Thực Trạng Quan Hệ Thương Mại Qua Biên Giới Việt Nam Và Trung Quốc Tại Tỉnh Lạng Sơn


phát triển để điều chỉnh linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu và hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Ngoài ra, sự khác nhau giữa hai nước về một số quy định ở các cửa khẩu đã gây ra nhiều lúng túng cho các doanh nghiệp hai nước khi tiến hành mua bán và trao đổi hàng hóa với nhau như: Các loại phí qua cửa khẩu chưa thống nhất giữa hai bên, quan hệ thanh toán tại các khu kinh tế cửa khẩu diễn ra một cách tự phát, nằm ngoài sự kiểm soát của các ngân hàng thương mại gây nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Chênh lệch giờ quy định đóng cửa khẩu hai bên làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (do lệch mũi giờ). Cơ chế kiểm tra hải quan một lần giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện. Mã hàng hóa chưa được thống nhất giữa hai nước…những vấn đề trên đã và đang hạn chế đến phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.

* Nguyên nhân từ phía Việt Nam


Nhiều văn bản liên quan tới thương mại đã được ký kết giữa hai nước, nhưng phía Việt Nam triển khai còn chậm, công bố, hướng dẫn, chỉ đạo các văn bản đến các doanh nghiệp chưa kịp thời, dẫn đến các doanh nghiệp của Việt Nam thường bị động trong trao đổi hàng hóa với Trung Quốc.

Cho đến nay, công tác quản lý tại các khu vực cửa khẩu biên giới chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, các hiệp hội ngành hàng để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt kịp thời thay đổi về chính sách và những quy định mới của Trung Quốc, để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn thông tin còn lạc hậu và không đầy đủ đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong trao đổi, buôn bán với Trung Quốc. Nhiều hàng hóa của Việt Nam đã không xuất được sang Trung Quốc do thủ tục kê khai không phù hợp hoặc hàng hóa không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch…điều này đang làm mất dần lợi thế đối với hàng hóa nông, thủy sản của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.


Thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu còn rườm rà. Để lấy được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), các doanh nghiệp Việt Nam phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí, thậm chí chi phí để lấy được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hàng hóa (C/O) cao hơn so với phần chênh lệch thuế được hưởng theo EHP so với thuế thông thường. Điều này đã hạn chế việc thu hút của doanh nghiệp lớn tham gia kinh doanh với Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam so với các nước trong khu vực (Thái Lan) khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến thương mại qua biên giới với Trung Quốc, chưa coi Trung Quốc là một thị trường lớn và tiềm năng chính vì vậy chưa đưa ra được những chính sách nhằm tạo điều kiện tối đa cho hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc. Đây là một hạn chế rất lớn đối hàng hóa và các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp Việt Nam muốn trao đổi buôn bán hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc.

* Nguyên nhân từ phía Trung Quốc


Trở thành thành viên WTO, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu mới cho phù hợp với quy định của tổ chức này. Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại, đặc biệt giảm mạnh ưu đãi biên mậu, thắt chặt hơn các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Các rào cản phi thuế quan được áp dụng ở cửa khẩu biên giới nhiều hơn, chặt chẽ hơn.

Chẳng hạn như mặt hàng rau quả, không phải là mặt hàng phía Trung Quốc quản lý bằng hạn ngạch, số lượng nhập vào Trung Quốc không hạn chế, nhưng các thương nhân Trung Quốc có quyền xuất nhập khẩu phải xin giấy phép kiểm nghiệm hàng hóa. Cục Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc chỉ cấp cho số lượng 500 tấn/ giấy phép cho mỗi lần, khi nhập khẩu hết số lượng


đó phải xin giấy phép khác cùng có với số lượng như vậy, nếu nhập khẩu không hết trong thời gian quy định sẽ bị phạt, nơi cấp phép được đặt ở Bắc Kinh. Những quy định này gây cản trở đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa rau, hoa quả của hai nước.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã ký với Thái Lan Hiệp định tự do thương mại đối với hàng nông sản hơn 200 mặt hàng rau và hoa quả của Thái Lan được hưởng mức thuế suất bằng 0% kể từ tháng 10/2003 (thuế suất đối với rau quả Việt Nam là 12 – 24%) – theo báo cáo của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp hơn so với hàng hóa Thái Lan cả về sản lượng, chất lượng, mẫu mã, bảo quản, thu hoạch, chi phí vận chuyển, giá cả…Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc giảm thị phần hàng hoá nông, thủy sản của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc trong những năm qua.

Năm 2004, Trung Quốc đã hủy bỏ từng phần ưu đãi thuế quan đối với hàng biên mậu, chỉ cho phép Vân Nam được giảm 50% thuế VAT đối với hàng biên mậu nhập khẩu từ Việt Nam, [31, tr.51], còn Quảng Tây không được hưởng ưu đãi. Việc này cũng đang gây khó khăn cho các doang nghiệp Việt Nam đang làm ăn với tỉnh Quảng Tây. Sau khi ký Hiệp định hợp tác toàn diện ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) và thực hiện Chương trình thu hoạch sớm về miễn giảm thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến. Trung Quốc đã áp dụng chặt chẽ các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa.v.v…nhằm đưa việc nhập khẩu hàng nông sản, rau quả của Trung Quốc từ Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn, quy định của WTO và Hiệp định Thương mại ASEAN- Trung Quốc. Với quy định trên, nhiều hàng hóa của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn đã gặp phải khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Và theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2015, Việt Nam phải bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm thuế cho các mặt hàng của Trung Quốc, điều này gây khó khăn hơn


nữa cho các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam khi hàng hóa của Trung Quốc được tự do vào thị trường Việt Nam.

Từ 1/6/2004 Trung Quốc tăng cường các biện pháp để thực hiện nghiêm luật giao thông, nên đã kiểm tra rất chặt chẽ trọng tải hàng hóa trên xe. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc được vận chuyển trên các xe hàng trọng tải lớn, nếu muốn qua được phải tăng cước phí vận chuyển. Như vậy, giá hàng xuất khẩu của ta bị đẩy lên rất cao dẫn tới khối lượng xuất khẩu giảm, đặc biệt đối với nhưng mặt hàng xuất khẩu có chi phí vận tải cao.

Tóm lại, gần 20 năm qua với những chủ trương, chính sách và biện pháp tích cực, hợp lý và có hiệu quả của hai nước, việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Quá trình hình thành và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước được tiến hành từng bước theo tình hình thực tế của hai nước. Hai nước đã áp dụng bước đi từng bước trên các mặt mở cửa nền kinh tế, tham gia hợp tác kinh tế toàn cầu, khu vực và hợp tác vùng. Nhưng bước đi này là thận trọng và phù hợp, nó giúp cho các doanh nghiệp ở mỗi nước có thời gian thích hợp để điều chỉnh, hạn chế những khó khăn mới xuất hiện và có thể khống chế được những nhân tố bất lợi nảy sinh trong quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ hai nước đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi với việc cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, việc tạo dựng môi trường pháp luật cho quan hệ thương mại hai nước. Đặc biệt, hai nước đã chú trọng tới nhiều biện pháp như chính sách ưu đãi thuế, thực hiện Hiệp định Thương mại ACFTA và chương trình “thu hoạch sớm”, đa dạng hóa chủ thể tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước, đa dạng các hình thức trao đổi, hình thức hợp tác…mở ra cho hai nước nhiều lĩnh vực hoạt động, đưa quan hệ thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới.


Trong quan hệ thương mại giữa hai nước, vai trò của Chính phủ hai nước ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng đóng góp vào thành tựu mà hai nước đã đạt được. Đặc biệt, thông qua các giai đoạn phát triển quan hệ thương mại hai nước kịp thời điều chỉnh những chính sách xuất nhập khẩu, chính sách biên mậu, chính sách đầu tư, chính sách thuế…Mặc dù các chính sách này còn nhiều hạn chế song nó đã đưa quan hệ giữa hai nước từng bước phát triển phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.‌

2.3. Thực trạng quan hệ thương mại qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Khái quát

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc dài 253km, qua địa bàn 5 huyện, 20 xã và một thị trấn biên giới. Tỉnh có diện tích 8.331,2 km2, diện tích đất nông nghiệp ít, đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên. Lạng Sơn có thuận lợi là khí hậu mát mẻ, ôn hòa, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nguồn khoáng sản của tỉnh cũng khá phong phú và đa dạng, Lạng Sơn là miền đất có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh

đẹp, hấp dẫn khách du lịch. So với một số tỉnh miền núi khác, Lạng Sơn có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Việt đi qua và sang Trung Quốc. Lạng Sơn cách Hà Nội chưa đầy 200 km, nằm trên các trục đường quốc lộ lớn đi tới các tỉnh biên giới khác như Cao Bằng, Quảng Ninh. Đặc biệt, Lạng Sơn có các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia thông thương với Trung Quốc bằng hệ thống đường bộ và đường sắt nối liền.

Nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn cho đến trước đổi mới, mở cửa biên giới, chủ yếu vẫn là thuần nông, mang nặng tính tự cung, tự cấp. Từ sau tháng 2/1979 cơ sở vật chất của tỉnh ủy bị tàn phá nặng nề, tình hình biên giới thường xuyên căng thẳng. Đời


sống tinh thần, vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới gặp vô vàn khó khăn và gian khổ. Từ cuối năm 1984 đến năm 1985 tình hình biên giới dịu dần, một số người ở các bản làng giáp biên giới đã vượt biên sang Trung Quốc trao đổi một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu về phục vụ đời sống cho bản thân và gia đình là chính. Tuy nhiên do sự thiếu hụt nguồn hàng ở trong nước và sự dồi dào hàng hóa ở Trung Quốc, trong khi đó trong thời gian này việc buôn bán trao đổi hàng hóa với Trung Quốc của nước ta chưa được phép và không được công khai nên dẫn đến hiện tượng nhiều người dân vượt biên để buôn lậu và buôn lậu diễn ra trên toàn tuyến biên giới, với số lượng người và số lượng hàng hóa ngày càng lớn. Ở các xã giáp biên giới bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn giữa một bộ phận nhân dân các dân tộc với các cán bộ quản lý của chính quyền và lực lượng vũ trang, có nơi diễn ra gay gắt, việc này đã làm cho công tác giữ gìn an ninh biên giới gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam đã ra thông báo số 118 vào năm 1988, cho phép nhân dân các xã biên giới qua lại thăm nhau và trao đổi các mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất vì vậy không khí căng thẳng giờ đây đã chuyển sang hòa dịu, nhân dân biên giới của hai nước được qua lại thăm nhau và trao đổi hàng hóa, tâm lý người dân rất phấn khởi, hoan nghênh chủ trương mở cửa của Đảng và Nhà nước. Những năm tiếp theo, tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có những chủ trương tích cực về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh nhằm củng cố xây dựng phòng tuyến biên giới vững mạnh toàn diện. Vì vậy lượng hàng hóa trao đổi qua biên giới ngày càng tăng. Có thể nói từ năm 1991 với chính sách mở cửa Lạng Sơn đã phát huy được thế mạnh của mình, và trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước.


Bảng 2.9: Kim ngạch XNK tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc giai đoạn năm 1991-2000


Năm

Tổng kim ngạch XNK (Triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

1991

13,44

-

1992

10,52

-21,73

1993

18,49

75,76

1994

18,00

-2,65

1995

66,49

269,39

1996

318,00

378,26

1997

333,00

4,72

1998

319,00

-4,20

1999

289,00

-9,40

2000

700,00

142,21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 9

Nguồn: Bộ Thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 20%. năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn là 13,44 triệu USD chiếm 25,15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của 6 tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Năm 1992 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn giảm xuống chỉ còn 10,42 triệu USD, năm 1993 – 1994 thì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên khoảng 18 triệu USD. Năm 1995 có sự tăng đột biến trong kim ngạch xuất nhập khẩu với tổng giá trị là 66,49 triệu USD tăng 269,39% so với năm 1994, năm 1996 mức tăng còn lớn hơn năm 1995 với mức 318 triệu USD, so với năm 1995 thì nó đã tăng với tốc độ là 378,26%, con số này đã giúp Lạng Sơn vươn lên đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng số 6 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc 333 triệu USD, tăng so với năm 1996 là 4,72% đến năm 1998 - 1999 kim ngạch của Lang Sơn đối với Trung Quốc có phần giảm xuống, cụ thể là năm


1998 kim ngạch xuất nhập khẩu là 319 triệu USD và năm 1999 là 289 triệu USD. Mặc dầu kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm nhưng Lạng Sơn vẫn có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc cao nhất so với 6 tỉnh biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc. Và đến năm 2000, lại một lần nữa kim ngạch xuất nhập khẩu lại tạo ra sự thay đổi mạnh, nó tăng lên với giá trị là 700 triệu USD, tăng 142,21% so với năm 1999.

Lạng Sơn đã xây dựng chiến lược khai thác thế mạnh hàng xuất khẩu của mình. Ngoài ra, với thế mạnh về vị trí địa lý lại được thiên nhiên ưu đãi. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh. di tích lịch sử văn hóa, cùng với các lễ hội mang nhiều bản sắc dân tộc của các dân tộc Dao, Tày, Nùng…đã thu hút được rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Với sự phát triển về du lịch như vậy sẽ tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động tại địa phương và tích lũy cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Cho đến nay Lạng Sơn đã trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng ở tuyến biên giới phía Bắc. Bức tranh kinh tế của Lạng Sơn ngày càng tươi sáng.

2.3.2. Hoạt động thương mại đường biên tại Lạng Sơn – Trung Quốc


2.3.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Một đặc điểm chung của kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc là nhập siêu, cán cân thương mại luôn ở trạng thái thâm hụt, mức thâm hụt năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 gần gấp đôi so với năm 2007, năm 2007 mức thâm hụt gần gấp đôi năm 2006. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng từ năm 2005 tới nay, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu chậm hơn so với kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể như sau, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc năm 2005 là 403,40 triệu USD, năm 2006 là 574,55 triệu USD, tốc độ tăng so với năm 2005 là 42,43%, năm 2007 là 985 triệu USD, tốc độ tăng so với

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí