Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhóm Tác Nhân

4.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các nhóm tác nhân

4.2.1. Nhóm sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm cá lóc

Kết quả khảo sát về nhóm sản xuất được thể hiện ở Hình 4.2 cho thấy, trong 220 hộ được khảo sát thì có đến 218 hộ có tham gia nuôi cá lóc (chiếm 99,1% số hộ khảo sát), có 2 hộ chỉ sản xuất giống (SXG) và ương giống nhưng không nuôi thịt. Tuy nhiên, trong 218 hộ nuôi cá lóc thương phẩm thì có 9 hộ có tham gia SXG, nên tổng số hộ có SXG là 11 hộ (5,0%). Tương tự, trong 218 hộ nuôi thương phẩm thì có đến 25 hộ có ương giống (11,4%). Các hộ vừa SXG kết hợp với ương và nuôi hoặc các hộ ương kết hợp với nuôi đều cho rằng việc SXG hoặc ương giống có một số lợi ích, gồm: (i) chủ động được nguồn giống, (ii) giảm giá thành sản xuất và (iii) kiểm tra được chất lượng con giống cho nuôi thịt.



99.1

11.4

5.0

Tỷ lệ %

100


80


60


40


20

0

Nuôi Ương SXG



Hình 4.2: Hình thức hoạch động kinh doanh của nhóm sản xuất


Thông tin về nhóm sản xuất giống

Các hộ sản xuất giống cá lóc thường tận dụng diện tích sẵn có và tương đối nhỏ, do cá bố mẹ có tập tính là đẻ theo cặp nên thường các hộ SXG chỉ đào những cái hộc (ao) nhỏ khoảng 5 m2 để thả chỉ 1 cặp cá bố mẹ vào. Các hộ sản xuất giống được khảo sát chủ yếu sử dụng biện pháp sinh sản tự nhiên, nghĩa là cá bố mẹ được nuôi vỗ và thành thục sinh sản hoàn toàn tự nhiên và không phải sử dụng kích dục tố để kích thích sinh sản. Điều này phù hợp với nghiên cứu của

Dương Nhựt Long & ctv (2010) là cá lóc kích thích sinh sản bằng tự nhiên sẽ có

hiệu quả hơn so với phương pháp kích thích bán nhân tạo và nhân tạo.

Tuy nhiên, các hộ SXG có nhiều các bố mẹ nên sử dụng rất nhiều cái hộc nhỏ, bình quân từ 3-12 hộc, đặc biệt có trại lên đến 30 cái. Do đó, diện tích SXG của các hộ cũng khá lớn, bình quân khoảng 103,3 m2 (±201.1). Do các hộ SXG

thường không xác định được lượng các bột nên thời gian sản xuất được tính đến giai đoạn cá đạt kích cỡ 1000-1200 con/kg (được gọi là cá lồng 6), bình quân từ lúc sinh sản đến cá lồng 6 kéo dài khoảng 30 ngày.

Bảng 4.2: Thông tin về thiết kế trại sản xuất giống


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=1)

Lóc đầu vuông (n2=4)

Lóc đầu nhím (n3=6)

Tổng

(n=11)

Diện tích sản xuất giống m2 120.0 209.5

±328.9

Thể tích SXG m3 360.0 294.0

±505.5

Số ao, bè SXG ao, bè 3.0 9.3

±4.7

Diện tích bình quân/ao, bè m2 40.0 4.8

±1.5

Độ sâu mực nước khi SXG cm 300.0 100.0

±40.8

Thời gian SXG ngày 60.0 30.0

±0.0

29.8

±20.4

22.9

±19.1

11.7

±12.6

6.8

±9.0

88.3

±42.6

30.0

±0.0

103.3

±201.1

152.1

±315.0

10.0

±9.6

9.1

±12.1

111.8

±73.1

32.7

±9.0

Nguồn cá bố mẹ dùng cho sản xuất giống hầu hết là từ ao nuôi cá thịt, sau khi thu hoạch cá, các hộ tự sản xuất thường tuyển chọn lại những con cá vượt đàn đển nuôi vỗ làm cá bố mẹ (45,5% số hộ). Một số hộ sản xuất thì mua lại cá vượt đàn của các ao nuôi cá lóc khác ở địa phương (40,9%). Ngoài ra, một số hộ SXG còn mua từ các hộ khai thác cá lóc ngoài tự nhiên về lai tạo với đàn cá nuôi nhằm cải thiện chất lượng cá giống (9,1%). Một nguồn các bố mẹ khác được các hộ nuôi quan tâm là từ các vựa thu mua cá đồng (4,5%), do số vựa này tập trung nhiều cá lóc và rất dễ lựa chọn được cá bố mẹ.


4.5%

Người KTTS

9.1%

Vựa thu mua


Người nuôi cá lóc khác 40.9%


Tự có

45.5%


Hình 4.3: Nguồn cung cấp cá bố mẹ cho sản xuất giống

Số lượng cá bố mẹ được dùng cho 1 đợt bình quân từ 32 con đến 100 con và được thả với tỷ lệ 1:1. Kích cỡ các bố mẹ cho sinh sản dao động từ 1,5 kg đến 2,0 kg. Giá cá bố mẹ được mua từ các ao nuôi thường có giá cao hơn cá thịt từ 1000-2000 đồng/kg, bình quân khoảng 33,3 ngàn đồng/kg.

Bảng 4.3: Thông tin về cá bố mẹ cho trại SXG


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=1)

Lóc đầu vuông (n2=4)

Lóc đầu nhím (n3=6)

Tổng

(n=11)

Số lượng cá bố mẹ/đợt sx m2 100.0 45.0

±14.3

32.3

±39.2

43.1

±35.0

Tỷ lệ đực cái % 50.0 50.0 50.0 50.0

Kích cỡ bình quân cá bố mẹ kg/con 2.0 1.5

±0.4

Giá mua bình quân/kg 1000 đ 35.0 33.0

±7.1

1.9

±0.6

33.3

±3.5

1.7

±0.5

33.3

±4.6

Lượng thức ăn được các hộ sử dụng trong giai đoạn từ lúc cá mới nở đến xuất bán bình quân khoảng 1,8 tấn/đợt. Trong đó lượng thức ăn cho cá lóc bông là nhiều nhất (12 tấn/đợt) do cá bông thường được ương với thời gian dài hơn để đạt kích cỡ lớn hơn nhằm cung cấp cho các hộ nuôi bè. Giá thức ăn bình quân trong sản xuất giống dao động từ 6,2 – 8,3 ngàn đồng/kg.

Bảng 4.4: Thông tin về thức ăn cho trại SXG


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=1)

Lóc đầu vuông (n2=4)

Lóc đầu nhím (n3=6)

Tổng

(n=11)

Tổng lượng thức ăn/đợt kg12000.0

1081.3

599.0

1810.8


±952.3

±397.6

±3439.1

Giá thức ăn bình quân/kg 1000 đ 7.7

8.3

6.2

7.1


±5.1

±0.8

±3.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Thông thường, trong tuần lễ đầu tiên sau khi trứng nở sẽ được các hộ sản xuất sử dụng trứng nước làm thức ăn cho cá lóc con (chiếm 14,5% trong tổng lượng thức ăn), nguồn trứng nước này do các hộ tự gây nuôi hoặc phải mua lại từ các điểm chuyên cung cấp trứng nước. Sau đó, cá tạp nước ngọt hoặc cá tạp biển băm nhỏ được sử dụng làm thức ăn cho các bột (lần lượt: 39,5% và 38,8%). Ngoài ra, theo yêu cầu của người mua thì có thể tập cho cá lóc ăn thức ăn viên (7,3%) trước khi bán.

Trứng nước

14.5%


Cá tạp biển

38.8%

Thức ăn viên

7.3%


Cá tạp nước ngọt 39.5%


Hình 4.4: Cơ cấu các loại thức ăn được sử dụng trong sản xuất giống

Tổng số lượng cá giống trên 1 đợt sản xuất bình quân khoảng 143,9 ngàn con (±192.8), trong đó hộ sản xuất cá lóc bông sản xuất với qui mô lớn hơn nên số lượng cá giống đạt nhiều hơn (700 ngàn con). Kích cỡ cá giống thu hoạch bình quân của các hộ SXG gần 1.100 con/kg, dao động từ 850-1400 con/kg. Với kích cỡ lồng 6 thì giá bán bình quân khoảng 230 đồng/con, dao động từ 200-250 đồng/con.

Bảng 4.5: Thông tin về thu hoạch cho trại SXG


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=1)

Lóc đầu vuông (n2=4)

Lóc đầu nhím (n3=6)

Tổng

(n=11)


±60.7

±51.3

±192.8

Kích cỡ thu hoạch con/kg 1000.0

1100.0

1108.3

1095.5


±200.0

±233.3

±200.6

Giá bán bình quân đ/con 250.0

200.0

248.3

230.9


±70.7

±26.4

±49.5

Tổng số lượng giống/đợt ngàn con 700. 0 121.5

66.1

143.9


Số lượng cá giống được các hộ sản xuất giống để lại phục vụ cho ương và nuôi thương phẩm là chủ yếu (69,4%). Có khoảng 29,7% số cá giống được bán cho những người nuôi cá tại địa phương. Theo các hộ SXG thì cá giống sau khi sản xuất rất ít bán cho thương lái cá giống, trừ trường hợp dư thưa, không tiêu thụ mới bán cho thương lái (0,9%). Các thương lái thường mua nhiều nơi gom về nên con giống có nhiều kích cỡ cá khác nhau và khác bầy cá bố mẹ nên hiện tượng cá ăn nhau dẫn đến hao hụt nhiều khi thả nuôi. Điều này cho thấy các hộ nuôi nên mua giống ở những trại có uy tín và trực tiếp lựa và bắt giống từ các trại này, không nên mua nguồn giống trôi nổi không rò nguồn gốc.

Người nuôi

29.7%


Để lại ương

69.4%

Thương lái giống 0.9%


Hình 4.5: Cơ cấu nguồn tiêu thụ cá giống

Chi phí đầu tư ban đầu của các hộ SXG cá lóc khá đơn giản, chi phí cố định bình quân khoảng 612,3 ngàn đồng/đợt. Trong đó, sản xuất giống cá lóc bông có chi phí đầu tư cao nhất (5,8 triệu đồng/đợt), do phải đầu tư xây dựng bè nuôi cá bố mẹ và ương cá giống. Trong chi phí cố định thì chỉ có 2 khoản là khấu hao máy móc thiết bị và khấu hao xây dựng công trình, chiếm tỷ lệ gần như nhau (Hình 4.5).

Chi phí biến đổi bình quân khoảng 19,4 triệu đồng/đợt, trong đó SXG cá lóc bông (140,0 triệu đồng) đầu tư cao hơn rất nhiều so với cá lóc đen (5,9-9,6 triệu đồng). Do phần SXG được tính toán đến giai đoạn cá lồng 6 nên chi phí thức ăn trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống chiếm tỷ lệ cao nhất (63,9% trong tổng chi phí biến đổi). Kế đến là chi phí thuê lao động thường xuyên và chi mua cá bố mẹ ban đầu chiếm tỷ lệ tương đương nhau (14,2-14,5%). Chi phí thuốc và hóa chất chiếm khoảng 5,9% trong tổng chi phí biến đổi.



KH

máy móc 53.1%

Khấu hao xây dựng 46.9%


63.9%

xuyên

14.5%

14.2%

Thức

ăn

Khác

Thuốc

hóa

chất

thường


1.6%

Cá bố mẹ


5.9%


Hình 4.6: Cơ cấu chi phí cố định của

sản xuất giống

Hình 4.7: Cơ cấu chi phí biến đổi của

sản xuất giống

Tổng chi phí/đợt của hộ sản xuất cá lóc bông (145,9 triệu đồng) cao hơn rất nhiều so với cá lóc đen (5,9-9,7 triệu đồng), trong đó chi phí biến đổi chiếm đến 97,0%. Tuy nhiên, khi tính toán giá thành sản xuất thì SXG cá lóc đầu vuông

có giá thành thấp nhất (82,6 đồng/con) và cao nhất là cá lóc bông (208,4

đồng/con).

Kết quả thể hiện ở Bảng 4.6 cho thấy, chi phí sản xuất, thu nhập và lợi nhuận của các lóc đen đều thấp hơn cá lóc bông nhưng tỷ suất lợi nhuận khi SXG cá lóc đen lại cao hơn cá lóc bông. Điều đó cho thấy việc sản xuất cá lóc đen với qui mô nhỏ nhưng có hiệu quả hơn về mặt kinh tế.

Bảng 4.6: Chi phí sản xuất của trại SXG


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=1)

Lóc đầu vuông (n2=4)

Lóc đầu nhím (n3=6)

Tổng

(n=11)


±5.5

±3.4

±42.0

Giá thành cá hương đ/con 208.4

82.6

115.6

112.1


±24.1

±66.9

±60.8

Thu nhập/đợt Tr. đ 175.0

26.1

17.0

34.7


±19.1

±13.3

±48.8

Lợi nhuận/đợt Tr. đ 29.1

16.3

11.1

14.7


±13.8

±11.1

±12.2

Tỷ suất lợi nhuận (LN/CP) % 20.0

143.7

172.1

147.9


±74.0

±127.1

±108.3

Tổng chi phí/đợt Tr. đ 145.9 9.7

5.9

20.0


Thông tin về nhóm ương giống

Cá lóc là loài ăn động vật nên hiện tượng ăn nhau ở giai đoạn cá giống là điều không tránh khỏi, để hạn chế tính ăn nhau của cá lóc, các hộ nuôi thường phải ương giống trước khi nuôi cá thịt. Khi ương giống, hiện tượng phân cỡ khá cao ở cá lóc nên việc ương trước trong vèo nuôi và phân cỡ (chặt lồng) lại trước khi thả nuôi thịt là điều cần thiết. Hầu hết các hộ ương cá giống đều ương trong vèo có kích cỡ nhỏ để dễ quản lý, bình quân từ 3-4 m2/vèo. Tuy theo qui mô sản

xuất của các hộ ương mà tổng diện tích ương biến động rất lớn, bình quân khoảng 293,7 m2/hộ.

Thời gian ương/đợt cũng biến động rất lớn, khi mua giống về có thế vèo lại 7 ngày rồi xuất bán hoặc chuyển sang nuôi thịt, trường hợp này phổ biến ở các hộ cung cấp giống của tỉnh Hậu Giang, do trên địa bàn tỉnh không có trại SXG cá lóc mà chỉ mua giống từ các tỉnh khác về ương và cung cấp lại cho các hộ nuôi trong vùng. Tuy nhiên, cũng có nhưng hộ ương đến 3 tháng mới chuyễn qua nuôi thịt, trường hợp này có nhiều ở hộ nuôi cá lóc bông, do cá lóc bông thường nuôi bè nên cần cá kích cỡ lớn để thả nuôi nên thời gian ương giống khá dài.

Bảng 4.7: Thông tin về thiết kế mô hình trong ương cá lóc giống


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=2)

Lóc đầu vuông (n2=8)

Lóc đầu nhím (n3=15)

Tổng

(n=25)

±76.4

±1742.4

±260.9

±1001.4

Thể tích ương m3192.0

1016.7

238.0

483.5

±237.6

±2620.8

±554.5

±1524.6

Số ao vèo bè ương ao, vèo, bè 2.0 ±1.4

5.3 ±6.7

1.3 ±0.6

2.6 ±4.1

DT bình quân/ao, vèo, bè m226.0

333.1

77.2

155.0

±19.8

±876.4

±146.8

±502.4

Độ sâu mực nước khi ương cm 250.0

120.0

166.0

158.0

±70.7

±23.3

±80.1

±73.0

Số đợt ương/năm đợt 1.5 ±0.7

5.6 ±8.0

2.7 ±2.2

3.6 ±4.9

Thời gian sx/đợt ngày 45.0

25.3

35.3

32.9

±21.2

±9.1

±17.3

±15.9

Diện tích ương giống m266.0

690.5

112.4

293.7


Số lượng cá giống trên 1 đợt ương dao động từ 33,9-184,0 ngàn con, bình quân khoảng 54,9 ngàn con. Mật độ ương cá lóc giống là khá cao, bình quân khoảng 1000 con/m2, trong đó mật độ ương cá lóc bông cao hơn cá lóc đen (2200 con/m2 so với 889 con/m2 và 950 con/m2). Kích cỡ cá khi thả ương dao động từ 750-1500 con/kg với giá bình quân khoảng 222 đồng/con (±148).

Bảng 4.8: Thông tin về con giống khi ương cá lóc


Diễn giải Đvt

Lóc bông (n1=2)

Lóc đầu vuông (n2=8)

Lóc đầu nhím (n3=15)

Tổng

(n=25)

±234.8

±52.2

±42.3

±76.3

Mật độ ương con/m22208.3

888.9

951.2

1031.8

±1001.7

±1025.5

±715.2

±879.3

Kích cỡ cá hương con/kg 875.0

1118.8

1093.3

1084.0

±176.8

±223.5

±238.2

±230.4

Giá mua cá hương đ/con 525.0

162.5

213.3

222.0

±388.9

±95.7

±83.9

±148.2

Số lượng cá hương/đợt ngàn con 184.0

62.1

33.9

54.9


Nguồn cá giống phục vụ cho ương giống chủ yếu là do các hộ tự SXG (44,0%). Các hộ ương được khảo sát chủ yếu là ương cá giống để phục vụ cho nuôi cá thịt nên mua cá giống ở các cơ sở ương giống khác chiếm tỷ lệ khá cao (38,6%). Một số ít hộ mua cá giống trực tiếp từ các trại SXG nhằm đảm bảo được chất lượng cá giống khi mua (16,0%). Ngoài ra, các hộ không có điều kiện mua được giống thì có thể mua lại giống từ các hộ nuôi gần đó (1,4%).

Cơ sở ương

38.6%

Trại SXG

16 0 Tự SX 44 0 Người nuôi cá lóc 1 4 Hình 4 8 Cơ cấu nguồn cung cấp cá 1

16.0%



Tự SX

44.0%

Người nuôi cá

lóc 1.4%


Hình 4.8: Cơ cấu nguồn cung cấp cá giống cho các hộ ương

Lượng thức ăn bình quân trên 1 đợt ương giống khoảng 2,6 tấn (±4,6), trong đó ương cá lóc bông tiêu tốn thức ăn nhiều hơn (10,8 tấn/đợt) do qui mô sản xuất lớn hơn. Giá thức ăn khi ương dao động từ 6,0-6,6 ngàn đồng/kg, dao động từ 4,0-8,0 ngàn đồng/kg tùy vào loại thức ăn sử dụng và thời điểm mua thức ăn.

Bảng 4.9: Thông tin về Thức ăn khi ương cá lóc


Diễn giải Đvt

Lóc bông

(n1=2)

Lóc đầu

vuông

Lóc đầu

nhím

Tổng

(n=25)

(n2=8) (n3=15)


Lượng TA/đợt

tấn

10.8 ±14.5

2.4 ±3.2

1.6 ±2.3

2.6 ±4.6

Giá thức ăn/kg

1000 đ

6.6 ±1.6

6.0 ±1.0

6.1 ±1.1

6.1 ±1.1


Cá tạp biển và cá tạp nước ngọt là 2 loại thức ăn được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình ương (lần lượt: 46,6% và 38,6% trong tổng lượng thức ăn sử dụng để ương cá lóc). Ngoài ra, phụ phẩm cá mè và đầu xương cá tra sau khi philê xuất khẩu cũng được sử dụng để ương cá lóc (lần lượt: 8,0% và 6,4%), đây được xem là nguồn thức ăn có giá tương đối rẻ và lượng bổ sung cần thiết khi nguồn cá tạp biển và cá tạp nước ngọt thiếu hụt hoặc có giá quá cao. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn cho cá lóc (0,4%), do đây là nguồn thức ăn giá rẻ và sẵn có tại địa phương.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí