Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 2

4.2.2. Giải pháp chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch của tỉnh 81

4.2.2.1. Xây dựng và công bố công khai quy hoạch để kêu gọi đầu tư 81

4.2.2.2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạnh 81

4.2.2.3. Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư 82

4.2.2.4. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư 82

4.2.2.5. Tăng cường quản lý nhà nước các dự án đầu tư du lịch, tích cực chuyển vốn đăng

ký thành vốn thực hiện 83

4.2.3. Giải pháp về phát triển tài nguyên du lịch 85

4.2.3.1. Chú trọng công tác quy hoạch các dự án du lịch và dự án các ngành khác 85

4.2.3.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường du lịch 85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

4.2.3.3. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 86

4.2.3.4. Thực hiện đào tạo, giáo dục môi trường 86

Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - 2

4.2.3.5. Khuyến khích tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ gìn giữ môi trường 87

4.2.4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 87

4.2.4.1. Quy hoạch và thực hiện phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng 87

4.2.4.2. Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cơ sở hạ tầng 88

4.2.4.3. Áp dụng khoa học công nghệ và tăng cường kiểm tra giám sát để nâng cao chất lượng công trình 89

4.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư 89

4.2.5.1. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89

4.2.5.2. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư ..91

4.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh 93

4.2.6.1 Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững 93

4.2.6.2. Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. 94

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 100

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BOT: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operation - Transfer)

BT: Xây dựng - Chuyển giao (Build – Transfer)

BTO: Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operation)

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GCI : Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

MICE: Gặp gỡ -Khen thưởng - Hội nghị - Triển lãm (Meetings - Incentives - Conventions - Exhibitions)

ODA: Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index)

PPP : Hợp tác công tư (Public Private Partnerships)

WEF: Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum)

WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Hình 1.1 Sơ đồ dòng tiết kiệm và đầu tư

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư phát triển du

lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư phát triển du

lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hiệu chỉnh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Số lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.2 Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.3 Số lượng dự án đầu tư vào du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010 Bảng 3.1 Kết quả thống kê của các biến trong thang đo thu hút vốn đầu tư

Bảng 3.2 Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha của thang đo đánh giá về thu hút vốn đầu tư cho

du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 3.3 Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha các thành phần của thang đo các nhân tố tác

động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 3.4 Kết quả phân tích nhân tố của thang đo đánh giá về thu hút vốn đầu tư cho du

lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 3.5 Kết quả phân tích nhân tố các thành phần của thang đo các nhân tố tác động đến

thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bảng 3.6 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 các thành phần của thang đo các nhân tố tác

động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Bảng 3.7 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp enter của mô hình

Bảng 3.8 Bảng phân tích phương sai ANOVA

Bảng 3.9 Bảng phân tích các hệ số hồi quy


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Cơ sở hình thành đề tài

Trên thế giới, du lịch là hiện tượng kinh tế, là ngành kinh tế mũi nhọn và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều quốc gia đang phát triển. Nó chính là nền tảng cho sự phát triển của nhiều công ty đa quốc gia, là một phần đáng kể trong khoản thu nhập ròng hàng năm của nhiều người dân tại các nước đang phát triển. Phát triển du lịch bền vững tác động rất lớn đến việc thực hiện ba mục tiêu lớn của đất nước : phát triển kinh tế, chất lượng đời sống xã hội được cải thiện và bảo vệ môi trường.

Đối với nước ta, Du lịch đã được Đảng và nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra những bước thực hiện cụ thể như : Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ Du lịch ở tầm cao hơn, khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ trong đường lối, chính sách và thể chế.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải và có những khu rừng nguyên sinh nổi tiếng. Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đôla đã được cấp phép.

Tuy nhiên, việc đầu tư kinh doanh du lịch và những đóng góp của ngành du lịch cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian qua vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh, các dự án đã đăng ký vốn nhưng tỷ lệ vốn thực hiện rất thấp. Vì vậy, việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư, làm thế nào để tăng cường thu hút vốn và gia tăng tỷ lệ vốn thực hiện đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và là một vấn đề hết sức bức thiết nhằm phát triển Du lịch và hình thành một ngành kinh tế mũi nhọn tác động tích cực đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội


chung của tỉnh. Vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu của luận văn nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan sau:

- Cơ sở lý luận về vốn đầu tư, du lịch và thu hút vốn đầu tư cho du lịch.

- Thực trạng thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Xác định các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch, đo lường nhằm tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động đến việc thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu : các nhân tố tác động đến thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho du lịch.

- Phạm vi nghiên cứu : tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

4. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu định tính : Thực hiện phỏng vấn chuyên gia, doanh nghiệp ngành du lịch về việc thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng : thu thập dữ liệu định lượng bằng bảng câu hỏi, phân tích định lượng các biến cảm nhận, sử dụng công cụ phân tích hồi quy và phân tích nhân tố (EFA)…trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch cùng với các thang đo chi tiết.

- Phương pháp khác: sử dụng những phương pháp khác kết hợp như: so sánh, phân tích, tổng hợp, … để đưa ra những quan điểm cá nhân, cũng như ý kiến để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Với việc phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư cho du lịch và kết quả nghiên cứu định lượng phân tích các nhân tố liên quan đến thu hút vốn đầu tư để tìm ra những giải pháp thu hút hiệu quả vốn đầu tư cho du lịch trong thời gian tới tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

6. Kết cấu của đề tài.

Đề tài gồm 4 chương :

Chương 1 : Tổng quan cơ sở lý thuyết


Chương 2 : Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Chương 3 : Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Chương 4 : Những giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng

Tàu đến năm 2020


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan về đầu tư‌

1.1.1. Khái niệm về đầu tư

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đầu tư. Tuy nhiên, đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau mà các nhà kinh tế học đưa đến các khái niệm về đầu tư cũng khác nhau như sau:

Theo nhà kinh tế học P.A Samuelson thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh…”. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hôm nay để tăng sản lượng cho tương lai, với niềm tin, kỳ vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn các chi phí đầu tư.

Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như: "Đầu tư là phần sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế". Sản lượng ở đây bao gồm phần sản lượng được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài - theo luồng sản phẩm; đối với loại sản phẩm hữu hình như nhà cửa, công trình xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị...hay các sản phẩm vô hình như bằng phát minh sáng chế, phí chuyển nhượng tài sản....

Còn theo Luật đầu tư Việt Nam (2005), “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. Khái niệm này cho thấy đầu tư chỉ là việc bỏ vốn để hình thành tài sản mà không cho thấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế như thế nào nhằm thu hút đầu tư.

Như vậy, khái niệm về đầu tư được hiểu là việc sử dụng vốn vào một hoạt động

nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội

Khái niệm này về cơ bản đã thể hiện được bản chất của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, có thể áp dụng cho đầu tư của cá nhân, tổ chức và đầu tư của một quốc gia, vùng, miền. Đồng thời dựa vào khái niệm này để nhận diện hoạt động đầu tư, tức là căn cứ vào đó để thấy hoạt động nào là đầu tư, hoạt động nào không phải đầu tư theo những phạm vi xem xét cụ thể.

Từ khái niệm đầu tư ta có thể rút ra một số đặc điểm của đầu tư như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023