Kết Quả Thực Nghiệm Ước Lượng Hàm Cầu Đào Tạo Từ Xa Tại Việt Nam


gia các lớp học nghề, sau đó gia nhập thị trường lao động và kết hợp với vừa làm là tham gia các khóa đào tạo từ xa, nhằm hoàn thiện kiến thức giáo dục Đại học. Số rất ít học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tiếp cận ngay với đào tạo từ xa, nếu có đa số những học sinh này vừa tham gia khóa học chính thức tại một Trường Đại học, kết hợp tham gia đào tạo song song hai văn bằng từ hình thức đào tạo từ xa.

Nhìn nhận trên góc độ xu hướng mạnh mẽ hướng tới học tập theo hình thức đào tạo từ xa tại Việt Nam, một nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề ảnh hưởng tới cầu cá nhân về đào tạo từ xa có thể cung cấp cho những nhà quản lý giáo dục quan tâm tới cái nhìn cần thiết hơn về những yếu tố khích lệ người học, từ đó trở thành công cụ hoạch định có giá trị.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆT NAM


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài cần tập trung: (i) Xác định các nhân tố có tiềm năng ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa của người dân đang đi làm và học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, những người mong muốn được đào tạo lại, (ii) Đánh giá tác động tương đối của các nhân tố theo yêu cầu thông qua điều tra tác động của chúng về ý định đào tạo từ xa của người dân, trên cơ sở đó xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam.

3.1. Phương pháp nghiên cứu và số liệu

Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng, thu thập số liệu sơ cấp cung cấp cho việc phân tích định lượng, bởi lẽ: (i) Phương pháp nghiên cứu định tính có thể bổ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa phù hợp với phương pháp điều tra, (ii) Phương pháp nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng các phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu, (iii) Nghiên cứu định tính giúp giải thích các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa được phát hiện trong nghiên cứu định lượng.

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

3.1.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu, nhằm mô tả và phân tích những đặc điểm của người dân Việt Nam có ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa. Trong nghiên cứu, tác giả thu thập ý kiến từ một số nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm thu thập ý kiến: (i) Các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo từ xa bằng hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn theo hình thức phỏng vấn sâu và trực tiếp với hình thức phỏng vấn bán cấu trúc, nhằm thu nhận các ý kiến từ các chuyên gia. Địa phương được chọn phỏng vấn các chuyên gia thuộc lĩnh vực đào

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 12


tạo từ xa tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh đại diện cho ba miềm trong toàn Quốc, (ii) Các học viên đang theo học từ xa và người lao động tại các địa phương, được thu thập ý kiến thông qua tập trung thảo luận nhóm sau các buổi hướng dẫn giải đáp thắc mắc môn học được thảo luận trên lớp tại các địa phương. Địa phương được chọn thảo luận nhóm của học viên đào tạo từ xa và người lao động là: Hải Phòng, Nghệ An và Cần Thơ đại diện cho ba miềm của cả nước.

Số liệu thu thập qua các buổi phỏng vấn các chuyên gia và ý kiến đóng góp trong các buổi hội thảo nhóm của học viên từ xa và người lao động được tập hợp, chọn lọc, phân tích, đánh giá và được đồng thuận của các giáo viên hướng dẫn và đi đến thống nhất, một tập hợp các nhân tố dự kiến, ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam.

3.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết mối quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phiếu câu hỏi phục vụ cho việc phân tích các nhân tố, căn cứ vào các hệ số ảnh hưởng của mỗi câu hỏi trong phiếu câu hỏi điều tra có hệ số không lớn được loại bỏ và giữ lại các câu hỏi trong các nhân tố có hệ số ảnh hưởng tương đối lớn đi đến sử dụng mô hình và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, và giữ lại các nhân tố có ý nghĩa thống kê thông qua phân tích phương sai của từng nhân tố.

a. Lựa chọn mô hình ứng dụng

Đối với các mô hình hồi quy mà biến phụ thuộc là biến định tính được lượng hóa theo những giá trị lựa chọn không liên tục, phương pháp bình phương nhỏ nhất, một phương pháp thường được sử dụng trong kinh tế lượng và mô hình hóa sản xuất sẽ không phù hợp. Cho nên các mô hình logistics phi tuyến để lượng hóa các biến số như sự hài lòng, mức độ đồng ý có thể được sử dụng.

Trong kinh tế học, mối quan hệ giữa lượng cầu đối với dịch vụ đào tạo từ xa và các yếu tố ảnh hưởng dưới dạng hàm số tổng quát sau[3(a)]:

Yi = + Xi + i


Trong đó: Yi là lượng cầu đào tạo từ xa và X là véc tơ các biến giải thích. Đánh giá tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội đến lượng cầu đào tạo đại học và sau đại học của người dân ở cộng hòa Síp năm 1998[51] đã sử dụng mô hình logistics để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm của mô hình cầu đào tạo đại học và sau đại học: Yi = + Xi + i.

Trong đó Y là đơn vị của sự lựa chọn, vectơ X thể hiện những biến giải

thích, cho sự lựa chọn của cá nhân i được phỏng vấn, là sai số ngẫu nhiên.

b. Xây dựng mô hình logistic

Trong nghiên cứu này, người được phỏng vấn sẽ trả lời với hai lựa chọn: Có ý định hay không có ý định tham gia học phương thức đào tạo từ xa với câu hỏi được đặt ra. Do đó mô hình binary logistics được sử dụng với biến phụ thuộc nhận một trong hai giá trị là 0 (cho những phiếu câu hỏi trả lời không tham gia học theo phương thức đào tạo từ xa), hoặc 1 (cho những phiếu câu hỏi trả lời có ý định tham gia học theo phương thức đào tạo từ xa). Các tham số của mô hình sẽ cho biết tác động của các biến độc lập đối với xác suất đồng ý của người dân có định hướng theo học phương thức đào tạo từ xa. Mô hình binary logistics cho nhiều biến độc lập được mô tả như sau[3]:

Logit [P(Yi = 1)] = Log[P(Yi = 1)] / 1- Log[P (Yi = 1)] = b0 + bXi Trong đó:

- Xi là các véc tơ các biến độc lập đại diện cho người phỏng vấn.

- Y: Là biến nhị phân thể hiện khả năng tham dự đào tạo từ xa của người được phỏng vấn, Trong đó:

Y = 1 với phiếu câu hỏi trả lời “có ý định theo học phương thức đào tạo từ xa”

Y = 0 với phiếu câu hỏi trả lời “không có ý định theo học phương thức đào tạo từ xa”.

P: Xác suất trả lời của người được phỏng vấn với Y = 1. i: Số thứ tự của mẫu được phỏng vấn.

b0: Hằng số của mô hình.

b: Véc tơ các tham số tương ứng với các biến giải thích.


Để xác định và thẩm định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa, trên cơ sở đó xây dựng được hàm cầu đào tạo từ xa, nghiên cứu đã thiết kế, xây dựng phiếu câu hỏi. Phiếu câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở phiếu câu hỏi của các nghiên cứu trước đây, đã được thẩm định và công bố kết quả trên tạp chí quốc tế, nghiên cứu đã tiến hành phát triển, xây dựng, bổ sung phần nội dung phiếu câu hỏi dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, nhằm phù hợp với môi trường đào tạo từ xa tại Việt Nam. Phiếu câu hỏi xây dựng, được thông qua giáo viên hướng dẫn, xin ý kiến các chuyên gia và các nhà quản lý đào tạo từ xa. Phiếu câu hỏi được tiến hành điều tra thử tại một số điểm đào tạo từ xa tại Hà Nội và những địa phương lân cận như: Bắc Ninh, Hải phòng. Số phiếu câu hỏi điều tra thử, được tổng hợp, phân tích trên phần mềm Statistical Package for the Social Sciences - SPSS, sau đó sửa chữa, chỉnh sửa về mặt nội dung cũng như kỹ thuật. Bước tiếp theo, phiếu câu hỏi được hoàn thiện sau điều tra thử, được tiến hành điều tra trên diện rộng với quy mô lớn và được gửi đến tận tay người lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học và một số người đã tốt nghiệp đại học có nhu cầu đào tạo lại, tại các cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội, công an, học sinh bổ túc văn hóa lớp 12.

3.1.2. Nguồn dữ liệu thu thập

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu phi xác suất theo đánh giá chủ quan kết hợp với sự thuận tiện trong điều tra. Phiếu câu hỏi được chuẩn bị và được chuyển đến các đối tượng điều tra sau: (i) Người lao động đã tốt nghiệp Phổ thông trung học và một số người lao động đã tốt nghiệp Đại học nhưng có nhu cầu đào tạo lại tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, (ii) Học sinh lớp 12 hệ bổ túc văn hóa.

Quá trình điều tra thông qua phiếu câu hỏi được tiến hành theo hai bước: (i) Giảng viên về các cơ sở đào tạo từ xa tại các địa phương hướng dẫn học viên đang theo học đào tạo từ xa cách điều tra người lao động thông qua phiếu câu hỏi, cán bộ tại các cơ sở giáo dục thường xuyên đảm nhận hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ bổ túc văn hóa trả lời phiếu câu hỏi, (ii) Học viên đào tạo từ xa đã được giảng viên hướng dẫn, đảm nhận công việc điều tra tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp học viên đang công tác, địa phương học viên đang sinh sống và hướng dẫn người lao động trả lời phiếu câu hỏi. Trong quá trình điều tra tại cơ sở, học viên thường xuyên liên lạc với giảng viên để được hướng dẫn và giải quyết những vấn đề phát sinh mới.


Người trả lời phiếu câu hỏi được học viên đào tạo từ xa chuyển đến tận tay và hướng dẫn trả lời phiếu câu hỏi một cách khách quan, trung thực theo quan điểm của người được trả lời phiếu câu hỏi. Số phiếu câu hỏi đã được điều tra đảm bảo tính đại diện cho: (i) Các miền trong cả nước, bao gồm: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam, (ii) Các địa bàn dân cư thành phố, nông thôn, (iii) Đại diện cho các khu vực Đồng bằng, Miền núi, Hải đảo, (iv) Đại diện cho các khu vực khác nhau của cả nước, ví dụ: Khu vực Tây Nam, khu vực Đông Nam, khu vực đồng bằng miền Trung, khu vực Tây nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, khu vực Đông Bắc Bộ, khu vực Tây Bắc Bộ, các tỉnh Biên giới phía bắc.

Số lượng mẫu điều tra, đã được phỏng vấn tại 25 Tỉnh, Thành phố trong cả nước[Phụ lục 3], đảm bảo tối thiểu mỗi điểm đạt từ 40 mẫu trở lên, Tổng thể mẫu đã được điều tra, phỏng vấn và thu được 2533 mẫu đại diện cho các vùng, các miền trong cả nước.

Thời gian phát phiếu thăm dò được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2011. Với số cán bộ về các địa phương thu thập số liệu bằng phiếu câu hỏi, có thâm niên công tác trong lĩnh vực đào tạo từ xa, vì vậy người trả lời phiếu câu hỏi được sự giúp đỡ, hướng dẫn, giải thích tận tình chu đáo, cho nên người trả lời câu hỏi có tinh thần hợp tác và trách nhiệm tương đối cao với cuộc điều tra thăm dò này. Căn cứ vào số liệu thu thập thông qua phiếu điều tra phù hợp với nội dung nghiên cứu. Phiếu câu hỏi đã được điều tra thăm dò, thu thập, được chỉnh sửa dữ liệu thô, làm sạch dữ liệu và được đặt tên cho các biến, gán nhãn cho biến, gán nhãn cho giá trị của biến, định dạng cho biến, ấn định kích cỡ và kiểu cho từng biến, đánh số cho từng phiếu câu hỏi, nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 nhập dữ liệu vào máy. Mỗi dòng dữ liệu là phần trả lời của một phiếu câu hỏi.

3.1.3. Thước đo biến số

Trong phiếu câu hỏi, người trả lời phiếu câu hỏi được yêu cầu chỉ ra khả năng tham dự đào tạo từ xa của bản thân, đồng thời nói lên các quan điểm riêng của mình về đào tạo từ xa, và các thông tin cá nhân quan trọng khác. Phiếu câu hỏi cũng đưa ra 45 câu hỏi liên quan đến những ảnh hưởng tiềm tàng về định hướng giáo dục và nghề nghiệp và 10 câu hỏi về thông tin cá nhân người trả lời phiếu câu hỏi. Cụ


thể, phiếu câu hỏi hướng dẫn người trả lời chỉ ra các phương án chọn theo 5 mức điểm tùy từng câu trả lời. Trong đó mức1: Rất không đồng ý, mức2: Không đồng ý, mức3: Bình thường, mức4: Đồng ý, mức5: Rất đồng ý. Các phương án xoay quanh một vài nguồn ảnh hưởng đến các kế hoạch học tập và nghề nghiệp của người trả lời phiếu câu hỏi.

3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các phân tích nhân tố, được tổng hợp nhằm phân loại các biến số với ảnh hưởng tiềm tàng tới định hướng đào tạo từ xa. Sự tiếp cận theo cách phân tích trong việc phân tích nhân tố là phương pháp kỹ thuật cấu thành chủ yếu. Các nhân tố được dùng lặp lại cũng với việc sử dụng phương pháp luân phiên cực đại. Thông qua phân tích nhân tố, những luận điểm gốc trong phiếu câu hỏi được nhóm lại thành những biến số “mới” vì vậy, khiến cho chuỗi dữ liệu đơn giản hơn. Các nhóm nhân tố được tạo thành, được dùng như các biến giải thích trong phân tích hồi quy logistic với những dự định học tập của người trả lời câu hỏi là biến độc lập.

Theo mô hình hồi quy này, giá trị có thể dự báo của biến phụ thuộc được hiểu là xác suất một cá nhân nào đó sẽ chọn một lựa chọn nào đó, khi đặc điểm của người này được đánh giá bằng các giá trị của các biến độc lập. Mô hình hồi quy đã được dùng để điều tra mối liên hệ giữa điểm số của một người trả lời trong những vấn đề đã được nhận định và những đặc điểm cơ sở, và khả năng tham dự đào tạo từ xa của người đó. Vì vậy, mô hình giúp đo lường các ảnh hưởng của từng nhân tố và đặc điểm của từng cầu cá nhân về đào tạo từ xa.

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Các nhận định đưa ra về các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa, từ kết quả nghiên cứu định tính bao gồm tổng hợp ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo từ xa và kết quả thảo luận nhóm từ học viên đang tham gia đào tạo từ xa, người lao động đại diện cho ba khu vực: (i) Miền Bắc, (ii) Miền Trung, (iii) Miền Nam, các kết quả tương đối tập trung và thống nhất giữa ba khu vực. Cụ thể là 100% các chuyên gia và các nhóm học viên, người lao động đồng ý với kết quả được tổng hợp:


Ngoài 8 nhân tố các tác giả đã nghiên cứu và thẩm định có ảnh hưởng đến cầu đào tạo đại học nói chung, đối với đào tạo từ xa tại Việt Nam cần bổ sung 4 nhân tố sau:

(i) Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với đào tạo từ xa, (ii) Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa (iii) Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người học và thị trường lao động, (iv) Áp lực của gia đình và xã hội đối với đào tạo.

Tóm lại, với các nghiên cứu trước đây, đã xác định và thẩm định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo đại học, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa bao gồm: (H1) Tâm lý cá nhân, (H2) Các quan điểm về việc làm, (H3) Các quan điểm về thị trường lao động trực tiếp ban đầu, (H4) Kinh tế, (H5) Quan điểm tiêu dùng - sử dụng dịch vụ, (H6) Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây, (H7) Ảnh hưởng bởi những người quan trọng khác, (8) Học phí đào tạo từ xa, (H9) Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với đào tạo từ xa, (H10) Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa, (H11) Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người học và thị trường lao lao động, (H12) Áp lực của gia đình và xã hội đối với đào tạo.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Mã hóa số liệu

Biến phụ thuộc là: Khả năng tham dự đào tạo từ xa được xác định dựa trên kết quả trả lời của người trả lời phiếu câu hỏi, biến này nhận giá trị 1 nếu người trả lời phiếu câu hỏi có ý định theo học theo phương thức đào tạo từ xa và nhận giá trị bằng 0 nếu người trả lời bảng hỏi không có ý định theo học theo phương thức đào tạo từ xa.

Biến độc lập là: Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng theo học theo phương thức đào tạo từ xa của người được trả lời bảng hỏi.

3.2.2.2. Kết quả phân tích tổng hợp

Một tỉ lệ cao 1524/2533 (60,17%) những người tham gia trả lời phiếu câu hỏi có khả năng tham dự đào tạo từ xa, 1009/2533 người(39,83%) còn lại không có ý định tham dự đào tạo từ xa. Số liệu này có thể được coi là vượt dự báo tỷ lệ người lao động được phỏng vấn trả lời có ý định học theo phương thức đào tạo từ xa, mặc dù một số địa phương của Việt Nam không tuyển dụng lao động được đào tạo phi chính quy

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí