Hình 4.18 cho thấy, cá lóc thu hoạch chủ yếu được bán cho các vựa, thương lái ở địa phương (80,7%) và một số thương lái các tỉnh lân cận (16,5%). Ngoài ra, có một số ít hộ nuôi với qui mô nhỏ trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng tại địa phương (2,5%) và một số ít được để lại tiêu dùng hoặc cho bà con họ hàng (0,3%).
Th.lái/Vựa địa phương 80.7%
Thương lái tỉnh khác 16.5%
Trực tiếp bán lẻ
2.5%
Để sử dụng
0.3%
Hình 4.18: Nguồn tiêu thụ cá lóc thương phẩm
Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí cố định để nuôi cá lóc bình quân khoảng 4,3 triệu đồng/vụ, trong đó khấu hao xây dựng công trình chiếm tỷ lệ cao nhất (83,7%). Mô hình nuôi lồng bè có chi phí cố định cao nhất (18,8 triệu đồng/vụ) do chi phí xây dựng bè nuôi khá cao.
Chi phí biến đổi bình quân khoảng 270,4 triệu đồng/vụ, trong đó chi phí mua thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (88,1% trong tổng chi phí biến đổi), kế đến là chi phí mua con giống (4,8%). Chi mua thuốc phòng trị và hóa chất xử lý nước chiếm khoảng 2,6% trong tổng chi phí biến đổi. Có nhiều hộ phải vay mượn thêm vốn bên ngoài để nuôi cá lóc, do đó việc trả lãi hằng vụ cũng là áp lực lớn đối với các hộ nuôi này, số lãi tiền vay này chiếm khoảng 2,2% trong tổng chi phí biến đổi.
KH
máy móc 15.4%
Cá giống
4.8%
Thuốc hóa chất 2.6%
KH xây dựng 83.7%
Thuế hoặc thuê đất 0.9%
Thức ăn
88.1%
Khác 2.2%
Lãi tiền vay 2.3%
Hình 4.19: Cơ cấu chi phí cố định khi
nuôi cá lóc
Hình 4.20: Cơ cấu chi phí biến đổi khi nuôi cá lóc
ĐBSCL có nguồn lợi thủy sản phong phú, cung cấp lượng thức ăn khá lớn cho nghề nuôi thủy sản của vùng, đặc biệt vào mùa nước lũ. Các hộ nuôi cá lóc chủ yếu tận dụng lao động nhàn rỗi để khai thác nguồn lợi cá tạp nước ngọt làm thức ăn cho cá lóc nuôi. Do đó, khi tính toán chi phí nuôi cá lóc thì lượng thức ăn tự khai thác sẽ được qui đổi ra chi phí thức ăn với giá hiện tại. Với cách tính này thì tổng chi phí sản xuất bình quân của các hộ nuôi cá lóc khoảng 274,7 triệu đồng/vụ, trong đó chi phí biến đổi chiếm đến 98,4%. Giá thành sản xuất bình quân khoảng 29,7 ngàn đồng/kg, trong đó mô hình nuôi vèo sông có giá thành thấp nhất (28,4 ngàn đồng/kg) và mô hình lồng bè có giá thành cao nhất (32,4 ngàn đồng/kg). Với giá bán bình quân khoảng 28,8 ngàn đồng/kg thì người nuôi không có lời mà số hộ thua lỗ cũng khá cao (52,3%).
Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tài chính cho nuôi cá lóc
Diễn giải Ao đất
(n1=48)
±588.2 | ±83.2 | ±93.0 | ±112.3 | ±1353.3 | ±696.5 |
Giá thành/kg (1000 đ) 28.8±5.8 | 29.2±7.2 | 28.4±9.6 | 30.2±7.5 | 32.4±8.3 | 29.7±7.8 |
Thu nhập/vụ (tr.đ) 497.8 | 82.4 | 58.3 | 76.3 | 713.9 | 286.7 |
±653.3 | ±107.0 | ±89.7 | ±104.0 | ±1450.0 | ±746.7 |
Lợi nhuận/vụ (tr.đ) 45.5 | 4.6 | -1.9 | 1.7 | 5.3 | 11.9 |
±132.4 | ±31.3 | ±23.7 | ±26.9 | ±200.0 | ±109.3 |
Tỷ suất LN (%) 11.6±20.0 | 0.8±29.3 | -6.6±31.7 | -2.3±24.0 | 5.8±24.9 | 2.1±27.0 |
Tỷ lệ thua lỗ (%) 27.1 | 58.0 | 66.7 | 58.8 | 53.7 | 52.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tài Liệu Mới Nhất Liên Quan Đến Chủ Đề Của Nghiên Cứu
- Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhóm Tác Nhân
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 7
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 9
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 10
- Phân Tích Lợi Ích-Chi Phí Của Các Tác Nhân Tham Gia Chuỗi
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Chi phí/vụ (tr.đ)452.3
Vèo ao
(n2=50)
77.8
Vèo sông
(n3=45)
60.1
Bể bạt
(n4=34)
74.7
Lồng bè
(n5=41)
708.6
Tổng
(n=218)
274.7
Ngược lại, nếu xem việc khai thác cá tạp nước ngọt làm thức ăn cho cá lóc là tận dụng lao động nhàn rỗi mùa nước lũ, chủ yếu là lấy công làm lời thì chi phí thức ăn tự khai thác không được tính toán trong chi phí sản xuất. Với cách tính toán này thì tổng chi phí sản xuất bình quân khoảng 267,6 triệu đồng/vụ và giá thành sản xuất sẽ thấp hơn (24,4 ngàn đồng/kg). Với giá bán bình quân khoảng 28,8 ngàn đồng/kg thì người nuôi cá vẫn có lời gần 4.000 đồng/kg. Tỷ lệ thua lỗ giảm xuống còn khoảng 35,8% nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá cao, điều đó cho thấy rủi ro khá cao khi tham gia nuôi cá lóc thương phẩm.
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu tài chính khi không tính chi phí thức ăn tự khai thác
Diễn giải Ao đất
(n1=48)
±592.9 | ±85.1 | ±94.5 | ±113.6 | ±1354.9 | ±698.2 |
Giá thành/kg (1000 đ) 26.7 ±9.3 | 24.5±10.6 | 17.1±11.3 | 25.0 ±8.8 | 29.2±11.8 | 24.4±11.1 |
Lợi nhuận/vụ (tr.đ)57.0 | 9.7 | 9.6 | 5.2 | 8.3 | 19.1 |
±136.4 | ±30.9 | ±27.4 | ±27.6 | ±200.2 | ±110.9 |
Tỷ suất LN (%) 68.0 | 159.8 | 158.8 | 39.4 | 77.3 | 105.1 |
±190.4 | ±497.3 | ±259.1 | ±93.5 | ±225.5 | ±300.7 |
Tỷ lệ thua lỗ (%) 25.0 | 40.0 | 28.9 | 38.2 | 48.8 | 35.8 |
Chi phí/vụ (tr.đ) 440.8
Vèo ao
(n2=50)
72.7
Vèo sông
(n3=45)
48.6
Bể bạt
(n4=34)
71.1
Lồng bè
(n5=41)
705.6
Tổng
(n=218)
267.6
a. Ao (hộc) nuôi cá bố mẹ b. Thùng xốp để cá bố mẹ đẻ
c. Ao ương cá giống đến 1 tuần sau khi nở d. Kích cỡ cá giống 1 tuần sau khi nở
e. Vèo ương cá lóc giống sau 1 tuần tuổi f. Sàng lọc (chặt lồng) cá giống để nuôi thịt
Hình 4.21: Một số hình ảnh của nhóm sản xuất và ương giống cá lóc
a. Mô hình nuôi vèo sông b. Mô hình nuôi vèo ao
c. Mô hình nuôi ao nổi d. Mô hình nuôi lồng bè
e. Mô hình nuôi ao đất f. Mô hình nuôi kết hợp (cá lóc đầu vuông nuôi
trong vèo và cá lóc đầu nhím nuôi trong ao)
Hình 4.22: Một số hình ảnh của nhóm nuôi cá lóc thương phẩm
4.2.2. Nhóm thương lái
Thương lái cá lóc được khảo sát gồm bán sỉ và nhóm bán lẻ, nhóm bán sỉ khảo sát các vựa thu mua cá đồng và thương lái thu gom, nhóm bán lẻ chủ yếu được khảo sát tại chợ và được phân chia theo các nhóm sản phẩm: bán lẻ cá tươi, khô cá lóc và mắm cá lóc. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ bán lẻ đều kinh doanh tại chợ (87,5-100,0%) nhưng nhóm bán sỉ chỉ có 46,7% số hộ là mua bán kinh doanh tại chợ. Các hộ bán sỉ tận dụng diện tích đất nhà sẵn có làm điểm thu mua cá nguyên liệu (40,0%). Do đặc tính của nghề mà một số hộ không có địa điểm kinh doanh cố định, với nhóm bán sỉ thì chỉ cần có ghe hoặc xe vận chuyển cá đi tiêu thụ thì có thể mua bán được (13,4%).
Với các hộ mua bán sỉ có địa điểm kinh doanh thì có diện tích mặt bằng kinh doanh khá lớn (154,9 m2). Trong khi đó, các hộ mua bán lẻ chủ yếu bán ở chợ nên diện tích mặt bằng kinh doanh rất hẹp, dao động từ 3,6-4,9 m2. Địa điểm kinh doanh của các thương lái hầu hết là thuê mướn (53,3-100,0%), trừ một số trường hợp kinh doanh tại nhà của nhóm bán sỉ (46,7%) nên không phải thuê mướn mặt bằng kinh doanh.
Hầu hết các hộ mua bán lẻ cá lóc đều không có bảng hiệu kinh doanh, tỷ lệ dao động từ 75-100% số hộ, chỉ có một số sạp bán khô cá lóc và mắm cá lóc là có bảng hiệu (lần lượt: 12,5% và 5,6%). Trong khi đó, các hộ bán sỉ có đến 57,1% số hộ có bảng hiệu kinh doanh và danh thiếp cho khách hàng liên lạc. Các hộ mua bán cá lóc đều có hợp đồng trong mua bán (71,4-92,9%), tuy nhiên chủ yếu là hợp đồng miệng giữa người bán và người mua (bán sỉ: 61,5%; bán lẻ: 100%). Do các vựa thường thu mua với số lượng lớn nên cũng có đến 38,5% số vựa làm hợp đồng viết tay khi mua cá nguyên liệu của hộ nuôi cá thương phẩm. Một số lý do mà các thương lái không có hợp đồng bằng văn bản trong mua bán là do mua bán nhỏ và quen biết.
Bảng 4.18: Thông tin về địa điểm kinh doanh của nhóm thương lái
Diễn giải Vựa/ Th.lái
(n1=15)
Sạp tươi
(n2=26)
Sạp khô
(n3=16)
Sạp mắm
(n4=18)
Diện tích KD (m2) 154.9±312.0 4.0±6.1 4.9±3.9 3.6±2.4
Bảng hiệu (%) 57.1 0.0 25.0 5.6
Danh thiếp (%) 57.1 0.0 6.3 0.0
HĐ trong mua bán (%) 92.9 92.0 71.4 72.2
Mua bán kinh doanh cá lóc là nghề chính nên các hộ thường mua bán quanh năm, trong đó vựa thu mua có thời gian mua bán bình quân khoảng 10 tháng/năm và là hộ kinh doanh nên các thương lái phải hoạt động bình quân từ 28-30 ngày/tháng. Sản lượng mua bán bình quân mỗi ngày của nhóm bán sỉ là khá cao (2,2 tấn/ngày), kế đến là các hộ bán lẻ cá tươi ở chợ bán khoảng 17
kg/ngày/sạp và sản lượng khô, mắm cá lóc thì tiêu thụ chậm hơn (4,4-6,3 kg/ngày/sạp).
Các hộ mua bán sỉ thường mua cá lóc với kích cỡ từ 300 gram/con trở lên, kích cỡ bình quân khoảng 530 gram/con. Với kích cỡ này thì giá mua bình quân khoảng 28,4 ngàn đồng/kg và bán ra với giá 30,9 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, cá lóc tươi sống được bán ở chợ với kích cỡ bình quân (525 gram/con) cũng gần như các vựa thu mua nhưng giá mua vào cao hơn (44,5 ngàn đồng/kg) và bán ra với giá bình quân khoảng 49,6 ngàn đồng/kg. Với sản phẩm khô cá lóc và mắm cá lóc do trong quá trình chế biến làm giảm trọng lượng cá nên kích cỡ nhỏ hơn cá lóc tươi, dao động từ 216-336 gram/con. Khô cá lóc có giá mua vào và bán ra khá cao (mua vào 137 ngàn đồng/kg và bán ra 160 ngàn đồng/kg), trong khi đó mắm cá lóc có giá mua vào khoảng 63 ngàn đồng/kg và bán ra với giá 88 ngàn đồng/kg.
Bảng 4.19: Hoạt động mua bán kinh doanh của nhóm thương lái
Sạp tươi | Sạp khô | Sạp mắm | |
(n1=15) | (n2=26) | (n3=16) | (n4=18) |
Số tháng mua bán/năm 10±3 | 12±0 | 12±2 | 12±1 |
Số ngày mua bán/tháng 28±7 | 30±1 | 29±4 | 29±4 |
Sản lượng mua bán/ngày (kg) 2184.7 | 16.9 | 4.4 | 6.3 |
±2860.2 | ±16.4 | ±4.8 | ±9.9 |
Sản lượng mua bán/tháng (kg) 61790.0 | 503.7 | 130.8 | 150.4 |
±84488.3 | ±493.1 | ±144.6 | ±145.3 |
Kích cỡ mua bán bq (g/con) 530.0 | 525.0 | 216.3 | 336.1 |
±144.9 | ±200.6 | ±164.4 | ±156.1 |
Giá mua/kg (1000 đ) 28.4 ±6.3 | 44.5 ±9.3 | 137.0 ±45.8 | 62.7 ±26.0 |
Giá bán/kg (1000 đ) 30.9 ±6.4 | 49.6 ±10.7 | 160.6 ±40.3 | 87.8 ±24.8 |
Hình 4.23 cho thấy, nguồn cung cấp cá lóc thương phẩm cho các vựa thu mua chủ yếu từ cá lóc nuôi (54,7%), ngoài ra các vựa thu mua lớn có thể mua cá lóc thương phẩm từ các vựa thu mua nhỏ hơn (37,3%). Các vựa này còn thu mua cá lóc đồng và chủ yếu mua từ các hộ khai thác (8,0%). Sau khi mua nguyên liệu, các vựa thu mua này bán chủ yếu cho vựa lớn hơn ở TPHCM (58,8%) và một số phân phối lại cho các điểm bán lẻ nhỏ tại địa phương (31,6%). Ngoài ra, các vựa thu mua còn bán cá lóc cho các nhà hàng, quán ăn tại địa phương (6,8%) và các điểm chế biến mắm hoặc khô cá lóc (2,8%).
Người NTTS 54.7%
Vựa TPHCM 58.8%
Người bán lẻ 31.6%
Vựa
/Tlái khác 37.3%
Người KTTS 8.0%
Điểm chế biến 2.8%
Nhà hàng, quán ăn 6.8%
Hình 4.23: Nguồn cung cấp cá lóc thương phẩm cho bán sỉ
Hình 4.24: Nguồn tiêu thụ cá lóc thương phẩm cho bán sỉ
Các sạp bán lẻ ở chợ mua cá lóc từ các vựa thu mua chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%), kế đến là mua từ người khai thác thủy sản (25,8%) và mua từ những người bán lẻ khác (19,6%). Ngoài ra, một số ít người bán lẻ mua cá lóc trực tiếp từ người nuôi sẽ có giá thấp hơn (1,9%). Hầu hết, các sạp bán lẻ cá lóc bán cho người tiêu dùng trực tiếp (95,4%), một số ít bán lại cho người bán lẻ khác (4,0%) và một số nhà hàng, quán ăn cũng đặt mua cá lóc từ người bán lẻ (0,6%).
Người bán lẻ khác 19.6%
Người bán lẻ khác 4.0%
Người KTTS 25.8%
Người NTTS 1.9%
Vựa
/Tlái 52.7%
Người tiêu dùng 95.4%
Nhà hàng, quán ăn 0.6%
Hình 4.25: Nguồn cung cấp cá lóc
thương phẩm cho bán lẻ
Hình 4.26: Nguồn tiêu thụ cá lóc thương phẩm cho bán lẻ
Nguồn cung cấp khô cá lóc cho các sạp bán lẻ chủ yếu là từ các điểm chế biến khô (50,0%) và có 31,3% số sạp bán lẻ khô cá lóc mua từ các vựa cá khô lớn. Một số hộ nuôi cá lóc sử dụng lượng cá lóc hao hụt làm khô cá lóc và bán lại cho các sạp bán lẻ (12,5%). Ngoài ra, còn có nguồn cung cấp khác nữa là từ những sạp bán lẻ với nhau (6,3%). Cũng giống như cá lóc tươi, hầu hết lượng khô cá lóc được bán cho người tiêu dùng trực tiếp (82,4%). Số còn lại bán cho sạp bán lẻ khác và nhà hàng hoặc quán ăn (lần lượt: 12,5% và 5,1%).
Điểm chế biến 50.0%
Người NTTS 12.5%
Người bán lẻ 6.3%
Vựa
/Tlái khác 31.3%
Người tiêu dùng 82.4%
Nhà hàng, quán ăn
5.1%
Người bán lẻ 12.5%
Hình 4.27: Nguồn cung cấp khô cá lóc
cho bán lẻ
Hình 4.28: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc
cho bán lẻ
Giống như khô cá lóc, nguồn cung cấp mắm cá lóc cho các sạp bán lẻ chủ yếu là từ các cơ sở chế biến mắm (44,4%). Ngoài ra, các sạp bán mắm cũng tự chế biến mắm để bán lẻ nên nguồn cá tươi để chế biến mắm được cung cấp chủ yếu từ vựa thu mua lớn (31,1%), người NTTS (10,0%), người KTTS (2,8%) và người bán lẻ cá tươi (1,7%). Ở các huyện biên giới, mùa nước lũ hằng năm lượng cá lóc đồng bên Campuchia nhiều và giá khá rẻ nên nhiều sạp mắm cá lóc thu mua cá lóc đồng từ nguồn này về chế biến mắm để bán lẻ (10,0%), do mắm cá lóc được chế biến từ cá lóc đồng sẽ có chất lượng tốt hơn cá lóc nuôi. Mắm cá lóc được các sạp bán lẻ chủ yếu cho người tiêu dùng (84,9%), sạp bán lẻ khác (12,5%) và cung cấp cho một số nhà hàng, quán ăn trên địa bàn (2,6%).
Nhà hàng,
Điểm | Người | Người | Người |
chế biến | NTTS | KTTS | bán lẻ |
44.4% | 10.0% | 2.8% | khác |
| 1.7% Campu |
Người tiêu dùng 84.9%
Vựa
/Tlái 31.1%
chia 10.0%
quán ăn
2.6%
Người bán lẻ 12.5%
Hình 4.29: Nguồn cung cấp mắm cá lóc
cho bán lẻ
Hình 4.30: Nguồn tiêu thụ mắm cá lóc
cho bán lẻ
Nhóm thương lái chỉ có mua bán kinh doanh, không có tính năng sản xuất nên khi hạch toán về chi phí thì chỉ tính phần chi phí tăng thêm (còn gọi là chi phí marketing), nghĩa là bỏ qua chi phí nguyên liệu đầu vào. Kết quả khảo sát cho thấy, các vựa thu mua có chi phí tăng thêm cao nhất (trên 40 triệu