bình của Lạng Sơn đạt 72,42 tuổi (so với cả nước là 73,7 tuổi); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 17,5% (so với cả nước là 12,2%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi đạt 24,9% (so với cả nước là 22,4%). Năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học đạt 99,5%, ở cấp trung học cở sở đạt 99,01%. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 96,61%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ trên địa bàn tỉnh là trên 95,4% (cao hơn mức trung bình cả nước là 94,8%).
Năm 2020, cả tỉnh Lạng Sơn có 479.960 người trên 15 tuổi đang làm việc; tỷ lệ đã qua đào tạo đạt 21%, trong đó khu vực thành thị đạt 44,4% và khu vực nông thôn đạt 15,5% trên tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế (cao hơn bình quân Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc 0,5 điểm phần trăm và thấp hơn trung bình cả nước 3,1 điểm phần trăm). Theo loại hình kinh tế, lực lượng lao động trên 15 tuổi chủ yếu làm việc trong khu vực ngoài nhà nước. Năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 479.690 người, chiếm tỷ lệ 60,82% trên tổng dân số, giảm 7.636 người so với năm 2019. Nhìn chung, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang có dấu hiệu giảm dần từ năm 2014 tới 2020.
2.6.2. Đặc điểm thành phần dân tộc
Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Các dân tộc ít người trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển không đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh.
Theo Kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn trong Công văn số 504/UBND-KT tỉnh Lạng Sơn ngày 23/4/2021, phân bố của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 2.12. Phân bố của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Địa phương | Dân số | Dân số DTTS | Phân theo giới tính | Phân theo thành thị-nông thôn | Thành phần dân tộc | |||
Nam | Nữ | Th. thị | N. thôn | |||||
Toàn tỉnh | 781.655 | 655.896 | 335.345 | 320.551 | 95.154 | 560.742 | Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông | |
1 | Tp Lạng Sơn | 103.284 | 60.738 | 29.244 | 31.494 | 37.437 | 23.301 | Nùng, Tày, Kinh, Dao, |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Diện Tích Phân Bố Các Cấp Độ Cao Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
- Sự Phân Bậc Trong Lớp Phủ Phong Hóa - Thổ Nhưỡng
- Đặc Điểm Phân Bậc Trong Đa Dạng Sinh Học Tỉnh Lạng Sơn
- Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 14
- Tính Toán Các Chỉ Số Phân Tích Cảnh Quan Tỉnh Lạng Sơn
- Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Hoa, Sán Chay, Mông | ||||||||
2 | Bắc Sơn | 71.967 | 65.334 | 33.285 | 32.049 | 3.037 | 62.297 | Kinh, Nùng, Dao, Tày |
3 | Bình Gia | 52.689 | 50.817 | 26.224 | 24.593 | 2.519 | 48.298 | Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa |
4 | Văn Quan | 54.202 | 53.175 | 27.248 | 25.927 | 4.559 | 48.616 | Tày, Nùng, Kinh, Hoa |
5 | Tràng Định | 59.827 | 56.648 | 28.998 | 27.650 | 3.032 | 53.616 | Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông |
6 | Văn Lãng | 49.696 | 45.963 | 23.538 | 22.425 | 2.749 | 43.214 | Tày, Nùng, Kinh, Hoa |
7 | Cao Lộc | 79.873 | 73.274 | 37.295 | 35.979 | 12.714 | 60.560 | Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa |
8 | Lộc Bình | 84.740 | 79.823 | 40.871 | 38.952 | 14.033 | 65.790 | Tày, Nùng, kinh, Sán Chí, Dao, Hoa |
9 | Chi Lăng | 75.063 | 66.199 | 34.165 | 32.034 | 7.383 | 58.816 | Tày, Nùng, Kinh |
10 | Hữu Lũng | 121.735 | 78.439 | 41.230 | 37.209 | 3.300 | 75.139 | Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu |
11 | Đình Lập | 28.579 | 25.486 | 13.247 | 12.239 | 4.391 | 21.095 | Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ |
(Nguồn: Công văn số 504/2021/UBND-KT tỉnh Lạng Sơn)
Theo kết quả điều tra, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của người dân tộc thiểu số là 24,6 tuổi, cao hơn so với mức trung bình chung của toàn quốc (23 tuổi). Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số là 14,85%, cao nhất là dân tộc Mông (34,01%). Tỷ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống là 0,25%.
Số người dân tộc thiểu số từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 01/10/2019 là 629.126 người, trong đó số người biết văn hóa truyền thống là 38.338 người, chiếm tỷ lệ 6,1%; biết sử dụng nhạc cụ là 3.495 người, chiếm tỷ lệ 0,6%; biết hát bài hát truyền thống
là 19.790 người, chiếm tỷ lệ 3,1%; biết điệu múa truyền thống là 15.052 người, chiếm tỷ lệ 2,4%.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên là 62,9%; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam dân tộc thiểu số cao hơn nữ dân tộc thiểu số. Nhóm tuổi từ 25 đến 54 tuổi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia lực lượng lao động nhiều nhất.
Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 đến 49 tuổi đến các cơ sở y tế khám thai và sinh con tại cơ sở y tế chiếm 99,4%; sinh con tại nhà và có cán bộ chuyên môn giúp đỡ chiếm 0,1%; sinh con tại nhà và không có cán bộ chuyên môn giúp đỡ chiếm 0,3%.
Tình trạng đi học của người dân tộc thiểu số phân theo dân tộc: 14.141 người đang đi học, chiếm 23,2%; 40.571 người đã thôi học, chiếm 74,7%; 383 người chưa bao giờ đi học, chiếm 2,1%. Người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng phổ thông phân theo dân tộc, giới tính: có 485.762 người dân tộc thiểu số (247.067 nam, 238.695 nữ) biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, chiếm 95,8%; 29.111 người dân tộc thiểu số (10.768 nam, 18.343 nữ) không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, chiếm 4,2%.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
1) Lạng Sơn mang đặc trưng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi có mùa đông dài và lạnh vào bậc nhất cả nước, là địa bàn đầu tiên tiếp xúc với không khí lạnh vào mùa đông khiến cho nền nhiệt mùa đông của Lạng Sơn giảm thấp so với các tỉnh khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa thứ bậc của các yếu tố tự nhiên khác tạo thành những đặc điểm nổi trội tác động đến sự phân bậc trong hệ thống cảnh quan. Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% trên địa hình Lạng Sơn và được chia thành 3 tiểu vùng; với sự tương tác của vị trí địa lý, hoàn lưu và địa hình (độ cao, hướng phơi và hướng thung lũng), địa phương phân bậc thành 3 vùng khí hậu; lớp phủ thổ nhưỡng được chia thành 8 nhóm đất chính với 15 đơn vị đất; tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%... Tuy diện tích lãnh thổ nhỏ nhưng do sự phức tạp của các yếu tố tự nhiên nên Lạng Sơn có sự phân hóa thiên nhiên tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan, cộng với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của các hoạt động con người đã khiến tự nhiên địa phương biến đổi phức tạp.
2) Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Các dân tộc ít người trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển không đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là 0,69%, tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 5,33%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (5,95%/năm).
3) Những đặc trưng nổi bật của các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Lạng Sơn là cơ sở hình thành nên bức tranh cảnh quan đặc sắc của lãnh thổ.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ PHÂN HÓA ĐA BẬC CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn theo hướng của Tây Âu hiện nay được sử dụng trong luận án
Quan niệm phân loại đa bậc dựa theo Công ước cảnh quan châu Âu (ELC) được tiến hành trong luận án, tác giả kế thừa các nghiên cứu trên và nghiên cứu đa bậc cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn là sự kết hợp giữa phân loại theo loại hình và tỷ lệ nghiên cứu cảnh quan. Với lãnh thổ ở cấp tỉnh và diện tích tương đối nhỏ nên chúng tôi lựa chọn một tỷ lệ nghiên cứu thống nhất ở tất cả các bản đồ theo thang kim tự tháp và quy trình phân tích cấu trúc cảnh quan theo 2 cấp độ loại hình cảnh quan của nhà khoa học M.Antrop (Bỉ).
- Đa bậc về tỷ lệ bản đồ nghiên cứu cảnh quan:
Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu của luận án là toàn tỉnh Lạng Sơn. Nên với phạm vi này tác giả chọn tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn ở các giai đoạn sau, tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu ở các cấp lãnh thổ nhỏ hơn trong tỉnh Lạng Sơn với các tỷ lệ như 1:50.000, 1:10.000, v.v…
- Đa bậc về hình thái cảnh quan:
+ Cảnh quan bậc 1: Sử dụng các ứng dụng ArcGIS, SPSS, v.v…xử lý các bản đồ thành phần DEM, thổ nhưỡng, thảm thực vật ở dạng raster và chồng xếp bản đồ cảnh quan, lấy khoảng cách ô lưới là 1x1 (km).
+ Cảnh quan bậc 2: Từ kết quả cảnh quan bậc 1, tác giả phân tích, xử lý gộp nhóm cảnh quan bậc 1 để định hình các đơn vị cảnh quan chính xác hình thành bản đồ cảnh quan bậc 2 với các đơn vị cảnh quan độc lập.
3.2. Quy trình phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan đa bậc tỉnh Lạng Sơn
Quy trình thành lập bản đồ cảnh quan đa bậc tỉnh Lạng Sơn gồm 5 bước như sau (Hình 3.1):
- Bước 1: Lựa chọn các nguồn dữ liệu, xác định biến, mã hóa địa lý các ô lưới và xây dựng cơ sở dữ liệu. Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu đầu vào là 3 loại dữ liệu: mô hình số độ cao (DEM), thổ nhưỡng và độ phủ thực vật tỉnh Lạng Sơn.
- Bước 2: Xác định các loại cảnh quan bằng ô lưới ở cấp độ 1. Mỗi ô lưới được đặc trưng bởi một loạt các biến khác biệt, được sử dụng để xác định các nhóm trong ô lưới có các loại cảnh quan đồng nhất về đặc tính nhất. Trong bản đồ biểu diễn, các đơn vị cảnh quan được thể hiện bằng các màu sắc và mã riêng.
Đối với Lạng Sơn đã sử dụng lưới chiếu UTM với khoảng cách ô lưới 1km x 1km. Kết quả xử lý dữ liệu và thành lập bản đồ cảnh quan dạng raster cho ra 8719 ô lưới.
- Bước 3: Phác họa các đơn vị cảnh quan ở cấp độ 2, được hình thành bởi sự kết hợp của các ô lưới liền kề với kiểu cảnh quan khác nhau ở cấp độ đầu tiên.
Số lượng các kết hợp khả dĩ giữa các biến số độ che phủ đất (lớp phủ thảm thực vật), các biến số tổ hợp đất và các biến địa hình cho ra 40 đơn vị cảnh quan. Các đơn vị cảnh quan được gán cho các ô và bản đồ biểu diễn của từng đơn vị cảnh quan được dựa trên đặc tính cốt yếu và đặc trưng nhất.
- Bước 4: Xác định các loại cảnh quan ở cấp độ 2. Bộ số liệu cảnh quan cuối cùng được lựa chọn sau khi phân tích mối tương quan và các thành phần, chủ yếu là số liệu thống kê lớn được thực hiện trong SPSS, Excel. Số liệu và tỷ lệ các loại cảnh quan lưới trong mỗi đơn vị cảnh quan được lưu trữ trong một bảng thuộc tính. Các chỉ số cảnh quan đã chọn, kết hợp với dữ liệu xem các loại cảnh quan lưới được sử dụng để xác định các đơn vị cảnh quan.
Trên cơ sở bản đồ cảnh quan bậc 1 tỉnh Lạng Sơn, tiến hành gộp nhóm các đơn vị cảnh quan bậc 1 hình thành nên bản đồ cảnh quan bậc 2. Sự gộp nhóm các đơn vị cảnh quan căn cứ chủ yếu vào thuộc tính của các loại cảnh quan, không căn cứ vào diện tích và vị trí không gian của các đơn vị cảnh quan liền kề nhau.
- Bước 5: Hình dung các khu vực đặc tính cảnh quan. Lập và biểu diễn bản đồ nhằm mục đích phản ánh các đặc tính cảnh quan đặc trưng có liên quan.
3.3. Kết quả phân hóa cảnh quan đa bậc tỉnh Lạng Sơn
Kết quả nghiên cứu và thành lập bản đồ đã xác định được 40 đơn vị cảnh quan không trùng lặp trên lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn. Đặc trưng là độ biến thiên độ cao, tổ hợp các loại thổ nhưỡng chính và độ phủ thực vật, cùng với sự không đồng nhất của cảnh quan.
Bảng 3.1. Diện tích các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn (ha)
Diện tích | Đơn vị CQ | Diện tích | Đơn vị CQ | Diện tích | |
1 | 43030.1 | 15 | 19931.7 | 29 | 35013.5 |
2 | 5801.85 | 16 | 19278.8 | 30 | 4145.05 |
3 | 4520.87 | 17 | 36322.9 | 31 | 5861.05 |
4 | 11087.4 | 18 | 19713.6 | 32 | 6642.83 |
5 | 23916.4 | 19 | 5343.08 | 33 | 20496.2 |
6 | 11174.3 | 20 | 19603.1 | 34 | 23520.2 |
7 | 73021.8 | 21 | 28477.6 | 35 | 43261 |
8 | 11950.7 | 22 | 45902.3 | 36 | 4685.15 |
9 | 18271.5 | 23 | 12389.6 | 37 | 23464.3 |
10 | 5157.13 | 24 | 10840 | 38 | 6903.75 |
11 | 39438.3 | 25 | 19213.1 | 39 | 11938.7 |
12 | 10084.7 | 26 | 4415.6 | 40 | 19024.4 |
13 | 22186.56 | 27 | 22542.9 | Tổng | 832.075,82 (ha) |
14 | 16074.2 | 28 | 67429.6 |
Thông qua bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn và bảng mô tả cụ thể dưới đây sẽ làm sáng tỏ hơn đặc tính của 40 đơn vị cảnh quan, thể hiện những nét đặc sắc nhất về cảnh quan miền núi của lãnh thổ.
Bảng 3.2. Mô tả đặc điểm 40 đơn vị cảnh quan lãnh thổ Lạng Sơn
Vị trí các đơn vị cảnh quan | Mô tả | |
1 |
| Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng rừng trồng: Có diện tích là 43030,1 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía đông nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Chi Lăng và Lộc Bình, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Khu vực này phát triển rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm. |
|
| Cảnh quan đồi cao trên đất dốc tụ rừng trồng: Có diện tích là 5801,85 ha. Nằm ở vùng đồi cao thuộc địa phận phía nam huyện Cao Lộc, khí hậu có nền nhiệt không cao. Do nằm ở khu vực chuyển tiếp địa hình thấp dần từ bắc xuống nam của tỉnh nên chủ yếu là đất dốc tụ. Khu vực này phát triển rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm. | |
| ||
3 |
| Cảnh quan đồi thấp trên đất đỏ vàng rừng trồng: Có diện tích là 4520,87 ha. Nằm ở vùng đồi thấp phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Khu vực này phát triển rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm, hiện nay trồng nhiều cây mac-ca. |
| ||
4 |
| Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng cây lâu năm: Có diện tích là 11087,4 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía tây của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Văn Quan, khí hậu có nền nhiệt không cao, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Khu vực này phát triển cây lâu năm, nhiều nhất là cây hồi. |
| ||
5 |
| Cảnh quan đồi cao trên đất đỏ vàng đất trống: Có diện tích là 23916,4 ha. Nằm ở vùng đồi cao phía nam của tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận huyện Chi Lăng, có khí hậu nóng hơn các khu vực khác, chủ yếu là đất đỏ vàng trên các đá sét, đá macma axit và đá biến chất. Do tác động của con người nên khu vực này chủ yếu là đất trống đồi trọc. |
|