Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng

Môi trường pháp lý: là bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Ngân hàng nhà nước. Khi hoạt động của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt động cho vay tiêu dùng có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng... Một môi trường pháp lý lành mạnh, văn bản pháp lý rõ ràng, không chồng chéo, thủ tục đơn giản...sẽ tạo điều kiện để phát triển cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá khắt khe sẽ gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng, ngân hàng sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc gây khó khăn cho người đi vay trong việc đáp ứng các điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng cho mình dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay.

Kết luận chương 1

Toàn bộ chương 1 là những lý luận cơ bản về cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng và chất lượng cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại. Từ những vẫn đề mang tính khái quát về cho vay tiêu dùng đến những vấn đề cụ thể như: khái niệm, đối tượng, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng hay các hình thức cho vay tiêu dùng, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng đều được đề cập đến trong chương này. Đồng thời, chương cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng và vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng. Chương 1 là những cơ sở lý luận được đưa ra cách thức nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.


21


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1 Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank), tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 4 thàng 9 năm 1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10 tháng 9 năm 1993.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có trụ sở chính tại Tòa nhà Thủ Đô, số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Khi thành lập, vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ đồng. Sau đó, do nhu cầu tất yếu của sự phát triển, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, vốn điều lệ của ngân hàng là 5.770 tỷ đồng.

Năm 2010 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của VPBank. Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

Thương hiệu mới của VPBank với phương châm “Hành động vì ước mơ của bạn” được xây dựng nên từ 4 yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tụy, Khác biệt và Đơn giản.

Chuyên nghiệp: Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

Tận tụy: Nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng một cách rõ ràng và cụ thể.

Khác biệt: Luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng

Đơn giản: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ Ngân hàng với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

22

Mục tiêu của VPBank là trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong số các ngân hàng TMCP tại Việt Nam về quy mô hoạt động và thị phần, về chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó tạo ra mức lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định và ngày càng phát triển cho người lao động, đóng góp tích cục cho Ngân sách Nhà nước, cho sự phát triển chung của kinh tế và cộng đồng xã hội.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Sơ đồ tổ chức cơ quan đầu não của Ngân hàng VPBank như sau (Sơ đồ 2.1)

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của VPBank. Đại hội đồng cổ đông thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo điều lệ của ngân hàng.

Ban kiểm soát: thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị: thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Là cơ quan quản trị của Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của VPBank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng, và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định trong điều lệ của ngân hàng.

Văn phòng Hội đồng quản trị: là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị.

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận này do Hội đồng quản trị quy định.

Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

Khối hỗ trợ quản trị gồm:

- Khối tài chính

- Khối quản trị rủi ro

- Khối tín dụng


23


Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng


Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc


Văn phòng Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát Khối kiểm toán

nội bộ


Khối tài chính Khối quản trị rủi ro Khối tín dụng


Khối tín dụng tiêu dùng


Khối KHC

N và SMEs


Khối ngân hàng bán buôn


Khối nguồn vốn và đầu tư


Khối vận hành


Khối quản trị nguồn nhân lực


Khối công nghệ thông tin


Hội sở phía nam


Trung tâm truyền thông và quản lý thương hiệu

Trung tâm chiến lược và quản lý dự án

Trung tâm pháp chế và xử lý nợ


Phòng phát triển mạng lưới


(Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng VPBank 2011)


24

Các khối kinh doanh gồm:

- Khối tín dụng tiêu dùng.

- Khối Khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

- Khối Ngân hàng bán buôn

- Khối nguồn vốn và đầu tư

Các khối hỗ trợ - vận hành gồm:

- Khối vận hành

- Khối quản trị nguồn nhân lực

- Khối công nghệ thông tin

- Hội sở phía nam

- Trung tâm truyền thông và quản lý thương hiệu

- Trung tâm chiến lược và quản lý dự án

- Trung tâm pháp chế và xử lý nợ

- Phòng phát triển mạng lưới

2.1.3 Các hoạt động chính của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thinh Vượng, cũng giống như các ngân hàng TMCP khác, là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ: tiếp nhận các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, tư nhân, hộ gia đình, các nhà xuất nhập khẩu.

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của VP Bank bao gồm:

- Huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngoài nguồn vốn của bản thân mình, VP Bank tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau, bao gồm:

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.


25


+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Các hoạt động huy động nguồn vốn trên đây hình thành nên tài sản nợ của Ngân hàng và Ngân hàng phải có trách nhiệm chi trả đối với tất cả các nguồn vốn huy động được theo yêu cầu của khách hàng.

- Cho vay, đầu tư

Từ những nguồn vốn đã huy động được, VP Bank tìm cách hiệu quả hóa những nguồn vốn này, chính là hoạt động sử dụng vốn đúng nơi, đúng chỗ, có hiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, qua các hình thức chủ yếu sau:

+ Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

+ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

+ Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

+ Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

+ Cho vay tài trợ, uỷ thác và các hiệp định tín dụng khung.

+ Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Lãi thu được từ hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đã huy động thanh toán và tài trợ thương mại mà VP Bank đang áp dụng bao gồm:

+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu

+ chấp nhận hối phiếu (D/A).

+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế

+ Chuyển tiền nhanh Western Union

+ Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

+ Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

+ Chi trả Kiều hối…


26

- Ngân quỹ

Nghiệp vụ ngân quỹ của ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt:

+ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

+ Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

+ Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

+ Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng.

Bên cạnh hoạt động cho vay, VP Bank sử dụng nguồn vốn của mình vào các hoạt động đầu tư như:

+ Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

+ Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

So với hoạt động cho vay thì hoạt động đầu tư có quy mô và tỷ trọng nhỏ hơn trong mục tài sản sinh lời của Ngân hàng. Hoạt động đầu tư đem lại thu nhập cao hơn nhưng cũng có rủi ro lớn hơn do thu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của tổ chức mà Ngân hàng đầu tư vào.

- Bảo lãnh

Là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế, bao gồm: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Ngoài ra hoạt động bảo lãnh cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng mới, nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế.

- Thanh toán và Tài trợ thương mại

Tài trợ thương mại hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong các quan hệ đối ngoại, Thanh toán giúp cho các


27


giao dịch của khách hàng thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn. Hai hoạt động này là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển sản xuất và tiêu thụ cho các doanh nghiệp, thông qua đó đem lại một phần doanh thu cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, giúp ngân hàng thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.

Các hoạt Dựa vào quy mô hoạt động, tính chất thường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ trong từng thời kỳ, ngân hàng luôn phải cân nhắc để tự xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu cho mình để vừa đảm bảo thực hiện nhu cầu thu, chi tiền mặt bất cứ lúc nào, vừa không để tồn quỹ tiền mặt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Thẻ và ngân hàng điện tử

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, VP Bank cũng như các NHTM khác đã cho ra đời nhiều phương tiện thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại, trong đó thẻ và NHTM được coi là bước đột phá. Các hoạt động thẻ và ngân hàng điện tử của VP Bank bao gồm:

+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master card…)

+ Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).

+ Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Ngoài sự khẳng định tiên tiến về công nghệ, triển khai dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử cũng giúp ngân hàng xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VP Bank trong quá trình hội nhập.

- Hoạt động khác

Ngoài các hoạt động trên, VP Bank cũng không ngừng phát triển đa dạng các dịch vụ khác cả về số lượng và chất lượng:

+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

+ Tư vấn đầu tư và tài chính

+ Cho thuê tài chính

+ Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.

+ Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.


28

Nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đó cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của công chúng. Để trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, VP Bank không ngừng nâng cao và hoàn thiện các hoạt động dịch vụ của mình, thích nghi với sự phát triển liên tục của nền kinh tế, nhằm phát triển một cách toàn diện, đem lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất, duy trì hình ảnh vững chắc trong lòng khách hàng và sẵn sàng cạnh tranh vươn ra tầm khu vực.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, quyết định quy mô của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên đây lại là nguồn vốn có tính biến động, chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh nên đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu từ phía ngân hàng. Là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam, VP bank luôn chú trọng công tác huy động vốn để thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền.

Kết quả huy động vốn của VP trong giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện dưới bảng sau: (Bảng 2.1)

Qua bảng số liệu, ta thấy Ngân hàng VP Bank đã có sự tăng trưởng khá mạnh về nguồn vốn trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012. Tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 54.999.606 triệu đồng, tăng 45.69% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 85.169.858 triệu đồng, tăng 54,86% so với năm 2011. Đây là kết quả tốt, chứng tỏ Ngân hàng đã nỗ lực và áp dụng các biện pháp, cách thức huy động vốn hiệu quả. Sang năm 2012, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát chặt chẽ mức trần lãi suất huy động nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng cao chứng tỏ VP Bank luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng, có những chính sách ưu đãi để thu hút và tạo uy tín với khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng và tìm đến VP Bank nhiều hơn.

VP Bank luôn chú trọng đến công tác huy động vốn thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực. Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn của của Ngân hàng chủ yếu là nguồn huy động tiền gửi cá nhân, nguồn huy động này tăng nhanh qua các năm, cụ thể tiền gửi của cá nhân có tỷ trọng tăng mạnh qua các năm: năm 2011 là 19.047.655 triệu đồng tăng 2.102.109 triệu đồng tương ứng 12,41% so với năm 2010, năm 2012 là 37.876.118 triệu đồng tăng 18.828.463 triệu đồng tương ứng 98.85% so


29


với năm 2011. Với chiến lược hướng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu nên cơ cấu nguồn vốn huy động cần có một sự đóng góp lớn từ phân khúc các khách hàng cá nhân nên VP Bank ngày càng có những chính sách và nỗ lực nhằm thu hút huy động vốn từ nguồn này. Bên cạnh đó, các nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng đều tăng mạnh qua các năm. Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2012 tăng 27.852.919 triệu đồng tương ứng với 67,65% so với năm 2011 và chiếm 81,04% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn chính giúp Ngân hàng tài trợ cho các hoạt động kinh doanh cũng như các khoản cho vay. Việc duy trì một tỷ lệ nhất định nguồn vốn có kỳ hạn là sự cần thiết nếu tỷ lệ này thếp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu cân đối trong cơ cấu huy động và cho vay. Có thể nói, VP Bank luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao và đều đặn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.


30

Bảng 2.1. Kết quả huy động nguồn vốn trong năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

So sánh năm 2011/2010

So sánh năm 2012/2011


Tuyệt đối

Tương đối (%)


Tuyệt đối

Tương

đối (%)

I. Phân theo kỳ hạn


37.751.606


54.999.726


85.169.858


17.248.120


45,69


30.170.132


54,86

1. Không kỳ hạn


10.856.265


13.830.151


16.147.364


2.973.886


27,39


2.317.213


16,75

2. Có kỳ hạn

26.895.341

41.169.575

69.022.494

14.274.234

53,07

27.852.919

67,65

II. Phân theo đối tượng


37.751.606


54.999.726


85.169.858


17.248.120


45,69


30.170.132


54,86

1. Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD


13.781.961


25.587.591


25.655.717


11.805.630


85,66


68.126


2,27

2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế


6.756.245


9.815.457


17.300.260


3.059.212


45,28


7.484.803


76,26

3. Tiền gửi cá nhân


16.945.546


19.047.655


37.876.118


2.102.109


12,41


18.828.463


98,85

4. Đối tượng khác


267.854


549.023


4.337.763


281.169


104,97


3.788.740


690,09

Phân theo

loại tiền gửi


37.751.606


54.999.726


85.169.858


17.248.120


45,69


30.170.132


54,86

1. Nội tệ

34.776.403

49.248.761

77.016.031

14.472.358

41,62

27.767.270

56,38

2. Ngoại tệ

2.975.203

5.750.965

8.153.827

2.775.762

93,30

2.402.862

41,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 51 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 3

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010- 2011 và 2011- 2012 của VP Bank)


31


2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn

Cùng với huy động vốn thì sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay) cũng là nghiệp vụ quan trọng mang tính truyền thống của ngân hàng. Hàng năm, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng, do đó việc tăng trưởng bền vững, an toàn quy mô, tốc độ tín dụng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, nhưng VP Bank vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định của họat động tín dụng giai đoạn 2010-2012.

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ và dư nợ quá hạn trong năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012

So sánh năm 2011/2010

So sánh năm 2012/ 2011

Tuyệt đối

%

Tuyệt đối

%

Dư nợ quá hạn

2.385.256

2.878.445

3.933.634

493.189

20,68

1.055.189

26,82

Tổng dư nợ

25.324.348

29.183.643

36.903.305

3.859.295

15,24

7.719.662

26,45

Tỷ lệ % so với tổng dư nợ


9,41


9,86


10,66


0,45


4,78


0,80


8,11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VP Bank năm 2010 - 2012)

Trong giai đoạn 2010-2012, với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng,…tổng dư nợ cho vay của VP Bank có sự tăng trưởng qua các năm: từ năm 2010 đến 2011 tăng 3.859.295 triệu đồng (tương ứng mức tăng 15,24%), và từ năm 2011 đến 2012 tăng 7.719.662 triệu đồng (tương ứng mức tăng 26.45%).

Song song với dư nợ thì tình hình nợ quá hạn của VP Bank cũng đều tăng qua các năm cụ thể: năm 2010 dư nợ quá hạn là 2.385.256 triệu đồng, chiếm 9,41% trên tổng dư nợ. Sang năm 2011, dư nợ quá hạn là 2.878.445 triệu đồng chiếm 9,86% trên tổng dư nợ, tăng 493.189 triệu đồng tương ứng với 20,68% so với năm 2010 và năm 2012 là 3.933.643 triệu đồng chiếm 10,66% trên tổng dư nợ, tăng 1.005.189 triệu đồng


32

tương ứng với 26,82 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011-2012, Ngân hàng đã thực hiện đẩy mạnh việc cho vay, năm 2011 tổng dư nợ cho vay tăng

3.859.295 triệu đồng tương ứng với 15,24%, năm 2012 tổng dư nợ là 36.903.305 triệu đồng tăng 7.719.662 triệu đồng, tương ứng với 20,92% so với năm 2011. Ngoài ra, do tình hình kinh tế chung còn nhiều biến động, giá cả leo thang, hoạt động kinh doanh, sản xuất của các cá nhân và tổ chức kinh tế bị đình trệ, không hiệu quả, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tăng đòi hỏi Ngân hàng cần phải quan tâm sát sao tới công tác quản lý cho vay cũng như xử lí nợ quá hạn sao cho hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Ngoài việc đẩy mạnh công tác xử lí nợ quá hạn, Ngân hàng cũng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm ngăn ngừa hiện tượng không tuân thủ đúng các quy trình nghiệp vụ, hạn chế những sai lầm của cán bộ tín dụng.


33


2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh khác

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VP Bank 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)


Số tiền

Tỷ trọng (%)

I.Thu nhập

4.778.803

100

10.957.684

100

11.722.905

100

TN lãi

3.814.024

79,81

9.539.693

87,06

10.340.939

88,21

TN từ hoạt động dịch vụ

334.111

6,99

844.608

7,71

671.852

5,73

TN từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng

324.546

6,79

365.457

3,34

347.251

2,96

TN từ mua bán CK kinh doanh

136.645

2,86

136.886

1,25

135.536

1,16

TN từ mua bán CK đầu tư

53.633

1,12

30.753

0,28

88.567

0,76

TN từ góp vốn, mua cổ phần

12.696

0,27

4.144

0,04

17.092

0,15

TN từ hoạt động khác

103.148

2,16

36.143

0,33

121.668

1,04

II. Chi phí

4.115.659

100

9.893.429

100

10.870.173

100

CP lãi

2.736.987

66,50

7.494.584

75,75

7.373.778

67,83

CP hoạt động dịch vụ

122.701

2,98

437.276

4,42

401.035

3,69

CP hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng

333.910

8,11

352.493

3,56

464.415

4,27

CP mua bán CK kinh doanh

195.948

4,76

88.501

0,89

61.623

0,57

CP mua bán CK đầu tư

48.521

1,18

57.069

0,58

264.679

2,43

CP hoạt động

544.303

13,23

1.302.340

13,16

1.880.776

17,30

CP dự phòng rủi ro tín dụng

101.199

2,46

148.729

1,50

399.914

3,68

CP hoạt động khác

32.090

0,78

12.437

0,13

23.953

0,22

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-2011 và 2011-2012 của VP Bank)


34

Qua bảng số liệu có thể thấy thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm: năm 2010 là 4.778.803 triệu đồng, năm 2011 là 10.957.684 triệu đồng tăng 6.178.881 triệu đồng tương ứng với mức tăng 129.30% so với năm 2010, năm 2012 là 11.722.905 triệu đồng tăng 765.221 triệu đồng tương ứng với mức tăng 6.98% so với 2011. Về cơ cấu, các khoản thu nhập của VP Bank chủ yếu đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống, trong đó thu nhập từ lãi vẫn chiểm tỷ trọng lớn nhất: năm 2010 chiếm 79,81% tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2011 tăng lên 87,06%, và đến 2012 chiếm 88,21% tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy tín dụng vẫn là hoạt động mang tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VP Bank tăng từ 334.111 triệu đồng năm 2010 lên 844.608 triệu đồng năm 2011, và giảm xuống còn 671.852 triệu đồng năm 2012. Nguồn thu nhập này chủ yếu đến từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán thẻ. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ có sự biến động qua các năm: năm 2010 thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm 6,99% tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2011 tăng lên và chiếm 7,71% thu nhập ngân hàng, năm 2012 chiếm 5,73% tổng thu nhập của ngân hàng. Nguyên nhân có sự biến động của thu nhập là do các nền kinh tế trên thế giới gặp khủng hoảng, sức tiêu thụ hàng hóa giảm khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VP Bank.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối vàng cũng có sự biến động qua các năm cụ thể năm 2010 là 324.546 triệu đồng chiếm 6,79% tổng thu nhập, năm 2011 tăng lên 365.457 triệu đồng, chiếm 3,34% tổng thu nhập, năm 2012 giảm xuống còn

347.251 triệu đồng và chỉ chiếm 2,96 % tổng thu nhập. Nguyên nhân là do thị trường ngoại tệ giai đoạn này diễn biến phức tạp. Ngân hàng Nhà nước có chính sách thắt chặt trạng thái ngoại tệ của các NHTM Thông tư số 7/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/5/2012. Theo đó, trạng thái ngoại tệ của các TCTD bị thu hẹp từ +/-30% vốn tự có xuống còn +/-20% vốn tự có, đã hạn chế các cơ hội đầu cơ và kinh doanh của Ngân hàng trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, thu nhập của Ngân hàng còn đến từ các nguồn kinh doanh chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn mua cổ phần, các nguồn thu nhập này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn thu nhập. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải thận trọng trong các khoản kinh doanh này, tránh để tình trạng lỗ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Tổng chi phí trong giai đoạn này cũng tăng qua các năm cụ thể tăng từ 4.115.659 triệu đồng năm 2010 đến 9.893.429 triệu đồng năm 2011 và tăng lên 10.870.173 triệu đồng năm 2012. Trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất đến gần hoặc hơn 70%

35

Xem tất cả 51 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí