600m) và thấp dần về phía đông nam (độ cao 300m). Trong vùng núi đá vôi rộng lớn này đang diễn ra quá trình karst hoá với mức độ khác nhau, tạo thành các dạng địa hình đá tai mèo, phễu karst, thung karst, giếng karst, cánh đồng ngoại vi karst và hang động karst, có nhiều hang động sườn dốc đứng. Khó khăn lớn nhất đối với vùng núi đá vôi là hiện tượng thiếu nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nhưng ở các cánh đồng ngoại vi karst rộng lớn như Chi Lăng, Mẹt,… lại là nơi dân cư đông đúc và nông nghiệp phát triển. Ở vùng núi đá vôi Bắc Sơn có nhiều hang động karst không chỉ đẹp mà còn là di chỉ khảo cổ của nền văn hoá tiền sử Bắc Sơn như hang Cả (dài 3342m), hang Dơi (huyện Hữu Lũng); hang Đồng Mỏ, hang Gió (huyện Chi Lăng); hang Bông Hiên, Thẩm Oay (huyện Bắc Sơn),…
(3) Tiểu vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 - 250, chiếm 40% diện tích toàn tỉnh. Địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích lục nguyên, có xen một ít đá macma. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc (giáp Cao Bằng, Bắc Kạn) xuống đông nam (giáp Bắc Giang). Độ cao trung bình ở khu vực tây bắc là 700- 800m (đỉnh Phia Ngoàm cao 1175m, Khau Khiêng cao 1107m…), ở khu vực giữa là 500-600m, còn ở khu vực phía nam thuộc huyện Hữu Lũng có độ cao trung bình 200- 300m. Vùng núi này bao bọc lấy khối núi đá vôi Bắc Sơn ở phía bắc, đông và đông nam với hai dải chính: một dải từ tây bắc Tràng Định qua phía bắc huyện Bình Gia cho tới phía nam huyện Cao Lộc, dải kia tới huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Nhìn chung ở các huyện phía bắc của vùng do địa hình cao và hiểm trở nên giao thông khó khăn và kinh tế chậm phát triển, còn ở các huyện phía nam toàn là đồi thấp xen kẽ với ruộng và bãi ven sông, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trên bình đồ địa hình của tỉnh, chỉ có hai khu vực là có địa hình thấp, một là ở phía nam thuộc huyện Hữu Lũng kéo thành một dải hẹp qua huyện Chi Lăng lên đến thị trấn Đồng Mỏ (thung lũng sông Thương). Khu vực thứ hai cao hơn là Tp. Lạng Sơn nối qua một dải hẹp sang huyện Lộc Bình bao chiếm thị trấn Lộc Bình sang thị trấn Na Dương kéo lên đến biên giới Lạng Sơn, là vùng núi nhưng có địa thế tương đối thấp, dạng địa hình phổ biến là đồi và núi thấp, ít núi trung bình, không có núi cao. Theo độ cao, có thể phân chia địa hình Lạng Sơn thành bốn khu vực [62]:
- Khu vực địa hình có độ cao từ 1000m trở lên chiếm diện tích nhỏ ~ 0,1% ở khu vực núi Mẫu Sơn;
- Khu vực địa hình có độ cao từ 500 đến dưới 1.000m chiếm diện tích ~ 13%, phân bố chủ yếu ở khu vực huyện Bắc Sơn, đông nam huyện Bình Gia, tây nam huyện
Lộc Bình, đông bắc huyện Đình Lập và phần giáp ranh giữa huyện Lộc Bình và Cao Lộc;
- Khu vực địa hình có độ cao từ 250 đến dưới 500m chiếm diện tích ~ 64%, phân bố hầu khắp trong tỉnh Lạng Sơn, chiếm phần lớn diện tích các huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia, và phần tây huyện Tràng Định, Cao Lộc, Chi Lăng;
- Khu vực địa hình có độ cao dưới 250m (bao gồm các khu vực cao 100-250m và dưới 100m) chiếm ~ 23% diện tích tỉnh Lạng Sơn, chủ yếu là các thung lũng phát triển theo phương tây bắc - đông nam như Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà và các thung lũng phát triển theo phương đông bắc - tây nam trên phạm vi huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và Văn Lãng.
Theo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, diện tích phân bố các cấp độ cao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thể hiện trong bảng dưới đây (Bảng 2.2):
Bảng 2.2. Thống kê diện tích phân bố các cấp độ cao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Tổng diện tích phân bố (km2) | Tỷ lệ diện tích (%) | |
< 100 | 462,84 | 6,0 |
100 - < 250 | 1.449,09 | 17,0 |
250 - < 500 | 5.300,85 | 64,0 |
500 - < 1000 | 1.055,47 | 12,9 |
≥ 1.000 | 15,82 | 0,1 |
Tổng cộng | 8.282,63 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Phân Cấp Không Gian Các Đơn Vị Cq Theo Phương Pháp Tổng Thể
- Các Chỉ Số Độ Đo Sử Dụng Để Phân Tích Cảnh Quan Tỉnh Lạng Sơn
- Nhóm Yếu Tố Cấu Trúc Và Niên Đại Địa Chất Tỉnh Lạng Sơn
- Sự Phân Bậc Trong Lớp Phủ Phong Hóa - Thổ Nhưỡng
- Đặc Điểm Phân Bậc Trong Đa Dạng Sinh Học Tỉnh Lạng Sơn
- Phân Bố Của Đồng Bào Dtts Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 2017)
2.3. Tính phân bậc trong các yếu tố nền nhiệt - ẩm
2.3.1. Sự phân bậc trong nhóm yếu tố nhiệt
Trong 10 năm gần đây, số giờ nắng trung bình tháng khoảng 1400 - 1500 giờ. Trong suốt các tháng mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng đều lớn hơn và sàn sàn như nhau ở mức 150 - 170 giờ/tháng. Có thể nhận thấy tháng 7 hoặc tháng 8, có số giờ nắng trội hơn các tháng khác một chút. Ít nắng nhất trong năm là tháng 2 và 3, số giờ nắng chỉ vào khoảng 50 - 60 giờ/tháng.
Nhiệt độ trung bình tháng trong năm: Lạng Sơn có nền nhiệt độ khá cao và mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi, do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nhiệt độ ở đây thấp hơn các tỉnh khác. Nhiệt độ không khí trung bình năm tính cả vùng cao và vùng thấp, xê dịch trong khoảng 15 - 230 C, tổng nhiệt độ năm đạt trên 8.0000C. Nhiệt độ không khí biến động phức tạp theo thời gian, nhưng nhìn chung nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng 20 - 220C. Song, nền nhiệt phân bậc theo độ cao địa hình với:
+ Khoảng 8500°C ở vùng thấp dưới 200m;
+ 7500 - 8000°C ở độ cao 200 - 500m và
+ Dưới 7500°C từ 500m trở lên.
So với các vùng khác ở Bắc Bộ thì Lạng Sơn có mùa đông lạnh nhất, với 4 - 5 tháng có nhiệt độ trung bình xuống dưới 20°C. Trong 10 năm gần đây, ở vùng thấp như Hữu Lũng, Đình Lập, mùa lạnh rút ngắn lại chỉ còn 3 - 4 tháng.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất (biên độ năm của nhiệt độ) khoảng 13 - 14°C. Trong 10 năm gần đây, biên độ nhiệt tăng lên 13 - 14,5°C.
Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình vào khoảng 15°C ở dưới thấp, 13 - 14°C ở 200 - 500m. Còn nhiệt độ tối thấp trung bình trong tháng này vào khoảng 12 - 13°C ở vùng thấp, 10 - 11°C ở 200 - 500m. Trong 10 năm gần đây, nhiệt độ trung bình tối thấp trong tháng 1 đã tăng lên là 13 - 13,5°C ở vùng thấp và khoảng 11 - 11,5°C ở vùng cao hơn.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở hầu hết khắp các nơi, ngay cả vùng thấp, cũng đến dưới 0°C. Trong 10 năm gần đây (ngoại trừ vùng núi cao Mẫu Sơn) nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở các khu vực thấp và trung bình xuống dưới 0°C chỉ xảy ra ở Đình Lập (tháng 1/2014), các khu vực khác cũng có Tm nhỏ nhất vào tháng 1/2014.
Mùa hè ở Lạng Sơn tương đối dịu mát, chủ yếu do độ cao địa hình; nhiệt độ trung bình thấp hơn đồng bằng 1 - 2°C ở 200 - 300m, 3 - 5°C ở 500 - 1000m. Thời kỳ nhiệt độ trung bình trên 25°C kéo dài 5 tháng và ở vùng cao từ 1000m trở lên thì quanh năm không có thời kỳ nào nhiệt độ ổn định trên 25°C nữa. Trong 10 năm gần đây, mặc dù nhiệt độ có xu thế tăng lên nhưng mùa nóng (có nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C) vẫn ổn định từ tháng 5 đến tháng 9.
Tháng nóng nhất là tháng 7, có nhiệt độ trung bình 28 - 28,5°C ở vùng thấp, 27 - 27,5°C ở 200 - 500m và dưới 26°C từ 500m trở lên. Còn giá trị trung bình của nhiệt độ tối cao tháng này vào khoảng 33 - 33,5°C ở vùng thấp, khoảng 31°C đến gần
33°C ở vùng cao hơn. Trong 10 năm gần đây, tháng nóng nhất lại xảy ra vào tháng 6, với nhiệt độ trung bình khoảng 29°C ở vùng thấp, 27,5 - 28°C ở vùng cao; giá trị nhiệt độ trung bình trong tháng này xấp xỉ 34,5°C ở vùng thấp và 31,5°C đến trên 33°C ở vùng cao hơn.
Trong những trường hợp nóng cực đoan, nhiệt độ tối cao có khả năng vượt qua 40°C trong các thung lũng dưới thấp, 37 - 39°C ở 200 - 500m; nhiệt độ tối cao không vượt quá 35°C (ngưỡng nắng nóng) ở độ cao trên 1000m và thường xảy ra vào tháng 5 hoặc tháng 6. Các giá trị cực đoan nhất thường xảy ra vào các thập kỷ gần đây. Trong 10 năm gần đây, Tx cao nhất vào tháng 6/2017 (Hữu Lũng, Đình Lập, Thất Khê, Lạng Sơn), riêng ở Bắc Sơn Tx cao nhất vào tháng 5/2012.
Bảng 2.3. Đặc trưng phân bậc nền nhiệt theo các thời kỳ 1961-2020 và 2011-2020 và các vùng
Hữu Lũng | Đình Lập | Thất Khê | TP. Lạng Sơn | Bắc Sơn | ||||||
TBNN (1961- 2020) | TB (2011- 2020) | TBNN(19 61-2020) | TB (2011- 2020) | TBNN(19 61-2020) | TB (2011- 2020) | TBNN(19 61-2020) | TB (2011- 2020) | TBNN(19 61-2020) | TB (2011- 2020) | |
1 | 15.7 | 16.0 | 14.1 | 14.2 | 13.7 | 13.9 | 13.2 | 13.3 | 13.2 | 13.4 |
2 | 17.1 | 17.8 | 15.7 | 16.1 | 15.4 | 15.8 | 14.8 | 15.4 | 14.8 | 15.4 |
3 | 20.0 | 20.6 | 18.7 | 19.2 | 18.7 | 19.1 | 18.1 | 18.6 | 17.9 | 18.4 |
4 | 23.8 | 24.3 | 22.6 | 22.9 | 22.9 | 23.1 | 22.3 | 22.7 | 21.9 | 22.3 |
5 | 27.2 | 27.9 | 25.7 | 26.3 | 26.1 | 26.5 | 25.6 | 26.3 | 25.3 | 26.0 |
6 | 28.5 | 29.1 | 27.0 | 27.6 | 27.5 | 28.0 | 27.0 | 27.7 | 26.7 | 27.5 |
7 | 28.6 | 28.8 | 27.1 | 27.3 | 27.7 | 28.0 | 27.2 | 27.4 | 26.9 | 27.2 |
8 | 28.0 | 28.2 | 26.5 | 26.7 | 27.3 | 27.4 | 26.6 | 26.9 | 26.3 | 26.6 |
9 | 26.9 | 27.3 | 25.3 | 25.7 | 25.8 | 26.1 | 25.3 | 25.8 | 25.0 | 25.4 |
10 | 24.3 | 24.6 | 22.6 | 22.8 | 22.9 | 23.0 | 22.3 | 22.6 | 22.2 | 22.4 |
11 | 20.7 | 22.0 | 19.0 | 20.1 | 18.9 | 19.9 | 18.5 | 19.6 | 18.4 | 19.5 |
12 | 17.1 | 16.9 | 15.3 | 15.0 | 15.0 | 14.8 | 14.6 | 14.3 | 14.6 | 14.5 |
Năm | 23.2 | 23.6 | 21.6 | 22.0 | 21.8 | 22.1 | 21.3 | 21.7 | 21.1 | 21.6 |
(Nguồn: Viện KTTV&BĐKH trong báo cáo QHTH Lạng Sơn 2021)
2.3.2. Sự phân bậc trong nhóm yếu tố ẩm
Tỉnh Lạng Sơn nằm trong vùng ít mưa, lượng mưa trung bình năm chỉ vào khoảng 1.400 - 1.600mm. Trong 10 năm gần đây, lượng mưa trung bình năm là 1.400
- 1.850mm. Số ngày mưa cả năm trung bình vào khoảng 130 - 140 ngày. Vùng núi cao Bắc Sơn có số ngày mưa trên 150 ngày. Trong 10 năm gần đây, số ngày mưa trung bình năm khoảng 140 đến 160 ngày.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, có nơi tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, sớm hơn đồng bằng Bắc Bộ 1 tháng. Trong 10 năm gần đây, mùa mưa ở hầu hết tỉnh Lạng Sơn đều bắt đầu từ tháng 5, kết thúc tháng 9; riêng ở Bắc Sơn mùa mưa đến sớm từ tháng 4, còn ở Đình Lập, mùa mưa lại kết thúc muộn hơn, vào tháng 10.
Tháng cực đại của lượng mưa xảy ra vào khoảng tháng 7, tháng 8, không có sự đồng nhất giữa các khu vực trong tỉnh, với lượng mưa trung bình tháng vào khoảng 230 - 290mm, còn số ngày mưa cũng không quá 20 ngày. Thời kỳ ít mưa bắt đầu ngay từ tháng 10. Trong 3 - 4 tháng, gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2, trung bình chỉ thu được 20 - 40mm, với 5 - 7 ngày mưa mỗi tháng.
Trong từng năm cụ thể, lượng mưa dao dộng đáng kể xung quanh giá trị trung bình nhiều năm. Lượng mưa năm có thể đạt tới trên dưới 2.000mm trong những năm nhiều mưa, nhưng có thể giảm xuống dưới 800 - 900mm trong những năm ít mưa nhất (trong khi trung bình nhiều năm vào khoảng 1.400 - 1.600mm).
Thời kỳ 2011-2020 | |
Hình 2.5. Biến trình mưa năm thời kỳ 1961-2020 và 2011-2020 (Nguồn: Viện KTTV&BĐKH trong báo cáo QHTH Lạng Sơn 2021)
Lạng Sơn có độ ẩm tương đối thấp, trung bình năm chỉ khoảng 81,5 - 84%. Tuy nhiên, thời kỳ ẩm nhất trong năm ở đây không phải là vào cuối mùa đông như các nơi khác vùng Đông Bắc mà là vào giữa mùa hè. Tháng có độ ẩm cực đại là tháng 8, giá trị trung bình của độ ẩm vào khoảng 84,5 đến 87,5%. Thời kỳ ẩm cuối mùa đông không rõ rệt lắm: độ ẩm trung bình chỉ vào khoảng 82 - 85%. Khô nhất là những tháng đầu mùa đông, mà tháng 12 là tháng cực tiểu với độ ẩm trung bình 77 - 78% [63,64].
2.3.3. Những loại hình thiên tai thời tiết, khí hậu Lạng Sơn
- Rét đậm, rét hại:
Lạng Sơn có vị trí ở địa đầu Đông Bắc của lãnh thổ nước ta, là một trong các tỉnh tiếp nhận sớm nhất của gió mùa Đông Bắc tràn xuống Việt Nam, là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực đới, đem lại sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông rõ rệt hơn cả. Số ngày có nhiệt độ trung bình dưới 15°C ở Lạng Sơn mỗi năm có khoảng 35 - 40 ngày ở khu vực thấp, 60 - trên 70 ngày ở vùng núi cao.
Rét đậm, rét hại thường xảy ra nhiều vào tháng 1, tiếp đến là tháng 12, tháng
2. Vào tháng 3, 4 vẫn có ngày rét đậm, rét hại, với khoảng 4 - 5 ngày ở vùng núi thấp, 7 - 8 ngày ở vùng núi cao trung bình.
Số ngày rét đậm, rét hại cao nhất trong số các địa phương của tỉnh Lạng Sơn theo chuỗi số liệu trung bình nhiều năm (1961-2020): Tp. Lạng Sơn (69,6 ngày); Bắc Sơn (68,3 ngày); Thất Khê (61,4 ngày); Đình Lập (57,9 ngày); Hữu Lũng (36,7 ngày).
- Nắng nóng:
Số ngày có nhiệt độ trên 35°C mỗi năm có khoảng 30 - 35 ngày ở vùng thấp, 6 - 8 ngày ở vùng cao hơn. Nắng nóng xảy ra nhiều nhất vào tháng 6 - 7, với khoảng 8 - 9 ngày mỗi tháng ở vùng núi thấp, 1 - 3 ngày ở vùng núi cao.
Theo chuỗi số liệu trung bình nhiều năm (1961-2020) số ngày nắng nóng theo địa bàn lãnh thổ: Tp. Lạng Sơn (6,76 ngày); Bắc Sơn (2,4 ngày); Thất Khê (22,2 ngày); Đình Lập (7,6 ngày); Hữu Lũng cao nhất (33,3 ngày).
- Mưa lớn:
Trung bình mỗi năm ở Lạng Sơn có 5 - 6 ngày mưa lớn trên 50mm xảy ra chủ yếu trong mùa mưa, còn mưa trên 100mm/ngày hiếm khi xảy ra, trung bình 1 - 2 năm mới có 1 ngày. Theo chuỗi số liệu trung bình nhiều năm (1961-2020) số ngày mưa lớn xảy ra trên địa bàn lãnh thổ: Tp. Lạng Sơn (4,8 ngày); Bắc Sơn (6,3 ngày); Thất Khê (5,3 ngày); Đình Lập (6,3 ngày); Hữu Lũng (5,8 ngày).
- Lũ lụt, lũ quét và trượt lở đất:
Trong lịch sử quan trắc tại Lạng Sơn, đã xảy ra các trận ngập lụt nghiêm trọng nhất và trên diện rộng gồm: (1) Trận lụt vào tháng 7 - 8 năm 1986, mực nước sông Kỳ Cùng tại trạm Kỳ Cùng là gần 260m; (2) Trận lụt vào tháng 9 năm 2008, mực nước sông tại trạm Kỳ Cùng là 257,80m; (3) Tháng 7 năm 2014, mực nước sông tại trạm Kỳ Cùng là 257,39m.
Ngập lụt ở Lạng Sơn thường xảy ra trong các tháng mùa mưa, thường do ảnh hưởng của hoàn lưu bão gây mưa lớn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngập lụt nghiêm trọng thường xuyên xảy ra nhiều hơn trên địa bàn tỉnh.
So với các địa phương khác thuộc khu vực Đông Bắc, số trận lũ quét xảy ra ở mức trung bình. Trong giai đoạn 2001 - 2019, tổng số trận lũ quét quan trắc được tại tỉnh Lạng Sơn là 21 trận.
Số liệu điều tra của Viện Địa chất và Khoáng sản ghi nhận được 363 vị trí có biểu hiện trượt lở đất đá theo kết quả giải đoán từ mô hình lập thể số và ảnh viễn thám.
74
- Gió mùa Đông Bắc:
Hàng năm có khoảng 20 - 25 đợt gió mùa Đông Bắc xâm nhập qua lãnh thổ Lạng Sơn vào nước ta, tập trung 70% số đợt gió Đông bắc làm nên hiện tượng thời thiêt giá rét, nhiều đợt không khí lạnh sâu gây nên rét đậm, rét hại. Thêm vào đó, ở một số khu vực núi cao (>1.500m) vào mùa đông có lúc nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 00C, tạo nên hiện tượng băng giá và đôi khi có tuyết rơi trên khu vực núi Mẫu Sơn,…
- Sương mù:
Hầu như xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng cuối hè đầu đông, nhiều nhất là ở vùng trũng thấp thung lũng giữa núi, như Đình Lập, Thất Khê với khoảng 55 - 60 ngày/năm. Ít hơn là các khu vực Bắc Sơn, Tp. Lạng Sơn, Hữu Lũng với khoảng 25 - 35 ngày/năm [65].
2.3.4. Phân bậc khí hậu theo không gian
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với sự tương tác của vị trí địa lý, hoàn lưu và địa hình (độ cao, hướng phơi và hướng thung lũng) địa phương phân bậc thành ba vùng khí hậu [63,64].
- Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn: chiếm một phần diện tích rất nhỏ của Lạng Sơn, nền nhiệt độ thấp nhất tỉnh, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh, tổng nhiệt lượng năm dưới 70000C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối <350C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối <-50C, lượng mưa cao trên 2000mm, chỉ số ẩm ướt cao, nhiều năm có sương muối và băng giá, mưa tuyết.
- Vùng khí hậu núi trung bình, núi thấp phía bắc và phía đông: đặc điểm chung của vùng khí hậu này là nền nhiệt độ không cao, lạnh hơn vùng núi thấp tây nam, mùa đông lạnh có năm có nhiệt độ âm và sương muối, mùa hè tương đối mát mẻ, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 35 - 390C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -1.5 ÷ -50C, nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đồng đều.
- Vùng khí hậu núi thấp phía nam: đặc điểm chung của vùng khí hậu này là nền nhiệt độ tương đối cao, tổng nhiệt độ năm lớn hơn 8.0000C, mùa hè nhiệt độ cao nhất tới 400C, mùa đông không có nhiệt độ âm, có năm có sương muối, nhiệt độ tháng 1 xấp xỉ 150C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39 - 410C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối >1.50C.
2.3.5. Sự phân bậc trong yếu tố vận chuyển vật liệu theo dòng nước
Với địa hình trên 80% là đồi núi và cao độ trung bình là 252m, chênh cao giữa điểm cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m và điểm thấp nhất là 20m đạt là 1.521m, và sự phân bậc địa hình theo ba tiểu vùng, độ dốc trung bình 10
- 250, cho thấy khả năng tích tụ nước của tỉnh Lạng Sơn khá tốt.