Đánh Giá Chung Về Tình Hình Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu‌



Dự án FDI







3

Số dự án

Dự án

5

11

13

15

16

4

Tổng vốn đầu tư

triệu USD

322

5.281

10.959

11.464

11.956

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 7

(Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Như vậy, tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có tổng số dự án đầu tư là 181 dự án đã thỏa thuận địa điểm với tổng diện tích là: 6.854,72 ha, tổng số vốn đăng ký 42.156 tỷ đồng và 11.956 triệu USD, so với cuối năm 2006 thì số dự án tăng thêm là 102 dự án với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 35.565 tỷ đồng và 11.634 triệu USD.

Trong những năm gần đây Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến như là địa phương biết khơi nguồn tiềm năng thu hút đầu tư với suất đầu tư lớn, là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư. Trong đó, có những dự án quy mô vốn lớn như khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlatic tới 4,1 tỷ USD. Đặc biệt, trong năm 2010 số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã lên tới 29 dự án, với tổng vốn gần 500 triệu USD và hơn 11.700 tỷ đồng.

2.2.2. Phân tích thực trạng đầu tư vào ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu:

2.2.2.1. Phân tích nguồn vốn đầu tư trong nước:

- Nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước:

Nhờ sự quan tâm đầu tư khá lớn của tỉnh về cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với sự hỗ trợ vốn từ chương trình du lịch quốc gia cho các công trình trọng điểm, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện nâng cấp và xây dựng mới một số công trình hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch và dân sinh. Trong 5 năm (2006 – 2010), phần lớn trong tổng số 5.133 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật đã được chi cho công tác quy hoạch và phát triển hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào như giao thông, điện, nước..., tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Ngoài các tuyến quốc lộ 51, 55, 56 nối Bà Rịa - Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương, khu vực Nam Trung Bộ..., tỉnh còn có hơn 110 km đường thủy với hàng chục bến thủy nội địa, đây cũng là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của địa phương. Hằng năm, tỉnh đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch, tạo điều kiện cho tàu, thuyền đi lại. Ðó là chưa kể tới các tuyến đường liên huyện được xây dựng khang trang, bài bản. Ðiển hình như tuyến đường ven biển nối TP Vũng Tàu với các huyện Long Ðiền, Ðất Ðỏ, Xuyên Mộc, sang tỉnh Bình Thuận, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao


giá trị của các dự án đầu tư vào du lịch, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Tính đến nay, các huyện "vùng sâu" của Bà Rịa - Vũng Tàu như Ðất Ðỏ, Xuyên Mộc đều trở thành những huyện dẫn đầu về số lượng các dự án du lịch.

- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp:

Trong giai đoạn 2006-2010, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch đã thu hút được sự quan tâm đóng góp của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Một số dự án lớn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế đã và đang được triển khai xây dựng cũng bắt nguồn từ nguồn vốn này. Đây là nguồn vốn quan trọng và chiếm trọng cao nhất trong các nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh du lịch ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn vốn này lấy từ nguồn vốn bổ sung của các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động mở rộng đầu tư; từ nguồn vốn tích lũy của cá nhân trong và ngoài tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong một thời gian tương đối ngắn và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.

Từ năm 2006 đến nay, số dự án đầu tư kinh doanh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu tăng rất mạnh và đi kèm với nó là số vốn đầu tư phát triển du lịch tăng cao tình hình đầu tư vào du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua cho thấy công tác huy động vốn trong dân cư đang phát triển khá tốt. Đây là kết quả của việc định hướng phát triển của tỉnh nhằm đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên du lịch, UBND tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm gần đây có nhiều cải thiện đáng kể, và điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn làm ăn lâu lài tại địa phương. Tuy nhiên, các dự án đầu tư du lịch chỉ tập trung tại một số địa điểm đẹp ở một số địa phương đã gây nên quá tải cho hệ thống hạ tầng còn đang yếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt, các doanh nghiệp chỉ đầu tư một số lĩnh vực như khách sạn, du lịch sinh thái, khu nghỉ mát… mà chưa quan tâm đến đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch kèm theo, làm cho các sản phẩm du lịch tại địa phương còn đơn điệu. Do đó, chỉ tiêu và số ngày lưu trú của du khách tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thấp hơn một số tỉnh thành trong cả nước.

2.2.2.2 Phân tích nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bước đầu đã đóng góp một phần vào đà tăng trưởng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thu nhập của nhiều


lao động tương đối cao và ổn định, trình độ tay nghề cũng được nâng lên rõ rệt. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, vốn thực hiện các dự án FDI vẫn chưa tương xứng với vốn đăng ký và nhu cầu đầu tư của tỉnh. Các dự án lớn với những sản phẩm du lịch đa dạng, các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch có vốn lớn vẫn chưa được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện nên các sản phẩm du lịch cao cấp vẫn còn thiếu và yếu để nên không hấp dẫn để giữ chân du khách.

2.2.3. Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư :

Tính đến tháng 12/2010, toàn tỉnh có tổng số dự án đầu tư là 181 dự án đã thỏa thuận địa điểm với tổng diện tích là: 6.854,72 ha, tổng số vốn đăng ký 42.156 tỷ đồng và 11.956 triệu USD.

Tổng vốn thực hiện của các dự án tính đến nay là: 5.291 tỉ đồng và 182 triệu USD

(phụ lục 2) cụ thể như sau:

* Các dự án đầu tư trong nước (165 dự án): tổng vốn thực hiện đến nay là 5.291 tỉ đồng, đạt 12,55% tổng vốn đăng ký.

* Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (16 dự án): tổng vốn thực hiện đến nay là 182 triệu USD đạt 1,52% tổng vốn đăng ký.

Nếu không tính một số dự án có vốn đăng ký đầu tư lớn, có phân kỳ đầu tư dài (khoảng 5-8 năm ) nhưng chỉ mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án và đang chờ bàn giao mặt bằng nên tỉ lệ vốn thực hiện rất thấp như: dự án khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm-Asian Coast (4,23 tỉ USD), khu công viên Wonderful World của công ty Good Choice (1,299 tỉ USD), khu du lịch nghỉ mát Atlantic của công ty trách nhiệm hữu hạn Winvest Investment Việt Nam (4,1 tỉ USD), khu du lịch Trùng Dương (600 triệu USD), vườn thú hoang dã Safari Bình Châu (500 triệu USD) thì tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đầu tư của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài là: 14,83%.

Trong khi công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng lại gặp khó khăn vì các hộ dân không chấp nhận giá bồi thường do tỉnh đề ra mà họ đòi bồi thường rất cao, gần như giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Mặt khác, một số trường hợp quy hoạch xây dựng không đáp ứng được nhu cầu thực tế nên một số chủ dự án đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết và điều chỉnh thiết kế kỹ thuật. Việc điều chỉnh này làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đầu tư của dự án.


Tại một số dự án đang triển khai xây dựng vẫn chưa có hệ thống điện, nước để đấu nối, gây khó khăn cho việc triển khai thi công xây dựng và ảnh hưởng đến tiến độ đưa dự án vào khai thác kinh doanh.

Như vậy : qua phân tích thực trạng thu hút đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng tàu đến cuối năm 2010 cho thấy dù đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch địa phương trong những năm qua nhưng thu hút đầu tư vào du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian qua vẫn còn thấp, các nguồn vốn đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tư của tỉnh. Do đó, việc tiếp tục thực hiện các chính sách đồng bộ để tăng cường thu hút đầu tư vào các dự án lớn với những sản phẩm du lịch đa dạng, các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại là rất cần thiết nhằm phát triển du lịch và đóng góp hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

2.3. Tác động của thu hút vốn đầu tư vào du lịch

2.3.1. Tác động về mặt kinh tế

2.3.1.1. Đóng góp đến tăng trưởng kinh tế :

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn ổn định và ở mức cao trong cả nước. Không chỉ tổng thể nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mà các lĩnh vực trong nền kinh tế cũng đảm bảo tăng trưởng tốt, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả tổng sản phẩm được tạo ra trong ngành du lịch tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15%/năm. Tuy nhiên, so với tổng sản phẩm được tạo ra từ các ngành trong toàn tỉnh thì tổng sản phẩm ngành du lịch chỉ chiếm bình quân hơn 2,06%. Từ đó cho thấy việc đóng góp tổng sản phẩm của ngành du lịch vào sự tăng trưởng GDP chung của toàn tỉnh trong những năm qua là chưa cao, chưa xứng với lợi thế du lịch ở địa phương. Do đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

2.3.1.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Năm 2005, cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp, nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng dịch vụ, du lịch tăng lên đáng kể và cơ cấu kinh tế thay đổi. Biến động cơ cấu ngành kinh tế là công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ chiếm 31,2% (tăng 3,48% so với năm


2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2005). Trong những năm gần, mặc dù các dự án lớn của ngành du lịch chưa đưa vào sử dụng khai thác, nhưng tốc độ phát triển của ngành du lịch-dịch vụ đã tăng cao. Do đó, nếu các dự án lớn của ngành du lịch hoàn thành và đưa vào sử dụng thì tốc độ phát triển của ngành du lịch sẽ rất cao và dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ là dịch vụ-du lịch, công nghiệp-xây dựng, nông lâm nghiệp.

Chính yếu tố thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch đã đóng góp phần tạo ra sự chuyển dịch tỷ trọng của ngành dịch vụ-du lịch. Như vậy, ngành du lịch trong thời gian qua đã đóng góp một phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ-du lịch, và đây cũng là một sự chuyển hợp lý.

2.3.1.3. Tác động đến tăng thu ngân sách

Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN từ ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 2006-2010 có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 2006 tổng số nộp ngân sách là 104 tỷ đồng thì đến năm 2010 ước nộp ngân sách đạt 140 tỷ đồng.

Mặc dù tốc độ đóng góp ngân sách có tăng qua các năm, nhưng so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh thì tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn thấp. Sở dĩ ngành du lịch có mức đóng góp vào ngân sách trong những năm qua còn khiêm tốn là do:

- Phần lớn các dự án (đặc biệt là các dự án có quy mô lớn) đang trong giai đoạn triển khai xây dựng cơ bản hoặc chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động nên sản phẩm cung cấp còn ít và chưa tạo nguồn thu lớn cho tỉnh.

- Đối với những dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh thì trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí, chưa có lãi. Hơn nữa các dự án mới đầu tư thành lập được hưởng chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu.

2.3.2. Tác động đến các vấn đề xã hội

2.3.2.1. Đóng góp vào việc giải quyết việc làm

Theo thống kê của Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng số lao động làm trong ngành du lịch tính đến năm 2010 là 9.840 người, so với năm 2006 tăng gần 3.600 người. Như vậy, ngành du lịch trong những năm qua đã tích cực tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá của chung thì lực lượng lao động trong ngành vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt là lao động có tay nghề cao.


2.3.2.2. Góp phần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính:

Hầu hết các sở, ngành của Bà Rịa - Vũng Tàu đều lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ theo cơ chế một cửa. Tại sở kế hoạch và đầu tư, hầu hết các quy định về thủ tục, trình tự triển khai dự án đầu tư đều được niêm yết công khai. Ngoài ra, trên trang thông tin điện tử của sở kế hoạch và đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu, các văn bản liên quan trình tự, thủ tục đầu tư cũng được công bố rõ ràng, mọi thắc mắc, kiến nghị đều được hướng dẫn và quy định thời gian giải quyết cụ thể.

Việc triển khai mô hình “một cửa liên thông” đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy và cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn. Tính tự giác được nâng cao, tình trạng đối phó giảm đáng kể, trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận được thể hiện rõ ràng, việc tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính không chỉ tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi mà còn đẩy nhanh tiên độ triển khai các dự án. Hầu hết các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đều có tiến độ triển khai đúng cam kết đề ra.

2.3.3. Tác động đến môi trường

Đầu tư cho du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Tại các khu du lịch của tỉnh như Vườn quốc gia Côn Đảo, rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu, Thánh giá Long Tân, .. đã được bảo vệ, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp làm cho môi trường thiên nhiên ngày càng xanh hơn, sạch hơn.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư cho du lịch cũng đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ cho thoát nước, xử lý chất thải, bố trí lao động thường xuyên làm vệ sinh, dọn dẹp các bãi biển, khu du lịch giúp cho môi trường sinh thái thêm bền vững. Một số khu du lịch có hệ thống xử lý nước thải tốt và tái sử dụng vào chăm sóc cây xanh,

.. như Khu du lịch Kỳ Vân (tái sử dụng 50%), làng du lịch Bình An (tái sử dụng 100%),

Long Hải Beach Resort (tái sử dụng 60%), ..

Tuy nhiên, do hoạt động du lịch trung bình mỗi ngày thải ra hơn 5,3 tấn rác, trong đó chỉ có khoảng 5 tấn được thu gom qua hệ thống thu gom rác tập trung của Công ty Công trình đô thị, số còn lại được xử lý bằng chôn lấp và hàng ngày có hơn 1.600m3 nước thải nhưng chỉ có khoảng 300m3 được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước đô thi, số còn lại được lắng qua bể rồi cho thấm vào đất hoặc thải trực tiếp vào hệ thống nước thải đô thị nên về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường chung.


2.4. Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu‌

2.4.1. Những thành công trong thu hút các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu :

Hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua được đánh giá là tích cực ở các mặt sau:

Thứ nhất : Công tác thu hút các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua khá tốt, đặc biệt trong thời gian gần đây đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

Thứ hai : Các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hóa. Trong những năm trước đây nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch chủ yếu là từ ngân sách và các doanh nghiệp nhà nước trong ngành, thì đến nay việc huy động vốn qua kênh tín dụng, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân trong và ngoài tỉnh, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển du lịch ở địa phương.

Thứ ba : Môi trường đầu tư Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều cố gắng cải thiện để tăng tính hấp dẫn của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như :

+ Ban hành quyết định: “Một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” nhằm tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng.

+ Thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là cơ quan hỗ trợ cá nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch du lịch trong giai đoạn đầu để tìm hiểu về môi trường đầu tư trước khi quyết định đầu tư. UBND tỉnh thường xuyên quân tâm đến ý kiến của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư quá trình tiếp xúc với các doanh nhân nước ngoài.

+ Thực hiện cải cách hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao tính minh bạch, công khai về chủ trương chính sách, làm cơ sở cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư.

+ Các sở, ngành chức năng đã nỗ lực hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư, tạo điều

kiện thuận lợi cho các dự án sớm triển khai.


+ Cơ cấu chi ngân sách đã có sự tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tập trung phục vụ các công trình kinh tế trọng điểm của ngành nhằm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.4.2. Những tồn tại trong thu hút các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nguyên nhân:

Thứ nhất : Lượng vốn đầu tư cho ngành du lịch trong thời gian qua tăng nhưng tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh tiến triển chậm, tỷ lệ giải ngân vốn rất chậm.

* Các dự án đầu tư trong nước (165 dự án): tổng vốn thực hiện đến nay là 5.291 tỉ đồng, đạt 12,55% tổng vốn đăng ký.

* Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (16 dự án): tổng vốn thực hiện đến nay là 182 triệu USD đạt 1,52% tổng vốn đăng ký.

Trong đó 181 dự án này mới có 14 dự án đã đưa vào khai thác một phần và đang tiếp tục xây dựng, 37 dự án đã khởi công xây dựng, 6 dự án đã xong thủ tục đất đai và đang điều chỉnh thiết kế kỹ thuật để chuẩn bị khởi công; vẫn còn 49 dự án đang làm thủ tục đất đai, 75 dự án đang lập kế hoạch 1/500.

Tình trạng nhiều dự án du lịch chuyển hóa từ vốn đăng ký sang vốn thực hiện chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó do một số dự án đăng ký vốn rất lớn, có phân kỳ đầu tư dài nhưng chỉ mới trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án và đang chờ bàn giao mặt bằng trong khi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án đầu tư nước ngoài còn kéo dài; ở một số dự án, nhà đầu tư có cam kết ứng trước tiền thuê đất để chi trả tiền bồi thường nhưng chưa nộp kịp thời do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu; quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư chưa bố trí được theo nhu cầu cho các hộ dân có nhà hay đất bị giải tỏa toàn bộ.

Một số dự án khác tuy đã được giao “đất sạch” nhưng chủ đầu tư cũng tìm mọi cách để trì hoãn việc triển khai dự án. Thời gian qua, UBND tỉnh đã thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, rà soát, tình hình triển khai các dự án du lịch, đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư để hỗ trợ, chủ đầu tư nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án nhưng các dự án này vẫn chuyển biến rất chậm. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư đối phó bằng cách xây dựng hàng rào, cổng bảo vệ, trồng cây xanh… cho dự án để cầm chừng sau đó lại ngưng hoặc đưa ra lý do đang xin điều chỉnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023