Đánh Giá Tính Hợp Lý Của Cảnh Quan Trong Khu Di Tích Côn Sơn


Cây di tích là cây trồng của các lãnh tụ, các danh nhân hoặc các chứng tích của một sự kiện lịch sử nào đó. Cây di tích có thể là di tích lịch sử, văn hóa, khoa học hoặc có ảnh hưởng xã hội khác. Có thể trong trường hợp nào đó cây vừa là di tích vừa là cổ thụ.

Di tích Côn Sơn gắn liền với di tích lịch sử, với tên tuổi các vị anh hùng, danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Thần Nguyên Đán…Nhắc đến Côn Sơn là nói đến những đền thờ, miếu mạo, những truyền thuyết được con người gìn giữ và truyền miệng từ đời này sang đời khác. Các di tích này nằm ẩn mình dưới tán rừng thông xanh bạt ngàn, quanh năm râm mát khí hậu trong lành. Hệ thực vật tại khu di tích được quản lý bởi hai cơ quan đó là Ban quản lý rừng Chí Linh và Ban quản lý di tích Côn Sơn, tuy nhiên bảo tồn và duy trì trực tiếp vẫn là Ban quản lý di tích Côn Sơn. Chính vì vậy việc tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử luôn đóng vai trò chủ đạo.

Bảo vệ cây cổ thụ, cây di tích không chỉ có ý nghĩa gìn giữ lịch sử mà đây còn là tài liệu, bằng chứng sống để giáo dục truyền thông về lòng yêu quê hương, đất nước cho mọi người, mọi thế hệ. Cây cổ thụ, cây di tích còn là điểm nhấn tạo nên cảnh quan, nét đẹp riêng, là nét chấm phá cho bức tranh phong cảnh lớn, thông qua đó con người có thể tìm hiểu để thấy được sự thay đổi của không khí, hệ sinh thái qua từng thời kỳ, từ đó có những tác động tích cực nhằm bảo vệ duy trì những cảnh quan vốn có và tôn tạo nâng cấp chúng cho phù hợp với cảnh quan chung nhưng vẫn đảm bảo yếu tố lịch sử của các di tích.

4.6.1. Danh lục cây cổ thụ


Hình 4 11 Cây Đại cổ thụ Hình 4 12 Cây Thông cổ thụ Việc đánh giá cây cổ 1Hình 4 11 Cây Đại cổ thụ Hình 4 12 Cây Thông cổ thụ Việc đánh giá cây cổ 2

Hình 4.11: Cây Đại cổ thụ Hình 4.12: Cây Thông cổ thụ


Việc đánh giá cây cổ thụ không chỉ thông qua việc quan sát, điều tra ngoài thực địa mà còn phải dựa vào yếu tố lịch sử, sự hình thành của cây, kết hợp với các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao. Từ các chỉ tiêu đưa ta có bảng kết quả như sau:

Bảng 4.8 Danh mục các cây cổ thụ


TT

Tên cây

Vị trí

Tuổi

D1.3(cm)

Hvn (m)

Hiện trạng cây


1


Cây Thông


Trước chùa Hun


>600


76.8


13.6

Cây phát triển bình thường, cây bị khống chế chiều cao và tán.

Tán cây không đẹp.


2


Cây Đại

Trong sân chùa Hun (2 cây)


>600


60


6

Cây già cỗi, thân xù xì, bị sâu bệnh, tán xấu, thân cây nghiêng


3


Cây Đại

Trong sân chùa Hun (4 cây)


70


42.5


4.8

Cây nghiêng, tán xấu, thân xù xì và bị sâu bệnh nhiều


4

Cây Thông

Sườn núi, đỉnh núi


>100


45.8


15.6

Cây phát triển tốt, thân thẳng, tán đều


5


Cây Thông


Sườn núi, đỉnh núi


>600


77.2


17.1

Còn lại rất ít, một số cây bị mục thân và gốc. Cây thân thẳng, tán đều, phát triển

kém.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


4.6.2 Danh lục các cây di tích

Tại khu di tích Côn Sơn, cây di tích không nhiều nên chưa được quy hoạch cụ thể và cũng chưa được quan tâm nhiều. Những cây này của các vị lãnh đạo trồng làm kỉ niệm trong những lần về thăm khu di tích Côn Sơn, nhằm đánh dấu thời gian, sự kiện quan trọng tại các địa điểm di tích lịc sử.

Bảng 4.9 Danh mục các cây di tích


TT

Tên cây

Năm trồng

Người trồng

Chức vụ

D1.3

(cm)

Hvn

(m)

1

Cây Bồ đề

(14/9/2008)

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng

8.4

4

2

Cây Đa lông

(14/2/2005)

Trần Đức Lương

Chủ tịch nước

23

7.7

3

Cây Đa

Nguyễn Minh Triết

Chủ tịch nước

12

4.8


4.7.Cảnh quan khu vực nghiên cứu

4.7.1. Sơ đồ hiện trạng cảnh quan khu di tích Côn Sơn

Có thể tổng quan về khu di tích Côn Sơn như sau: Dưới chân núi Kỳ Lân là chùa Côn Sơn (chùa Hun), trước chùa là hồ Côn Sơn. Từ chùa đi lên khoảng 50m là Giếng Ngọc, đi tiếp khoảng 10 bậc đá là Đăng Minh bảo tháp. Đi lên đỉnh núi khoảng 1800m là Bàn Cờ Tiên. Từ Bàn cờ tiên đi xuống rẽ phải sẽ gặp suối Côn Sơn , tiếp tục xuống nữa là nền nhà cũ của Nguyễn Trãi. Từ đây rẽ tay phải đi lên là đền thờ Trần Nguyên Đán, đi xuống khoảng 500m là đền thờ Nguyễn Trãi. Hầu hết các công trình kiến trúc kịch sử đều đã được tu sửa và cải tạo lại, đường đi cũng đã được mở rộng và nâng cấp, thuận lợi cho khách du lịch đi lại. Tuy nhiên, đồng nghĩa với sự đổi mới về cơ sở hạ tầng và các công trình kiến trúc thì một số lượng lớn cây rừng bị chặt bỏ đặc biệt là cây thông cổ thụ đã bị mất đi, thêm vào đó là sự tác động bất lợi đến quá trình sinh trưởng, phát triển phục hồi và tái sinh rừng, làm cho rừng Côn Sơn ngày càng xuống cấp, không đảm bảo cho hệ sinh thái rừng cũng như giá trị cảnh quan, tính thẩm mĩ cho toàn bộ khu di tích Côn Sơn.


Hình 4 13 Sơ đồ khu di tích Côn Sơn 4 7 2 Đánh giá tính đa dạng sinh học trong 3

Hình 4.13: Sơ đồ khu di tích Côn Sơn


4.7.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học trong khu di tích

Trong tổng số loài thực vật phân bố trong khu di tích Côn Sơn không mang nhiều giá trị lắm, ngoài việc cung cấp gỗ, nhựa, tạo cảnh quan, điều hòa khí hậu và mang ý nghĩ lớn về di tích lịch sử thì hệ thực vật ở đây không có nhiều giá trị lớn. Tổ thành cây nghèo nàn, cấu trúc khu hệ thực vật không tạo được tầng thứ rõ rệt. Tầng cây gỗ lớn và cây gỗ nhỡ có tuổi thọ cao chiếm tầng không gian trên cùng có số lượng ít, tán lá thưa thớt, mật độ che phủ thấp, không tập trung. Phía dưới là các loài cây ưa bóng và chịu bóng với những cây gỗ nhỡ và cây gỗ nhỏ khác nhau nhưng chưa khép tán vì vậy mà việc tạo tầng thứ về mặt không gian theo chiều thẳng đứng vẫn chưa rõ ràng. Tầng cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng phát triển chưa đồng đều, có những vị trí độ che phủ đạt 70-80%, nhưng có những nơi chỉ đạt 40-50%, thậm chí ở những khu vực có độ dốc lớn chỉ thấy trơ đất và đá.

Nguyên nhân làm cho hệ thực vật rừng phát triển không đồng đều, số lượng loài bị suy giảm, chất lượng rừng ngày càng kém là do địa hình đồi núi dốc, thời tiết, khí hậu thay đổi, ô nhiễm môi trường, nguồn nước và đất. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là việc khai thác rừng bừa bãi, thiếu ý thức của con người, không có kế hoạch trồng bổ sung tăng diện tích cây rừng. Quá trình thăm quan, du lịch của khách thập phương đã tác động rất lớn đến quá trình phục hồi rừng, kèm theo đó là việc xả rác gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến cảnh quan cho khu di tích. Thêm vào đó là một số cây cổ thụ do quá nhiều tuổi, lại không được quan tâm, bảo vệ nên nhiều cây bị sâu bệnh, mục thân dẫn đến cây bị chết và đổ gẫy.

4.7.2.1. Chùa Côn Sơn

Tại khu vực chùa, thực vật chủ yếu là Thông và Vải tạo thành tầng cây cao và tầng trung, có chiều cao và kích thước khá lớn. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa có trồng một số cây cảnh cho hoa, lá, màu sắc đẹp như cây đại, vạn tuế, đề… Tuy nhiên, chất lượng những cây này rất kém, bị sâu bệnh, gãy đổ, mục thân, tầng tán cây mất cân đối, không tạo được vẻ đẹp vốn có của dáng cây. Số lượng cây cảnh, cây hoa chưa nhiều, màu sắc không đa dạng, không gây ấn tượng mạnh cho khách tham quan.


4.7.2.2. Giếng ngọc

Khuôn viên quanh Giếng ngọc chủ yếu là cây dại, ngoài ra có số ít cây Thông, cây Keo, chất lượng cây rất xấu, bị sâu bệnh, chiều cao trung bình 1.5m-1.8m, tầng tán xấu. Trước sân Giếng ngọc có trồng hai cây Đại, cây sinh trưởng phát triển kém, thân và tán xấu. Tại đây, ngoài việc dừng chân, nghỉ ngơi thưởng thức nước tại Giếng ngọc thì yếu tố cảnh quan về loài cây cũng như tính đa dạng của thực vật khu vực này không gây ấn tượng mạnh cho khách tham quan.

4.7.2.3. Bàn cờ tiên

Xung quanh khu vực bàn cờ tiên chủ yếu là cây Keo và cây Thông, các cây này có chiều cao và kích thước tương đối đồng đều nhau. Tuy nhiên, số lượng cây Thông cổ thụ gần như đã mất, nguyên nhân là do quá trình cải tạo khu vực này đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái cũng như tính đa dạng của rừng cây. Cây cối thưa thớt, mật độ cây thấp, tầng tán đơn giản, chưa khép kín, tạo cho không gian nghèo nàn, thiếu màu sắc. Trước Bàn cờ tiên có trồng hai cây Sanh và cây Đề, nhưng do không được chăm sóc và quan tâm đúng mức nên cây phát triển kém, bị sâu bệnh, vật kí sinh xâm nhập khiến cho cây xấu.

4.7.2.4. Thạch bàn

Thực vật nơi đây chủ yếu là cây Thông, Keo, Xà Cừ,…tạo thành tầng cây cao, tầng thấp chủ yếu là cây dại. Xung quanh Thạch bàn do sự tác động lớn của con người khiến cho cây cối phát triển kém, thậm chí còn bị chết, số lượng cây, số lượng loài giảm đáng kể.

4.7.2.5. Đền thờ Nguyễn Trãi

Khu vực này được qui hoạch qui mô và bài bản rõ rệt nhất, với số lượng loài đa dạng, chất lượng cây đạt tiêu chuẩn đã tạo cho khuôn viên nhiều màu sắc, nhiều ấn tượng. Ngoài cây chủ đạo là cây Thông, Keo, Xà Cừ, Long Não phát triển khá tốt và đồng đều, thì những cây cảnh, cây bóng mát như Ngọc Lan, Cau, Đại, Bách Tán…cũng được trồng và chăm sóc khá tốt. Các loài cây này đã phát huy được hết công năng cũng như tác dụng trong việc tạo hệ sinh thái cũng như tính đa dạng loài cho đền thờ Nguyễn Trãi nói riêng và cho khu di tích Côn Sơn nói chung.


4.7.3. Đánh giá tính hợp lý của cảnh quan trong khu di tích Côn Sơn

Khu di tích Côn Sơn có vị trí địa lý đắc địa, tọa lạc trên núi Kỳ Lân, được bao phủ bởi rừng thông với những cây Thông cổ thụ được trồng từ thời Trần Nguyên Đán, từ núi Kỳ Lân có thể nhìn ra hồ Côn Sơn, liền kề núi Kỳ Lân là núi Ngũ Nhạc. Đây là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn. Tại đây có các di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của các anh hùng và danh nhân văn hóa như Trần Nguyên Đán, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi được gìn giữ và bảo tồn dưới các công trình kiến trúc như đền thờ Trần Nguyên Đán, Đền thờ Nguyễn Trãi, Thạch Bàn các địa điểm danh thắng mang truyền thuyết cổ xưa Bàn cờ tiên, Giếng ngọc…Tất cả các công trình kiến trúc lịch sử được tọa lạc ở những vị trí khá đẹp, phía sau dựa vào núi, phía trước nhìn ra hồ với không gian thoáng đãng và thơ mộng. Các công trình đã được trùng tu và cải tạo nhiều tuy nhiên vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa của từng thời kỳ. Tuy đã có quy hoạch cụ thể nhưng lại chủ yếu tập trung vào các công trình kiến trúc mà quyên đi yếu tố cảnh quan.

Xét về tổng thể di tích Côn Sơn có cảnh quan đẹp và vẫn giữ được yếu tố tự nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử văn hóa lớn, đảm bảo tính chân thực về lịch sử. Hình ảnh rừng thông quanh năm xanh rì rào, ẩn dưới tán rừng là các di tích lịch sử, thoắt ẩn, thoắt hiện, mờ ảo trong sương và mây, tạo cảm giác huyền ảo, thơ mộng, gây trí tò mò cho khách du lịch khi đến nơi đây. Không gian thoáng đãng, yên tĩnh, khí hậu trong lành, khung cảnh nên thơ khiến cho du khách thập phương đến đây không chỉ để thắp hương dâng lễ mà còn có cớ hội hòa mình với thiên nhiên, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp mà trong đời thường không mấy ai có thể bắt gặp.

Xét đến từng vị trí cụ thể thì vấn đề cảnh quan có rất nhiều điều bất hợp lý, thiếu sự hài hòa và gắn kết với cảnh quan chung. Trong quá trình quy hoạch, cải tạo lại các công trình kiến trúc đã làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên của rừng, tầng thảm thực vật bị mất đi làm đất bị xói mòn, nghèo chất dinh dưỡng, không giữ được độ ẩm. Chính vì vậy rừng thông tự nhiên không thể phục hồi và tái sinh được. Cây cổ thụ không được chăm sóc bảo vệ cứ ngày càng mất đi do bị khai thác, sâu bệnh, già cỗi, trong khi đó hàng năm không có kế hoạch trồng bổ sung cây rừng và có biện pháp khôi phục khả năng phục hồi của rừng. Hậu quả là rừng ngày càng nghèo nàn về số lượng, chủng loại, chất lượng suy


giảm, gây mất mĩ quan vốn có của rừng nói chung và khu di tích Côn Sơn nói riêng. Thêm vào đó, tại các đền thờ, miếu mạo được xây dựng, quy hoạch lại chỉ trơ trụi mỗi công trình kiến trúc mà không có cây xanh tạo cảnh quan hoặc còn lại rất ít do đã bị chặt bỏ nhằm lấy mặt bằng để xây dựng. Vì vậy xét chi tiết từng địa điểm di tích thì khu di tích Côn Sơn không đạt được yếu tố cảnh quan vì không đảm bảo về mặt thẩm mĩ, thiếu sự liên kết giữa công trình kiến trúc với rừng tự nhiên, cảnh quan tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, vì quá chú trọng đến việc tôn tạo, xây dựng các công trình kiến trúc nhằm gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng thì con người lại quên hoặc xem nhẹ việc bảo tồn hệ thực vật xung quanh các công trình kiến trúc. Khu di tích Côn Sơn được hình thành từ hai yếu tố hệ thực vật và các công trình kiến trúc gọi chung là cảnh quan. Một cảnh quan đẹp và hợp lý cần phải giữ được cái vốn có của lịch sử, có sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, phù hợp về không gian, thời gian và có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng. Từ đó để thấy rằng cảnh quan của khu di tích có sự xuống cấp rõ rệt, hệ sinh thái có sự thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng loài.

Rừng Thông do Trần Nguyên Đán trồng nay đã bị con người khai thác khá nhiều, khu vực từ sườn núi đến chân núi còn lại rất ít Thông, cây phát triển kém, tán thưa, bị sâu bệnh nhiều. Ngoài ra tầng cây nhỡ, cây bụi gần như mất hẳn, nguyên nhân chính là sự tác động của con người trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng để tôn tạo, xây dựng các công trình kiến trúc, đường đi, thêm vào đó là rừng bị chặt phá làm thay đổi hệ sinh thái, cấu trúc rừng, môi trường khí hậu khiến cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây rừng bị ảnh hưởng, khả năng tái sinh, phục hồi rừng bị mất đi.

Tại các đền thờ, miếu mạo không có nhiều tiểu cảnh, ngoài một vài cây thông, cây tầng thấp xung quanh các công trình kiến trúc, quanh khuôn viên sân không có nhiều cây cảnh, cây trang trí khiến cho cảnh quan tại từng địa điểm khi du khách đi qua cảm thấy đơn điệu, thiếu màu sắc, không có điểm nhấn hay gây ấn tượng lớn.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí