Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 7

Cá tạp nước ngọt 38 6 Phụ phẩm cá mè 8 0 Cá tạp biển 46 6 Ốc bươu vàng 1

Cá tạp nước ngọt 38.6%

Phụ phẩm cá

mè 8.0%



Cá tạp biển

46.6%


Ốc bươu vàng

0.4%

Đầu xương cá

tra 6.4%


Hình 4.9: Cơ cấu lượng thức ăn được cung cấp từ các nguồn khi ương

Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.10 cho thấy, cá lóc giống sau khi ương có tỷ lệ sống bình quân khoảng 63,4% (±16,9), trong đó cá lóc bông đạt tỷ lệ sống cao nhất (78,3%) và thấp nhất là cá lóc đầu nhím (59,4%). Số lượng cá giống thu hoạch bình quân khoảng 38,8 ngàn con/đợt và số lượng này dao động rất lớn do phụ thuộc vào qui mô sản xuất của mỗi hộ (2-315 ngàn con/đợt). Sau gần 1 tháng ương từ cá lồng 6 (1000-1200 con/kg), cá giống có thể đạt được kích cỡ lồng 12 (50-100 con/kg). Tuy nhiên, do thời gian ương khác nhau nên kích cỡ thu hoạch bình quân khoảng 314 con/kg, trong đó cá lóc bông ương với thời gian dài hơn nên kích cỡ cá giống thu hoạch lớn hơn (10 con/kg). Với kích cỡ này thì cá lóc bông có thể đem ra bè nuôi lớn hơn để nuôi thương phẩm. Khi thu hoạch với nhiều kích cỡ khác nhau thì giá bán cũng khác nhau, dao động từ 500-1500 đồng/con.

Bảng 4.10: Thông tin về thu hoạch cá lóc sau khi ương


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=2)

Lóc đầu vuông (n2=8)

Lóc đầu nhím (n3=15)

Tổng

(n=25)

±16.5

±18.6

±15.5

±16.9

Lượng cá thu hoạch/đợt ngàn con 163.5

42.2

20.3

38.8

±214.3

±40.4

±29.2

±66.3

Kích cỡ thu hoạch con/kg 10.0

490.0

260.3

313.8

±0.0

±268.5

±257.0

±281.8

Giá bán bình quân đ/con 1500.0

825.0

1126.7

1060.0

±0.0

±271.2

±281.5

±324.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tỷ lệ sống khi ương % 78.3

67.1

59.4

63.4

Phần lớn cá giống sau khi ương được để lại nuôi cá thịt (89,0%), một số trường hợp nuôi không hết số cá giống ương được thì các hộ này sẽ bán lại cho các hộ nuôi gần đó (5,6%). Ngoài ra, một số cá giống được các thương lái thu mua và đem bán ở tỉnh khác (5,4%).


Người nuôi tại địa phương 5 6 Để nuôi 89 0 Thương lái cá giống 5 4 Hình 2

Người nuôi tại địa phương 5.6%



Để nuôi

89.0%


Thương lái cá giống 5.4%


Hình 4.10: Cơ cấu tiêu thụ cá giống khi ương

Kết quả tính toán về chi phí trong ương cá lóc giống được thể hiện ở Hình

4.10 cho thấy, chi phí cố định bình quân khoảng 550,6 ngàn đồng/đợt (±1030,2), trong đó khấu hao chi phí mua máy móc cao hơn khấu hao xây dựng công trình (56,9% so với 43,1%). Chi phí cố định khi ương cá lóc bông cao hơn nhiều lần so với nhóm cá lóc đen (2,4 triệu đồng so với 0,6 triệu đồng và 0,3 triệu đồng).

Chi phí biến đổi bình quân khoảng 30,8 triệu đồng/đợt (±68,2), trong đó chi mua thức ăn cho cá chiếm tỷ lệ cao nhất (53,8% trong tổng chi phí biến đổi). Kế đến là chi mua cá giống đầu vào cũng chiếm tỷ lệ khá cao (28,1%), do cá giống cho ương ban đầu có kích cỡ lớn nên giá đấu vào cao. Chi phí thuốc phòng trị và hóa chất xử lý nước chiếm đến 11,3% trong tổng chi phí biến đổi, điều này cho thấy việc phòng trị bệnh cho cá lóc giai đoạn giống là rất quan trọng. Ngoài ra, chi trả tiền thuê lao động thời vụ và thường xuyên chiếm khoảng 5,5% trong tổng chi phí biến đổi, do cá lóc chủ yếu sử dụng thức ăn tươi sống nên việc cho ăn phải thuê mướn nhiều nhân công làm việc thời vụ để băm nhuyễn hoặc cắt nhỏ thức ăn.

43.1%

Khấu hao xây dựng

Cá giống 28.1%

Thuốc hóa chất 11.3%



KH


máy

móc 56.9%


Thức ăn

53.8%

Khác 1.3%

Thuê LĐ 5.5%


Hình 4.11: Cơ cấu chi phí cố định của ương giống

Hình 4.12: Cơ cấu chi phí biến đổi của ương giống

Tổng chi phí đầu tư sản xuất bình quân khoảng 31,3 triệu đồng/đợt, trong đó chi phí biến đổi chiếm đến 98,3%. Giá thành sản xuất đến giai đoạn này khá cao, bình quân khoảng 832,7 đồng/con. Với giá thành này thì việc ương giống khá hiệu quả và tiết kiệm được chi phí cho quá trình nuôi thịt, nếu mua giống thả nuôi với kích cỡ này thì giá bình quân khoảng 1.200 đồng/con. Tuy nhiên, thực tế thì nguồn giống có kích cỡ lớn (từ lồng 12 trở đi) có rất ít trên thị trường do kích cỡ này thì nuôi thịt sẽ có lợi nhuận cao hơn nên ít hộ ương bán giống giai đoạn này.

Thu nhập bình quân của các hộ ương cá lóc giống là 44,1 triệu đồng/đợt và lợi nhuận đạt 12,7 triệu đồng/đợt. Tương tự như SXG, thu nhập và lợi nhuận của các hộ ương cá lóc bông cao hơn các hộ ương cá lóc đen nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn (19,5% so với 50,1% và 32,7%). Trong giai đoạn ương giống cũng có một số hộ thua lỗ (12,0% số hộ ương), nguyên nhân thua lỗ là do hao hụt nhiều dẫn đến chi phí sản xuất cao.

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu tài chính khi ương cá lóc


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=2)

Lóc đầu vuông (n2=8)

Lóc đầu nhím (n3=15)

Tổng

(n=25)

±236.0

±19.1

±19.5

±69.1

Giá thành cá giống đ/con 1275.9

603.3

896.1

832.7

±228.6

±248.8

±285.7

±322.9

Thu nhập/đợt tr đ245.3

33.6

22.8

44.1

±321.4

±37.9

±33.1

±95.2

Lợi nhuận/đợt tr đ 61.1

12.5

6.3

12.7

±85.4

±19.7

±14.8

±27.7

- Tỷ lệ thua lỗ % 0.0

12.5

13.3

12.0

Tỷ suất lợi nhuân (LN/CP) % 19.5

50.1

32.7

37.2

±21.4

±53.8

±40.9

±44.0

TC/đợt tr đ 184.1

21.1

16.5

31.3

Thông tin về nhóm nuôi thương phẩm

Theo kết quả khảo sát của dự án Cá tạp (2009) thì hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long có 5 mô hình nuôi cá lóc chủ yếu, bao gồm nuôi trong ao đất, ao nổi (còn gọi là nuôi bể bạt hoặc bể xi măng), vèo ao, vèo sông và lồng bè. Tùy

theo đặc tính của mỗi mô hình mà diện tích bình quân thay đổi khác nhau, trong đó mô hình nuôi ao đất có diện tích nuôi lớn nhất (1500 m2/hộ) và thấp nhất là mô hình nuôi vèo sông (34,5m2) và bể bạt (93,1 m2). Do diện tích sông khá hẹp nên vèo nuôi ven sông thường nhỏ, còn mô hình nuôi bể bạt thường tận dụng diện tích sân nhà hoặc vườn gần nhà nên diện tích cũng hạn chế.

Bảng 4.12: Thiết kế công trình nuôi cá lóc

Diễn giải Đvt Ao đất

(n1=48)

±2511.4

±296.9

±45.3

±243.6

±181.3

±1321.3

Thể tích nuôi m34617.6

366.9

66.0

125.8

474.1

1223.3

±8501.3

±644.4

±100.2

±371.3

±1117.8

±4392.1

Diện tích bq/ao m2755.7

120.7

14.4

77.9

30.1

214.9

±758.8

±280.1

±8.4

±243.4

±27.9

±485.9

Thể tích bq/ao m32159.2

296.7

26.3

106.0

120.3

588.1

±2435.7

±633.3

±20.8

±367.0

±161.4

±1452.5

Độ sâu mực nước cm 260.0

208.2

170.2

113.2

302.4

214.7

±81.5

±74.3

±60.8

±39.8

±128.9

±103.3

Thời gian sx/vụ ngày 155.1

137.8

117.6

140.4

243.8

157.8

±29.7

±22.7

±25.5

±29.4

±73.9

±58.7

Diện tích nuôi m21514.5

Vèo ao (n2=50) 180.2

Vèo sông

(n3=45)

34.5

Bể bạt

(n4=34)

93.1

Lồng bè

(n5=41)

106.0

Tổng

(n=218)

416.4


Cá lóc được các hộ nuôi chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi nên số ao nuôi cũng hạn chế, hầu hết chỉ có 1 ao, vèo, bè nuôi trên 1 hộ (60,6%). Kế đến là các hộ nuôi có 2 ao, vèo, bè chiếm khoảng 22,0% và số hộ nuôi qui mô lớn từ 4 ao trở lên chiếm tỷ lệ thấp (7,8%). Ở mô hình lồng bè và vèo sông thì số lượng vèo, bè nhiều hơn, số hộ có từ 3 cái trở lên chiếm từ 22,2-26,6%. Độ sâu mực nước trong khi nuôi phụ thuộc vào điều kiện nuôi của mỗi mô hình, bình quân khoảng 2,1m (±1,0). Trong đó, mô hình nuôi lồng bè có mực nước nuôi sâu nhất đến 7m nước và cạn nhất là mô hình nuôi bể bạt và vèo sông có mực nước nuôi thấp nhất là 0,5m.

Cá lóc chủ yếu được nuôi vào mùa nước lũ nhằm tận dụng được thức ăn tự nhiên sẵn có nên số hộ nuôi 1 vụ/năm chiếm tỷ lệ rất lớn (38,5%). Mô hình nuôi lồng bè có số hộ nuôi 1 vụ/năm là khá cao (70,7%), do lồng bè thường nuôi cá lóc bông nên thời gian nuôi kéo dài (có thể lên đến 12 tháng/vụ) nên chỉ có thể nuôi 1 vụ/năm. Ngoài ra, do bè nuôi được đặc trên sông nên rất khó kiểm soát được dịch bệnh lây lan qua nguồn nước dẫn đến hao hụt nhiều nên một số

hộ chọn nuôi 1 vụ/năm để tránh mùa bệnh dễ lây lan. Các hộ còn lại chủ yếu là nuôi 2 vụ/năm (53,7%) và có một số ít hộ có thể nuôi 3 vụ/năm (7,8%).


3 cái 9 6 7 8 2 vụ năm 53 7 2 cái 22 0 1 cái 60 6 1 vụ năm 38 5 3 vụ năm 3

3 cái

9.6%

=< 4 cái

7.8%

2 vụ

/năm

53.7%



2 cái

22.0%


1 cái

60.6%


1 vụ

/năm

38.5%


3 vụ

/năm

7.8%


Hình 4.13: Số ao, vèo, bè nuôi của các

hộ nuôi cá lóc

Hình 4.14: Số vụ nuôi/năm của các hộ

nuôi cá lóc

Mật độ thả bình quân của tất cả các mô hình là 204 con/m2 (114 con/m3), trong đó nếu tính trên m2 thì mô hình nuôi lồng bè có mật độ thả dày nhất (388 con/m2), tuy nhiên nếu tính trên m3 thì mô hình nuôi vèo sông có mật độ thả dầy nhất (190 con/m3). Mô hình nuôi ao đất có mật độ thả thưa nhất, bình quân khoảng 66 con/m2 (28 con/m3), mật độ này gần với mật độ nuôi cá tra trong ao đất (67 con/m2) theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Ngô (2009). Kích cỡ

giống thả bình quân khoảng 666 con/kg (±325), dao động từ 350-785 con/kg. Với kích cỡ này thì giá mua bình quân khoảng 547,5 đồng/con và dao động từ 370-1.100 đồng/con.

Bảng 4.13: Con giống cho nuôi cá lóc

Diễn giải Đvt Ao đất

(n1=48)

±79.4

±171.0

±272.4

±76.6

±224.3

±215.4

con/m328.0

81.7

189.8

134.5

155.3

114.3

±35.5

±109.8

±187.3

±74.9

±112.4

±129.4

Kích cỡ giống con/kg 769.8

696.8

720.6

784.4

349.9

666.2

±318.0

±292.3

±230.4

±310.3

±280.4

±324.6

Giá con giống đ/con 372.7

409.0

432.0

470.3

1111.7

547.5

±289.0

±353.2

±346.3

±582.2

±606.0

±514.6

Mật độ thả con/m265.7

Vèo ao (n2=50) 157.2

Vèo sông

(n3=45)

287.1

Bể bạt

(n4=34)

138.9

Lồng bè

(n5=41)

388.1

Tổng

(n=218)

204.4


Phần lớn cá giống cung cấp cho các hộ nuôi từ các trại SXG (51,9%), kế đến là từ các cơ sở ương giống trên địa bàn (24,5%). Một số hộ chủ động được nguồn giống cho nuôi thương phẩm từ nguồn giống tự sản xuất và ương (13,3%). Ngoài ra, các hộ không có điều kiện đến các trại SXG hoặc cơ sở ương thì có thể mua giống từ các thương lái cá giống (6,9%).


Cơ sở ương 24 5 Tự SX 13 3 Thương lái cá giống 6 9 Người nuôi khác 3 4 Trại 4

Cơ sở ương

24.5%


Tự SX

13.3%

Thương lái cá giống 6.9%


Người nuôi khác

3.4%


Trại SXG

51.9%


Hình 4.15: Nguồn cá giống cho nuôi cá lóc thương phẩm

Cá tạp nước ngọt và cá tạp biển là 2 loại thức ăn được nhiều hộ sử dụng nhất (lần lượt: 50,2% và 38,9% trong tổng lượng thức ăn). Khi 2 nguồn thức ăn trên bị thiếu thì các hộ nuôi cá lóc có thể sử dụng phụ phẩm của cá tra và cá mè (có nhiều ở các nhà máy philê xuất khẩu) làm thức ăn thay thế với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, hai nguồn thức ăn này chỉ bổ sung tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn cá tạp nước ngọt và cá tạp biển do chất lượng không đảm bảo cho sự phát triển của cá lóc nuôi. Các hộ nuôi với qui mô nhỏ, lấy công làm lời thì có thể tận dụng lượng ốc bươu vàng (OBV) và cua đồng tự khai thác được làm thức ăn cho cá lóc nuôi (lần lượt: 1,9% và 1,8%). Hiện nay, có nhiều công ty sản xuất thức ăn viên cho cá lóc và được một số ít hộ sử dụng (3,0%) bước đầu mang lại hiệu quả cho người nuôi. Thức ăn viên được đánh giá là giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường so với cho ăn thức ăn tươi sống, đồng thời là giải pháp thay thế dần cá tạp nước ngọt nhằm giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản nước ngọt.

Những năm gần đây, do nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh dẫn đến lượng thức ăn sử dụng để nuôi cá lóc tăng lên, trong khi đó trước tình hình khai thác cá tạp nước ngọt quá mức dẫn đến việc thiếu hụt nguồn thức ăn cho cá lóc nuôi, điều này đã làm cho giá thức ăn tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó, người nuôi cá lóc tìm các nguồn thức ăn khác để thay thế cá tạp nước ngọt, dẫn đến việc tăng giá khá mạnh của các loại thức ăn thay thế này. Kết quả khảo sát cho thấy, giá thức ăn viên bình quân khoảng 17,2 ngàn đồng/kg, giá này cao hơn rất nhiều so với các loại thức ăn tươi sống. Ốc bươu vàng và cua đồng là hai loại thức ăn rẻ tiền và sẵn có tại địa phương, nhưng gần đây thì giá của hai loại thức ăn này cũng tăng lên, dao động từ 1,8-1,9 ngàn đồng/kg.


Cá tạp biển 38.9%


Đầu xương cá tra

3.2%

18

17.2

6.6 5.8

5.6

3.9

1.9

1.8

1000 đồng/kg

16

Thức ă14

CN12

3.0% 10

8

Ốc bươ6

vàng4

2.5% 2

nước ngọt

Cua đồng

cá mè

TA

Cá tạp Đầu

Cá tạp

Phụ

Cua

OBV

50.2%

0.1%

2.1%

viên

biển xương

NN

phẩm

đồng






cá tra


cá mè



Cá tạp

Phụ phẩm0


Hình 4.16: Cơ cấu tổng lượng thức ăn cho cá lóc nuôi


Hình 4.17: Giá bình quân của các loại thức ăn cho cá lóc nuôi

Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 4.14 cho thấy, bình quân mỗi hộ nuôi cá lóc sẽ sử dụng 37,6 tấn thức ăn/vụ (±96,6), hộ sử dụng lượng thức ăn ít nhất là hộ nuôi vèo sông và bể bạt (0,3 tấn/vụ) và mô hình lồng bè có hộ sử dụng thức ăn nhiều nhất lên đến 1000 tấn/vụ. Trong các mô hình nuôi thì các hộ nuôi lồng bè sử dụng nhiều thức ăn cho cá lóc nhất (93,4 tấn/vụ), kế đến là mô hình nuôi ao đất (64,4 tấn/vụ) và ba mô hình còn lại sử dụng thức ăn gần bằng nhau, dao động từ 8,9-10,8 tấn/vụ. Do các hộ nuôi cá lóc sử dụng chủ yếu là thức ăn tươi sống nên hệ số thức ăn (FCR) khá cao, dao động từ 3,9-4,3. Ở mô hình nuôi ao đất và vèo sông có hộ nuôi với hệ số thức ăn cao nhất (FCR=6,0), với hệ số này thì chắc chắn sẽ thua lỗ. Với thức ăn viên thì hệ số thức ăn dao động từ 1,2-1,4 tùy theo từng loại thức ăn của các công ty mà có hệ số thức ăn khác nhau.

Bảng 4.14: Lượng thức ăn sử dụng và hệ số thức ăn cho nuôi cá lóc

Diễn giải Ao đất

(n1=48)


±84.8

±13.8

±12.4

±14.1

±187.3

±96.6

FCR –TA tươi sống (lần)

4.2±0.5

4.0±0.4

4.3±0.7

3.9±0.5

4.2±0.5

4.2±0.5

Tổng lượng TA/vụ (tấn)64.4

Vèo ao

(n2=50)

10.8

Vèo sông

(n3=45)

8.9

Bể bạt

(n4=34)

9.9

Lồng bè

(n5=41)

93.4

Tổng

(n=218)

37.6


Cá lóc là đối tượng nuôi có tỷ lệ sống khá thấp, dao động từ 48,7-56,1%, qua đó cho thấy kỹ thuật nuôi cá lóc hiện nay cần phải được cải tiến nhiều nhằm tăng tỷ lệ sống, hạn chế rủi ro về mặt kỹ thuật. Với mô hình nuôi ao đất thì năng suất cá nuôi đạt bình quân 257,8 tấn/ha/vụ, năng suất này thấp hơn so với năng suất cá tra nuôi được khảo sát bởi Nguyễn Văn Ngô ở tỉnh Đồng Tháp năm 2008 (351,8 tấn/ha/vụ) nhưng cao hơn năng suất cá tra bình quân của toàn vùng theo thống kế của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2008 (157 tấn/ha/năm). Qua đó cho thấy, cá lóc nuôi thâm canh trong ao đất hoàn toàn có thể đạt được năng suất như cá tra nuôi thâm canh và trong thời gian sắp tới cá lóc có thể đẩy mạnh nuôi thâm canh nhằm đa dạng đàn cá nuôi ở ĐBSCL.

Bảng 4.15 cho thấy, năng suất cá lóc nuôi đạt bình quân 41,9 kg/m3/vụ, năng suất này cao hơn kết quả khảo sát năm 2008 của dự án Cá tạp (34,5 kg/m3/vụ). Trong đó, mô hình nuôi lồng bè có năng suất bình quân là cao nhất (90,1 kg/m3/vụ), kế đến là mô hình nuôi vèo sông (47,6 kg/m3/vụ) và thấp nhất là mô hình nuôi ao đất (10,8 kg/m3/vụ). Kích cỡ cá thu hoạch ở mô hình nuôi lồng bè là cao nhất (gần 1,3 kg/con) do mô hình này chủ yếu là nuôi cá lóc bông và thời gian nuôi khá dài. Các mô hình nuôi còn lại có kích cỡ thu hoạch dao động từ 0,6-0,7 kg/con. Kích cỡ cá lóc thu hoạch phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ và loài cá lóc thả nuôi, với cá lóc đầu nhím thì chỉ cần nuôi đạt kích cỡ từ 300 gram/con trở lên là có thể xuất bán do cá lóc đầu nhím có hình dạng gần giống với cá lóc đồng nên người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn. Trong khi đó, cá lóc đầu vuông có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh nên chi cần nuôi 4 tháng là

có thể đạt kích cỡ từ 0,5 kg/con trở lên, nên thường thu hoạch với kích cỡ lớn hơn cá lóc đầu nhím.

Kết quả khảo sát cho thấy, cá lóc nuôi có giá bình quân bán tại ao là 28,8 ngàn đồng/kg (±4,9), dao động từ 16,5-40,0 ngàn đồng/kg. Giá cá lóc nuôi phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và giống loài. Mùa lũ từ tháng 7-10 ÂL thường có giá tương đối thấp do cá lóc nuôi chủ yếu là tiêu thụ nội địa nên khi lượng cá đồng khai thác nhiều, tạo ra nguồn cung tăng thì giá sẽ giảm thấp. Ngược lại, vào mùa nắng từ tháng 3-6 ÂL thì lượng cá đồng cạn kiệt nên giá cá lóc sẽ tăng lên, đặc biệt trong năm 2010 có thời điểm giá cá lóc nuôi mua tại ao tăng gần 42.000 đồng/kg. Do đó, người nuôi cá cần lựa chọn kỹ thời gian thả giống nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Về giống loài thì cá lóc đầu nhím có giá cao hơn cá lóc đầu vuông, thường cao hơn từ 3-5 ngàn đồng/kg do cá lóc đầu nhím có hình dạng giống cá lóc đồng nên người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn. Ngoài ra, giá bán cá lóc thương phẩm còn phụ thuộc nhiều vào thương lái, theo kết quả khảo sát thì ở cùng thời điểm nhưng giá cá lóc được nuôi ở Hậu Giang thì có giá thấp hơn giá cá lóc được nuôi ở các tỉnh khác. Do ở Hậu Giang thương lái cá đồng thường tập trung vào một số ít vựa thu mua lớn nên người nuôi thường bị ép giá do họ không có sự lựa chọn khác.

Bảng 4.15: Thu hoạch cho nuôi cá lóc

Diễn giải Ao đất

(n1=48)

Vèo ao

(n2=50)

Vèo sông

(n3=45)

Bể bạt

(n4=34)

Lồng bè

(n5=41)

Tổng

(n=218)

Tỷ lệ sống/vụ (%) 56.0±22.4 48.7±19.6 54.0±23.1 51.4±21.9 56.1±22.2 53.2±21.8

N.suất/m3/vụ (kg) 10.8±14.9 27.3±55.5 47.6±38.1 41.5±24.7 90.1±58.1 41.9±49.6

Kích cỡ thu (g/con) 705.2

±176.9

715.0

±232.2

560.0

±129.1

688.2

±245.3

1287.8

±416.5

784.4

±354.6

Giá bán/kg (1000 đ) 31.3±3.6 27.8±3.9 24.4±5.3 28.2±4.6 32.4±2.5 28.8±4.9

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí