Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 3

- Cho vay trả góp: Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. TCTD và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức trả phí hco hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.2.3. Quy trình cho vay


Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay

Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay là bước khởi đầu của quy trình cho vay. Trong bước này khách hàng và ngân hàng phải thực hiện các công việc cụ thể như sau:

-Tư vấn khách hàng về sản phẩm cho vay của ngân hàng để giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng;

-Thu thập thông tin ban đầu về khách hàng để giúp NHTM chọn lọc được những khách hàng đủ tiêu chuẩn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

-Đối với khách hàng đủ tiêu chuẩn, nhân viên ngân hàng tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay theo đúng quy định của ngân hàng;

-Kết quả cuối cùng của bước công việc này là chọn lựa được khách hàng hội đủ các điều kiện ban đầu để cấp tín dụng và tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng để phục vụ cho công tác

Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPbank - 3

thẩm định tín dụng.

Bước 2: Thẩm định

Thẩm định là quá trình thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng, liên quan đến phương án vay vốn, liên quan đến tài sản bảo đảm để làm cơ sở ra quyết định cho vay.

-Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

+Thông tin do khách hàng cung cấp.

+Thông tin lưu trữ tại ngân hàng CIC.

+Thông tin do ngân hàng thu thập từ các kênh khác.

-Nội dung thẩm định.

+Thẩm định khách hàng.

+Thẩm định phương án vay vốn.

+Thẩm định hình thức bảo đảm nợ vay.

-Lập báo cáo thẩm định (lập tờ trình thẩm định).

Báo cáo thẩm định là văn bản ghi nhận lại kết quả thẩm định và ý kiến đề xuất của nhân viên tín dụng. Báo cáo thẩm định cùng với hồ sơ vay của khách hàng là cơ sở để bộ phận phê duyệt tín dụng xem xét ra quyết định cho vay.

Bước 3: Duyệt cho vay.

Duyệt cho vay là bước kiểm tra kết quả thẩm định để ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Tùy theo cơ cấu tổ chức của bộ máy tín dụng, có những cấp tham gia xét duyệt cho vay như sau: chuyên viên; Ban tín dụng; Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng là cấp phê duyệt cao nhất, có thẩm quyền phê duyệt mọi khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền phê duyệt của chuyên viên và ban tín dụng.

Bước 4: Ký hợp đồng Hợp đồng cho vay

Hợp đồng bảo đảm nợ vay

Bước 5: Đăng ký giao dịch bảo đảm

Đối với những khoản vay có đảm bảo trực tiếp bằng tài sản NH phải tiến hành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản nhằm xác lập quyền của NH đối với tài sản bảo đảm

Bước 6: Giải ngân

-Căn cứ giải ngân.

+ Hồ sơ vay của khách hàng;

+Hồ sơ phân tích tín dụng

+Chứng từ bảo đảm nợ vay;

+Chứng từ khác.

-Tổ chức thực hiện: việc giải ngân cho khách hàng được thực hiện trên cơ sở phối hợp của ba bộ phận: Bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán, bộ phận ngân quỹ.

-Hình thức giải ngân: việc giải ngân được thực hiện dưới 2 hình thức (tiền mặt, chuyển khoản)

Bước 7: Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân

-Kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay.

-Kiểm tra tình hình tài chính công nợ của khách hàng.

-Kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay.

Bước 8: Theo dõi thu nợ

Việc thu nợ được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (thời điểm, số tiền, phương thức thu nợ…).

Bước 9a. Thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng được thực hiện khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho NH. Những công việc phải thực hiện khi tiến hành thanh lý hợp đồng:

-Kiểm tra đối chiếu tình hình thu nợ;

-Lập biên bản thanh lý;

-Hoàn trả tài sản bảo đảm, thực hiện thủ tục giải chấp tài sản.

Bước 9b: Xử lý nợ quá hạn

Nợ vay của khách hàng bị chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp sau: Khách hàng không trả được nợ khi đến hạn và không được NH đồng ý gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ; Có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng khách hàng không trả được trong thơi hạn cho phép. Tùy theo mức độ rủi ro mà NH có biện pháp xử lý cụ thể:

-Chuyển nợ quá hạn

-Áp dụng các biện pháp thu nợ (đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ)

Bước 10: Lưu trữ hồ sơ

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra của các cơ quan chức năng, đảm bảo minh chứng cho các số liệu kế toán, hồ sơ vay của khách hàng phải được lưu trữ trong một thời gian theo quy định.

2.3. Khái niệm và đặc điểm hiệu quả hoạt động cho vay


Hiệu quả cho vay là sự đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về vốn vay phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương, cũng như của nhà nước, đảm bảo sự tồn tại và phát triển vững chắc của Ngân hàng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp cũng như tạo tâm lý thoải mái cho doanh nghiệp trước, trong và sau khi giao dịch với Ngân hàng; là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế, nó phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay ngân hàng. Đó là khả năng cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển của nền kinh tế, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.


Vì vậy, hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ của cán bộ quản lý ngân hàng,…), khách quan (mức độ an toàn vốn tín dụng, lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội…). Do đó hiệu quả cho vay là kết quả của mối quan hệ giữa ngân hàng-khách hàng vay vốn- nền kinh tế xã hội, cho nên khi đánh giá hiệu quả cho vay chúng ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế….

2.4. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả cho vay


2.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay về phía Ngân hàng


2.4.1.1. Các chỉ tiêu định tính


- Ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình cho vay hợp lý và thực hiện đúng theo quy trình này không bỏ qua bất kỳ một bước nào, phải thỏa mãn nhu cầu vay của khách hàng. Thủ tục cho vay, thái độ của nhân viên phục vụ khách hàng, trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, khả năng quản lý của cán bộ quản lý cấp cao cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay. Ngân hàng cần hướng tới thủ tục cho vay đơn giản nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng cùng với sự hướng dẫn và phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình

của đội ngủ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động và giàu kinh nghiệm của ngân hàng.

- Kết cấu nguồn cho vay hợp lý. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro. Kết cấu nguồn vốn cho vay là rất quan trọng nhằm để hạn chế và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần đa dạng hóa đối tượng khách hàng của mình, nhằm tránh được rủi ro và góp phần thúc đẩy sự phát triển sự đa dạng của nền kinh tế.

-Cho vay phải tuân thủ những quy tắc chung nhất: khách hàng phải cam kết sử dụng khoản vay đúng mục đích, hoàn trả lãi và gốc theo đúng thỏa thuận với NH.

2.4.1.2. Các chỉ tiêu định lượng


Doanh số cho vay.

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm (doanh số cho vay mang tính thời kỳ).

Doanh số cho vay phản ánh khả năng thu hút khách hàng và khả năng mở rộng tín dụng của NH.

Doanh số cho vay cao góp phần đảm bảo cho sự mở rộng về tín dụng cho NH.

Doanh số thu nợ.

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thu nợ trong kì của NH

thông qua đó đánh giá được công tác thu hồi nợ của NH có cao, hiệu quả hay không, có gặp vấn đề khó khăn gì không. Doanh số thu nợ cao thể hiện khả năng thu hồi nợ từ các khoản cho vay là tốt, tăng nguồn thu nhập cho Ngân hàng và đảm bảo cho hoạt động của NH được đảm bảo an toàn, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Dư nợ cho vay.

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về hay nói cách khác là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ NH ở một thời điểm nhất định (dư nợ mang tính thời điểm). Cơ cấu của dư nợ cho NH thấy được khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược, những thế mạnh của việc cho vay từ đó đưa ra những hạn chế cần khắc phục để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho vay.

Nợ quá hạn.

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn sẽ giúp NH phản ánh được chất lượng của việc mở rộng hay thu hẹp cho vay là tốt hay xấu. Trong đó, bao gồm:

+Nợ xấu :

Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005và quyết định18/2011/QĐ – NHNN, ngày 25/4/2011, nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

Tỉ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) =


Tổng Dư nợ

Theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu chỉ được phép dưới 3%.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu ở mức cao cho thấy công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát nợ kém, khả năng thu hồi nợ giảm xuống, hiệu quả cho vay vì thế mà cũng bị suy giảm.

+Nợ nhóm 2:

Việc theo dõi và quan tâm tới nợ nhóm 2 cũng là một yêu cầu cấp thiết, giúp NH phát hiện ra những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, có thời gian quá hạn dưới 90 ngày hoặc đánh giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ. Cần theo dõi, phân tích những nguyên nhân làm gia tăng nợ nhóm 2, để sớm có biện pháp xử lý, tránh dẫn đến hệ lụy có nguy cơ xảy ra nợ xấu cho NH.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Công thức tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

x100%

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

Vốn huy động

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn =


Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn.


Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng

Dư nợ/Tổng nguồn vốn(%) =

Dư nợ

Tổng nguồn vốn

x100

- Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH.

- Chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động (%).

Dư nợ/Tổng vốn huy động =

Dư nợ

Tổng vốn huy động

x100%

-Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.

- Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí

Hệ số thu nợ.

Hệ số này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Công thức tính:



Hệ số thu nợ(%) =

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay


x100


Vòng quay vốn Tín dụng


Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =


Trong đó:


Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân


Dư nợ bình quân trong kỳ =

( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) 2


Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vay vốn của NH càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao và việc đầu tư càng được an toàn.

Trong trương hợp cho vay theo hạn mức thì NH sẽ không quy định cụ thể thời hạn trả nợ mà chỉ cần đối tượng vay vốn thực hiện được đúng vòng quay vốn tín dụng mà họ đã cam kết với NH trong hợp đồng tín dụng. Nếu vòng vay vốn tín dụng được đảm bảo thì khả năng thu hồi nợ gốc và lãi của NH sẽ càng cao. Ngược lại nếu bên vay không thực hiện đúng hoặc

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí