Các Tài Liệu Mới Nhất Liên Quan Đến Chủ Đề Của Nghiên Cứu

2.3.3 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị, quan điểm về chuỗi giá trị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đây cũng là xu hướng chung nhằm phát triển một sản phẩm hay một chuỗi các hoạt động nào đó. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như: nghiên cứu về chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan, chuỗi giá trị mật ong ở Mexico, đậu nành ở Bắc Lào, váy saris dệt tay ở Ấn Độ,… (NESDB, 2005).


Hình 2 11 Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan NESDB 2005 Ở Việt Nam việc nghiên 1

Hình 2.11: Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan (NESDB, 2005)

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuỗi giá trị mới xuất hiện trong những năm gần đây và đang phát triển rất mạnh mẽ. Dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” (M4P, 2007) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm tìm giải pháp hỗ trợ cho người nghèo. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị bao gồm: gạo, chè, cá tra, ca cao, hàng thủ công bằng cối, rau xanh,…

Hoạt động phát triển chuỗi giá trị của Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức (GTZ) ở Việt Nam thực hiện theo phương pháp luận Liên kết Giá trị (ValueLinks) và các tài liệu liên quan. Đây là một bộ công cụ được sử dụng nhằm tăng cường năng lực thể chế và quan hệ hợp tác trong các tiểu ngành, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, gia tăng giá trị cho sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất. Tổ chức này đã nghiên cứu các chuỗi giá trị ở Việt Nam như vải, nhãn, mây tre, cà phê, hạt điều, trái bơ, cá tra – cá basa và rau từ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk và An Giang (GTZ, 2009).

Hình 2 12 Chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk GTZ 2009 Hình 2 13 Chuỗi giá 2

Hình 2.12: Chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk (GTZ, 2009)

Hình 2 13 Chuỗi giá trị cá tra basa ở An Giang Vò Thị Thanh Lộc 2008 Theo nhận 3

Hình 2.13: Chuỗi giá trị cá tra, basa ở An Giang (Vò Thị Thanh Lộc, 2008)

Theo nhận xét của GTZ (2009), mặc dù có rất nhiều tiềm năng đã được khám phá trong các nghiên cứu chuỗi giá trị tại các tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót và trở ngại chính mà các tác nhân trong chuỗi không thể tự giải quyết được như: (i) Mối liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi; (ii) Người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị trường; (iii) Cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển… lạc hậu; (iv) Chất lượng và an toàn thực phẩm chưa được chú ý đầy đủ; (v) Những tác động và cản trở tới môi trường chưa được xem xét tới; (vi) Các sản phẩm của Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam.

2.4 Các tài liệu mới nhất liên quan đến chủ đề của nghiên cứu


Các tài liệu về phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng các sản phẩm nông

nghiệp gần đây:


Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền, Đỗ Minh Chung và Trương Quốc Phú, 2008. Nghiên cứu thị trường nghêu ở Trà Vinh. Dự án Oxfam Anh, khoa Thủy sản, ĐHCT.

Nguyễn Ngọc Châu, 2008. Phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT.


Nguyễn Thị Kim Hà, 2007. Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn ở đồng bằng sông

Cửu Long. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT.


Nguyễn Văn Ngô, 2009. Phân tích ngành hàng cá tra (Pagasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản, ĐHCT.

Nguyễn Xuân Hiền, 2008. Phân tích chuỗi giá trị tôm càng xanh tỉnh An Giang.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT.


Vò Thị Thanh Lộc, Simon Bush, Lê Xuân Sinh, Hapnavy và Nguyễn Tri Khiêm, 2008. Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang. Dự án Sumernet, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, ĐHCT.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở tính toán kết quả nuôi cả năm nên số liệu được thu thập cho cả năm 2009.

An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, và Hậu Giang là 4 tỉnh thành được chọn làm đại diện nghiên cứu chuỗi giá trị cá lóc, là các tỉnh nuôi cá lóc trọng điểm ở ĐBSCL.

Hiện nay, có nhiều loài cá lóc được nuôi ở ĐBSCL bao gồm: cá lóc bông (Channa micropeltes), cá lóc đen (Channa striata), cá lóc lai hay còn gọi là cá lóc đầu nhím (cá lóc đầu vuông (con đực) X cá lóc đen (con cái)). Trong đó, cá lóc lai được các hộ chọn nuôi nhiều nhất nên được chọn lựa cho nghiên cứu.

Các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng cá lóc được khảo sát là:

(1) Nhóm hộ nuôi cá (bao gồm cá sản xuất và ương giống): phân tích 5 mô hình nuôi cá lóc hiện nay là ao đất, vèo ao, vèo sông, bể bạt và lồng bè.

(2) Nhóm thu mua: thương lái mua tại ao, sạp/vựa và người mua bán lẻ tại

chợ.

(3) Chế biến cá lóc: dạng giá trị gia tăng (mắm, khô) khảo sát ở tỉnh An

Giang và philê xuất khẩu khảo sát ở các nhà máy chế biến thủy sản.

(4) Người tiêu dùng các sản phẩm cá lóc được chia thành 2 loại hình tiêu dùng là ở nông thôn và thành thị.

Do có nhiều quan điểm về phân tích chuỗi giá trị và thời gian thực hiện ngắn nên nghiên cứu chỉ tập trung phân tích ở mức độ cơ bản nhất, gồm: (i) lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất; (ii) xác định các kênh phân phối sản phẩm cá lóc; (iii) xác định việc phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá lóc nuôi.


3.2 Phương pháp thu thập số liệu


Số liệu thứ cấp: được thu thập qua các tài liệu có liên quan được xuất bản, các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, niên giám thông kê các cấp.

Số liệu sơ cấp: được thu trực tiếp thông qua việc khảo sát ngẫu nhiên các nhóm đối tượng nghiên cứu theo bảng phỏng vấn được soạn sẵn sau khi được phỏng vấn thử và điều chỉnh. Các thông tin liên quan đến ngành hàng cá lóc từ trại sản xuất giống, các cơ sở ương, các hộ nuôi thương phẩm, thương lái và nhà máy chế biến thủy sản sẽ được liệt kê đầy đủ và là cơ sở để thành lập bảng phỏng vấn.

Thu mẫu được thực hiện theo từng địa bàn nghiên cứu, sử dụng điều tra không toàn bộ và chọn mẫu đại diện bằng cách áp dụng phương pháp định ngạch theo nhóm đối tượng và địa bàn nghiên cứu (theo tỷ lệ các nhóm trong Bảng 3.1).


Bảng 3.1: Số mẫu đã thu trong quá trình nghiên cứu


Qlý


Địa bàn

Nuôi thịt

Th.lái

Chế biến

Tiêu thụ

ngành

/chợ

Tổng

An Giang

54

16

7

42

6

125

Đồng Tháp

75

18

3

44

6

146

TP Cần Thơ

51

19

1

34

4

109

Hậu Giang

40

24

-

36

5

105

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Tổng cộng 220 77 11 156 21 485

3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích và mã hoá trước khi được nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel và SPSS for Windows để nhập số liệu vào máy tính tiến hành kiểm tra và điều chỉnh trước khi xử lý và phân tích. Phần mềm Words được dùng kết hợp với Excel và SPSS for Windows để viết và trình bày báo cáo.

Phương pháp phân tích thống kê mô tả: được dùng trong đề tài để trình bày các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật (trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, tỷ lệ %).

Phương pháp kiểm định thống kê: được dùng để kiểm định giá trị trung

bình của các biến (độ tin cậy α = 95%).


Phương pháp phân tích hồi qui đa biến: được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (năng suất, sản lượng) trong nuôi cá lóc.

Phương pháp phân tích ma trận SWOT: khi áp dụng phương pháp này thì ngành hàng cá lóc nuôi ở ĐBSCL được xem là một chủ thể, trên cơ sở đó tiến hành phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ theo chủ thể này. Từ đó, giúp đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc nuôi.

Phương pháp tính toán các chỉ tiêu lợi ích-chi phí của các nhóm tác nhân

Giá trị gia tăng (GTGT) được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi giá mua

vào mà chưa trừ đi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân (cost-added).

Giá trị gia tăng thuần (hay Lợi nhuận) được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm.

Chi phí tăng thêm đối với người nuôi cá lóc thương phẩm thì không thể tách rời trong tổng chi phí, vì vậy tổng chi phí của người nuôi bao gồm chi phí mua cá giống và các chi phí khác để sản xuất ra cá lóc nguyên liệu. Đối với các tác nhân khác (chủ vựa, người bán lẻ, công ty chế biến) thì chi phí tăng thêm như chi phí vận chuyển, thuê nhân công hoặc phương tiện vận chuyển/bảo quản.

Các chỉ tiêu tính toán: được qui đổi ra 1 kg cá lóc nguyên liệu trên tất cả

các nhân trong chuỗi.


Địa điểm thu

Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2005)

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1 Thông tin chung về các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc

Kết quả phân tích chuỗi giá trị cá lóc cho thấy, hiện nay có nhiều nhóm tác nhân tham gia vào ngành hàng cá lóc, trong đó có 5 nhóm chính tham gia trực tiếp vào ngành hàng và hai nhóm hỗ trợ chính cho ngành hàng phát triển.

Năm nhóm tác nhân tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị cá lóc, gồm:

(i) Nhóm sản xuất: là những hộ trực tiếp sản xuất giống (SXG), ương và

nuôi cá lóc thương phẩm;

(ii) Nhóm bán sỉ: là những vựa thu mua và thương lái trung gian chuyên thu mua cá lóc nguyên liệu với số lượng lớn và bán sỉ cho các sạp bán lẻ hoặc các vựa tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM);

(iii) Nhóm chế biến: là các cơ sở chế biến các sản phẩm từ cá lóc như cá lóc đông lạnh, khô cá lóc và mắm cá lóc;

(iv) Nhóm bán lẻ: là những sạp bán lẻ trực tiếp các sản phẩm từ cá lóc cho người tiêu dùng ở các chợ địa phương, gồm sạp bán lẻ cá lóc tươi sống, khô cá lóc và mắm cá lóc;

(v) Nhóm tiêu dùng: là nhóm người trực tiếp sử dụng sản phẩm cuối cùng từ cá lóc, các hộ tiêu dùng này được chia ra vùng nông thôn và thành thị.


Sản xuất

Bán sỉ

Chế biến

Bán lẻ

Tiêu dùng

Hình 4.1: Sơ đồ các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc

Ngoài các tác nhân chính tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị cá lóc còn có các nhóm hỗ trợ thúc đẩy phát triển chuỗi, gốm: quản lý ngành, quản lý chợ, ngân hàng, công ty hoặc đại lý thuốc thức ăn thủy sản và các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Nghề cá,…). Trong nghiên cứu này chủ yếu khảo sát 2 nhóm hỗ trợ chính của chuỗi giá trị cá lóc ở ĐBSCL gồm:

(i) Quản lý chợ: là những người trực tiếp quản lý điều hành tất cả các hoạt động mua bán ở chợ;

(ii) Quản lý ngành: là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh

doanh sản phẩm từ cá lóc.

Bảng 4.1 cho thấy, các hộ được khảo sát đều nằm trong độ tuổi lao động hoặc còn khả năng lao động, bình quân từ 38 – 45 tuổi, trong đó người trẻ nhất khoảng 17 tuổi và già nhất lên đến 79 tuổi. Trong các nhóm sản xuất, bán sỉ và quản lý thì tỷ lệ nam giới được phỏng vấn nhiều do các hoạt động này có nhiều nam giới tham gia. Do đặc tính ngành nghề mà nhóm bán lẻ và chế biến có nhiều nữ tham gia nên tỷ lệ nữ giới được khảo sát ở hai nhóm này khá cao (trên 90%). Thông thường, nữ giới là người trực tiếp mua thực phẩm tiệu dùng hằng ngày nên nhóm tiêu dùng khảo sát chủ yếu là nữ giới (72,4%).

Do đặc tính của mỗi ngành nghề mà cần lao động có trình độ văn hóa khác nhau, với nhóm quản lý thì cần có trình độ cao, do đó kết quả khảo sát thì hầu hết nhóm quản lý có trình độ từ cấp 3 trở lên (87,5-100,0%). Ở các nhóm còn lại không đòi hỏi trình độ cao nên kết quả khảo sát nhóm hộ có trình độ từ cấp 2 trở xuống khá cao (66,6-90,9%). Đặt biệt, ở các nhóm sản xuất, chế biến, bán lẻ và tiêu dùng có tỷ lệ mù chữ khá cao (9,1-12,4%).

Với qui mô hộ gia đình hiện nay thì số người trong độ tuổi lao động bình quân khoảng 2-4 người/hộ, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm từ 45-52%. Trong đó, nhóm sản xuất chủ yếu ở nông thôn nên số lao động trong gia đình cao hơn các nhóm khác (4 lao động/hộ). Các hộ tham gia ngành hàng cá lóc đều có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, cao nhất là nhóm chế biến (gần 16 năm), do các cơ sở chế biến mắm cá lóc có truyền thống lâu đời và có nhiều thương hiệu mắm cá lóc nổi tiếng. Nhóm sản xuất có số năm kinh nghiệm thấp nhất (gần 7 năm) là do nghề nuôi cá lóc mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây.

Bảng 4.1: Thông tin chung về các nhóm tác nhân



Diễn giải


Đvt

Nhóm sx

Thương

lái/Vựa

Chế Bán lẻ Tỉêu Qlý chợ Qlý



(n1=220)

(n2=15)

(n3=11)


(n5=156)


(n7=13)

Tuổi của nông hộ

Giới tính

năm

45±11

38±10

45±7

43±10

44±12

42±9

38±11

- Nữ

%

13.6

26.7

90.9

93.3

72.4

12.5

15.4

- Nam

%

86.4

73.3

9.1

6.7

27.6

87.5

84.6

Trình độ văn hóa









- Mù chữ

%

10.1


9.1

10.5

12.4



- Cấp 1

%

43.8

33.3

27.3

43.9

40.7



- Cấp 2

%

35.5

33.3

54.5

29.8

24.8

12.5


- Cấp 3

%

10.6

33.3

9.1

15.8

13.8

50.0

23.1

- Cao hơn

%





8.3

37.5

76.9

Số LĐ gia đình người

- Tỷ lệ NỮ %

3.8±1.6

44.7

3.0±1.1

46.7

2.4±1.6

45.8

3.3±1.4

48.5

2.9±1.2

51.7


Kinh nghiệm

năm

6.7±5.4

11.6±8.1

15.6±9.0

10.8±7.2


10.8±4.6

10.5±7.6

biến

(n4=60)

dùng

(n6=8)

ngành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022