Đặc Điểm Phân Bậc Trong Đa Dạng Sinh Học Tỉnh Lạng Sơn


+ Vùng tập trung các loài cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu, vừng, thuốc lá... ) tại các huyện Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng;

- Trảng cỏ cây bụi: phân bố rải rác và đan xen giữa các hệ sinh thái rừng, được hình thành chủ yếu từ các khu vực rừng bị tàn phá, cháy rừng, đất xói mòn mạnh. Diện tích nhỏ rải rác, thành phần chủ yếu là một số cây bụi lớn (họ na, thầu dầu, sim, mua, cỏ roi ngựa,...) xen kẽ các trảng cỏ (cỏ lau, cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ may,...), phát triển côn trùng và tập trung động vật ăn cỏ..

- Núi đá đất trống: phân bố rải rác trên lãnh thổ, thường là những nơi thảm rừng nguyên sinh hay các loại rừng thứ sinh bị khai thác cạn kiệt khó phục hồi, hoặc do cháy rừng, hoặc những khu vực khó canh tác,…

Về thành phần loài và nguồn gen quý, Lạng Sơn khá đa dạng và phong phú cả về thực vật và động vật.

Bảng 2.5. Đặc điểm phân bậc trong đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn


Hợp phần đa dạng sinh

học


Phân loại


Phân hệ


Phân bố


Mức độ bảo vệ


Đa dạng thành phần loài


Thực vật


1.012 loài, 143 họ, 05 ngành

Bản địa:

+ Thông;

+ Hồi;

+ Cây dược liệu

Loài quí hiếm : Khu DTTN Hữu Liên: 30 loài;

Khu BT loài - sinh cảnh Mẫu Sơn: 23 loài.


Động vật

212 loài:

+ Thú: 38 loài;

+ Chim: 103 loài;

+ Bò sát: 39 loài;

+ Ếch nhái: 32 loài

Đặc hữu:

+ Thú: 12 loài;

+ Chim: 3 loài;

+ Bò sát: 9 loài;

+ Ếch nhái: 4 loài

Loài quí hiếm : Khu DTTN Hữu Liên: 61 loài;

Khu BT loài - sinh cảnh Mẫu Sơn: 11 loài.

Đa dạng nguồn

Thực vật

57 loài được xếp vào danh mục các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: hoàng đàn, ô rô bà, nghiến,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 12


gen cần được bảo tồn


Động vật

+ 21 loài lớp thú

+ 13 loài lớp chim

+ 18 loài bò sát, lưỡng cư

+ 5 loài cá quý hiếm

+ Nguồn gen đặc sản nội địa: vịt pất lài - vịt đốm, vịt nàng có nguồn gốc từ Lạng Sơn là giống vịt kiêm dụng trứng - thịt và giống vịt Kỳ Lừa Lạng Sơn.


Lạng Sơn có lợi thế và tiềm năng tài nguyên rừng, theo công bố trong niên giám thống kê quốc gia đến 31/12/2019, tổng diện tích diện tích có rừng của Lạng Sơn là 531,7 nghìn ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293,6 nghìn ha; diện tích rừng trồng là 238,1 nghìn ha. Tỷ lệ che phù rừng là 62,4% [71,72,73].

Theo công bố về hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019 trong quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 14/5/2020 của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293.601 ha; diện tích rừng trồng là

238.055 ha. Tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%. Bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn đạt 5.454 m2/người. Tổng diện tích đất lâm nghiệp (quy hoạch cho 3 loại rừng) năm 2020 là 617.973,34 ha.


2.5. Đặc điểm kinh tế tỉnh Lạng Sơn

2.5.1. Đặc điểm chung về phát triển kinh tế

Tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 5,33%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (5,95%/năm). Trong giai đoạn 2010-2020, tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) đạt 2,63%/năm, công nghiệp và xây dựng (CN-XD) đạt 8,43%/năm và dịch vụ (DV) đạt 5,75%/năm. GRDP trong giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh có xu hướng tăng trưởng thấp hơn (với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,07%/năm so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,59%/năm [74,75,76].

Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạt 3,13%, trong đó lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất là CN-XD (tốc độ tăng trưởng đạt 1,83%, giảm 13,07 điểm % so với tốc độ tăng trưởng năm 2019) và ngành dịch vụ (tốc độ tăng trưởng đạt 3,37%, giảm 2,95 điểm % so với tốc độ tăng trưởng năm 2019).

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011-2020


Năm

2011

2015

2020

2011-2015

2016-2020

2011-2020

GRDP - gss (tỷ đồng)

12.138,4

15.393,9

19.692,7

68.404,3

89.020,8

157.425,1

- NLTS

3.365,0

3.885,9

4.231,3

18.223,3

20.381,3

38.604,6

- CN-XD, trong đó:

2.239,9

2.851,2

4.781,8

12.417,2

19.935,5

32.352,7

Công nghiệp

1.108,2

1.358,4

2.135,2

5.884,7

9.036,0

14.920,7

- Dịch vụ

5.907,4

7.597,9

10.679,6

33.793,9

44.249,4

78.043,3

- Thuế trừ trợ cấp sản phẩm

626,0

1.058,9

965,0

3.970,0

4.454,6

8.424,6

(Nguồn: Số liệu NGTK tỉnh Lang Sơn giai đoạn 2011-2020) Bảng 2.7. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng GRDP


Chỉ tiêu

GRDP

(giá SS 2010, tỷ đồng)

Gia tăng GRDP

Đóng góp vào tăng trưởng (%)

2011

2020

2011-2020

%


Tổng

12.138,36

19.692,75

7.554,39

100

5,33

Nông lâm ngư nghiệp

3.365,00

4.231,30

866,30

11,47

0,61

Công nghiệp-xây dựng

2.239,93

4.781,82

2.541,89

33,65

1,79

Dịch vụ

5.907,42

9.714,60

3.807,18

50,39

2,69

Thuế SP và trợ cấp SP

626,008

965,035

339,03

4,49

0,24


(Nguồn: Số liệu NGTK tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020)

2.5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn có những bước phát triển cả về lượng và chất, giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích trồng trọt năm 2020 tăng gấp 2,3 lần so năm 2011, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hình thành rõ nét, một số sản phẩm nông, lâm sản là đặc sản của tỉnh đã có thương hiệu và khẳng định được vị trí trên thị trường (như na, hoa hồi, rau...). Tuy nhiên, về tổng thể ngành nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chưa thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp.

- GRDP ngành CN-XD của tỉnh Lạng Sơn tăng từ gần 2,24 nghìn đồng năm 2011 lên 4,78 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 (gía so sánh), tăng 2,21 lần. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ngành CN-XD giai đoạn 2011-2020 đạt 8,43%/năm, cao hơn mức bình của cả nước là 7,35%/năm.

- Dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, mang tính chiến lược, gắn với sự phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, ngành dịch vụ tỉnh Lạng Sơn có tốc độ tăng trưởng thấp và có dấu hiệu chậm lại.

Trong cơ cấu ngành dịch vụ, một số ngành có tỷ trọng đóng góp vào GRDP chung của tỉnh giảm như: lưu trú và ăn uống, tài chính - bảo hiểm, ngành kinh doanh bất động sản; trong khi tăng mạnh là hoạt động giáo dục - đào tạo và y tế, hoạt động cứu trợ. Các hoạt động khác như: vận tải hành khách, dịch vụ hành chính và hỗ trợ, hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí,... có tỷ lệ đóng góp khá ổn định.

2.5.3. Cơ cấu đầu tư và kết cấu kinh tế

Về cơ cấu đầu tư trong các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2020 có thay đổi lớn trong các nhóm ngành thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.8. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trong các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011- 2020 (%)


TT

Nhóm chỉ tiêu chính

Giai đoạn 2011-2020

2010

2011

2015

2019

2020

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

5,6

0,8

1,8

3,2

2,8

2

Công nghiệp - Xây dựng

66,4

62,1

16,3

18,4

22,6

3

Dịch vụ

27,9

36,9

81,8

78,3

74,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn)


Nhìn chung, Tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn vừa qua còn ở mức thấp so với trung bình chung của cả nước. Động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu từ ngành CN-XD và DV. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 ngành CN-XD đạt 10,97% (trong đó: công nghiệp tăng 9,63%; xây dựng tăng 12,13%). Tuy nhiên, quy mô ngành CN-XD khá nhỏ, đặc biệt là ngành công nghiệp (năm 2020, tổng giá trị gia tăng ngành CN-XD chỉ đạt 7.702 tỷ đồng, thấp hơn ngành NLTS và chỉ tương đương ½ giá trị gia tăng của ngành DV). Ngành DV có quy mô lớn nhất song tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, đóng góp cho tăng trưởng có xu hướng giảm. Ngành dịch vụ chưa khai thác hết tiềm năng phát triển, đặc biệt là dư địa của hoạt động du lịch và kinh tế cửa khẩu. Ngành NLTS tăng trưởng thấp, không ổn định và phụ thuộc vào thời tiết, đóng góp cho tăng trưởng chung thấp.

Về cơ cấu và chuyển dịch kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch này cơ bản phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành còn tương đối cao so với mức chung của cả nước do xuất phát điểm thấp trong phát triển kinh tế và đặc điểm tự nhiên của tỉnh. Ngành CN-XD mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp của ngành trong GRDP toàn tỉnh có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011- 2020, song tỷ lệ đóng góp còn thấp. Ngành dịch vụ đóng góp lớn nhất trong GDRP toàn tỉnh và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ của tỉnh tương đối thấp so với mức chung của cả nước, do đó tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng khá chậm. Về chất lượng tăng trưởng, nhìn chung chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa được cải thiện, NSLĐ có sự gia tăng nhưng còn thấp xa so với mức chung của cả nước, tốc độ tăng NSLĐ còn chậm.

Về nguồn lực nội sinh, nhìn chung, cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, nhất là tỷ trọng thu từ hoạt động hải quan còn cao (chiếm từ 49,79% đến 68,47% tổng thu cân đối NSNN). Trong tương lai, việc thực hiện giảm thuế theo các cam kết hội nhập sẽ gây sức ép không nhỏ đối với nguồn thu cân đối NSNN trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tuy thu cân đối NSNN có sự tăng trưởng khá qua từng năm và cơ cấu nguồn thu đã có sự cải thiện (thu nội địa tăng qua các năm), nhưng cơ cấu nguồn thu tăng chậm và chưa bù đắp được đủ nhu cầu chi, phải phụ thuộc chủ yếu vào số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương. Thu điều tiết ngân sách tỉnh chỉ đảm bảo khoảng 20% tổng chi cân đối, còn lại tỉnh phụ thuộc vào số thu trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Đồng Đăng là cửa khẩu chính xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, tuy vậy, chỉ có 09 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường


Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt, Lạng Sơn không có mặt hàng nào trong danh sách này.

Phát triển du lịch được xác định là một trong những lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn. Giai đoạn 2011-2020, du lịch Lạng Sơn đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh gồm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm và du lịch cửa khẩu, kết hợp với việc khai thác một số sản phẩm lưu niệm được phát triển từ các đặc sản của tỉnh như. Mặc dù Lạng Sơn có những sản phẩm du lịch đa dạng nhưng do chất lượng lưu trú và cơ sở vật chất vẫn chưa phát triển, cùng với chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Số lao động chưa qua đào tạo còn cao chiếm đến 39,98%, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 10,86%. Ngoài ra, tuy số lượng các điểm tham quan, thắng cảnh của tỉnh phong phú nhưng do chưa được đầu tư thoả đáng, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển cụ thể, phù hợp nên hầu hết các điểm danh thắng của tỉnh chưa phát huy được hiệu quả, chưa tạo được các sản phẩm du lịch đặc sắc. Ngoài ra, công tác quảng bá du lịch thời gian qua chưa được chú trọng, thương hiệu du lịch chưa có điểm nhấn khác biệt nên còn rất hạn chế trong thu hút khách du lịch đến lưu trú dài hạn, đặc biệt là du khách quốc tế [77,78,79].

2.6. Đặc điểm xã hội - nhân văn tỉnh Lạng Sơn

2.6.1 Tình hình dân số và phân bố dân cư

Tính đến năm 2020, ước tính dân số trung bình của tỉnh Lạng Sơn là 788.706 người. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là 0,69%, trong đó giai đoạn 2016 đến 2020 tốc độ tăng bình quân cao hơn 0,11 điểm phần trăm so với toàn giai đoạn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2011-2020: 8‰ (năm 2020 là 6,69 ‰).

Bảng 2.9. Dân số trung bình tỉnh Lạng Sơn phân theo huyện/thành phố



TT

Địa phương


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


2019


2020

TỔNG

740.912

745.130

748.943

752.591

757.785

763.396

768.698

775.866

782.811

788.706


1

Tp. Lạng Sơn


91.004


93.281


95.007


96.749


98.395


99.813


100.945


102.411


103.562


105.057



2

Huyện Tràng Định


58.645


58.678


58.710


58.744


58.770


59.078


59.335


59.587


59.905


60.178


3

Huyện Bình Gia


52.368


52.414


52.451


52.507


52.537


52.568


52.593


52.663


52.757


52.964


4

Huyện Văn Lãng


50.325


50.422


50.295


50.123


49.873


49.712


49.724


49.674


49.760


49.925


5

Huyện Cao Lộc


74.600


75.018


75.514


75.912


76.661


77.412


78.106


78.919


79.976


80.722


6

Huyện Văn Quan


53.770


53.714


53.626


53.435


53.370


53.456


53.628


53.960


54.272


54.499


7

Huyện Bắc Sơn


66.672


66.893


67.177


67.451


68.386


69.203


70.002


71.245


72.060


72.745


8

Huyện Hữu Lũng


113.789


114.573


115.249


116.103


117.110


118.424


119.467


120.750


121.893


122.880


9

Huyện Chi Lăng


74.322


74.434


74.624


74.748


74.883


74.925


75.056


75.091


75.160


75.413


10

Huyện Lộc Bình


78.896


79.058


79.516


79.914


80.660


81.402


82.007


83.354


84.850


85.467


11

Huyện Đình Lập


26.521


26.645


26.774


26.905


27.140


27.403


27.835


28.212


28.616


28.856

(Nguồn: NGTK tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020)

Dân số tỉnh Lạng Sơn chủ yếu tập trung ở các huyện gồm Hữu Lũng, Cao Lộc, Chi Lăng, Bắc Sơn với mật độ dân số dao động từ 104 người/km2 đến 152,15 người/km2. Tp. Lạng Sơn có mật độ dân số cao nhất, khoảng 1.347,95 người/km2.

Bảng 2.10. Dân số và mật độ dân số Lạng Sơn năm 2020



Địa bàn

Dân số trung bình (Người)

Mật độ dân số (Người/km2)

TỔNG SỐ

788.706

94,91

Tp. Lạng Sơn

105.057

1347,95

Huyện Tràng Định

60.178

59,19

Huyện Bình Gia

52.964

48,41

Huyện Văn Lãng

49.925

87,99

Huyện Cao Lộc

80.722

130,39


Huyện Văn Quan

54.499

99,53

Huyện Bắc Sơn

72.745

104,01

Huyện Hữu Lũng

122.880

152,15

Huyện Chi Lăng

75.413

107,08

Huyện Lộc Bình

85.467

86,64

Huyện Đình Lập

28.856

24,26

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Mặc dù tỷ lệ dân số ở thành thị có xu hướng tăng, tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh vẫn còn rất chậm. Tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh hiện nay còn rất thấp, chỉ đạt 23,04% (thấp hơn tỷ lệ dân số thành thị của cả nước là 36,82% năm 2020). Một bộ phận khá đông dân đô thị của tỉnh vẫn còn sống bằng nghề nông và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ của tỉnh còn khá khiêm tốn. Hơn 77% dân số ở nông thôn.

Bảng 2.11. Dân số thành thị - nông thôn (người)


Khu vực

2011

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng dân số

740.912

757.785

763.396

768.698

775.866

782.811

788.706

Thành thị

143.969

151.162

153.285

155.363

157.846

160.165

181.715

Tỷ lệ (%)

19,43

19,95

20,08

20,21

20,34

20,46

23,04

Nông thôn

596.943

606.623

610.111

613.335

618.020

622.646

606.991

Tỷ lệ (%)

80,57

80,05

79,92

79,79

79,66

79,54

76,96

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Tỷ suất di cư thuần của Lạng Sơn luôn có giá trị âm từ năm 2011 đến nay, tuy nhiên năm 2019 và năm 2020, tỷ suất di cư giảm mạnh (từ -0,82‰ năm 2018 xuống

-7,34‰ năm 2019 và tiếp tục xuống -11,36‰ năm 2020). Điều này đồng nghĩa với việc, cứ 1.000 người dân Lạng Sơn thì số lượng người xuất cư lớn hơn số lượng người nhập cư 11,36 người (năm 2020).

Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 500.365 người, tăng 332 người so với năm 2019, và chiếm khoảng 63,4% tổng dân số toàn tỉnh. Lạng Sơn cũng đang trong thời kỳ thuận lợi về nguồn nhân lực. Năm 2020, tuổi thọ trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023