Diện Tích Đất Bình Quân Ở Sơn La Phân Theo Loại Hình Và Mục


“dồn điền đổi thửa” đã thu được kết quả đáng kể, bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất.

Quyết định số 33/2001/QĐ-UB, ngày 10/4/2001 của UBND tỉnh về chính sách đất đai đã quy định hạn mức giao đất, cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất, giao đất, miễn, giảm tiền thuê đất theo luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ. Riêng đất trống, đồi núi trọc, UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND các huyện căn cứ quỹ đất để quy định hạn mức giao đất với hạn mức không quá 30ha/hộ. Nếu trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì sẽ được giao vượt mức hạn điền trên cơ sở đề nghị của UBND xã, huyện.

Để tạo quỹ đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất phát triển KTNNHH, UBND Tỉnh đã ban hành quyết định số 82/2002/QĐ-UB ngày 20/7/2002 về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nông trường quốc doanh và Quyết định số 118/2004/QĐ- UB ngày 8/11/2004 về chính sách phát triển KTNNHH tỉnh Sơn La. Năm 2018, UBND tỉnh Sơn La có Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2023. Theo Quyết định này, chính sách hỗ trợ chỉ áp dụng cho sản xuất lúa, ngô, lạc trên địa bàn tỉnh Sơn La với mô hình từ 30 đến 50 ha, trong đó có hỗ trợ chỉnh trang đồng ruộng sau khi hoàn thành dồn điền đổi thửa với mức 300 triệu đồng/mô hình sản xuất lúa, lạc và trợ giá giống, phân bón tùy từng vùng.

Bảng 2.3: Diện tích đất bình quân ở Sơn La phân theo loại hình và mục

đích sử dụng

Đơn vị tính: ha


Trồng trọt

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Thủy sản

Tổng hợp

1. Đất trồng cây lâu năm (ha)

12,69

22,04

110,00

-

27,86

2. Đất trồng cây hàng năm

(ha)

2,00

3,00

-

-

9,21

3. Mặt nước thủy sản (ha)

-

1,22

-

7,36

2,56

4. Đất mục đích khác (ha)

0,16

1,81

-

4,70


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Sơn La - 11

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020


Các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn hộ gia đình nông dân có điều kiện về lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất đầu tư phát triển KTNNHH. Việc cho thuê, chuyển nhượng ruộng đất để tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển KTNNHH đã trở thành phong trào của các địa phương trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2020, diện tích đất bình quân mỗi cơ sở sản xuất (bao gồm hộ, trang trại và lâm trường) là 16,25 ha, trong đó diện tích đất bình quân của lâm trường lớn nhất 110 ha, thấp nhất là hộ nuôi trồng thủy sản 7,06 ha. Phần lớn diện tích đất là đất trồng cây lâu năm. Bình quân mỗi hộ có 28,49 ha đất trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm bình quân tổng hợp là 27,86 ha, chăn nuôi 22,04 ha.

Về nguồn gốc đất đai của Kinh tế nông nghiệp hàng hóa

Đất chủ yếu là đất được cấp. Đất được cấp của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa chiếm 68,95% tổng diện tích. Đất đi thuê chỉ chiếm 8,5%. Trong các loại hình, toàn bộ diện tích đất của lâm nghiệp là đất được cấp. Trồng trọt có 63,4% diện tích đất được cấp, 17,51% diện tích đất đi thuê, còn lại là đất nguồn khác. Thủy sản có tỉ lệ diện tích đất đi thuê lớn nhất, chiếm 63,57%.

Bảng 2.4. Thực trạng đất đai và nguồn gốc



Loại hình

Đất cấp

Đất thuê

Đất chuyển nhượng

Đất đấu thầu

Đất nguồn khác


Tổng

DT

(ha)

Cơ cấu (%)

DT

(ha)

Cơ cấu (%)

DT

(ha)

Cơ cấu (%)

DT

(ha)

Cơ cấu (%

)

DT

(ha)

Cơ cấu (%)

Trồng

trọt

268

63,41

74

17,51

-

-

-

-

80,64

19,08

422,64

Chăn

nuôi

29,76

4,88

8,88

1,46

54,4

8,92

87,72

14,38

429,4

70,37

610,16

Lâm

nghiệp

880

100

-

-

-

-

-

-

-

-

880

Thủy

sản

1,4

0,55

161,6

63,57

46,8

18,41

44,4

17,47

-

-

254,2

Tổng

hợp

1059

98,15

20

1,85

-

-

-

-

-

-

1079

Tổng

2238,16

68,95

264,48

8,15

101,2

3,12

132,12

4,07

510,04

15,71

3246

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020


Như vậy, phần lớn diện tích đất của các cơ sở sản xuất (gồm nông hộ, trang trại, lâm trường) là đất được cấp, tỉ trọng đất chuyển nhượng, đất đấu thầu rất ít. Diện tích đất thuê không nhiều, do thời gian thuê đất ngắn nên các cơ sở không dám đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất.

Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo số liệu điều tra khảo sát của tác giả, số lượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ đạt 54% tổng số cơ sở mà tác giả điều tra. Ở nhiều cơ sở, diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số diện tích đất.

* Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Tổng số vốn đầu tư của các cơ sở ở Sơn La năm 2016 là 149.594 triệu đồng.

Năm 2019, bình quân mỗi cơ sở là 218,4 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2016.

Theo số liệu của Sở NN&PTNT Sơn La, vốn đầu tư giữa các loại hình trang trại không giống nhau. Vốn đầu tư của các cơ sở chủ yếu là vốn đầu tư xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh (chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư), tổng giá trị máy móc thiết bị, công cụ sản xuất chiếm khoảng 20,15%. Tổng vốn tiền mặt hiện có chiếm tỉ lệ rất thấp 2,27% tổng số vốn. Như vậy, phần lớn vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa đầu tư vào tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh.


Bảng 2.5: Vốn đầu tư ở Sơn La năm 2016 và 2019

Đơn vị: Triệu đồng



Loại hình

Năm 2016

Năm 2019

Tổng số

vốn

Bình quân

vốn/ hộ

Tổng số

vốn

Bình quân

vốn/ hộ

Tổng số

149.594

139,6

405.923

218,4

1. Trồng trọt

36.515

91,8

68.096

102,7

2. Chăn nuôi

29.255

206,0

89.608

389,6

3. Lâm nghiệp

10.756

76,8

70.089

184,5

4. Nuôi trồng thuỷ sản

38.670

187,7

90.541

289,3

5. Tổng hợp

34.398

184,9

87.589

320,8

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020

Từ năm 2015, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các huyện thực hiện lồng ghép các chương trình trên địa bàn, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh xây dựng hạ tầng đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu nước cho các vùng trang trại tập trung, có khối lượng hàng hóa lớn. Các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La hàng năm chủ yếu hỗ trợ giống mới, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, hỗ trợ các loại vắcxin tiêm phòng gia súc.

Năm 2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 04/02/2018 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Quyết định này đã cụ thể hơn chính sách ưu tiên phát triển KTNNHH của tỉnh. Quyết định đã xác định mức hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở: đảm bảo những tiêu chí sau sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng:

- Trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất: sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Sản phẩm nông sản, thực phẩm làm hàng hóa chất lượng cao.


+ Quy mô diện tích tối thiểu 5 ha liền kề trở lên/ hộ. Quỹ đất do thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất tạo ra.

- Trang trại chăn nuôi:

+ Bò sữa từ 10 con sinh sản trở lên/cơ sở

+ Bò sinh sản khác 15 con trở lên/ cơ sở

+ Lợn nái ngoại cấp ông bà, bố mẹ 30 con trở lên/ cơ sở

+ Lợn thịt ngoại và lai ngoại 100 con thường xuyên trở lên/ cơ sở

Theo kết quả phỏng vấn các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh ở Sơn La, đa số các đánh giá đều cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất đều ở mức bình thường và yếu, chỉ có một số nông hộ ở gần các khu trung tâm thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở hạ tầng là tốt. Theo đánh giá của 50 nông hộ được phỏng vấn về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: đường giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, chợ, thông tin và xử lý rác thải, hầu hết các Chủ nông hộ đều cho rằng cơ sở hạ tầng thuộc loại bình thường và yếu. Cụ thể, có tới 71,43% Chủ nông hộ đánh giá hệ thống thủy lợi; 39,29% đánh giá hệ thống điện và 21,43% đánh giá đường giao thông thuộc loại yếu, chỉ trích theo bảng 2.6.

Bảng 2.6: Đánh giá của Chủ nông hộ ở Sơn La về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Đơn vị : %



Tốt

Bình thường

Yếu

Đường giao thông

16,07

62,50

21,43

Hệ thống điện

8,93

51,79

39,29

Hệ thống thủy lợi

5,36

23,21

71,43

Hệ thống chợ

30,36

58,93

10,71

Xử lý rác thải

10,71

51,79

37,50

Hệ thống thông tin

32,14

57,14

10,71

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020


* Chính sách tín dụng cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bản tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành và các huyện triển khai thực hiện các chính sách tín dụng của Nhà nước. Vì vậy, nhiều Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa đã tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện nông nghiệp hàng hóa ở Sơn La được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi không nhiều; mức vay ít, khoảng 20 triệu đồng/cơ sở sản xuất, thời hạn vay vốn ngắn (6 tháng - 1 năm đáo hạn 1 lần). Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, các Chủ cơ sở được vay tối đa 500 triệu đồng để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhưng hầu như không có hộ nào tiếp cận được với số lượng vốn như trên.

Cho đến nay, vốn đầu tư của các cơ sở chủ yếu là vốn tự huy động của gia đình, chiếm tới 82,2% tổng vốn, vốn đi vay chỉ chiếm 17,8%. Vốn vay ngân hàng rất ít, chỉ chiếm 6,3% tổng vốn, do thời gian vay vốn ngắn và mức vay không nhiều. Các Chủ cơ sở chủ yếu vay vốn từ người thân, họ hàng, chỉ có một số ít được hỗ trợ vốn từ các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 2.7: Mức độ khó khăn khi vay vốn kinh doanh1

Đơn vị: điểm



Trồng

trọt

Chăn

nuôi

Lâm

nghiệp

Thủy

sản

Tổng

hợp

Bình

quân

Khó vay vốn từ ngân hàng do không có tài sản thế chấp

3,3

2,0

3,0

2,4

3,0

2,6

Khó vay vốn từ NH do thủ tục phức tạp

3,3

2,0

3,0

1,7

2,4

2,3

Khó thu hồi vốn để trả lãi suất ngân hàng do lãi suất cao

3,1

2,0

3,0

1,6

3,3

2,4

Khó quản lý và bảo toàn vốn vay

2,7

2,0

3,0

1,2

2,3

2,1

Khó trả vốn do thời hạn vay ngắn

4,2

4,1

4,0

4,3

3,4

4,1

Khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi

4,4

3,2

4,0

2,4

3,9

3,5

Khó khăn khác

1,0

2,5

-

-

4,0

2,5

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020


1 Ở đây là mức điểm khó khăn bình quân, trong đó: 1 là không gặp khó khăn và 5 là rất khó khăn.


Theo kết quả phỏng vấn của tác giả, hầu hết các Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa đều có nhu cầu tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng gặp khó khăn khi đi vay vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian vay vốn ngắn (thường khoảng 1 năm) và khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Mặt khác, số tiền vay được không nhiều (khoảng 50 triệu đồng) nên mở rộng sản xuất gặp khó khăn. Thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề bức xúc của các nông hộ và các lâm trường trên địa bàn tỉnh Sơn La. Muốn xây dựng chuồng trại, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất ngoài vấn đề đất đai thì vốn sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu. Có vốn mới có thể đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống chuồng trại, mua sắm đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và tiến hành sản xuất kinh doanh. Hầu hết các trang trại trên địa bàn tỉnh cho rằng với số vốn hiện tại và vốn vay từ các tổ chức tín dụng không đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất của chủ thể sản xuất kinh doanh theo hình thức nông nghiệp hàng hóa.

Mặt khác, do đất đai của các cơ sở sản xuất kinh doanh hầu như chưa được cấp sổ đỏ, diện tích đất chuyển nhượng và đi thuê không được cấp số đỏ nên không có tài sản thế chấp để đi vay vốn ngân hàng, do vậy số lượng vốn đi vay qua ngân hàng rất thấp, ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh cũng như các lâm trường.

2.2.2.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.

Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Sơn La mới chủ yếu học hết phổ thông và tỷ lệ các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa có trình độ chuyên môn rất thấp. Chình vì vậy, việc áp dụng các quy trình


sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

Bảng 2.8: Trình độ học vấn của Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa ở Sơn La

Đơn vị tính: %



Chưa tốt nghiệp THPT

Đã tốt nghiệp THPT

Đã tốt nghiệp CĐ, ĐH

Trồng trọt

6

14

2

Chăn nuôi

20

22

0

Lâm nghiệp

2

2

0

Nuôi trồng thủy sản

12

6

0

Tổng hợp

8

6

0

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2020

Kết quả điều tra, khảo sát KTNNHH Sơn La của tác giả cho thấy, đa số các chủ cơ sở đều chưa qua một lớp đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường. Trong số chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa được điều tra, có tới 48% chủ cơ sở chưa tốt nghiệp trung học phổ thông và chỉ có 2% đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Vì vậy, khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng các công cụ quản lý như tin học và hạch toán kinh tế của chủ cơ sở còn thấp. Điều đó đã làm hạn chế phát triển KTNNHH theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.

Lao động làm việc trong các cơ cở này chủ yếu là lao động phổ thông nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc còn kém do đó hiệu quả làm việc của lao động không cao. Lao động trong các cơ sở này chủ yếu làm những công việc giản đơn như: bốc vác thức ăn, cho vật nuôi ăn hay gieo trồng, thu hoạch cây trồng…, thiếu lao động thực hiện các công việc kỹ thuật như: kiểm tra và kiểm soát dịch bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi, đánh giá tỷ lệ tăng trọng,...

Nhìn chung lực lượng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu hầu như không có, lao động không qua đào tạo là phổ biến.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022