Thực Trạng Đào Tạo Từ Xa Tại Việt Nam


Quản lý kết quả học tập theo hệ thống tín chỉ tích lũy được, không theo niên chế,

(iii) Kết quả môn học được tính theo điểm thi hết môn và thi giữa kỳ hoặc tiểu luận,

(iv) Thí sinh trong khi thi hết môn học được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính công bằng trong đào tạo và tính xác thực của kết quả học tập, (v) Đối với cán bộ quản lý, các thầy (cô) tham gia hướng dẫn học viên học tập, đều được tập huấn bài bản trước khi làm việc.

Các cơ sở đào tạo từ xa của các nước đã và đang phát triển mạnh mẽ hệ thống đào tạo từ xa, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Có những trường chuyên biệt về đào tạo từ xa như Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Đại học Mở Inđônêsia, Đại học Mở Hàn Quốc, có những trường ở các quốc gia theo mô hình kết hợp. Các nước Đông Nam Á và trong khu vực đều rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ và học liệu cho việc dạy-học từ xa nên đã đạt được quy mô lớn học viên và chất lượng cao. Để có được những thành công như vậy, trước hết các cơ sở đào tạo từ xa của các nước đã có sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, các cộng đồng hữu quan vào sự đầu tư ban đầu cần thiết. Hơn nữa, các nước đã tuân thủ các nguyên tắc sư phạm trong thiết kế chương trình, phát triển học liệu, lựa chọn phương tiện và kiểm tra đánh giá.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆT NAM


Trong thời gian gần hai mươi năm qua, đào tạo từ xa Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể đóng góp cho xã hội một nguồn lao động chất lượng cao góp phần xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là đào tạo từ xa Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới đào tạo trong cả nước tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, thành, phố và các trường đại học, cao đẳng tại các địa phương, xây dựng được hệ thống đào tạo thống nhất từ các cơ sở đào tạo từ xa với các địa phương, sự liên kết đào tạo từ xa trong nước với các nước khu vực và thế giới nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm đào tạo, từ đó đánh giá được các nguyên nhân ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa tại nước ta. Tuy nhiên, đào tạo từ xa tại nước ta cũng buộc lộ những nhược điểm trong quá trình đào tạo, bao gồm: (i) Công nghệ đào tạo, (ii) Đầu tư cơ sở vật chất, (iii) Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, (iv) Quy trình thi và kiểm tra đánh giá học viên, (v) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp sư phạm về đào tạo từ xa cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

2.1. Thực trạng đào tạo từ xa tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Hình thức tự học có hướng dẫn, đã hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đó là những khóa học hàm thụ (Theo hình thức gửi thư) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong giai đoạn này tuy số lượng học viên không nhiều nhưng nó đã góp phần đào tạo các nguồn nhân lực tại các địa phương, cơ quan, xí nghiệp trong thời kỳ chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc ở nước ta.

Trong giai đoạn từ năm 1977-1988, Bộ Giáo dục đã thí điểm mở các khóa đào tạo giáo viên tại các địa phương theo hình thức tự học kết hợp với thực tập sư phạm thường xuyên, đã tạo được gần 2000 học viên, thi tốt nghiệp chung với hệ chính quy, góp phần bổ sung đội ngũ giáo viên phổ thông đang thiếu hụt nghiêm trọng ở thời kỳ cả nước vừa mới hoàn toàn thống nhất.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 10


Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học theo hình thức tự học có hướng dẫn (Quyết định 2091/ GD-ĐT ngày 07 tháng 10 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Để quản lý quá trình đào tạo ở trình độ đại học theo hình thức học từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế tạm thời về xét tuyển, thi - kiểm tra và cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp đào tạo từ xa (Ban hành theo quyết định số 1860/GD - ĐT ngày 25 tháng 5 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo). Và ban hành chính thức Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức đào tạo từ xa (theo quyết định số 40/ 2003 QĐ - BGD & ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở đào tạo từ xa, các địa phương triển khai các hoạt động đào tạo từ xa nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nhờ phát triển nhanh các phương tiện truyền thanh, truyền hình, thiết bị in ấn và công nghệ thông tin hiện đại và kinh nghiệm thành công của các nước trong khu vực về đào tạo từ xa, đào tạo từ xa Việt Nam trải qua gần hai mươi năm qua, đã có những bước phát triển đáng kể về mạng lưới hệ thống đào tạo từ xa ở các địa phương, đã từng bước phát triển mạnh mẽ, tận dụng được cơ sở vật chất của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp Tỉnh, Thành (Phố), các Trường Đại học, Cao đẳng ở các địa phương trong cả nước là cơ sở đào tạo từ xa cho các Trường Đại học, Học viện, các Viện có cơ sở đào tạo từ xa, thực hiện đào tạo từ xa. Số lượng học viên tham gia phương thức đào tạo từ xa ngày càng đa dạng về ngành nghề cũng như độ tuổi, thành phần kinh tế khác nhau ở mọi miền tổ quốc, từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và hải đảo. Chất lượng đào tạo từ xa dần dần được xã hội thừa nhận ở các lĩnh vực như các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài và các cơ quan nhà nước khác. Nhiều đề án cấp Quốc gia và cấp Bộ đã được triển khai nghiên cứu, nhiều chương trình dạy ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, xã hội, về nghiệp vụ quản lý kinh tế đã được thực hiện trên Đài Phát thanh, Truyền hình ngày càng phong phú, đa dạng và thiết thực, phục vụ nhu cầu học tập của xã hội. Việc thử nghiệm và triển khai đào tạo từ xa trên mạng bước đầu có


những kết quả đáng khích lệ làm thay đổi dần dần độ tuổi học viên theo học theo phương thức đào tạo từ xa, số học viên theo học từ xa trên mạng chủ yếu là người trẻ tuổi hơn so với độ tuổi học viên từ xa nói chung (33 đến 37 tuổi). Hệ thống giáo trình, học liệu hỗ trợ đào tạo từ xa ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên đối với đào tạo từ xa trên mạng quy mô hiện nay còn nhỏ, chủ yếu tập trung ở các Thành Phố lớn, nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt, đáp ứng nhu cầu của các học viên đã có nền tảng về công nghệ thông tin ban đầu.

2.1.1. Về phát triển quy mô mạng lưới

Phát triển đào tạo từ xa, Chính phủ đã cho phép thành lập 2 cơ sở đào tạo từ xa (Viện đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh) với chức năng và nhiệm vụ chính là đào tạo từ xa. Sau đó năm 1994 đã thành lập các trung tâm giáo dục từ xa ở một số trường đại học, do vậy đến năm 2012 ở Việt Nam đã có 21 cơ sở đào tạo từ xa đăng ký với Bộ Giáo dục & Đào tạo, các Trường Đại học phát triển các ngành nghề đào tạo từ xa trên nền tảng sẵn có của nhà trường, ví dụ như: Các chuyên ngành đào tạo, giáo viên giảng dạy tại nhà trường, làm cho các ngành nghề đào tạo từ xa ngày càng phong phú và đa dạng phục vụ sự đa dạng của người học.

Đối với nguồn học viên đào tạo từ xa tại các nước Đông Nam Á, các nước trong khu vực và nước ta hiện nay, chủ yếu là các học viên đã có việc làm tại các thành phần kinh tế của xã hội, tại các tỉnh, thành (phố) và các địa phương. Hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, các Trường Cao đẳng, Đại học tại các địa phương tạo thành cơ sở tiếp nhận các chương trình đào tạo từ xa rộng khắp, thuận lợi cho việc phát triển đào tạo từ xa. Hiện nay trên cả nước đã có 66 trung tâm nằm trên 63 Tỉnh (Thành, Phố), liên kết với các Trường Đại học tham gia vào quá trình đào tạo từ xa tại các địa phương. Vì vậy, ngay khi phương thức đào tạo từ xa ra đời, được người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc tìm hiểu và theo học, với số lượng học viên tăng lên nhanh chóng theo từng năm như là một hiện tượng của đào tạo từ xa.

Theo số liệu báo cáo tại Hội thảo khoa học Quốc gia về đào tạo Mở và Từ xa năm 2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tổng số học viên đã tốt nghiệp đại học theo


hình thức đào tạo từ xa là 159.947 học viên và số người theo học tại năm đó là 232.781 học viên[Phụ lục 1]. Như vậy, sau 15 năm tổ chức và đào tạo số người theo học theo phương thức đào tạo từ xa còn khiêm tốn so với nhu cầu một đất nước hơn tám mươi triệu dân.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo[phụ lục 1], tính đến cuối năm 2012 cả nước đã có 21 cơ sở đào tạo từ xa đăng ký đào tạo từ xa trong đó đã có 17 cơ sở đào tạo từ xa đã được phân chỉ tiêu tuyển sinh, nhưng mới chỉ có 15 cơ sở đã tuyển sinh được học viên theo học từ xa. Quy mô học viên từ xa năm 2012 là: 161 047 học viên tỷ lệ học viên đang theo học các chương trình theo hình thức đào tạo từ xa ở tất cả các cơ sở đào tạo từ xa trong cả nước, ở trình độ đại học với 90 ngành nghề được đào tạo, phân theo khối ngành như sau: (i) Khoa học tự nhiên: 336/161.047 học viên(0,2%), (ii) Khoa học xã hội: 45541/161.047 học viên(28,27%),

(iii) Kinh doanh – Quản lý: 57 140/ 161.047 học viên(35,48%), (iv) Kỹ thuật – Công nghệ: 13 147/161.047 học viên(8,16%), (v) Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: 44 883/161.047 học viên(27,86%).

Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2009[phụ lục 1] số học viên đang sinh sống và làm việc tại vùng núi các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên, vùng sâu vùng xa, đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 30% số học viên, số học viên đang làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm từ 60 đến 70% số học viên đang theo học, đối với ngành sư phạm chỉ tuyển cán bộ đang công tác trong ngành, chủ yếu là cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, hiện nay nước ta có 21 cơ sở đào tạo từ xa tại các Trường Đại học, Học viện và các Viện, nhưng số lượng học viên đang được đào tạo chủ yếu tập trung vào các cơ sở đào tạo từ xa tại: Đại học Huế (48.038 học viên), Đại học Sư phạm Hà Nội (45.327 học viên), Viện Đại học Mở Hà Nội (42.000 học viên) và Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh (39.519 học viên). Các cơ sở đào tạo từ xa còn lại chủ yếu mới tham gia đào tạo, số học viên còn hạn chế so với cơ sở vật chất cần thiết đầu tư cho đào tạo từ xa (Vì đào tạo từ xa là áp dụng công nghệ đào tạo cho số đông), nếu số học viên hạn chế như hiện nay thì chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất


ban đầu tính trên đầu học viên quá lớn do vậy tính hiệu quả thấp, dẫn đến các cơ sở đào tạo khó có khả năng trang trải và đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ cho đào tạo từ xa, trong khi vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo từ xa hiện nay chưa có. Do vậy các chương trình đào tạo từ xa trong thời gian qua đã góp phần quan trọng cho việc đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực còn thiếu cho các vùng miền còn khó khăn về mọi mặt, nhất là khó khăn về kinh tế, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cụ thể là: (i) Giáo viên mần non, (ii) Giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn, góp phần tích cực thực hiện công cuộc xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2010 theo nghị quyết số 41/ 2000/ QH 10 của Quốc hội.

2.1.2. Tổ chức quá trình đào tạo

Đào tạo từ xa tại Việt Nam, nhà nước hầu như chưa có đầu tư, cho nên để đào tạo theo phương thức đào tạo từ xa, các cơ sở đào tạo từ xa trong cả nước trong thời gian vừa qua đã phải tự xây dựng quy chế riêng về đào tạo từ xa và cùng với các trung tâm đào tạo từ xa thuộc các trung tâm giáo dục thường xuyên các Tỉnh, Thành phố và các Trường Đại học, Cao đẳng tại các địa phương, lập kế hoạch mở các khóa đào tạo, với nguồn học viên từ các địa phương chiêu sinh, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng ngành, từng khóa học. Các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trường Đại học, Học viện và các Viện kết hợp chặt chẽ với các trung tâm đào tạo từ xa tại các địa phương cung cấp giáo trình, học liệu và các công cụ hỗ trợ học tập khác cần thiết cho học viên nghiên cứu trước khi các cơ sở đào tạo từ xa tổ chức ôn tập và giải đáp thắc mắc môn học. Căn cứ vào quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các cơ sở đào tạo từ xa đã làm tốt công tác tổ chức quy trình đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể giữa trung tâm đào tạo từ xa của các cơ sở đào tạo từ xa với các khoa chuyên môn, các phòng ban trong cơ sở đào tạo từ xa, với các cơ sở tiếp nhận chương trình đào tạo từ xa của các địa phương, tạo thành hệ thống đa chiều trong quản lý và điều hành đào tạo từ xa.

2.1.3. Hợp tác quốc tế

Việt Nam là một Quốc gia có hệ thống đào tạo từ xa phát triển tương đối nhanh trong khu vực, tuy nhiên hệ thống đào tạo từ xa của nước ta xuất hiện không


sớm so với các nước trong khu vực và quốc tế, vì vậy việc học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý đào tạo đặc biệt là tham khảo công nghệ đào tạo từ xa và sự hỗ trợ của các nước trong khu vực và các nước trên Thế giới có hệ thống đào tạo từ xa phát triển về mặt kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Ngay từ những năm đầu hệ thống đào tạo từ xa Việt Nam ra đời, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho các cơ sở đào tạo từ xa trong nước liên kết với các tổ chức Quốc tế tham gia, hỗ trợ đào tạo từ xa. Cụ thể năm 1993 - 1994 tổ chức Pháp ngữ (Francophone organization) đã hỗ trợ một Dự án huấn luyện về lý luận và công nghệ đào tạo từ xa. Đầu năm 1997 Vương quốc Bỉ đã tài trợ 2 tỷ USD để tổ chức bồi dưỡng, đào tạo giáo viên bậc cơ sở cho 6 tỉnh miền núi, vùng sâu, bao gồm: Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Bạc Liêu và Cà Mau. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Huế được giao nhiệm vụ thực hiện dự án này. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, dự án đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, trong những năm đầu tiên đã đào tạo trình độ đại học cho 1.500 giáo viên tiểu học và 2.500 giáo viên trung học cơ sở cho các địa phương có điều kiện kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, việc đào tạo nhân lực cung cấp cho địa phương là hết sức khó khăn. Trong cùng thời gian đó dự án đã có tác dụng lôi cuốn nhiều tỉnh, nhiều học viên tuy không được hưởng kinh phí của dự án nhưng cũng tích cực học tập. Dự án đã hỗ trợ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Huế biên soạn và phát hành trên 200 cuốn giáo trình môn học dành riêng cho đào tạo từ xa và hơn 20 tập tài liệu huấn luyện phương pháp và thực hành sư phạm cho học viên học tập.

Từ năm 1999 đến nay, các cơ sở đào tạo từ xa tại các Trường Đại học, Học viện và các Viện được sự hỗ trợ đắc lực và tạo điều kiện từ phía Bộ giáo dục & Đào tạo đã có nhiều cố gắng và từng bước trong việc mở rộng hợp tác với nước ngoài. Trong đó, Viện Đại học Mở Hà Nội hợp tác với nhiều trường Đại học Mở và từ xa, Truyền hình, có hệ thống đào tạo từ xa phát triển, với công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến và đa dạng, với trình độ tổ chức quản lý hệ thống tương đối linh hoạt, bao gồm các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Philippin, Úc, Canada, Indonesia, Hàn Quốc, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Giáo dục Mở Thế giới


và Hiệp Hội các Trường Đại học Mở và Từ xa của các nước Châu Á-Thái Bình Dương (Asian Association of Open Universities - AAOU). Đại học Mở bán công Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những chương trình hợp tác với các Đại học Mở và Từ xa Sukhothai Thammathirat, Wang Klainangwon (Thái Lan). Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh hợp tác với các trường Đại học British Colombia (Canada), Nottingham (Anh quốc), Informatics (Singapore) để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo trình tài liệu học tập, phát triển hệ thống quản lý đào tạo từ xa qua mạng. Đại học Huế hợp tác với Đại học từ xa Telé Université Quebéc (Canada). Các trường khác cũng đã tìm kiếm và ký kết được nhiều văn bản, chương trình và tham gia các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo từ xa, tranh thủ được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính của một số nước và những kinh nghiệm thành công của một số nước về lĩnh vực đào tạo từ xa, nhất là học hỏi công nghệ đào tạo và các học liệu hỗ trợ đào tạo từ xa.

2.2. Những hạn chế yếu kém

Cách đây gần 40 năm, trước khi thành lập Hiệp Hội các Trường Đại học Mở Châu Á, khoảng 100 đại biểu từ hầu hết các vùng thuộc Châu Á và một số từ Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ đã tụ họp tại thành phố Penang, Malaixia để khám phá ý tưởng “Mới” gọi là “Đào tạo Mở và Từ xa”. Tại thời điểm đó, hai trường Đại học Mở ở Châu Á là Đại học Mở Sukhothai Thammathirat và Đại học Mở Alama Iqbal mới tròn một tuổi. Các đại biểu trao đổi về đào tạo Từ xa hơn là về đào tạo Mở. Những chuyên đề đưa ra thảo luận xoay quanh các vấn đề về công nghệ, chương trình, chỉ đạo, trợ giúp người học, tài chính và chính sách. Từ đó tới nay, mặc dù môi trường công nghệ đã thay đổi, mối quan tâm của các nhà đào tạo từ xa ngày nay cũng hầu như giống thời bấy giờ. Như vậy, đào tạo từ xa tại Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Châu Á, cho nên khó tránh khỏi những hạn chế, yếu kém trong các khâu của quá trình đào tạo từ xa như các nước trong khu vực hiện nay.

2.2.1. Công nghệ đào tạo

Cho đến nay, học liệu chủ yếu của học viên đào tạo từ xa tại Việt Nam chủ yếu là tài liệu in kết hợp sử dụng một số CD-ROM, băng đĩa, băng hình. Nếu so

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí