Nhóm Yếu Tố Cấu Trúc Và Niên Đại Địa Chất Tỉnh Lạng Sơn


2.2.1. Nhóm yếu tố cấu trúc và niên đại địa chất tỉnh Lạng Sơn

Nhóm yếu tố cấu trúc và niên đại địa chất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hình thành các bậc từ cổ đến trẻ (hiện đại), được sắp xếp trong bảng 2.1. Các bậc cấu trúc và niên đại địa chất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy:

- Cấu trúc địa chất tỉnh Lạng Sơn không phức tạp, trong đó, các thành tạo chính tập trung trong giai đoạn Cổ sinh muộn - Trung sinh, không thấy sự xuất hiện của các thành tạo cổ trước Cambri.

- Thành tạo hiện đại chỉ còn thấy trầm tích Đệ Tam thể hiện là trầm tích vũng hồ biển vào Neogene (trũng Na Dương), tạo nên dấn đặc biệt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trầm tích Đệ Tứ hiện còn lưu lại dấu ấn của thành tạo aQII-III hn trên các bậc thềm sông lượn sóng và các trầm tích hiện đại không phân chia.

- Sự thể hiện trong cấu trúc bậc này cũng cho thấy sự tác động của hoạt động kiến tạo phát triển mạnh trong hai chu kỳ Hecxini và Indoxini, sau đó là quá trình bào mòn, xâm thực diễn ra mạnh mẽ khiến cho vật liệu không được tích tụ. Cũng là điểm đặc biệt để tạo nên một lớp phủ vật chất không lớn (tầng mỏng) và khiến cho đất nhìn chung không được giàu dinh dưỡng. Sự cung cấp vật chất trong vòng tuần hoàn sinh học phụ thuộc nhiều vào mẫu chất của vỏ phong hóa tự thành mà không phải vỏ phong hóa thủy thành.

- Cấu trúc ngang của nền địa chất theo từng lát cắt của các thời kỳ cho thấy cũng không có sự phân chia phức tạp, tập trung chủ yếu vào các hệ tầng thuộc kỷ Trias và Jura, chứng tỏ tác động mạnh hơn của vận động Indoxini vào đầu Trung Sinh đại.

- Cấu trúc địa chất làm nên một lãnh thổ Lạng Sơn ưu thế là núi, nhưng là núi thấp, bị bào mòn, chia cắt khá mạnh và vật liệu không tích tụ tại địa phương mà vận chuyển ra ngoài biên giới tỉnh. Với cấu trúc đặc thù, Lạng Sơn không giàu về nguồn tài nguyên khoáng sản. Tuy vậy, sự tập trung của các tập đá vôi Trias trên địa bàn các huyện nằm về phía tây nam của tỉnh gồm: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, “Công viên Địa chất tỉnh Lạng Sơn” bao trọn diện tích khối đá vôi Bắc Sơn.


Bảng 2.1. Tóm tắt các bậc cấu trúc và niên đại địa chất tỉnh Lạng Sơn



Đại


Kỷ


Hệ tầng


Thành phần vật chất

Bề dày (m)


Vị trí phân bố


Cổ sinh

Paleozoic (PZ)


Cambri (Є)

Mỏ Đồng 2 mđ)

Quarzit, bột kết, cát kết thạch anh

300

Chân nếp lồi Bồ Cu, theo đường ô tô lâm nghiệp ở đông nam đỉnh "495" đến Ba Lon

Thần Sa 3 ts)

- Phân hệ tầng dưới 3ts1): đá phiến sét, thấu kính cuội kết.

- Phân hệ tầng trên 3ts2): cát kết dạng quarzit, xen ít thấu kính mỏng cuội kết

500


350

Nhân nếp lồi Bắc Sơn, Mỏ Đồng, cánh nếp lồi Bồ Cu và một dải không liên tục ở vùng Đình Cả, phía nam đường ô tô 1B

Ordivic (O)

Nà Mọ (O nm)

Cát kết xen ít thấu kính quarzit, đá phiến sét, bột kết

200

- 225

Lộ ra một diện nhỏ ở Mỏ Nhài


Devon (D)

Sông Cầu (D1 sc)

Cuội, sạn, bột kết và những lớp mỏng đá phiến sét

370

Ở mặt cắt Đèo Bén

- Quán Hàng theo đường ô tô cách Đồng Mỏ 6,5km về phía bắc

Mia lé (D1 ml)

Sét vôi và đá vôi

440

Lộ ra ở các khu vực đông – đông bắc Bồ Cu, Tràng Xá, tây nam và nam Bắc Sơn, Mỏ Nhài, Phố Hoàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh Lạng Sơn - 9




Nà Quản (D1-2 nq)

Đá vôi, đá phiến sét

- silic, đá vôi silic

410

Phân bố thành một dải nhỏ ở tây nam huyện Bắc Sơn khoảng 5km

Tam Hoa (D2-3 th)

Cuội sạn kết hỗn tạp, cát bột kết và đá phiến sét, xen ít sét vôi, đá vôi

300

Chỉ phân bố một dải hẹp ở phía tây nam huyện Bắc Sơn (khoảng 3km)

Cacbon- Permi

(C-₽)

Bắc Sơn (C-P bs)

Đá vôi trứng cá bị tái kết tinh yếu, đá vôi màu xám xanh, xám sáng, dạng khối, có nhiều di tích hữu cơ chứa nhiều vỏ Trùng thoi

550

Phân bố rộng khắp trên tỉnh Lạng Sơn, tạo thành khối đá vôi Bắc Sơn


Permi (₽)

Đồng Đăng

(₽ đđ)

Đá vôi có màu xám xanh, xám đen; cát kết, bột kết chứa vật chất hữu cơ, đá phiến sét-silic, silic- vôi

200

Phân bố rải rác thành từng chỏm hoặc dải không liên tục ở các vùng Đồng Đăng, Tp. Lạng Sơn. Lạng Nắc, Mai Sao, Bản Hậu, Chợ Bãi, Lũng Phức, Ba Xã, Tu Đồn, Khau Mơ,

....



Trias

Lạng Sơn (T1 ls)

Bột kết xám phớt lục xen kẽ với cát kết xám vàng, bột kết chứa các Cúc đá và hai mảnh, đá phiến sét, đá vôi sét xám đen

220

Lộ ra rộng rãi ở tây nam Tp. Lạng Sơn và kéo dài thành dải thẹo dọc sông Thương xuống phía tây huyện Hữu Lũng



Trung sinh

Meosoic (MZ)

(T)


Trias (T)

Sông Hiến (T1 sh)

- Phân hệ tầng dưới (T1 sh1): sạn kết tuf xen kẹp các lớp đá vôi, sét vôi và sét silic chứa vật chất than, dacit, ryodacit xen kẹp thấu kính bazan, andesitobazan phong hoá.

- Phân hệ tầng trên (T1 sh2): Cát kết hạt vừa, cát kết tuf, bột kết xám sẫm, bột kết tuf phân dải thanh

570

- 700


250

Phân bố ở nhân nếp lồi Nghinh Tường với một mặt cắt rất gọn

Lân Pàng (T2a lp)

Sỏi kết cơ sở, cát kết thành phần thạch anh chứa ít felspat và muscovit, chuyển lên bột kết, đá phiến sét, đá vôi xám đen, xám nhạt


Phân bố thành dải hẹp bao quanh nhân nếp lồi Nghinh Tường nằm ở tây bắc khối đá vôi Bắc Sơn

Khôn Làng (T2a kl)

Trầm tích - nguồn núi lửa gồm cuội kết vôi, sạn - cát kết, thấu kính sét vôi, ít lớp kẹp đá phiến sét, tuf, ryolit, ryodacit, sét kết, cát bột kết nâu tím xen cát kết tuf

230

- 330

Phân bố ở vùng phía tây và bắc Tp. Lạng Sơn, từ khoảng Đồng Đăng đến vùng tây Văn Quan, về không gian có quan hệ chặt chẽ với hệ tầng Nà







Khuất nằm trên, quan sát thấy ở bắc Văn Quan. Ngoài ra còn thấy một dải rộng ở tây Đồng Mỏ kéo xuống Hữu Lũng

Nà Khuất (T2 nk)

Đá vôi xám đen, bột kết vôi

375


500

-

650

Phân bố ở nam Hữu Lũng, Nà Khuất, Mẫu Sơn, tây TP Lạng Sơn, tây Văn Quan, Yên Thế và vài vùng nhỏ khác.

Mẫu Sơn (T3c ms)

- Phân hệ tầng dưới (T3c ms1): Cát kết xen bột kết và sét kết nâu đỏ, nâu tím, cuội kết, sỏi kết nâu nhạt, hạt cuội sỏi, bột kết;


- Phân hệ tầng giữa (T3c ms2): Bột kết xen các lớp kẹp bột kết vôi màu nâu tím, nâu đỏ, màu xám, xám lục;

- Phân hệ tầng trên (T3c ms3): Đá vôi sét xám, đá phiến sét xám đen.

470

- 700


480


650

- Có những mặt cắt đẹp lộ ra trên sườn bắc núi Mẫu Sơn, ở các vùng Giao Liêm, Vu Bà, Dương Hưu, Dĩnh Bạn, Ba Chẽ và Đình Lập;

- Trên đường mòn từ Nà Bó đi Khuổi Hái, phía bắc dãy núi Mẫu Sơn;

- Lộ chủ yếu ở phía tây nam tỉnh. Ngoài ra còn thấy rải rác ở đông nam Tp. Lạng Sơn






-

700


Văn Lãng (T3n-r vl)

- Phân hệ tầng dưới (T3n-r vl1): Cát kết, bột kết nâu đỏ xen ít đá phiến sét, cát kết dạng quarzit;

- Phân hệ tầng trên (T3n-r vl2): Bột kết xen cát kết màu xám đen, sét vôi xám đen.

395

- 425


277

Phân bố trong các diện tích nhỏ ở phía tây nam tỉnh.


Jura (J)

Hà Cối (J1-2 hc)

- Phân hệ tầng dưới (J1-2 hc1): Cuội, sỏi kết thành phần thạch anh và silic trắng sữa, xám lục, cát kết hạt thô;

- Phân hệ tầng trên (J1-2 hc2): gồm cát kết màu hồng nhạt, bột kết nâu đỏ xen ít thấu kính cuội kết.

250

- 300


120

Diện phân bố hạn chế ở vùng Nghinh Tường, góc đông nam và vùng biên giới và ở đông bắc Tp. Lạng Sơn

Tam Lung (J3-K1 tl)

Tuf núi lửa và ryolit porphyr giàu ban tinh felspat kali hồng, ryođacit, ryotrachyt, cuội sạn kết tuf ryolit, aglomerat của ryolit

550

- 600

Phân bố từ Phai Mon theo phương đông bắc lên núi Po Khau Tư




Creta (K)

Bản Hang

(K? bh) (chưa xác định)

Trầm tích lục địa màu đỏ

300

Phân bố từ Cao Kha lên làng Nhò, Nà Phai

Tam Danh

(K? td)

(chưa xác định)

Sạn kết tuf nâu đỏ, cuội sạn kết tuf chứa hạt cuội là đá phun trào felsic, bazan aphyr, hyalobazan cấu tạo vi lỗ rỗng, anđesitođacit, anđesitobazan màu xám nhạt, xám lục, sét chứa tro núi lửa, silic

93

- 170

Phân bố thành hai dải hướng gần đông bắc - tây nam dọc quốc lộ 1A, từ gần đèo Sài Hồ đi Tam Danh, Khao Puồng đến Nà Lầm, và từ đèo Kéo Gà qua Nà Lá, Nà Chuối đến Tình Lùng


Tân sinh

-

Cenozoic (CZ)


Đệ Tam - Neogene

(N)

Na Dương (N1 nd)

Cuội kết màu xám, nâu đỏ, sét kết xám sẫm, các vỉa than nâu xen ít cát kết hạt vừa màu xám, chứa thực vật, cát kết hạt vừa, màu nâu nhạt, 5 vỉa than nâu chứa di tích thực vật, nhiều bào tử phấn hoa

280

- 400

Trầm tích đầm hồ lộ ra ở trũng Na Dương thành một dải bao quanh hệ tầng Rinh Chùa

Rinh Chùa (N2 rc)

cuội kết, sạn kết đa khoáng, bột kết nâu đỏ, cát kết nâu nhạt chứa các hoá thạch Chân bụng và hai mảnh, đá phiến sét, cát kết hạt vừa, cát kết dạng quarzit

300

Phân bố rộng rãi ở giữa trũng Na Dương



Đệ Tứ

-

Quaternary (Q)

Hà Nội (aQII-III

hn)

Trầm tích sông; thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, cát nằm ở dưới; trên là bột cát màu vàng

2,0

-

3,0

Phân bố dưới dạng thềm sông có bề mặt rộng rãi hơi lượn sóng với độ cao tuyệt đối từ 10-15m đến 20m.

Đệ Tứ không phân chia (Q)

Cuội, sỏi, cát, sét. Có nơi có than bùn như ở Bình Gia. Nguồn gốc thành tạo thường là hỗn hợp: bồi tích (a), bồi tích

- lũ tích (ap) và sườn tích - lũ tích (dp).

0,5

-

2,0

Tập trung ở những thung lũng trong núi Làng My, Mỏ Nhài, TP Lạng Sơn, Bình Gia... trên các độ cao khác nhau.


2.2.2. Nhóm các yếu tố phân bậc theo hình thái và tuổi địa hình

Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% trên địa hình Lạng Sơn, trong đó, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m. Địa hình khá dốc, độ dốc trên 200 chiếm đến 63% diện tích lãnh thổ.

Địa hình Lạng Sơn được chia thành 3 tiểu vùng:

(1) Tiểu vùng núi phía Bắc: nằm ở phía đông bắc của tỉnh và chiếm 35% diện tích tự nhiên, là một dải đất trũng chạy suốt từ địa giới với tỉnh Cao Bằng qua Thất Khê, Lộc Bình và đến sát Tiên Yên (Quảng Ninh), dọc theo sông Kì Cùng với hướng dốc chung là đông nam - tây bắc, thường gọi là ống máng Cao - Lạng. Nơi đây có nhiều cánh đồng rộng và là vựa lúa của Lạng Sơn (Cao Lộc, Mai Pha, Bản Ngà, Thất Khê,…). Bên cạnh đó, có các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350, một số khối núi cao có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ và trong lành về mùa hạ như Mẫu Sơn hay những bồn địa còn tồn tại những khối đá vôi sót với các hang động đẹp như Nhị Thanh, Tam Thanh…

(2) Tiểu vùng núi đá vôi: chiếm 25% diện tích toàn tỉnh, nằm ở phía tây nam thuộc cánh cung gồm các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan. Độ cao trung bình toàn vùng là 400-500m, cao về phía tây bắc (độ cao 500-

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí