại nhập

ĐVT 1.000 VNĐ


STT

Tên nước sx

SLDM

Tỷ lệ%

Tri giá (1.000VNĐ)

Tỷ lệ %

1

Ấn

101

18.13

14,460,637

25.0

2

Pháp

74

13.29

1,613,179

2.8

3

Đức

69

12.39

5,664,465

9.8

4

Korea

55

9.87

7,291,656

12.6

5

Hungari

43

7.72

1,084,524

1.9

6

Pakistan

28

5.03

3,707,709

6.4

7

Anh

20

3.59

2,010,171

3.5

8

Australia

13

2.33

6,222,512

10.8

9

Italia

11

1.97

1,081,943

1.9

10

Hà lan

10

1.80

444,657

0.8

11

Áo

10

1.80

1,059,540

1.8

12

Tây Ban Nha

9

1.62

301,969

0.5

13

Bỉ

9

1.62

536,191

0.9

14

Thụy Sĩ

8

1.44

1,062,169

1.8

15

Thụy Điển

8

1.44

184,256

0.3

16

Banglades

8

1.44

737,297

1.3

17

Balan

8

1.44

1,697,767

2.9

18

Ý

6

1.08

896,707

1.6

19

Nga

6

1.08

680,167

1.2

20

Mỹ

6

1.08

1,609,935

2.8

21

USA

5

0.90

175,666

0.3

22

Canada

5

0.90

1,000,520

1.7

23

Úc

4

0.72

239,821

0.4

24

Ireland

4

0.72

16,426

0.0

25

Đài Loan

4

0.72

259,507

0.4

26

Argentine

4

0.72

2,090,959

3.6

27

Trung Quốc

3

0.54

10,901

0.0

28

Indonesia

3

0.54

17,418

0.0

29

Cyprus

3

0.54

220,519

0.4

30

Ukraina

2

0.36

314

0.0

31

Romani

2

0.36

258,069

0.4

32

Polan

2

0.36

29,145

0.1

33

Malaysia

2

0.36

362,565

0.6

34

Denmark

2

0.36

26,617

0.0

35

Turkey

1

0.18

51,998

0.1

36

Thổ Nhĩ Kỳ

1

0.18

313

0.0

37

Thái lan

1

0.18

5,591

0.0

38

Switzerland

1

0.18

11,287

0.0

39

Slovenia

1

0.18

3,977

0.0

40

Nhật

1

0.18

661

0.0

41

Mexico

1

0.18

409,911

0.7

42

Hylap

1

0.18

4,147

0.0

43

Colombia

1

0.18

183,960

0.3

44

Austria

1

0.18

252

0.0


Tổng

557

100.00

57,727,995

100.0







Nhận xét: Trong số các thuốc nhập ngoại, số thuốc có xuất xứ từ các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Italia…. chiếm tỷ lệ về SLDM là

34,9% và chiếm 18,7 % về giá trị . Điều này chứng tỏ các công ty Dược có xu hướng nhập thuốc từ các nước đang phát triển, nhất là Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan… các thuốc nay đang được các bác sĩ kê đơn rất nhiều do ảnh hưởng của đội ngũ trình dược viên. Đây là những bất cập rất lớn của ngành Dược Việt Nam.

3.2.8 Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn

Bảng 3.16. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn của BVĐKTBĐ năm

2012


STT

Cơ cấu

SLDM

Tỷ lệ %

Trị giá

Tỷ lệ %

1

Thuốc gây nghiện –

Hướng thần

24

2,1

509.376

0,42

2

Thuốc thường

1.122

97,9

120.067.539

99,58


Tổng số

1.146

100

120.576.915

100

Nhận xét: Thuốc gây nghiện – hướng thần chiếm 2,1% DMT và 0,43% gia trị là hợp lý, vì là thuốc chủ yếu dùng trong phẫu thuật, được giám sát chặt chẽ đúng chỉ định trong điều trị.

3.2.8 Cơ cấu thuốc tiêm và thuốc uống trong DMT năm 2012

Bảng 3.17 Cơ cấu các dạng thuốc trong DMT của BVĐKTBĐ năm 2012



TT

Dạng thuốc

SLDM

Tỷ lệ%

Trị giá

(1.000VNĐ)

Tỷ lệ%

1

Thuốc tiêm truyền

575

50,2

98.682.418

82

2

Thuốc viên

506

44,2

14.274.134

11,8

3

Thuốc dùng ngoài

65

5,6

7.861.669

6,2


Tổng

1.146

100

120.576.915

100

Nhận xét: Trong DMT của BVĐKTBĐ tỷ lệ thuốc tiêm là 50,2% chiếm 81% giá trị sử dụng. Số lượng danh mục lớn và giá trị sử dụng cũng lớn. Vì

vậy bệnh viện nên giảm bớt một số thuốc tiêm trong DMT bệnh viện nếu như dạng thuốc khác có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.

3.2.9 Cơ cấu giá trị sử dụng một số nhóm thuốc năm 2012

Bảng 3.18. Cơ cấu giá trị một số nhóm thuốc trong DMT năm 2012



STT

Tên nhóm thuốc

Giá trị (1.000 VNĐ)

Tỷ lệ %

1

Kháng sinh

42.551.974

35,3

2

Dịch truyền

4.995.703

4,2

3

Đạm truyền

2.843.067

2,4

4

Coticoid

1.577.548

1,3

5

Vitamin

1.333.861

1,1

6

Thuốc khác

67.516.068

55,7


Tổng

120.576.915

100


80000000


70000000


60000000


50000000


40000000

Giá tr

30000000


20000000


10000000


0

Kháng sinh Dịch truyền Đạm truyền Corticoid Vitamin Thuốc khác

Biểu đồ 3.6: Giá trị các nhóm thuốc dùng trong năm 2012

Nhận xét: Thuốc kháng sinh chiếm 35,3 % là khá cao, tuy nhiên nó cũng phù hợp bởi số ca đại trung phẫu nhiều, thuốc khác chiếm 55,7 % phù hợp cới một bệnh viên đa khoa hạng I.

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1 Hoạt động lựa chọn thuốc

Về quy trình lựa chọn thuốc nói chung bệnh viện đã làm tốt công tác này. Việc xây dựng DMTBV đã hội tụ được các yếu tố cơ bản, cần thiết như MHBT tại bệnh viện, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, số liệu thống kê về sử dụng thuốc trong thời gian gần nhất, tài chính của bệnh viện,tuân thủ DMTTY, DMTCY do Bộ y tế ban hành. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế cần khắc phục.

Danh mục thuốc BVĐKTBĐ bao gồm 27 nhóm thuốc, trong đó các nhóm thuốc có tỷ trọng cao là thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch, thuốc đường tiêu hóa…. Như vậy BVĐKTBĐ đa dạng cả về nhóm dược lý và số hoạt chất trong mỗi nhóm đáp ứng nhu cầu điều trị của một bệnh viện đa khoa.

Việc quản lý cung ứng một danh mục thuốc lớn trong bệnh viện là một công việc nặng nề đòi hỏi khoa dược phải có cơ sở bảo quản đảm bảo, phần mềm quản lý tồn kho, quản lý mua, các quy trình làm việc chuẩn, các dược sỹ hiểu biết về nhiều lĩnh vực chuyên môn. Danh mục thuốc nên xem xét để rút ngắn, loại bỏ những thuốc kém hiệu quả.

Khó khăn trong việc dự trù kế hoạch cung ứng đôi khi dẫn đến thừa hoặc thiếu thuốc…ảnh hưởng đến an toàn hợp lý. Đây là những khó khăn đối với khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.

Tồn tại: Việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào sử dụng của năm trước, DMTCY của Bộ y tế và kinh nghiệm của các bác sĩ, chưa có những đánh giá cụ thể, số lượng hoạt chất đa dạng với nhiều biệt dược được sử dụng trong bệnh viện sẽ làm cho công

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 05/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí