tượng này. Có thể đây là 3 loài mới được nuôi gần đây hoặc mới xuất hiện nên chưa được nghiên cứu.
Nuôi cá lóc thương phẩm
Cá lóc có thể sinh trưởng tốt trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau nhờ có khả năng chịu đựng cao với điều kiện bất lợi của môi trường, nên có thể nuôi với mật độ cao và quy mô lớn. Mô hình nuôi cá lóc trong thực tế rất có hiệu quả và đang được nông dân vùng ĐBSCL chú ý phát triển đại trà. Tuy nhiên, nguồn thức ăn chủ yếu lại dựa vào tự nhiên như cá tạp nước ngọt, cá biển, cua đồng, ốc và các loại phụ phế phẩm khác; đặc biệt nguồn cá tạp nước ngọt ngày càng khan hiếm và giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nuôi. Từ đó, có nhiều nghiên cứu về nguồn thức ăn thay thế cá tạp trong nuôi cá lóc và đây cũng là lý do Nguyễn Phước Tuyên (2000) nghiên cứu về thức ăn tự chế trên cá lóc môi trề. Khi nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm thì cho kết quả khá tốt, cá lóc môi trề được ương với lượng thức ăn có hàm lượng đạm thô 40% cho tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, khi ương trong ao đất ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thì tỷ lệ sống thấp và mất nhiều thời gian để tập cho cá chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn tự chế. Cá nuôi thương phẩm bằng thức ăn tự chế được thu hoạch ở 7 tháng tuổi và đạt trọng lượng bình quân 1 kg/con.
Đến năm 2004, một nghiên cứu khác về nuôi cá lóc ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cũng được thực hiện bởi Huỳnh Thu Hòa, do đây là nơi có phong trào tiên phong trong việc nuôi cá lóc, đặc biệt là cá lóc môi trề. Khảo sát cho thấy người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá lóc môi trề, từ khâu sản xuất cá con, ương nuôi thành cá thịt để cung cấp cho thị trường. Hơn nữa huyện Tam Nông còn có lợi thế về thức ăn cho cá lóc, là yếu tố có vai trò quyết định giá thành của sản phẩm. Đó là nguồn cá tạp khá dồi dào, đặc biệt vào những năm có lũ cao. Tuy nhiên, vào các tháng khô và những năm không có lũ lớn, nguồn cá tạp làm thức ăn trở nên khan hiếm và giá cao, nên nuôi cá lóc không có lời.
Dương Nhựt Long & ctv (2004) ước tính sản lượng cá lóc nuôi trong năm 2002 của toàn vùng ĐBSCL đạt khoảng 5.300 tấn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang. Hiện nay, cá lóc được nuôi ở hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, kể cả các tỉnh ven biển như Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng,.. Sản lượng năm 2009 đạt hơn 40.000 tấn, tăng gấp 8 lần so với năm 2002, trong đó cá lóc bông chiếm gần 20% (Báo cáo của các tỉnh ở ĐBSCL, 2010).
Về thu mua và tiêu thụ
Qua thực tế mô hình nuôi cá lóc ở Vĩnh Long cho thấy, năm 2004 để có 1 kg cá lóc thương phẩm phải tiêu tốn chi phí từ 15.000-16.000 đồng, với giá bán từ 19000-21.000 đồng/kg cá thịt, người nuôi còn lời trung bình mỗi kg khoảng 5000 đồng. Đến đầu năm 2006, giá bán cá lóc cho thương lái là 21000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí đầu tư mỗi kg cá lóc thương phẩm có lãi từ 4000-5000 đồng (Quốc Chiến, 2007). Đây là mức lời chấp nhận được đối với cá lóc nuôi hiện nay. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2006 giá cá lóc giảm xuống chỉ còn 11.000–13.000 đồng/kg, trong khi đó chi phí để nuôi được 1 kg cá lóc thương phẩm là 12.000 đồng. Vì vậy, nhiều người nuôi cá lóc bị thua lỗ và đã nghỉ nuôi hoặc chuyển sang nuôi cá tra cho lợi nhuận cao hơn (Việt Linh, 14/6/2007).
Trong năm 2007 giá cá lóc tăng cao do lượng cung cấp giảm. Trong tháng 06/2007 thương lái tìm đến tận ao thu mua với giá 25.000-27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lời 11.000-12.000 đồng/kg. Ngoài ra, tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, làm nhiều người cũng đang có xu hướng chuyển sang các loại thực phẩm như: thịt heo, các loại cá đồng và nhiều loại thủy hải sản khác (Việt Linh, 14/6/2007).
Hầu hết, cá lóc nuôi hiện nay chủ yếu được tiêu thụ nội địa và một số ít được bán qua Campuchia. Ngoài ra, một số cá lóc được xuất khẩu sang các thị trường khác ở dạng cắt khúc hoặc philê. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Hưng (Cần Thơ) đã xuất khẩu 15 tấn cá lóc, cá chẽm sang 2 thị trường mới là Malaixia và Australia, nâng tổng lượng mặt hàng này xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2004 lên 128,3 tấn, đạt kim ngạch 484.235 USD (Việt Báo, 2004). Năm 2007, thương lái ở huyện Bình Đại đã xuất khẩu được 32 tấn cá lóc bông sang Đài Loan dưới dạng phơi khô. Tiêu chuẩn cá thu mua để phơi khô xuất khẩu là từ 1 kg/con trở lên và giá thu mua tại ao là 24.000 đồng/kg (Lữ Thế Nhã, 2007). Theo thông tin cập nhật được từ hội chợ thủy sản Vietfish (06/2009) tại TPHCM thì có một số công ty có xuất khẩu cá lóc như công ty cổ phần Gò Đàng (Tiền Giang) xuất khẩu cá lóc bông dạng philê và công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Phát (TPHCM) xuất khẩu cá lóc đồng dạng cắt khúc. Tuy nhiên, cá lóc chỉ là mặt hàng xuất khẩu phụ do nguồn cung cấp không ổn định và mức tiêu thụ có giới hạn.
Cá lóc nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa nên giá bán phụ thuộc nhiều vào lượng thủy sản tiêu thụ nội địa khác. Nguồn cá khai thác tự nhiên vào mùa lũ ảnh hưởng mạnh đến giá cá lóc thương phẩm. Mùa lũ hằng năm (từ tháng 9-12 DL) có lượng cá được khai thác nội đồng tăng lên khá nhiều nên lượng cá về chợ địa phương tăng cao, giá các loài cá tiêu thụ nội địa điều giảm, trong đó có cá lóc
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 2
- Tình Hình Nuôi Thủy Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Các Tài Liệu Mới Nhất Liên Quan Đến Chủ Đề Của Nghiên Cứu
- Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Nhóm Tác Nhân
- Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 7
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
nuôi. Trong năm 2008, giá cá lóc nuôi tăng cao từ tháng 5-8 DL, tuy nhiên sau tháng 8 giá cá lóc nuôi bắt đầu giảm xuống khá nhanh và kéo dài đến tháng 1 năm sau. Giá cá lóc trong năm 2009 ít biến động hơn, tuy nhiên thời điểm giá tăng cao sớm hơn năm 2008 và thời điểm giá giảm cũng sớm hơn, điều này ohụ thuộc nhiều vào mùa lũ đến sớm hay muộn.
1000 đ/kg
40 2007 2008 2009
35
30
25
20
15
10
5
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng (DL)
Hình 2.7: Biến động giá cá lóc nuôi trong năm (2007-2009) (Chợ Bình Điền, TP HCM)
Giá khô cá lóc ít biến động hơn giá cá lóc thương phẩm do lượng khô cá lóc được chế biến hằng năm ít và có thể bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, giá khô cá lóc cũng có thời điểm tăng cao vào những tháng cuối năm, do thời điểm này sức tiêu thụ cao do trùng vào dịp tết Nguyên Đán.
1000 đ/kg
140
120
100
80
60
40
20
0
2007 2008 2009
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng (DL)
Hình 2.8: Biến động giá khô cá lóc trong năm (2007-2009) (Chợ Bình Điền, TP HCM)
Cá lóc là loài bản địa của ĐBSCL nên được bán nhiều ở các chợ ở địa phương. Các thương lái mua cá lóc ở các ao nuôi thương phẩm vận chuyển về các chợ đầu mối tiêu thụ như chợ Bình Điền (TPHCM); chợ Vĩnh Kim (Tiền Giang), các vựa thu mau lớn,…Sau đó, các chợ đầu mối này phân phối lại cho các chợ lớn nhỏ trong toàn khu vực. Với các cơ sở thu mua cá nước ngọt thì cá lóc chiếm 38,5% tổng sản lượng cá thu mua của các cơ sở mua bán thủy sản của tỉnh Trà Vinh (Lê Xuân Sinh và Dương Nhựt Long, 2006).
2.3 Thông tin về chuỗi giá trị
2.3.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Theo thông tin cập nhật từ website Wikipedia cho thấy: chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter (1985) trong cuốn sách “Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất”.
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động.
Theo Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị (M4P, 2006) thì chuỗi giá trị được định nghĩa như sau:
“Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến 1 sản phẩm (hoặc 1 dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001). Tiếp đó, mỗi chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.”
Định nghĩa này có thể được giải thích theo cả nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,... Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ, …) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Trong phần luận văn này, cụm từ chuỗi giá trị sẽ chỉ được dùng để chỉ định nghĩa rộng này.
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Cần hiểu rằng, tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì họ liên kết với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào,…
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như tài nguyên nước, đất đai,..) có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ như do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi, hoặc nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia trong chuỗi giá trị.
Những mối quan ngại này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông nghiệp. Lý do là vì các chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Đồng thời, ngành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống. Cuối cùng là do tỷ lệ người nghèo trong ngành nông nghiệp cao, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết luận về sự tham gia của người nghèo và các hoạt động tiềm năng của sự phát triển chuỗi giá trị đến giảm nghèo.
2.3.2 Các phương pháp đánh giá chuỗi giá trị
Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị: (i) Phương pháp Filière (chuỗi, mạch); (iii) Khung khái niệm do Porter lập ra (1985); và (iii) Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994). Chi tiết về các luồng nghiên cứu này được trình bày sau đây.
Phương pháp Filière
Phương pháp Filière gồm các trường phái tư duy và truyền thống khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, cà phê, bông và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa là xác định những người tham gia và các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi hoàn toàn tương tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị như trình bày ở trên. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chỉ tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng, được tóm lượt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi.
Phương pháp chuỗi (Filière) có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị:
- Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính (được trình bày trong Duruflé, Fabre và Yung, 1988, và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợ trong thập niên 80 và 90) chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa, và phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng” (“méthode des effets”).
- Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện nghiên cứu như CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM làm về phát triển nông nghiệp, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình thái quy định mà Hugon
(1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: quy định trong nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa).
Khung phân tích của Micheal Porter
Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Michael Porter (1985) về các lợi thế cạnh trạnh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác.
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất.
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành.
Hình 2.9: Chuỗi giá trị của Michael Porter (1985)
Ngoài ra, Porter còn đưa ra khái niệm về hệ thống giá trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối
đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm về hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp và giống với khái niệm về chuỗi giá trị theo nghĩa rộng được trình bày ở trên.
Hình 2.10: Hệ thống giá trị của Michael Porter (1985)
Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi và Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu.
Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, có nhận thức (trong phần lớn các trường hợp đều có minh chứng rò ràng) rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động.
Bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị nhất trí phân tích tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được. Để hiểu được sự phân phối thu nhập, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được thông tin đó.
Kaplinsky và Morris (2001) cũng nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân tích chuỗi giá trị; mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh khi phân tích chuỗi giá trị được áp dụng trong nông nghiệp là:
(1) Ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị là lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể.
(2) Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định việc phân
phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi.
(3) Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp
trong chuỗi giá trị.
(4) Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá
trị.