Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 6

làm duy trì tỷ lệ nợ xấu 2.7% tại thời điểm kết thúc năm 2015, tăng nhẹ so với 2014, lý do bởi VPBank đã tham gia vào một số phân khúc cho vay có độ rủi ro cao hơn như tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp, hay cho vay một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên, VPBank đã có hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro để đảm bảo tỷ lệ này dưới phạm vi cho phép là 3%. Vậy so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành năm 2015 thì tỷ lệ nợ của VPBank đang nằm trong mức cho phép nhưng cần phải tìm giải pháp để tỷ lệ này.

Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam nói chung và của VPBank nói riêng tuy có cao và đang có chiều hướng tăng, nhưng nếu so với một số nước trong khu vực vào thời điểm chính phủ

cũng phải đứng ra xử lý nợ xấu thì vẫn thấp hơn nhiều. Chẳng hạn, Thái Lan vào thời điểm khủng hoảng tài chính năm 1999, nợ xấu lên tới 47,7%; Inđônêxia trên 50%; Hàn Quốc năm 1998 là 17% và Malaixia trên 11,4%...

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Bảng 4.5. Tình hình nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Vốn huy động

32009

59680

88345

119163

152131

Tổng nguồn vốn

82818

102673

121264

163241

193876

Vốn huy động/Tổng

nguồn vốn (%)

38.65

58.13

72.85

73

78.47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 6

Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank đã kiểm toán.

250000

200000

193876

163241

150000

121264

102673

152131

100000

82818

Vốn huy động

Tổng nguồn vốn

119163

50000

88345

32009

59680

0

2011 2012 2013 2014 2015 Năm

Tỷ đồng

Biểu đồ 4.6. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tổng nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2011-2015


Nguồn: Dữ liệu từ bảng 4.5

Qua biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn của NH có xu hướng tăng trưởng khá ổn định. Năm 2011 tổng nguồn vốn là 82818 tỷ đồng, sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn đã tăng thêm 19855 tỷ đồng so với năm 2011, đến năm 2013 con số này lên đến 121264 tỷ đồng. Kết thúc năm 2014 tổng nguồn vốn mà NH có đã là 163241 tỷ đồng, năm 2015 tổng nguồn vốn tăng 30635 tỷ đồng so với năm 2014.

Không những thế biểu đồ trên còn thể hiện rõ sự gia tăng của vốn huy động đã đóng góp không ít vào sự tăng trưởng chung của nguồn vốn, cụ thể là:

- Năm 2011vốn huy động là 32009 tỷ đồng, năm 2012 vốn huy động đã lên đến 59680 tỷ đồng tăng 27671 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 86.45%, đây là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn. Từ tháng 3/2011, với mục đích hạn chế tăng trưởng tín dụng, xử lý tình trạng các ngân hàng đua tranh tăng lãi suất huy động nhằm thu hút các nguồn tiền gửi từ dân cư, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một loạt các biện pháp áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

-Năm 2013 vốn huy động là 88345 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 28665 tỷ đồng. Đến năm 2014 con số này tiếp tục tăng đạt mức 119163 tỷ đồng, và năm 2015 nguồn vốn huy động đã là 152131 tỷ đồng, tăng 32968 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 27.7%, tuy trong

thời gian qua luôn có sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhưng sự tăng lên của vốn huy động và tổng nguồn vốn đã chứng tỏ được uy tín và sự phát triển của NH do NH có những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế, bên cạnh đó NH cũng thường xuyên tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh của NH đến với khách hàng.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của VPBank sự thay đổi qua các năm. Hoạt động huy động vốn cũng tăng trưởng tương đối ổn định và có hiệu quả. Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng qua các năm, vốn huy động chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn, điều này giúp NH sẽ chủ động trong công tác cho vay, độc lập trong các hoạt động.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn

Bảng 4.6. Tình hình dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn của VPBank từ 2011 đến 2015.

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Dư nợ cho vay

29184

36903

52474

78379

116804

Tổng nguồn vốn

82818

102673

121264

163241

193876

Dư nợ/Tổng

nguồn vốn(%)

35.24

35.94

43.27

48.01

60.25

Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank đã kiểm toán.

Như vậy, bên cạnh các yếu tố về chính sách, quy định, quy trình cho vay chặt chẽ Chi nhánh chưa thực sự đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng, của các khách hàng tiềm năng, chưa mở rộng tối đa thị phần cho vay. Khả năng cho vay là rất lớn, biểu hiện qua nguồn vốn huy động được không ngừng tăng cao qua các năm, điển hình 2011 tổng nguồn vốn là 82818 tỷ đồng, tổng nguồn vốn tăng qua các năm và đến năm 2015 là 193876 tỷ đồng, trong khi nhu cầu vay của các khách hàng là rất cao, cấp thiết, điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu dư nợ cho vay năm 2011 là 29184 tỷ đồng và đến năm 2015 dư nợ cho vay đã

lên đến 116804 tỷ đồng, mặc dù vậy trong thực tế NH vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của các khách hàng, nên hiệu quả cho vay đang giảm dần qua các năm. Vì thế, để nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng cần có các chính sách cho vay thông thoáng hơn, có chiến dịch Marketing sản phẩm của Ngân hàng một cách hiệu quả, không ngừng tìm

kiếm các khách hàng mới, tiềm năng. Nhưng tỷ lệ cho vay càng cao càng làm tăng tính rủi ro của ngân hàng vì khi tỷ lệ cho vay cao sẽ làm cho lượng tiền dự trữ của ngân hàng giảm. Vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu rút vốn sẽ làm cho lượng tiền của ngân hàng không đủ để đáp ứng việc chi trả.

Biểu đồ 4.7. Tình hình tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2011-2015


%

70

Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn

60

60.25

50

43.27

48.01

40


30

35.94

35.24

Dư nợ/Tổng nguồn vốn

20


10


0

2011

2012

2013

2014

2015 Năm

Nguồn: Dữ liệu từ bảng 4.6

Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng qua các năm. Cụ thể:

-Năm 2011 tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn đạt 35.24% so với chỉ số trung bình ngành được tính toán dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các NH năm 2011 là 50.23% thì chỉ số của VPBank còn quá thấp, hoạt động cho vay chưa được đẩy mạnh, cần có những chiến lược riêng để có thể phát triển hoạt động chủ chốt này.

-Năm 2012 tỷ lệ này tăng 0.7% so với năm 2011, tỷ lệ tăng không lớn, chỉ là sự biến đổi nhẹ, cho thấy NH thì chỉ sử dụng khoảng 1/3 tổng nguồn vốn của mình có vào hoạt động cho vay. Tỷ lệ này không cao chứng tỏ NH hoạt động đa dạng vào nhiều lĩnh vực, ngoài cho vay NH còn sử dụng vào nhiều dịch vụ khác nâng cao lợi nhuận và phân tán rủi ro cho NH nhưng vẫn tập trung vào thị trường bán lẻ. Chỉ số trung bình ngành được tính toán dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các NH năm 2012 về tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn là 60.5%, so với tỷ lệ của VPBank thì con số này lại là một trong những vấn đề NH cần lưu ý cũng như tập trung phát triển để có thể cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình so với các

NH khác.

-Năm 2013 tỷ lệ này đạt 43.27% có tăng so với năm 2012 là 7.33%, và năm 2014 tỷ lệ này đã lên tới 48.01% tỷ lệ tăng qua các năm không lớn, nhưng điều này cũng cho thấy NH đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình, tận dụng nguồn vốn để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn trong lĩnh vực kinh doanh này.

-Năm 2015, thì tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn đã lên đến 60.25%, đã tăng 12.24% so với năm 2014. Điều này cho ta thấy nếu như năm 2011, năm 2012 NH chỉ sử dụng 1/3 tổng nguồn vốn để cho vay thì đến nay, hoạt động cho vay đã chiếm 2/3 tổng nguồn vốn của mình, NH đã tập trung vào một lĩnh vực mà NH cho đó là một tiềm năng, một cơ hội để phát triển để hoạt động, bên cạnh đó NH cũng không quên các dịch vụ khác để có thể góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận của mình.

Hệ số thu nợ.

Ta vẫn chưa vội kết luận Ngân hàng đang thực hiện hoạt động thu nợ rất hiệu quả mà ở đây ta phải xem xét hai thành phần tạo nên chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Thông thường, doanh số cho vay là doanh số cho vay của năm, còn doanh số thu nợ là doanh số thu những khoản nợ cho vay của năm nay và của năm trước nữa, do đó việc đánh giá chỉ mang tính tương đối. Khi đánh giá doanh số thu nợ ta nên dựa vào doanh số thu nợ trên nợ đến hạn phải thu thì việc đánh giá sẽ hiệu quả và chính xác hơn.

Bảng 4.7. Hệ số thu nợ của VPBank giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Doanh số cho

vay

39376

44965

66263

95675

131463

Doanh số thu

nợ

35516

37246

50692

69779

93038

Hệ số thu nợ

(%)

90.2

82.83

76.5

72.82

70.77

Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank đã kiểm toán.

Biểu đồ 4.8. Hệ số thu nợ của VPBank từ năm 2011 đến năm 2015


%

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Hệ số thu nợ (%)

90.2

82.83

76.5

72.82

70.77

Hệ số thu nợ (%)

2011 2012 2013 2014 2015 Năm

Nguồn: Từ bảng số liệu 4.7

Qua biểu đồ ta có thể thấy được:

-Năm 2011 hệ số thu nợ đạt đến 90.2%, điều này chứng tỏ trong năm hoạt động này NH đã thực hiện rất tốt việc cho vay cũng như kiểm soát tốt nguồn nợ phải thu. Số nợ phải thu đạt gần như tối đa mà mọi NH muốn đạt được qua các năm, để có thể hạn chế được nợ xấu cũng như nâng cao lợi nhuận, góp phần cho sự phát triển và mục tiêu đã đặt ra trong năm trước đó.

-Năm 2012 hệ số này có chiều hướng giảm 7.37% so với năm 2011. Tuy nhiên không phải là một tín hiệu xấu, tuy hệ số thu nợ có giảm nhưng doanh số cho vay của NH lại tăng 5589 tỷ đồng, điều này cho thấy NH đã bắt đầu có được sự quan tâm cũng như khả năng thu hút khách hàng và khả năng mở rộng tín dụng của NH, có điều việc thu hồi nợ có phần không mấy khả quan so với doanh số cho vay, trong khi số tiền NH cho vay lên đến 44965 tỷ đồng mà doanh số thu nợ chỉ đạt ở mức 37246 tỷ đồng.

-Năm 2013 hệ số thu nợ tiếp tục giảm 6.33% so với năm 2012, tuy vậy doanh số cho vay của NH lại tăng một cách đáng kể, với mức tăng 21298 tỷ đồng so với năm 2012, đi đôi với việc tăng doanh số cho vay là tăng doanh số thu nợ, và khoảng chênh lệch giữa hai doanh số này đã dẫn đến hệ số thu nợ có phần kém cạnh hơn các năm trước.

-Năm 2014 doanh số thu nợ tăng 19087 tỷ đồng so với năm 2013, doanh số cho vay cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên hệ số thu nợ lại giảm 3.68% so với năm 2013, doanh số cho vay

tăng chứng tỏ khả năng thu hút khác hàng, cũng như sự hiệu quả trong hoạt động cho vay nhưng bên cạnh đó việc thu hồi những khoản nợ vay cũng gặp không ít khó khăn, chính vì điều đó đã làm nên sự chênh lệch giữa khoản phát ra và thu vào của NH dẫn đến hệ số thu nợ thấp.

-Năm 2015 hệ số thu nợ là 70.77%, giảm so với năm 2014 là 2.05% , cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng, hoạt động của NH đang trên đà phát triển, song vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn rằng nợ có thể thu hồi về một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh còn có những khoản nợ xấu, nợ quá hạn làm cho doanh số thu nợ không đạt tới một con số trọn vẹn. Hệ số thu nợ không cao nhưng chưa chắc hoạt động của NH là không hiệu quả việc đánh giá chỉ mang tính tương đối.

Vòng quay vốn Tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đa dạng hóa hình thức cho vay và thu hồi nợ tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn đồng thời làm cho đồng vốn huy động của ngân hàng khỏi bị ứ đọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhưng để làm

tăng số vòng quay vốn tín dụng, cân bằng hay đẩy mạnh doanh số thu nợ và giảm dư nợ cho vay là điều không hề đơn giản đối với bất kỳ NH nào, bởi nó không chỉ nằm ở việc của NH mà còn là của khách hàng.

Bảng 4.8. Vòng quay vốn tín dụng của VPBank từ năm 2011 đến năm 2015.

Đơn vị tính: Tỷ đồng



2010

2011

2012

2013

2014

2015

Doanh số

thu nợ

15813

35516

37246

50692

69770

93038

Dư nợ cho

vay

25324

29184

36903

52474

78379

116804

Vòng quay vốn tín dụng

(vòng)

1.3

1.13

1.13

1.07

0.95

Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank đã kiểm toán và tác giả tự tính toán.

Biểu đồ 4.9. Số vòng quay vốn tín dụng của VPBank giai đoạn 2011-2015.


Vòng

1.4

Vòng quay vốn tín dụng (vòng)


1.3

1.2

1.07

1

1.13

1.13

0.8

0.95

Vòng quay vốn tín

0.6 dụng (vòng)

0.4


0.2


0

2011 2012 2013 2014 2015 Năm

Nguồn: Dữ liệu từ bảng 4.8

Qua bảng số liệu tính toán thì vòng quay vốn tín dụng trong 5 năm gần đây ở mức chưa cao, và chưa ổn định. Cụ thể:

Năm 2011 là 1,3 vòng/năm, năm 2012 và 2013 là 1,13 vòng/năm, năm 2013 là 1,07 vòng/năm và năm 2015 là 0.95 vòng/năm cho thấy NH đã rất tích cực trong việc thu hồi nợ làm cho doanh số thu nợ và dư nợ cho vay bình quân xấp xỉ nhau. Mặc dù, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn không ổn định qua các năm nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của nguồn vốn. Hay nói cách khác với 1 đồng dư nợ cho vay thì trong năm 2011 mất tới hơn 9 tháng để thu hồi, và năm 2015 thì NH mất một khoảng thời dài hơn 1 năm mới có thể thu được nợ. Những số liệu tính toán này cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng là chưa nhanh mà lại còn giảm qua các năm. Qua bảng số liệu 4.2. So sánh tín dụng của VPBank giai đoạn 2011-2015, ta thấy doanh số thu nợ so sánh giữa năm 2012/2011 tăng 1730 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.87% trong khi đó dư nợ cho vay so sánh giữa năm 2012/2011 tăng 7719 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 26.45%, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay đều tăng nhưng không tương đồng điều đó cho thấy việc thu hồi nợ được thực hiện một cách tích cực, dẫn đến doanh số thu nợ tăng qua các năm bên cạnh đó dư nợ cho vay cũng tăng mạnh làm cho vòng quay vốn tín dụng chưa thật sự ổn định, giai đoạn 2012-2015 doanh số thu nợ và dư nợ cho vay đều tăng, vòng quay vốn tín dụng lại giảm là do có nhiều khoản vay đến hạn phải trả cùng một lúc làm cho doanh số thu nợ tăng cao, nhưng trong năm 2015 hoạt động

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí