Bảng 2.2.Tình hình hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Chênh lệch | |||||||
2011/2010 | 2012/2011 | |||||||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền tăng (+) giảm (-) | Đạt tỷ lệ (%) | Số tiền tăng (+) giảm (-) | Đạt tỷ lệ (%) | |
Tổng dư nợ cho vay | 672.038.090.316 | 100 | 910.288.997.100 | 100 | 764.136.266.800 | 100 | 238.250.906.742 | 35,45 | (146.152.730.300) | (16,06) |
I. Theo thời gian | ||||||||||
1. Nợ ngắn hạn | 390.588.538.092 | 58,12 | 566.654.900.695 | 62,25 | 497.681.950.567 | 65,13 | 176.066.362.603 | 45,08 | (68.972.950.128) | (12,17) |
2. Nợ trung hạn | 162.028.383.575 | 24,11 | 182.603.972.818 | 20,06 | 151.069.739.946 | 19,77 | 20.575.589.243 | 12,70 | (31.534.232.872) | (17,27) |
3. Nợ dài hạn | 119.421.168.649 | 17,77 | 161.030.123.587 | 17,69 | 115.384.576.287 | 15,1 | 41.608.954.938 | 34,84 | (45.645.547.300) | (28,35) |
II.Theo khách hàng | ||||||||||
1. Cho vay tổ chức kinh tế | 106.786.852.551 | 15,89 | 146.192.412.934 | 16,06 | 126.540.965.782 | 16,56 | 39.405.560.383 | 36,90 | (19.651.447.152) | (13,44) |
2. Cho vay cá nhân | 565.251.237.765 | 84,11 | 764.096.584.166 | 83,94 | 637.595.301.018 | 83,44 | 198.845.346.401 | 35,18 | (126.501.283.148) | (16,56) |
III. Theo loại tiền cho vay | ||||||||||
1. VND | 555.103.462.601 | 82,6 | 746.528.006.522 | 82,01 | 624.987.052.616 | 81,79 | 191.424.543.921 | 34,48 | (121.540.953.906) | (16,28) |
2. Ngoại tệ (quy đổi) | 116.934.627.715 | 17,4 | 163.760.990.578 | 17,99 | 139.149.214.184 | 18,21 | 46.826.362.863 | 40,04 | (24.611.776.394) | (15,03) |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh đông đô - 1
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh đông đô - 2
- Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi Nhánh Đông Đô
- Các Sản Phẩm Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi Nhánh Đông Đô
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh đông đô - 6
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh đông đô - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô)
29
2.1.3.3. Một số hoạt động kinh doanh khác
- Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
+ Nhờ thu xuất - nhập khẩu: Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
+ Chuyển tiền nhanh Western Union.
+ Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước: VPBank cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước thông qua mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống ATM, hệ thống ngân hàng điện tử và thỏa thuận với các ngân hàng khác để tham gia mạng lưới thanh toán của họ. Để phục vụ khách hàng tốt nhất VPBank đã không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. VPBank đã thành lập Trung tâm thanh toán tại Hội sở, để đảm bảo cung cấp dịch vụ trong hoạt động thanh toán nhanh nhất và có hiệu quả nhất cho khách hàng trên mọi miền của đất nước. VPBank ban hành các quy trình, quy chế về nghiệp vụ thanh toán, các quy định, chế độ thưởng phạt đối với các giao dịch viên, chấm điểm chi nhánh để nâng cao chất lượng giao dịch, ...
Ngoài các hoạt động chính trên Chi nhánh còn có một số hoạt động kinh doanh khác như: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản; các hoạt động, dịch vụ về chứng khoán, nhận đại lý, ủy thác…
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh khác tại chi nhánh Đông Đô giai
đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2010 - 2011 | Năm 2011 - 2012 | |||
Số tiền | Tỷ lệ (%) | Số tiền | Tỷ lệ (%) | ||||
Thu từ dịch vụ thanh toán | 1.860.695.952 | 2.115.988.806 | 2.446.290.810 | 255.292.854 | 13,72 | 330.302.004 | 15,61 |
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh | 902.875.020 | 923.863.125 | 905.975.000 | 20.988.105 | 2,32 | (17.888.125) | (1,94) |
Thu từ nghiệp vụ ngân quỹ | 720.872.460 | 520.306.680 | 681.543.540 | (200.565.780) | (27,82) | 161.236.860 | 30,99 |
Thu từ kinh doanh ngoại tệ | 253.857.930 | 424.113.510 | 832.581.820 | 170.255.580 | (67,07) | 408.468.310 | 96,31 |
Thu từ kinh doanh vàng | - | 2.117.880.000 | 804.184.000 | 2.117.880.000 | 100 | (1.313.696.000) | (62,03) |
Thu từ các cộng cụ tài chính phái sinh tiền tệ | - | 2.782.560.000 | 5.300.878.524 | 2.782.560.000 | 100 | 2.518.318.524 | 90,50 |
30
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2010 - 2011 | Năm 2011 - 2012 | |||
Số tiền | Tỷ lệ (%) | Số tiền | Tỷ lệ (%) | ||||
Thu từ các hoạt động kinh doanh khác | 146.400.000 | 278.256.000 | 109.914.600 | 131.856.000 | 90,07 | (168.341.400) | (60,50) |
Chỉ tiêu
Từ bảng 2.3 ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2010 – 2012 là khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Đặc biệt là chỉ tiêu thu từ kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh năm 2012 (tăng 96,31% so với năm 2011). Điều này là hợp lí vì theo bảng 2.1 tình hình tiền gửi ngoại tệ tăng khá cao do đó ngân hàng có nguồn ngoại tệ ổn định để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Một chỉ tiêu tăng mạnh nữa là thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ, năm 2012 tăng 90,50% so với năm 2011. Thu từ dịch vụ thanh toán tăng đều qua các năm (tăng 13,72% năm 2011 và tăng 15,61% năm 2012) cho thấy hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của chi nhánh đạt hiệu quả khá tốt. Thu từ nghiệp vụ ngân quỹ cũng tăng 30,99% vào năm 2012 điều đó cho thấy hoạt động này hiệu quả. Hay nói các khác chi nhánh đã xác định đúng đắn lượng tiền trong quỹ để đảm bảo giao dịch tốt nhưng không làm ứ đọng nguồn vốn của ngân hàng.
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh năm 2012 giảm nhẹ (giảm 1,94% so với năm 2011). Nguyên nhân giảm là do năm 2012 hoạt động kinh tế khó khăn nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân cũng bị ảnh hưởng. Có thể thấy năm 2012 thu từ kinh doanh vàng giảm mạnh (giảm 62,03% so với năm 2011). Lí giải cho vấn đề đó là do thời điểm 25/11/2012 được xem là cột mốc quan trọng đối với thị trường vàng khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD phải chấm dứt các hoạt động huy động mới và cho vay vốn bằng vàng. Chính vì thế lúc này hoạt động của chi nhánh chỉ là thu đổi vàng. Nền kinh tế khó khăn đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và KHCH cũng bị ảnh hưởng không ít. Chính vì thế hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng cũng bị sự khó khăn này tác động dẫn tới việc giảm mạnh vào năm 2012.
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận cao. Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan thì ngân hàng phải quan tâm tới thu nhập và chi phí, hai yếu tố cấu thành nên lợi nhuận. Việc quản lý chặt chẽ, giảm thiểu chi phí có ý nghĩa quyết định không kém việc tăng nguồn thu. Do đó, việc đảm bảo cân đối và hiệu quả giữa hai hoạt động là huy động vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng. Tình hình thu nhập, chi phí của ngân hàng được phản ánh cụ thể như sau:
Bảng 2.4 cho thấy tổng thu từ các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đông Đô có xu hướng tăng theo các năm. Năm 2011, tổng thu đạt 351.404.014.800 đồng,
31
tăng 107.384.135.300 đồng, tương đương 44,01% so với năm 2010; năm 2012 tổng thu giảm 242.111.268.200 đồng, đạt 109.292.746.600 đồng, tương đương giảm 68,90% so với năm 2011. Sự giảm về tổng thu nhập của Chi nhánh năm 2012 chủ yếu do nền kinh kế khó khăn kéo theo hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng sụt giảm
Cụ thể về các chỉ tiêu như sau:
+ Thu từ lãi: Nguồn thu này của Chi nhánh luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nguồn thu và có xu hướng biến động mạnh qua các năm. Tỷ trọng nguồn thu từ lãi chiếm tỷ trọng từ 80% đến 90% trong tổng thu. Năm 2011, thu từ lãi của Chi nhánh đạt 309.762.639.000 đồng, tăng 114.473.529.400 đồng tương đương 58,62% so với năm 2010. Điều này có thể lí giải theo bảng 2.2 vì năm 2011 doanh số cho vay tăng mạnh (tăng 35,45% so với năm 2010) do đó doanh thu từ lãi cũng tăng mạnh. Năm 2012, thu từ lãi đạt 99.117.591.890 đồng, giảm 210.645.047.100 đồng. Nguyên nhân là do năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các chính sách thắt chặt của Nhà nước đã làm hoạt động cho vay của ngân hàng giảm dẫn đến tình trạng thu từ lãi cũng giảm.
+ Thu ngoài lãi: Mặc dù thu ngoài lãi chiếm một tỉ trọng nhỏ (năm 2010 chiếm 19,97%, năm 2011 chiếm 11,85% và năm 2012 chiếm 9,31%) nhưng giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 14,55% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 75,56% so với năm 2011. Các khoản thu ngoài lãi bao gồm thu dịch vụ, thu nợ đã xử lí rủi ro và các khoản thu khác.
Đối với thu dịch vụ là các khoản thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền trong hệ thống liên ngân hàng, thu phí phát hành thẻ, cấp lại thẻ, xử lí phát hành lại thẻ, thu phí in sao kê tài khoản cho các cá nhân và tổ chức,…Các khoản thu phí từ dịch vụ ngân hàng luôn chiếm một tỉ trọng cao nhất trong chỉ tiêu thu ngoài lãi, năm 2010 chiếm tới 11,23%. Thu dịch vụ cũng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 2.699.730.230 đồng, tương đương 46,51% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 16.932.987.960 đồng, tương đương 68,54% so với năm 2011. Trong những năm gần đây, cá nhân và tổ chức đều gặp tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nên kéo theo hoạt động của ngân hàng cũng giảm sút.
Thu nợ đã xử lý rủi ro có sự biến động trong năm 2010 - 2012. Năm 2010, nguồn thu này chiếm 0,69% trong tổng thu, năm 2011 chiếm 0,42% và giảm 207.840.307 đồng (tương ứng giảm 12,34%) so với năm 2010. Năm 2012, khoản mục này giảm 73,34% so với năm 2011, ở mức 393.453.887,8 đồng. Nợ đã xử lý rủi ro là những khoản nợ chi nhánh không thu hồi được từ khách hàng và được ngân hàng cho ra ngoài bảng cân đối kế toán. Năm 2012 là năm xảy ra nhiều tình trạng vỡ nợ, phá sản của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Chính vì thế ngân hàng cũng bị chịu ảnh hưởng khi khách hàng vay nhưng không có khả năng trả nợ
32
Ngoài ra, VPBank Đông Đô còn có các khoản thu từ các hoạt động khác chiếm tỷ trọng từ 1,84% đến 8,05% tổng thu. Năm 2011 giảm 4.181.823.740 đồng, tương ứng giảm 21,29% so với năm 2010 và năm 2012 giảm tới 87% so với năm 2011. Năm 2012 nhà nước ban hành chính sách cấm ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản, vàng,…để tránh tình trạng “bong bóng thị trường” vì thế các khoản thu khác của ngân hàng giảm mạnh.
Năm 2010 tổng chi phí là 100.706.448.690 đồng. Năm 2011 là 290.100.482.550 đồng tăng 189.394.033.900 đồng so với năm 2010 (tăng 188,06%). Đến năm 2012 thì chi phí tăng lên 966.322.200.000 đồng, tăng 3,33% so với năm 2011. Năm 2011 và 2012, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tìm kiếm các khách hàng chất lượng tốt hơn, phát triển sản phẩm mới do vậy các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh cũng tăng lên.
Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn từ 60,82% (năm 2010) đến 72,45% (năm 2012). Chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn do ngân hàng chủ yếu thu hút khách hàng đến gửi tiền nhờ yếu tố lãi suất. Năm 2010, chi phí trả lãi là 61.249.662.090 đồng và chiếm 60,82% trong tổng chi của Chi nhánh. Đến năm 2011, hoạt động huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng cao kéo chi phí lãi cũng tăng theo lên 197.558.428.600 đồng, tăng 136.308.766.500 đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, chi phí trả lãi của chi nhánh là 217.398.400.000 đồng, chiếm tỷ trọng 72,45% trong tổng chi phí. Điều này được lý giải là do ngân hàng huy động vốn nhiều nhưng do chính sách thắt chặt, kiểm soát của NHNN về hoạt động cho vay nên chi nhánh không cho vay ra được do đó chí phí thu lãi không thể bù đắp cho chi phí trả lãi.
Chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng ít hơn, từ 16,49% - 39,18% trong tổng chi phí. Năm 2010, chi phí ngoài lãi của chi nhánh là 39.456.786.600 đồng. Năm 2011, chi phí ngoài lãi đã tăng 134,54% so với năm 2010. Năm 2011 có sự tăng đột biến như vậy là do chi nhánh đầu tư phát triển lại cơ sở vật chất của chi nhánh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Năm 2012 con số này giảm 9.873.649.220 đồng so với năm 2011 nhưng con số này còn khá cao. Ban lãnh đạo cần chú trọng hơn về vấn đề này để tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tràn lan, không đúng mục đích gây thiệt hại nhiều cho ngân hàng.
33
Bảng 2.4.Tình hình thu nhập – chi phí của VPBank Đông Đô giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Chênh lệch | |||||||
2011/2010 | 2012/2011 | |||||||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền tăng (+) giảm (-) | Đạt tỷ lệ (%) | Số tiền tăng (+) giảm (-) | Đạt tỷ lệ (%) | |
Tổng thu | 244.019.879.520 | 100 | 351.404.014.800 | 100 | 109.292.746.600 | 100 | 107.384.135.300 | 44,01 | (242.111.268.200) | (68,90) |
Thu từ lãi | 195.289.109.600 | 80,03 | 309.762.639.000 | 88,15 | 99.117.591.890 | 90,69 | 114.473.529.400 | 58,62 | (210.645.047.100) | (68,00) |
Thu ngoài lãi | 48.730.769.940 | 19,97 | 41.641.375.750 | 11,85 | 10.175.154.710 | 9,31 | (7.089.394.190) | (14,55) | (31.466.221.040) | (75,56) |
Thu dịch vụ | 27.403.432.470 | 11,23 | 24.703.702.240 | 7,03 | 7.770.714.284 | 7,11 | (2.699.730.230) | (46,51) | (16.932.987.960) | (68,54) |
Thu nợ đã xử lý rủi ro | 1.683.737.169 | 0,69 | 1.475.869.862 | 0,42 | 393.453.887,8 | 0,36 | (207.840.307) | (12,34) | (1.082.415.974) | (73,34) |
Thu khác | 19.643.600.300 | 8,05 | 15.461.776.560 | 4,4 | 2.010.986.538 | 1,84 | (4.181.823.740) | (21,29) | (13.450.790.020) | (87) |
Tổng chi phí | 100.706.448.690 | 100 | 290.100.482.550 | 100 | 300.066.804.750 | 100 | 189.394.033.900 | 188,06 | 966.322.200.000 | 3,33 |
1. Chi phí trả lãi | 61.249.662.090 | 60,82 | 197.558.428.600 | 68,1 | 217.398.400.000 | 72,45 | 136.308.766.500 | 204,34 | 19.839.971.400 | 10,04 |
2. Chi phí ngoài lãi | 39.456.786.600 | 39,18 | 92.542.053.930 | 31,9 | 82.668.404.710 | 27,55 | 53.085.267.330 | 134,54 | (9.873.649.220) | (10,67) |
Lợi nhuận | 143.313.430.800 | - | 61.303.532.250 | - | (190.774.058.200) | - | (82.009.898.550) | (57,22) | (252.077.590.500) | (411,20) |
(Nguồn: Báo cáo thu nhập- chi phí qua các năm của VPBank Đông Đô)
34
Qua bảng 2.4, ta có thể thấy tình hình lợi nhuận của VPBank Đông Đô từ năm 2010 đến năm 2012 có sự giảm mạnh. Năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng đạt 143.313.430.800 đồng. Sang năm 2011, lợi nhuận đạt 61.303.532.250 đồng tương ứng giảm 57,22% so với năm 2010. Sang năm 2012, lợi nhuận của chi nhánh có chuyển biến xấu khi giảm thêm 252.077.590.500 đồng so với năm 2011. Điều đó có thể lí giải bởi thu nhập của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm trong khi đó chi phí lại tăng mạnh. Điều này xảy ra là do hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có những khó khăn do nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt của Nhà nước, do đó lợi nhuận của chi nhánh năm 2012 giảm mạnh như vậy (giảm 411,20% so với năm 2011). Mặc dù ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp marketing để cải thiện tình trạng. Đồng thời ngân hàng cũng tung ra nhiều sản phẩm mới như gói hỗ trợ vay 5.000 tỷ cho doanh nghiệp,…nhưng đều không khắc phục được thị trường đã quá ảm đạm. Bên cạnh đó các thị trường bất động sản, vàng, chứng khoán cũng trong thời kì suy thoái và chịu nhiều sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN chính vì thế chi nhánh tốn rất nhiều chi phí nhưng không đem lại lợi nhuận. Đây là một vấn đề cần chú trọng đặc biệt của ngân hàng trong những năm tiếp theo. Ban lãnh đạo cần có những chính sách, giải pháp, sách lược đúng đắn để giảm thiểu chi phí không cần thiết mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô
2.2.1. Các quy định chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đông Đô
Để thực hiện đúng theo quy định của NHNN trong hoạt động cho vay, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã xây dựng cho mình một cuốn sổ tay Tín dụng. Cuốn sổ tay đó bao gồm những quy tắc, quy trình thống nhất áp dụng cho toàn bộ chi nhánh, phòng giao dịch của VPBank. Với một hệ thống chính xác, thống nhất như vậy sẽ tránh được tình trạng sai sót, bất đồng giữa các bộ phận. Đồng thời giúp đẩy nhanh thời gian giao dịch. VPBank sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí khi áp dụng quy trình đó.
2.2.1.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay
- Nguyên tắc cho vay
Để một hợp đồng vay được thực hiện, khách hàng cần phải:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
+ Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng 35
tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Điều kiện cho vay
Đối với mỗi kiểu khách hàng ngân hàng đều có một điều kiện khác nhau để tránh rủi ro xảy ra. Trong đó:
+ Đối với khách hàng vay là cá nhân Việt Nam
Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
+ Khách hàng vay là cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân, nếu pháp luạt nước đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2.2.1.2. Số tiền cho vay
- Xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng.
+ Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
+ Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của NH.
+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay.
+ Khả năng nguồn vốn của NH nhưng không vượt quá mức uỷ quyền phán quyết cho vay của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc NH.
- Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NH tại thời điểm cho vay (trừ trường hợp cho vay từ các nguồn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức và cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt 15% vốn tự có của NH ).
2.2.1.3. Thời gian cho vay
NH và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NH. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
36
2.2.1.4. Lãi suất cho vay
- NH công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết.
- NH và khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:
+ Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN và quy định của NH về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
+ Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc NH quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
+ Đối với dư nợ quá hạn chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn thì NH áp dụnglãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
2.2.1.5. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng VPBank đối với khách hàng được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm có:
- Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt.
+ Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ
sơ.
Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, kiểm
tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng, đối tác. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ, bảng thông tin…); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục…); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đầu vào, đầu ra đã và đang thực hiện); hồ sơ vay vốn (phương án, hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư lần này); hồ sơ tài sản đảm bảo (sổ đỏ, đăng kí xe, CMND chủ sở hữu…)
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Trong bước này, các cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của VPBank. Sau đó, cần báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
+ Bước 2: Thẩm định
Trong bước này yêu cầu các phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm 3 nội dung chính: thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hoạt
37
động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, tính khả thi của phương án lần này: khách hàng có khả năng thực hiện không, có rủi ro gì, có khả năng trả nợ cho ngân hàng không. Cán bộ tín dụng làm tờ trình đề xuất gửi qua Bộ phận Thẩm định Chi nhánh hoặc Phòng Thẩm định Hội sở nếu vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh, Bộ phận hoặc Phòng thẩm định sẽ tiến hành thẩm định và ra thông báo phê duyệt hay từ chối cho vay.
+ Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết tín dụng
Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, có ý kiến của Trưởng phòng thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ tín dụng; tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan để bổ sung và tờ trình (nếu cần thiết) và sau đó trình lãnh đạo xem xét quyết định.
- Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng
+ Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng
Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, cán bộ tín dụng sẽ chuyển cho chuyên viên hỗ trợ để chuyên viên hỗ trợ trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay trình kiểm soát cho ý kiến chỉnh sửa. Sau khi có ý kiến đồng ý của kiểm soát về dự thảo hợp đồng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng, chú ý phải thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt. Khi đã thống nhất với khách hàng về các điều kiện hợp đồng, chuyên viên hỗ trợ trình dự thảo cuối cùng đã được khách hàng đồng ý lên kiểm soát; kiểm soát kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng với các điều kiện đã được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo xem xét và tiến hành kí hợp đồng với khách hàng trước sự chứng kiến của cả 2 bên cùng công chứng viên.
Hợp đồng được lập thành ít nhất 3 bản chính: 1 bản lưu hồ sơ tín dụng, 1 bản làm căn cứ cho kế toán hạch toán, 1 bản khách hàng giữ.
+ Bước 5: Giải ngân vốn vay.
Cán bộ tín dụng phối hợp với các bộ phận có liên quan bao gồm phòng hỗ trợ, kế toán, thanh toán quốc tế để giải ngân hoặc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Các hình thức phát tiền vay, giải ngân gồm có:
Rút tiền mặt trực tiếp: Áp dụng đối với các khoản cho vay lương, thưởng, các nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ, nhu cầu vay cá nhân, số tiền vay trị giá không quá lớn.
38
Thanh toán chuyển khoản trên địa bàn hoặc trong lãnh thổ quốc gia theo yêu cầu của khách hàng.
Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng: Thanh toán L/C, TT, TTR…(sử dụng các phương tiện SWIFT, điện Telex).
Hiện nay, đối với việc giải ngân cho khách hàng là KHCN, Ngân hàng khuyến khích sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế tối đa các khoản giải ngân bằng tiền mặt.
+ Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay; thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh
Mục đích của việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để ngân hàng có các biện pháp xử lý thích hợp. Có thể kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra tại hiện trường (nơi khách hàng đang triển khai phương án, dự án vay vốn để xem xét kiểm tra tình hình. Cần phải theo dõi chặt chẽ về việc khách hàng có trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã kí kết hay không.
Trong thời gian cho vay, các vấn đề phát sinh rất đa dạng, việc xử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi; xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng; xử lý tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay; khước từ nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán; xử lý các phát sinh khác.
+ Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ.
Khi khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, cán bộ tín dụng lập biên bản giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình kiểm soát, kiểm soát trình lãnh đạo ký phê duyệt. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, ngân hàng cần đánh giá mức độ hài lòng hay không của khách hàng đối với các hợp đồng tín dụng đã dược thanh lý và cần rút kinh nghiệm những điểm thực hiện chưa tốt để hoàn thiện và chỉnh sửa cho các hợp đồng tín dụng tiếp theo.
Quy trình trên được tóm tắt lại trong sơ đồ dưới đây:
39
Sơ đồ 2.2.Mô tả quy trình cho vay KHCN
Lập hồ sơ:
Khách hàng:Cung cấp các tài liệu và thông tin
Nhân viên Tín dụng:
- Tiếp xúc, hướng dẫn.
- Phỏng vấn KH.
- Giấy đề nghị vay.
- Hồ p lý.
- Phương án/ dự án.
Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm trao đổi
Tổ chức phân tích và thẩm định:
- Pháp lý.
- Bảo đảm nợ vay.
Kết quả ghi nhận:
-Biên bản, báo cáo.
- Tờ trình.
Cập nhật thông tin thị trường, chính
Quyết định Tín dụng:
- Hội đồng phán quyết.
Từ chối
Giấy báo lý do
sách, khung pháp lý.
Giải ngân:
- Cá nhân phán quyết.
Chấp nhận
Hợp đồng Tín dụng:
- Đàm phán.
- Ký kết HĐ Tín dụng.
- Ký kết HĐ phụ khác.
-Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng.
-Trả cho nhà cung cấp.
Tổ chức giám sát:
- Nhân viên kế toán.
- Nhân viên Tín dụng.
- Thanh tra kiểm soát viên.
Vi phạm HĐ
Thu nợ cả gốc và lãi
Thanh lý HĐTD bắt buộc
Xử lý:
Toà án
Cơ quan thẩm quyền
Đầy đủ và đúng hạn
Thanh lý HĐTD mặc nhiên
40
Biện pháp: Cảnh cáo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét Tín dụng.
Không đủ, Không đúng hạn