CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH TẠI
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.1. Tổng quan ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162km. Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi
tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1.982,2 km2.
- Địa hình: Bà Rịa - Vũng Tàu có địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dài cát chạy dọc theo bờ biển tạo nên một khung cảnh rất đẹp. Ba huyện Xuyên Mộc, Long Điền và Đất Đỏ là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển.
- Khí hậu: Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, thời gian này là mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC, ít gió bão, giàu ánh nắng.
2.1.2. Đặc điểm hạ tầng văn hóa, xã hội
Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa; các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo. Dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009 (theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009) là 994.837 người, mật độ dân số: 502 người/ km2.
Toàn tỉnh hiện có một trường đại học, bốn trường cao đẳng và gần 40 cơ sở dạy nghề, năng lực đào tạo mỗi năm gần 10.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và gần 20.000 học sinh sơ cấp nghề. Riêng trường Cao đẳng nghề du lịch Vũng Tàu đào tạo hàng năm hơn 700 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp phục vụ cho ngành du lịch. Đây là đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng phần nào nhu cầu về nguồn nhân lực của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ trên địa bàn tình Bà Rịa - Vũng Tàu như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… đã được
cải thiện đáng kể, có tác dụng tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương, góp phần tăng khả năng vận chuyển khách, khả năng tiếp cận các điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt của du khách và là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong thời gian tới.
2.1.3.1. Hệ thống giao thông vận tải
- Mạng lưới đường bộ: Hiện có đã nối liền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh bạn và cả nước trên 3 tuyến đường quốc lộ 51, 56, 55. Đặc biệt quốc lộ 51 đã nâng cấp lên 4 làn xe chạy rất thuận tiện, nhanh chóng từ Vũng Tàu đi thành phố Hồ Chí Minh. Trên sông Thị Vải xây dựng mới cầu Phước An trên đường cao tốc liên vùng phía Nam. Hầu hết các tuyến đường liên huyện và các trục đường trong đô thị đã được bê tông nhựa hóa.
- Mạng lưới đường thủy: Có hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200km với một số cửa sông và bờ biển rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển như: sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai-Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm (Côn Đảo), Long Sơn… Đường biển từ tỉnh có thể đi khắp nơi trong nước và quốc tế; trong đó 2 tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Về đường sông có tuyến Vũng Tàu đi các tỉnh miền Tây Nam bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn.
- Đường hàng không: hiện nay chỉ có 2 sân bay phục vụ cho công việc vận chuyển hành khách và khai thác dầu khí là sân bay Vũng Tàu (có đường băng dài 1.800m) và sân bay Cỏ Ống - Côn Đảo (có đường băng dài 1.200m).
2.1.3.2. Hệ thống công trình cấp nước
Tại các thành phố, thị trấn, thị xã các công trình cấp nước không ngừng hoàn thiện và nâng cao. Mạng lưới 6 nhà máy nước có tổng công suất khoảng 58.000m3/ngày đêm đủ sức đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước với chất lượng tốt và công suất đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước lâu dài. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư cho ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.1.3.3. Hệ thống công nghệ thông tin
Đến nay, ở tất cả các nơi có danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, đã có điện thoại cố định, phủ sóng điện thoại di động và kết nối Internet… tạo ra một mảng lưới thông tin du lịch nối các đơn vị quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch với nhau, nối người cung cấp dịch vụ du lịch với khách hàng. Các hệ thống máy tính đã được đưa vào phục vụ cho hầu hết các dịch vụ: quản lý, thanh toán, dịch vụ vui chơi, giải trí, truyền hình ở các hội nghị
lớn của du khách, tất cả những điều kiện này đáp ứng tương xứng với các loại khách sạn
từ 3-5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.3.4. Hệ thống các dịch vụ tài chính-ngân hàng- bảo hiểm
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng nhanh nhất cả nước. Hiện nay trên địa bàn tỉnh gồm có 33 chi nhánh ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính đang hoạt động cung cấp dịch vụ. Các ngân hàng phục vụ cho việc huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn thực hiện việc làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán tạo điều kiện để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.
Ngoài hệ thống ngân hàng nêu trên trên địa bàn tỉnh còn có 18 công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
Những điều kiện về hệ thống dịch vụ tài chính-ngân hàng, bảo hiểm đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn..
2.1.4. Tài nguyên du lịch
- Về tài nguyên thiên nhiên: Bà Rịa–Vũng Tàu có Vườn quốc gia Côn Đảo, diện tích 6.043 ha, gồm 16 đảo, Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu (diện tích trên 11.000ha) với nhiều hệ động, thực vật phong phú; khu suối nước nóng với nhiệt độ trên 800C, có nhiều núi có cảnh quan đẹp như: Núi Minh Đạm, Núi Dinh, Núi Lớn, Núi Nhỏ... Trong khoảng trên 100km chiều dài bờ biển của Bà Rịa-Vũng Tàu có 72km là bãi tắm tốt với địa hình và cảnh quan đẹp hấp dẫn như: bãi Trước, bãi Sau, bãi Dứa, bãi Dâu, bãi tắm Long Hải-Phước Hải…; trong đó có khu vực hình thành các khu du lịch mang tầm quốc gia và
quốc tế như: KDL Côn Đảo, KDL Long Hải – Phước Hải là 2 trong tổng số 20 KDL quốc gia trong cả nước đã được Chính phủ công nhận. Đặc biệt Côn Đảo là nơi có Vườn quốc gia Côn Đảo có hệ động thực vật đa dạng phong phú với hệ thống đảo nhỏ với nhiều cảnh quan hấp dẫn.
- Về tài nguyên nhân văn: Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Các nghiên cứu khảo cổ đã cho thấy sự hiện diện của các dấu tích văn hóa thời đại đá mới (di chỉ Hàng Dương ở Côn Đảo) và thời đại sơ kỳ đồng (các di chỉ Bưng Bạc, Xuân Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai) là những nền văn hóa phát triển liên tục ở đây suốt thiên niên kỷ II truớc công nguyên đến thế kỷ thứ I đầu công nguyên. Song điều đáng chú ý là
Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có số lượng di tích xếp hạng khá nhiều. Tính đến nay toàn tỉnh có 31 di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia cùng 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý. Các di tích lịch sử kiến trúc các tôn giáo gồm: Khu Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà, Lăng Cá Ông, Thích Ca Phật Đài, Chùa Long Bàn… các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến gồm: Địa đạo Long Phước, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen của tỉnh và Miền trong thời kỳ chống Mỹ, Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, Khu căn cứ núi Minh Đạm, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, Địa Đạo Kim Long…
Các lễ hội và văn hóa dân gian: các lễ hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu liên quan đến các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như: lễ hội Dinh Cô (Long Hải) diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12/2 âm lịch hàng năm, lễ Trùng Cửu 9/9 (Long Sơn), lễ Cầu Ngư (rước cá ông) được tổ chức ở Lăng Cá Ông, đình Thắng Tam (Vũng Tàu) vào ngày 16/8 âm lịch hàng năm lễ hội miếu bà diễn ra các ngày 16,17,18 tháng 10 âm lịch. Đây là những yếu tố thuận lợi thu hút các loại hình du lịch tâm linh, tham quan, vãn cảnh kết hợp tắm biển và nghỉ dưỡng.
2.1.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
2.1.5.1. Chỉ tiêu khách du lịch và doanh thu du lịch
Trong 5 năm gần đây, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng tàu có những bước tăng trưởng mạnh mẽ: nếu như năm 2006 lượng khách du lịch đến Bà Rịa -Vũng Tàu đạt 5,56 triệu lượt khách thì đến năm 2010 lượng khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 8,43 triệu lượt khách với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 11%; năm 2006 doanh thu đạt
1.005 tỷ đồng thì đến năm 2010 doanh thu 1.782 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trên 15%.
Bảng số liệu dưới đây sẽ cung cấp số liệu về doanh thu ngành du lịch và số lượng
khách du lịch đến Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn này như sau:
Bảng 2.1 Số lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010
Diễn giải | ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1 | Số lượng khách | ngàn lượt | 5.560 | 6.015 | 6.766 | 7.730 | 8.435 |
2 | Doanh thu | tỷ đồng | 1.005 | 1.075 | 1.248 | 1.564 | 1.782 |
3 | Tăng trưởng doanh thu | % | 12,92 | 6,97 | 16,09 | 25,30 | 13,39 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Dòng Tiết Kiệm Và Đầu Tư
- Du Lịch Và Vai Trò Của Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Du Lịch
- Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 5
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Thu Hút Vốn Đầu Tư Cho Du Lịch Tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Mô Hình Nghiên Cứu Và Kết Quả Nghiên Cứu :
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
(Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động du lịch vẫn phát triển cao và khá ổn định qua các năm và là minh chứng rõ nét về việc ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt những thành tựu nhất định, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường.
2.1.5.2. Điều kiện trang bị cơ sở vật chất:
Trong thời gian qua, để đáp ứng được sự tăng lên của số lượng du khách cũng như những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cũng không ngừng đầu tư tăng thêm cả về số lượng cũng như chất lượng cũng như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại với quy mô ngày càng lớn hơn. Bảng số liệu thể hiện tình hình đầu tư cơ sở lưu trú ở tình Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2006-2010 như sau:
Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010
Diễn giải | ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1 | Số lượng cơ sở lưu trú | cơ sở | 93 | 126 | 121 | 148 | 162 |
2 | Số lượng phòng | phòng | 3.720 | 4.959 | 5.040 | 6.189 | 6.722 |
Trong đó | |||||||
3 | Số cơ sở lưu trú được xếp sao | cơ sở | 75 | 84 | 85 | 111 | 117 |
4 | Số lượng phòng | phòng | 3.248 | 3.307 | 3.510 | 4.412 | 5.246 |
(Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Qua bảng cho thấy: số cơ sở lưu trú tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân 15% làm cho số phòng lưu trú cũng tăng liên tục qua các năm. Đến cuối năm 2010, số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn toàn tỉnh là 162 cơ sở, theo đó số phòng đạt 6.722 phòng. Trong đó, có 117cơ sở lưu trú được sếp sao với 5.246 phòng (bao gồm 01 khách sạn 5 sao, 07 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 30 khách sạn 2 sao, 27 khách sạn 1 sao, 1 cụm biệt thự cao cấp, 2 căn hộ cao cấp).Ngoài ra, còn có 681 cơ sở với 3.872 phòng là nhà nghỉ lưu trú du lịch của hộ kinh doanh cá thể.
Xu thế hiện nay là các doanh nghiệp du lịch xây dựng các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại ngày càng rõ nét, nhiều khách sạn tư nhân rất chú trọng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ để được xét nâng hạng lên từ 3 đến 5 sao.
2.1.5.3. Về xây dựng và khai thác các tuyến, điểm du lịch:
Ngoài những điểm du lịch tham quan, vui chơi giải trí hình thành từ những năm trước luôn được khai thác hiệu quả và không ngừng đầu tư bổ sung, nâng cao chất lượng kinh doanh như suối khoáng Bình Châu, vườn quốc gia Côn Đảo,… một số điểm du lịch mới hình thành và đưa vào hoạt động như khu du lịch Bến Thành-Long Hải, khu du lịch sinh thái biển Hồ Cốc và một số dự án lớn đang làm thủ tục để triển khai dự án như: Sài Gòn Atlantis, Hồ Tràm Strip, vườn thú bán hoang dã Safari Bình Châu,… Sở văn hóa, Thể thao và du lịch luôn chủ động, tích cực phối hợp cùng các sở, ban ngành, địa phương và đơn vị liên quan xúc tiến việc khảo sát xây dựng các tuyến, điểm du lịch mới phục vụ du khách. Hoàn thiện các tuyến du lịch tham gia, sinh thái… bên cạnh các điểm, tuyến du lịch trong tỉnh, đã tăng cường phối hợp với các tỉnh trong khu vực Miền Trung, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khảo sát, mở các tuyến liên tỉnh theo chương trình hợp tác đã ký kết.
Tiềm năng khai thác các tuyến, điểm du lịch vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, để việc khai thác, quản lý các điểm du lịch đạt hiệu quả cao, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, bền vững thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành; có sự phân công, phân cấp cụ thể về quản lý các hoạt động khai thác kinh doanh các tuyến, điểm du lịch.
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 2006 đến năm 2010
2.2.1. Tình hình thu hút đầu tư
2.2.1.1. Chính sách thu hút đầu tư
Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư như chính sách ưu đãi về thuế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu dần khẳng định đây là vùng đất tiềm năng thu hút dự án lớn đặc biệt là các dự án về du lịch. Minh chứng rõ nét cho việc này là Bà Rịa - Vũng Tàu đã có các chính sách sau:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư : thực hiện phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Tân Thành, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Vũng Tàu; đã hoàn thiện và đang thẩm định để sớm phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Long Điền. Quy hoạch phát triển du lịch Côn Đảo theo đề án phát triển Côn Đảo thành Đặc khu kinh tế du lịch của Chính Phủ
đã được UBND thông qua nhiệm vụ quy hoạch, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã dự thảo xong đề án quy hoạch , lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan và đang tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện chuẩn bị thông qua UBND Tỉnh.
- Phát triển hạ tầng đồng bộ : bằng việc chi hàng nghìn tỷ đồng phát triển hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào, giao thông, điện, nước… Nhà đầu tư khi đến với Bà Rịa - Vũng Tàu không còn lo lắng về tình trạng quá tải của hệ thống giao thông cũng như các công trình hạ tầng phụ trợ khác, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án.
- Tích cực cải cách hành chính: theo đánh giá của các nhà đầu tư, việc tỉnh thực hiện tốt công tác cải cách hành chính một phần là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ của các ban, ngành trong tỉnh về cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, cả tám huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng cơ chế “một cửa liên thông”; hầu hết các sở, ngành của Bà Rịa - Vũng Tàu đều lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ theo cơ chế một cửa. Tại Sở kế hoạch và đầu tư, hầu hết các quy định về thủ tục, trình tự triển khai dự án đầu tư đều được niêm yết công khai. Ngoài ra, trên trang thông tin điện tử của sở kế hoạch và đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu, các văn bản liên quan trình tự, thủ tục đầu tư cũng được công bố rõ ràng, mọi thắc mắc, kiến nghị đều được hướng dẫn và quy định thời gian giải quyết cụ thể.
- Tăng cường, quảng bá, giới thiệu: ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hàng năm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu, tăng cường xúc tiến đầu tư. Trong các chương trình, sự kiện lớn bao giờ cũng lồng ghép hoạt động mời gọi đầu tư. Trong các lễ hội , sự kiện văn hóa lớn của địa phương như: khai hội văn hóa-du lịch, Festival diều, ẩm thực,… đều gắn với các hoạt động xúc tiến đầu tư, trao giấy chứng nhận, giới thiệu các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tiên thu hút đầu tư. Các hoạt động hàng năm của địa phương, ngoài việc giao lưu, tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp, còn là dịp để địa phương quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thế mạnh của mình, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện Sở kế hoạch và đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng các sở, ngành liên quan xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư của UBND tỉnh. Ngoài các tiêu chí bắt buộc như suất đầu tư, năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động,… hàng loạt các tiêu chí “khuyến khích” như: sử dụng lao động địa phương, xây dựng nhà ở cho người lao động,… cũng sẽ được đưa vào bộ tiêu chí chung của tỉnh.
- Công tác xúc tiến đầu tư du lịch: tỉnh đã xây dựng và khai thác thành công website du lịch về Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ chức các đợt khảo sát cùng với đài phát thanh và truyền hình Bà Rịa - Vũng Tàu để xây dựng chương trình du lịch để giới thiệu trên sóng phát thanh và truyền hình địa phương và trung ương.
Ngày từ đầu năm 2006, song song với việc thường xuyên giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin, chương trình phục vụ khách du lịch đã được các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh chuẩn bị khá chu đáo với nhiều nội dung đa dạng đầy ấn tượng, nếu lấy mốc là Festival biển lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2006 thì đến nay mỗi năm tỉnh cũng tổ chức ít nhất một sự kiện, trong đó sự kiện mang tính định kỳ là khai hội văn hóa-du lịch gắn với nghi thức bắn súng thần công. Năm 2008, còn có thêm giải Vô địch cờ vua trẻ Thế giới, quy tụ hơn 900 vận động viên đến từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, được tổ chức thành công, đã cho thấy khả năng tổ chức những sự kiện lớn tầm quốc gia và quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong năm 2009, trên địa bàn tỉnh cũng đã diễn ra 2 hoạt động lớn hơn là khai hội văn hóa-du lịch 2009, Festival diều quốc tế Vũng Tàu và giải bóng chuyển bãi biển nữ quốc tế. Năm 2010, tỉnh đã tổ chức thành công Lễ hội ẩm thực thế giới.
Đặc biệt, Festival diều quốc tế Vũng Tàu diễn ra cuối tháng 3 năm 2008 và cuộc thi Hoa hậu quý bà đẹp, thành đạt Việt Nam (9-2009) và Thế Giới (11-2009), Lễ hội ẩm thực thế giới 2010 là những sự kiện lớn, thu hút hàng chục ngàn du khách trong nước và quốc tế về dự. Ngoài ra, tỉnh còn tích cực trong hoạt động tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh và du lịch của thành phố Vũng Tàu, giới thiệu tiềm năng và phương hướng phát triển du lịch trong thời gian tới.
2.2.1.2. Kết quả thu hút đầu tư trong ngành du lịch:
Tình hình thu hút dự án đầu tư vào ngành du lịch trong những năm gần đây đã có những bước phát triển rất khích lệ. Số dự án đầu tư tăng liên tục qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Số lượng dự án đầu tư vào du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010
Diễn giải | ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Dự án trong nước | |||||||
1 | Số dự án | Dự án | 74 | 96 | 112 | 137 | 165 |
2 | Tổng vốn đầu tư | tỷ đồng | 6.591 | 10.068 | 19.436 | 30.441 | 42.156 |