Trọng tâm chính của mảng cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2014 là các sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo, qua đó giúp tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân đạt 40% trong năm 2014. Kết quả này có được là nhờ các sáng kiến sản phẩm hướng tới khách hàng và đa dạng hóa các kênh phân phối. Ngân hàng cũng đã ký thỏa thuận với nhiều dự án bất động sản lớn nhất tại Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ cho vay mua nhà. Việc liên kết với các đại lý bán ô tô lớn đã kích thích tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô. Trong khi đó, việc thiết lập các kênh bán hàng thay thế đã có tác động không nhỏ tới việc tăng doanh số bán các sản phẩm vay tín chấp, đạt mức 140%.
-Giai đoạn 2014-2015
Doanh số cho vay năm 2015 tăng 35788 tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng là 37.4%, đã đạt được 110% so với kế hoạch năm 2015 đã đặt ra. Theo Tổng giám đốc VPBank, mức tăng trưởng cho vay cao là hợp lý trong bối cảnh 3 năm qua ngân hàng đã xây dựng bộ máy về hệ thống công nghệ quản trị rủi ro, vận hành, duy trì hoạt động an toàn. Ngoài ra, ngân hàng đã tập trung cho vay vào phân khúc khách hàng chiến lược, tài chính tiêu dùng.
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay lớn đã tạo đà tăng trưởng doanh số thu nợ mạnh. Cụ thể:
-Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 1730 tỷ đồng so với so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.87%.
-Năm 2013 doanh số thu nợ lại tiếp tục tăng mạnh so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 36.1%
tương ứng với số tiền là 13446 tỷ đồng. Điều này cho thấy NH đã đẩy mạnh trong vấn đề thu hồi nợ, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của NH được diễn ra tốt hơn.
-Năm 2014 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 19078 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng là 37.64%.
-Với mức tăng doanh số thu nợ qua các năm xấp xỉ nhau, năm 2015 doanh số thu nợ so với năm 2014 tăng 23268 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33.35%.
Dư nợ cho vay:
Theo Tạp chí Ngân hàng, dư nợ cho vay của khối NHTM cổ phần tăng liên tục trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng hàng năm tương ứng lần lượt là 30.85%; 6.10%; 20.13%; 17.17%; tháng 8/2015, tăng 10.53% so với năm 2014 (tăng 65.07% so với 2011). Thị phần
tín dụng vẫn tiếp tục ở mức cao với tỷ trọng 40.13% tại thời điểm tháng 8/2015 (năm 2011 là 37.47%).
-Giai đoạn 2011-2012
Cho vay khách hàng cuối năm 2012 đạt 36.903 tỷ đồng, tăng 26.45% so với cuối năm 2011. VPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất của ngành ngân hàng. Mức tăng trưởng này cũng vượt 10% so với kế hoạch do ĐHCĐ đặt ra từ đầu năm. Tháng 8/2012, VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức tín dụng cả năm 2012 lên 30%. Đây là con số tăng trưởng tín dụng điều chỉnh cao nhất được Ngân hàng Nhà nước thông qua, ghi nhận những đánh giá cao về năng lực điều hành và quản trị rủi ro của VPBank. Cho vay khách hàng tăng tập trung vào các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo tốt và có khả năng trả nợ. Nhờ chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng và thận trọng trong cho vay, nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm cuối năm 2012 được kiểm soát ở mức 2,72%. Chỉ số trung bình ngành được tính toán dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các NH năm 2011-2012 về dư nợ cho vay lần lượt là 130.558 tỷ đồng-147.575 tỷ đồng, quá rõ ràng dư nợ cho vay chỉ là một phần nhỏ, so với các NH khác thì VPBank dường như có phần kém cạnh.
-Giai đoạn 2012-2013
Cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52.474 tỷ đồng, tăng 15.571 tỷ đồng (tương đương 42.19%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn.
Trong năm 2013, VPBank được NHNN phê duyệt chỉ tiêu tăng trưởng cấp tín dụng lên đến 45%, phản ánh sự tin tưởng đối với năng lực quản trị điều hành và kiểm soát rủi ro của VPBank.
- Giai đoạn 2013-2014
Cho vay khách hàng cuối năm 2014 đạt 78.379 tỷ đồng, tăng 49.37% so với cuối năm
2013.
Trong đó riêng cho vay khách hàng đạt 78.379 tỷ đồng vượt 8% kế hoạch ĐHCĐ đề ra. Năm
2014 VPBank đã triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc cho các năm tiếp theo.
-Giai đoạn 2014-2015
Cho vay khách hàng lên 60% tổng tài sản (từ mức 48% năm 2014). Cuối năm 2015
cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 38.425 tỷ so với cùng kỳ năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng là 49.02%.
Năm 2015, kinh tế thế giới nhìn chung vẫn tăng trưởng chậm, tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở các thị trường và còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn và thiếu chắc chắn. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới.
Tuy vậy, bức tranh kinh tế Việt Nam ổn định hơn các năm trước, thể hiện qua các chỉ số vĩ mô tương đối ổn định: lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức thấp; tăng trưởng kinh tế đạt 6,68%, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014. Môi trường và cơ hội kinh doanh có sự cải thiện đáng kể nhờ sự ấm trở lại của thị trường bất động sản, sức mua thị trường trong nước tăng lên, chi phí kinh doanh giảm nhẹ, một số loại thuế giảm và mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm nhẹ.
Nợ quá hạn
Bảng 4.3. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank giai đoạn 2011-2015.
Đơn vị tính: tỷ đồng, %.
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Nợ quá hạn | 2879 | 3933 | 3943 | 4149 | 10090 |
Dư nợ cho vay | 29184 | 36903 | 52474 | 78379 | 116804 |
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) | 9.86 | 10.66 | 7.51 | 5.29 | 8.84 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 2
- Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 3
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tại Vpbank
- Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 6
- Kết Luận Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay
- Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 8
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank đã kiểm toán.
Biểu đồ 4.2. Nợ quá hạn của VPBank giai đoạn 2011-2015
Nợ quá hạn
12000
10090
10000
8000
6000
3933
3943
4149
Nợ quá hạn
4000
2879
2000
0
2011
2012
2013
2014
2015 Năm
Tỷ đồng
Nguồn: Dữ liệu bảng 4.3
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng VPBank giai đoạn 2011-2015
Tỷ lệ nợ quá hạn
%
15
10.66
10
9.86
5
8.64
7.51
Tỷ lệ nợ quá hạn
0
5.29
2011
2012
2013
2014
2015
Năm
Nguồn: Dữ liệu từ bảng 4.3
Qua bảng số liệu 4.3 và biểu đồ 4.3 về nợ quá hạn của VPBank giai đoạn 2011-2015 cho ta thấy:
Năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với năm 2011 đến 0.8% là do NH quản lý không chặt các khoản nợ làm cho tỷ lệ này tương đối cao. Theo số liệu của NHNN, năm 2011 khoảng 78.000 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng dư nợ, đến tháng 3/2012 là 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ (số liệu công bố ngày 12/7/2012 của NHNN). Tuy nhiên đến năm 2013 NH đã ra kế hoạch thực hiện cuộc cải cách, chủ động đẩy mạnh công tác xử lý nợ. Từ năm 2013
đến nay NH Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2013 và Thông tư số 09/2014 nhằm siết chặt việc phân loại, trích lập dự phòng nợ xấu để phản ánh đúng sức khoẻ tài chính của ngân hàng. NH liên tục rà soát nợ xấu, trích lập dự phòng, bán nợ.
- Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn đứng ở mức 5.29%. Điều này dẫn đến sự quản lý của NH luôn tốt, luôn có biện pháp khắc phục, kiểm tra được các khoản tín dụng đã cấp của mình. Dẫn đến hiểu quả tín dụng của NH đã được nâng cao, tăng tính minh bạch, kiểm soát chặt chẽ việc gia hạn nợ và cơ cấu lại nợ.
- Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đến cuối năm 2015 hệ thống ngân hàng còn khoảng 179.501 tỷ đồng nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 4,4%) và 200.000 tỷ đồng nợ xấu (tỷ lệ 2,9%), giảm đáng kể so với năm 2014, trong khi đó tỷ lệ quá hạn của VPBank lại quá cao so với hệ thống NH chiếm đến 8.64%.
+ Nợ xấu
Theo NCS Châu Đình Linh (2015) cho rằng “Nợ xấu không phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước, bắt đầu được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011.
-Giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%.
-Đến hết 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính …để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện.
- 2013, nợ xấu tăng nhanh và thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia.
- 2014, kết quả xử lý nợ xấu đạt được ấn tượng nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống và bán nợ cho VAMC.
- 2015, NHNN và toàn hệ thống đang nỗ lực cho mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% trước cuối năm theo chỉ tiêu Chính phủ giao.
Năm năm, một chặng đường, cho một mục đích là xử lý triệt để nợ xấu của các TCTD. Và dẫu có nhiều lời bàn ra, nói vào nhưng cũng không thể không công nhận những thành quả đã đạt được.”
Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng, đã tồn tại và tích tụ trong nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ,
thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa.
Theo số liệu từ NHNN, đến 30-11-2015, khoảng 99.6% nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tính đến thời điểm cuối tháng 9-2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Đến 30-11-2012, nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra là 3%.
Bảng 4.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của NH VPBank giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng, %.
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Nợ xấu | 533 | 1003 | 1474 | 1989 | 3144 |
Dư nợ cho vay | 29184 | 36903 | 52474 | 78379 | 116804 |
Tỉ lệ nợ xấu % | 1.82 | 2.72 | 2.81 | 2.54 | 2.7 |
Nguồn: BCTC hợp nhất VPBank đã kiểm toán.
Tỷ đồng
3500
Nợ xấu
3144
3000
2500
1989
2000
1474
1500
Nợ xấu
1003
1000
533
500
0
2011
2012
2013
2014
2015 Năm
Biểu đồ 4.4. Nợ xấu của ngân hàng VPBank giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Dữ liệu từ bảng 4.4
Từ biểu đồ 4.4 về nợ xấu ta cũng thấy được nợ xấu luôn tồn tại không những thế nó
còn tăng qua các năm, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NH, một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao là do các ngân hàng tăng trưởng quá nóng nhằm đảm bảo hiệu quả lợi nhuận trước áp lực tăng vốn. Cụ thể là số nợ xấu năm 2011 của NH chỉ
có 533 tỷ đồng, những con số đó có thể được xem là tăng đều,và tăng không ngừng qua các năm, chỉ số trung bình ngành được tính toán dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các NH năm 2011 số nợ xấu là 1873 tỷ đồng, như vậy so với chỉ số trung bình ngành thì VPBank đang có một khoản nợ xấu được coi là khá lý tưởng.
-Năm 2012 với chỉ số trung bình ngành về nợ xấu được tính toán dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các NH là 3430 tỷ đồng thì nợ xấu của VPBank có được lại là một con số đáng được chú ý bởi sự kiểm soát nợ xấu được xem là tốt của NH khi chỉ có 1003 tỷ đồng nợ xấu.
- Năm 2013 nợ xấu của NH ở mức 1474 tỷ đồng, và đến năm 2014 con số này đã là 1989 tỷ đồng. Năm 2015 nợ quá hạn tăng lên đến 1155 tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ
tăng là 58.06%. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, việc rà soát, bóc tách các đối tượng khó khăn, có nhu cầu và năng lực sử dụng vốn thực sự để các khoản vay đến đúng đối tượng và đạt hiệu quả là rất cần thiết. Ngược lại, cần kịp thời xử lý các dự án lớn nhưng triển khai kém hiệu quả, kéo dài, gây tồn đọng vốn, thậm chí lâm vào tình trạng không trả được nợ.
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VPBank giai đoạn 2011-2015
%
3
Tỷ lệ nợ xấu
2.5
2.72
2.81
2.7
2.54
2
1.5
1.82
Tỷ lệ nợ xấu
1
0.5
0
2011
2012
2013
2014
2015 Năm
Nguồn: Dữ liệu từ bảng 4.4
-Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của NH là 1.82% đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 - 5 của VPbank bất ngờ tăng vọt lên mức 2,72% tổng dư nợ, tương ứng 1.003 tỷ đồng. Riêng nợ
nhóm 5, có nguy cơ mất vốn, vẫn còn khá khiêm tốn là 191 tỷ đồng. Năm 2013, tình hình nợ xấu của VPBank tiếp tục trở lên tồi tệ hơn khi đạt hơn 1.474 tỷ đồng nợ xấu của VPbank đáng ngại hơn khi tiếp tục tăng lên, đạt hơn 1.474 tỷ đồng, chiếm gần 2,81% tổng dư nợ.
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi so với cuối năm 2012, lên mức 405 tỷ đồng. Điều này đã khiến ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng thêm 129,7 tỷ đồng, lên mức 386,2 tỷ đồng (cuối năm 2013). Theo đánh giá và xác định của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả các khoản nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines) đến cuối tháng 9/2012 là gần 465.000 tỷ đồng, tương đương 17.21% tổng dư nợ. Chỉ tiêu trung bình ngành về tỷ lệ nợ xấu được tính dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng năm 2011 là 1.16%, năm 2012 là 2.28%, so với mức bình quân của toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của NH VPBank cao hơn. Điều này cho thấy sự quản lý của NH chưa tốt, cần có biện pháp khắc phục, kiểm tra được các khoản tín dụng đã cấp của mình. Để hiểu quả tín dụng của NH có thể được nâng cao, tăng tính minh bạch, kiểm soát chặt chẽ việc gia hạn nợ và cơ cấu lại nợ.
- Trong giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bất ngờ tăng nhanh từ 1,82% lên 2,81%. Số nợ xấu trên các báo cáo tài chính, nhất là nợ có nguy cơ mất vốn, đã tăng gấp đôi. Năm 2013, với tỷ lệ nợ xấu là 2.81% VPBank cũng nằm trong diện các ngân hàng phải "xếp hàng" chờ VAMC mua giúp nợ xấu. Dù không tiết lộ số nợ xấu đã bán đi, song các báo cáo tài chính cho thấy, đến cuối năm 2013, VPBank đã nắm giữ gần 636,7 tỷ đồng trái phiếu do VAMC phát hành.
- Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng 11/2014, nợ xấu theo báo cáo của các TCTD là 167.861 tỷ đồng tương đương khoảng hơn 3,8%; tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại dựa trên thông tin tín dụng của CIC là 5,3%, qua các năm hoạt động của NH thì tỷ lệ nợ xấu của NH luôn được duy trì ở mức thấp, chiếm 2,54% trên tổng dư nợ vào cuối năm 2014, như vậy so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành thì VPBank vẫn đang duy trì được ở mức an toàn.
-Năm 2015, theo nguồn tin từ NHNN, đến cuối tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống được đưa về mức 2,72%. Tổng nợ xấu của VPBank tăng vọt từ 1.989 tỷ đồng năm 2014 lên
3.144 tỷ đồng vào cuối năm 2015, trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt từ 515 tỷ đồng lên 1.354 tỷ đồng. Cùng với mức tăng trưởng mà VPBank đạt được trong năm 2015 điều này