Bãi Phủ, Sen Bàng, Nghi Văn, Quỳnh Hoan, Lệ Ninh... Khu vực giới tuyến có Nông trường Quyết Thắng thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Có thể nói, NTQD được phân bố rộng khắp từ đồng bằng, ven biển đến vùng trung du, miền núi; từ Tuyên Quang (vĩ tuyến 21049) cho đến Quảng Trị (vĩ tuyến 170). Hầu khắp các tỉnh trên toàn miền Bắc đều có NTQD, tập trung nhiều nhất là ở tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An. Đến năm 1965, miền Bắc đã hình thành một hệ thống NTQD trải dài từ Tây Bắc đến khu vực giới tuyến Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Về số lượng, giai đoạn này, số lượng NTQD thường không ổn định, do lúc tách, lúc sáp nhập các NTQD với nhau. Đầu năm 1960, miền Bắc có tổng số 59 NTQD, trong đó có 15 NTQD, 35 Nông trường quân đội và 9 Liên đoàn sản xuất.
Từ năm 1961, công tác xây dựng NTQD được đẩy mạnh. Một mặt, Bộ Nông trường sáp nhập những nông trường có diện tích nhỏ, mặt khác đẩy mạnh mở rộng và thành lập mới NTQD. Trên cơ sở của 59 NTQD, Bộ Nông trường sắp xếp lại còn 46 NTQD: Khu vực Tây Bắc còn 5 NTQD; Khu vực Việt Bắc có 7 NTQD; Khu vực Đông Bắc có 1 NTQD; Toàn bộ khu vực trung du Bắc Bộ có 13 NTQD; Khu vực Thanh Hóa có 6 NTQD; Khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh có 11 NTQD. Khu vực Quảng Bình và vùng giới tuyến Vĩnh Linh (Quảng Trị) có 3 NTQD [31]. Đến cuối năm 1965, miền Bắc có tổng số 59 NTQD. (Xem chi tiết ở Phụ lục: Mục lục 1.12)
Về quy mô, 5 năm đầu xây dựng (1955-1960), quy mô các NTQD không đồng đều. 15 NTQD được xây dựng trên cơ sở phục hồi, cải tạo các đồn điền cũ, quy mô rất nhỏ, khoảng 70-100 ha/1 NTQD. Các Nông trường quân đội và Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam thì quy mô có lớn hơn, từ 200 ha đến trên 2.000 ha.
Từ sau năm 1960, quy mô NTQD được mở rộng hơn. Bộ Nông trường sáp nhập một số nông trường có quy mô nhỏ19; đồng thời, Bộ Nông trường mở rộng và thành lập mới các NTQD. Sau khi sắp xếp lại, quy mô của NTQD phân thành 3 loại: Loại lớn có quy mô trên 2.000 ha với 1.500 công nhân viên trở lên; loại vừa có quy mô
19 Khu vực Vĩnh Linh: Sáp nhập nông trường Hồ Xá vào nông trường Bến Quang. Khu vực Quảng Bình: Sáp nhập đội đánh cá Nhật Lệ vào nông trường Sen Bàng (sau này thống nhất nông trường Sen Bàng và nông trường Phú Quý lại làm một). Khu vực Thanh Hóa: Sáp nhập nông trường Thống Nhất và Thắng Lợi. Khu vực Ninh Bình: Sáp nhập nông trường Sơn Hà vào nông trường Đồng Giao. Khu vực Hòa Bình: Sáp nhập 20/7 và 23/9. Vùng Điện Biên: Sáp nhập các nông trường Mường Ảng, Mường Phăng vào nông trường Điện Biên. Vùng Nà Sản: Sáp nhập nông trường Chiềng Khương vào nông trường Nà Sản. Vùng Quang Huy: Sáp nhập nông trường Quang Huy, Nghĩa Lộ vào nông trường Thượng Bằng La. Ngoài ra, Bộ cũng mở một khu vực sản xuất ở vùng Tam Đường thuộc nông trường Than Uyên; nông trường E 242 chia thành ba nông trường ở Hiên, Yên Bình và Kim Xuyên; ở Lạng Sơn mở thêm nông trường Lộc Bình; ở Thái Nguyên ở thêm nông trường Bờ Đậu; ở Tây Bắc mở thêm hai nông trường nhỏ ở Phiềng Bi và ở Thuận Châu [26].
từ 500 ha-2.000 ha với trên dưới 1.000 công nhân viên; loại nhỏ có quy mô diện tích dưới 500 ha với khoảng 100-200 công nhân viên [25]. Nhìn chung, trong những năm 1961-1965, quy mô của NTQD mở rộng hơn h n so với những năm 1955-1960. Đến năm 1965, bình quân một NTQD có quy mô khoảng 1.000 ha/1 NTQD.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý và l c lượng lao động Tổ chức bộ máy quản lý
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Nông Trường Quốc Doanh Ở Nước Ngoài
- Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Trường Quốc Doanh
- Mạng Lưới Nông Trường Quốc Doanh Ở Miền Bắc Việt Nam Hợp Nhất Ba Loại H Nh Sản Xuất Nông Nghiệp Thành Mạng Lưới Ntqd
- Mối Quan Hệ Giữa Nông Trường Quốc Doanh Với Nhân Dân Và Chính Quyền Địa Phương
- So Sánh Năng Suất Sử Dụng Máy Nông Nghiệp Trong Sản Xuất Ở Ntqd Giữa Liên Xô Và Miền Bắc Việt Nam Năm 1958
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 11
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Trước tháng 10-1960, NTQD, nông trường quân đội và các liên đoàn sản xuất nông nghiệp do Bộ Nông lâm, Bộ Quốc phòng và Ban Thống nhất quản lý. Ba loại hình tổ chức bộ máy quản lý theo cách riêng. Sau tháng 10-1960, nông trường quân đội không còn giữ chế độ và hình thức tổ chức quân đội như cũ mà được tổ chức lại và hoạt động theo mô hình NTQD, chuyển từ chế độ cung cấp sang hạch toán kinh tế, chuyển từ chế độ là quân nhân sang là công nhân. Các liên đoàn sản xuất nông nghiệp cũng chuyển sang mô NQTD, không còn Hội đồng Quản trị. Bộ máy tổ chức quản lý được thống nhất trong toàn NTQD như sau:
Cấp Trung ương, Bộ Nông trường là cơ quan quản lý trực tiếp đối với toàn NTQD trước Đảng và Nhà nước, chỉ đạo và tổ chức mọi hoạt động của NTQD.
Tại NTQD, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở NTQD gồm tổ chức Đảng và tổ chức chính quyền. Đảng lãnh đạo về mặt chính trị, chính quyền chỉ đạo về mặt quản lý. Về tổ chức chính quyền, sau năm 1960, Ban Quản đốc nông trường chuyển thành Ban Giám đốc nông trường. Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, trong đó, Giám đốc là thủ trưởng cao nhất của nông trường, trợ giúp cho Giám
đốc có Phó Giám đốc.
Giúp việc cho Ban Giám đốc có các phòng, ban chuyên môn như: phòng Trồng trọt, phòng Chăn nuôi, phòng Cơ khí, phòng Chế biến, phòng Kiến thiết cơ bản, phòng Kế hoạch tài vụ, phòng Tổ chức lao động, phòng Hành chính quản trị, ban Bảo vệ tự vệ, ban Y tế… Mỗi phòng, ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Mỗi phòng đều có Trưởng phòng phụ trách quản lý. Đối với các phòng sản xuất còn có các Đội sản xuất (Đội trồng trọt, Đội chăn nuôi, Đội khai hoang, Đội cơ khí, Đội chế biến, Đội kiến thiết…), Tổ sản xuất (Tổ trồng trọt, Tổ chăn nuôi, Tổ khai hoang, Tổ cơ khí, Tổ chế biến, Tổ kiến thiết…). Mỗi Đội và Tổ có Đội trưởng và Tổ trưởng.
Từ năm 1962, các NTQD thực hiện cuộc vận động “ba xây, ba chống”. Số lượng phòng, ban được sáp nhập chỉ còn 3 phòng lớn: phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh tổng hợp và phòng Tổ chức hành chính. Trưởng phòng là thành viên của Ban Giám đốc. Dưới phòng là các Bộ môn như: Bộ môn trồng trọt, Bộ môn chăn nuôi, Bộ môn cơ khí, Bộ môn kiến thiết, Bộ môn chế biến, Bộ môn kế toán… Các Trưởng Bộ môn thường là Phó phòng. Một số đội, tổ sản xuất được sáp nhập (Xem chi tiết sơ đồ bên dưới). Đến năm 1965, NTQD có 823 đội sản xuất, trong đó, 446 đội trồng trọt, 110 đội chăn nuôi, 112 đội cơ khí, 50 đội chế biến, 100 đội kiến thiết cơ bản, 5 đội khai hoang cải tạo đồng ruộng [48]. Trong mỗi Đội lại chia nhỏ thành các Tổ. Trung bình mỗi đội trồng trọt có khoảng 10-150 người, đội chăn nuôi có khoảng 30 người; mỗi tổ có khoảng 10-20 người [75].
Đảng uỷ
Ban Giám đốc
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng tổ chức hành chính
Các chuyên ngành: Chuyên ngành cơ khí, chuyên ngành trồng trọt, chuyên ngành chăn nuôi, chuyên ngành kế toán…..
Đội SX
Đội
SX
Tổ
SX
Tổ
SX
Tổ
SX
Tổ
SX
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NTQD từ tháng 10/1960 đến 1965
(Nghiên cứu sinh xây dựng sơ đồ trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu)
Về tổ chức Đảng và các đoàn thể, đến năm 1965, mỗi NTQD thành lập Đảng bộ và các Chi bộ. Đảng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Từng đội sản xuất thành lập Tổ Đảng. Bên cạnh đó còn có các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...
L c lượng lao động
Nguồn gốc lao động, lực lượng lao động của NTQD chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc; lực lượng bộ đội chuyển ngành ra sản xuất và thanh niên nam nữ tại các tỉnh miền Bắc.
L c lượng cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 7-1954, miền Bắc tiếp nhận số lượng rất lớn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc.
Tại Trị Thiên, thời gian tập kết ra miền Bắc là ngày 25-8-1954. Đồng bào ở khu vực Trị Thiên đi theo đường bộ ra tập kết tại huyện Kì Anh (Hà Tĩnh). Số cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết là 10.616 người20, trong số này có 1.437 người đang ở lại Quảng Bình. Tại Liên khu V, tổng số cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết là 70.000 người. Tháng 11-1954, đồng bào đã ra
miền Bắc được 31.992 người, số còn lại phải đưa ra miền Bắc từ tháng 12-1954 đến hết đợt tập kết tháng 5-1955 là 38.008 người. Tại Nam Bộ, tổng số cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết là 54.344 người. Tháng 11-1954, đồng bào đã ra miền Bắc được 32.372 người, số còn lại đưa ra miền Bắc từ đầu tháng 12-1954 đến hết đợt tập kết tháng 2-1955 là 21.972 người. Đến tháng 11-1954, số người ở Nam Bộ và Liên khu V đã ra miền Bắc tập kết là 64.364 người21. Cũng trong tháng 11, Liên khu V đưa ra Cửa Hội (Nghệ An) tập kết 419 đồng bào được trao trả theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Ngoài ra còn có lực lượng quân tình nguyện Việt Nam ở Lào là 3.889 người22;
lực lượng Quân giải phóng Lào là 5.160 người và đồng bào là thường dân bị bắt giam ở Côn Đảo, Chí Hòa được đối phương trao trả theo Hiệp định Giơ-ne-vơ là
8.099 người23, phần lớn là đồng bào miền Nam, còn lại một số là người miền Bắc
và trở về địa phương [265].
20 Trong đó, 4.608 người là quân đội; 497 người là thương bệnh binh; 1.163 người là hàng binh; 1.287 người là cán bộ Dân chính đảng; 3.061 người là gia đình cán bộ, bộ đội và đồng bào.
21 Trong đó có 3.433 người là công nhân; 61 người là cán bộ và đồng bào Tây Nguyên; 1.284 người là hàng binh; 6.310 người là cán bộ Dân chính đảng; 42.608 người là bộ đội; 1.032 người là thanh niên xung phong; 1.775 người trong gia đình gồm cả phụ nữ và trẻ em; 3.896 thiếu niên và nhi đồng; 2.139 người là thương binh; 419 người thuộc thành phần
được trao trả, còn lại là chưa xác định được thành phần.
22 Trong đó, 1.986 người ở Trung Lào đón ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), 1.740 người ở Thượng Lào về Đô Lương (Nghệ An) và 163 người về Thanh Hóa
23 Số này đưa về Thanh Hóa là 3.163 người; Nghệ An là 4.294 người; thị xã Thái Bình là 63 người; nằm ở các bệnh xá
Nghệ An và Thanh Hóa là 384 người, còn lại một số là người miền Bắc được đưa trở về địa phương.
Đến thời điểm năm 1956, miền Bắc có 172.04624 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc [266]. Đồng bào được sắp xếp về các nông trường, công trường hoặc các địa phương tham gia lao động sản xuất. Đến năm 1960, lực lượng lao động miền Nam tập kết ra miền Bắc được bố trí tại các ngành và địa phương như sau: Công nhân viên tại các công, nông trường, xí nghiệp là 22.424 người; tập đoàn sản xuất do Ban Thống nhất quản lý là 7.118 người; tập đoàn sản xuất do địa phương quản lý (sản xuất tập đoàn, hợp tác xã, cá thể) là 13.436 người; tính cả số lượng bộ đội chuyển ngành vào các nông trường quân đội là 20.424 người; cán bộ công nhân viên tại cơ quan Trung ương là 16.082 người; cán bộ công nhân viên ở địa phương là 16.506 người; tại các địa phương là 600 người; điều dưỡng là 1.100 người; sinh viên đại học là 2.628 người; học sinh trung cấp kỹ thuật là 2.372 người; lưu học sinh thực tập sinh nước ngoài là 2.500 người; học sinh học văn hóa (phổ thông và bổ túc) là 14.176 người; tập trung tại các khu an dưỡng Sầm Sơn là 183 người; số cháu được ra đời ở miền Bắc là 5.200 người [266].
L c lượng bộ đội chuyển ngành sau khi cuộc kháng chiến chống th c dân Pháp giành thắng lợi. Thực hiện chủ trương chuyển quân ra sản xuất, Tổng Quân ủy tổ chức một lực lượng rất lớn bộ đội đi khai hoang, xây dựng các nông trường quân đội, dự kiến đưa khoảng 3-4 vạn quân ra sản xuất. Năm 1957, Tổng Quân ủy chuyển gần 2.000 quân đi xây dựng thí điểm 4 Nông trường quân đội [104].
Năm 1958 là năm đẩy mạnh công tác chuyển quân ra sản xuất, quân số chuyển ra là 26.831 người [25]. Năm 1959, Cục Nông trường bổ sung thêm cho các nông trường 6.840 quân nhân [110], nâng tổng số quân chuyển ra sản xuất là 31.182/41.628 người [25]. Năm 1960, số quân nhân được chuyển ra sản xuất là
2.300 người [26]. Trong thời gian này, lực lượng quân đội có sự điều chỉnh, một số cựu quân nhân sức khỏe yếu cho phục viên trở về địa phương, một số người được đưa trở lại quân đội, một số khác được đưa vào các chiến trường miền Nam.
24 Trong đó, lực lượng bộ đội tập kết ra miền Bắc, kể cả quân tình nguyện ở Lào và Campuchia là 72.525 người; cán bộ Dân chính Đảng, học sinh, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc là 99.521 người. Số lượng phụ nữ là 8.754 người. Người miền Nam là 53.533 người. Trong số lực lượng lao động này, thành phần là đảng viên chiếm số lượng khá đông đảo, có tất cả 32.200 đảng viên.
- Về phần dân chính: cán bộ công nhân viên là 48.180 người; thương binh là 4.052 người; học sinh là 16.246 người; gia đình cán bộ, đồng bào, trẻ em là 15.978 người; quá giang, hồi hương là 2.698 người; dân tộc thiểu số là 949 người; cán bộ, bộ đội, du kích bị địch bắt trao trả là 6.804 người và thanh niên xung phong là 4.614 người. Tổng số là 99.521 người. Trong số đó, kỹ sư, bác sĩ, y sĩ, giảng viên là 621 người; trình độ trung cấp là 2.933 người; trình độ sơ cấp kĩ thuật là
3.497 người; cán bộ văn thư, kỹ thuật là 339 người [266].
Sau ba năm chuyển quân ra sản xuất (1958-1960), Tổng Quân ủy đã đưa được
38.300 người lên nông trường, trong đó có 29.605 là quân nhân chuyển ngành25, gồm 11.000 người là ở Nam Bộ, 9.000 người là ở Liên khu 5, còn lại là ở Trị Thiên và các tỉnh miền Bắc. Trong số bộ đội có 5.158 là sĩ quan và dự bị sĩ quan, gồm có 170 tiểu đoàn trưởng, 352 tiểu đoàn phó, 795 đại đội trưởng, 1.034 đại đội phó,
1.578 trung đội trưởng, 1.229 trung đội phó và 8.695 công nhân [25].
L c lượng lao động tại các tỉnh miền Bắc. Miền Bắc có một lực lượng lao động rất đông đảo do dân số ngày càng tăng, tốc độ gia tăng trung bình là 1,2%/năm. Theo số liệu thống kê, dân số trung bình của các tỉnh miền Bắc như sau: năm 1955 là 13.574.000 người, năm 1960 là 16.100.000 người và năm 1965 là
18.271.000 người. Số người trong độ tuổi lao động là 5.759.000 người (năm 1960) [242, tr. 253 và 268]. Tiềm năng về lực lượng lao động ở vùng đồng bằng rất to lớn, chưa được sử dụng hết vào sản xuất. Đơn cử như tỉnh Thái Bình, sức lao động tiềm tàng trong tỉnh có rất nhiều, phổ biến các xã viên mới làm chỉ có 120 công nhật trong 1 năm [6, tr. 5]. Đây là một nguồn lao động dồi dào cho các NTQD. Đơn cử như nông trường quân đội, ngoài số quân nhân chuyển ra sản xuất, hàng năm, Cục Nông trường thường xuyên tuyển thêm lực lượng thanh niên nam nữ từ các tỉnh ở miền Bắc. Năm 1958, Cục tuyển thêm khoảng 31.180 người [110]. Năm 1959, tổng số thanh niên nam nữ được tuyển là 10.446 người; năm 1960 là 14.741 người [25]. Nhất là khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở chiến trường miền Nam, thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), quân nhân và công nhân nông trường được đưa trở lại chiến trường, số lượng lao động lấy từ các tỉnh miền Bắc ngày càng tăng.
Số lượng lao động, những năm đầu xây dựng, số lượng lao động trong các NTQD thường không ổn định, do tuyển ồ ạt không chọn lọc, lấy cả người già, người ốm đau, thương bệnh binh, sau một thời gian lao động sản xuất, một số người tự bỏ về hoặc nảy sinh tâm lý chán nản, không tập trung sản xuất [19]. Trước thực tế đó, Trung ương Đảng quyết định ổn định tổ chức, sắp xếp lại lực lượng cán bộ, công nhân nông trường: Những người già, đau ốm, thương bệnh binh, không đủ sức khoẻ thì bố trí công việc khác hoặc đưa về địa phương sản xuất.
25 Năm 1960, Cục có sự điều chỉnh về nhân lực, từ hơn 41 nghìn người xuống còn 38 nghìn người, rút lực lượng bộ đội và tuyển thêm thanh niên ở các vùng nông thôn miền Bắc vào nông trường,.
Năm 1955, số lao động tại các NTQD là 1.870 người; năm 1956 là 8.323 người; năm 1957 là 6.149 người; năm 1958 là 4.190 người [10]. Trong 2 năm (1959-1960), lực lượng lao động dao động khoảng 4.500-5.500 người. Năm 1960, Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam có 6.634 người, chưa kể 256 người giao cho Bộ Lao động quản lý. Nông trường quân đội có 38.749 người [25]. Từ năm 1960, số lượng lao động trong các NTQD dần đi vào ổn định hơn. Thời điểm cuối năm 1960, toàn NTQD có trên 5,5 vạn lao động [42], bao gồm cả lao động thời vụ.
Từ năm 1961, số lượng và quy mô NTQD được mở rộng cho nên số lượng lao động tại các NTQD tăng hàng năm. Đến năm 1965, toàn NTQD trên 7,3 vạn công nhân chính thức và khoảng hơn 5.000 công nhân thời vụ. Như vậy, tổng số lao động của toàn NTQD bao gồm cả công nhân chính thức và thời vụ là 7,8 vạn người [42], [94].
Quan hệ lao động và sử dụng lao động
Quan hệ lao động, cán bộ và công nhân NTQD là những người làm công ăn lương, làm theo năng lực, hưởng theo lao động26. Họ được trả lương theo chế độ lương thống nhất của Nhà nước, mức lương theo quy định chung ít liên quan đến năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của NTQD. Cán bộ, công nhân nông trường do Nhà nước tuyển dụng. Họ trở thành công nhân nông nghiệp và là một bộ
phận của giai cấp công nhân Việt Nam. Cán bộ nông trường do Nhà nước bổ nhiệm, điều động và bãi miễn. Khác với HTX, các xã viên tham gia HTX trên cơ sở đóng góp tư liệu sản xuất, góp vốn; các xã viên được trả công bằng hiện vật và tiền mặt, thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào tình hình sản xuất của mỗi HTX. Cán bộ quản trị HTX do xã viên HTX lựa chọn bầu ra và bãi nhiệm.
Sử dụng lao động, lực lượng lao động tại các NTQD chủ yếu xuất thân là bộ đội chiến đấu chuyển sang sản xuất, đồng bào miền Nam tập kết, lao động thuần nông ở các tỉnh miền Bắc. Họ phần đông là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp và năng lực chuyên môn yếu. Lực lượng lao động này chưa quen với phương thức sản xuất lớn nên gặp rất nhiều khó khăn khi bắt nhịp với cường độ lao động, hoạt động sản xuất tại các NTQD. Những năm khi mới đầu thành lập, các NTQD
26 Quan hệ lao động trong NTQD hoàn toàn khác so với các đồn điền thời Pháp thuộc, quan hệ lao động của công nhân đồn điền và chủ đồn điền là quan hệ Chủ-Thợ, quan hệ thuê mướn. Những người làm việc trong các đồn điền trở thành những phu điền. Họ bị áp bức, bóc lột rất tàn ác và thường xuyên bị chủ điền phạt, trừ lương. Những người làm cho các đồn điền thời Pháp thuộc phải kí với điền chủ bản giao kèo. Bản giao kèo thường là 3 năm. Trong thời gian giao kèo người công nhân không được tự do bán sức lao động cho người khác, không nợ nần của chủ, không được thôi việc dù cho có lý do chính đáng, chủ không thực hiện điều khoản giao kèo... Nói tóm lại, trong thời gian giao kèo, người phu điền đã bán mình trở thành người nô lệ, tù nhân của chủ điền.
đều thiếu kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn. Nhiều NTQD có hàng trăm công nhân nhưng mới chỉ có một kỹ sư, thậm chí không có kỹ sư nào. Do vậy, Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho NTQD.
Công tác đào tạo
Sau khi được tuyển dụng và bố trí công việc tại NTQD, hầu hết cán bộ và công nhân đều được cử đi đào tạo với hình thức vừa học vừa làm. Họ vừa được bổ túc về văn hóa vừa được đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn. Bộ Nông lâm, Cục Nông trường quân đội và Ban Thống nhất Trương ương phụ trách mở các lớp học. Từ sau năm 1960, Bộ Nông trường mở lớp đào tạo theo hình thức đào tạo vừa do Bộ Nông trường trực tiếp mở lớp, vừa cử cán bộ, công nhân đi học các khóa/lớp ngắn ngày hoặc dài ngày ở các lớp, các trường bên ngoài (Trung cấp Nông trường, Trường Y sĩ trung cấp, Trung cấp kiến trúc, Đại học nông lâm, Đại học Bách khoa, Học viên nông lâm, Học viện thủy lợi…).
Đối với việc dạy bổ túc văn hóa cho công nhân nông trường, các lớp học thường được mở ngay tại NTQD, theo phương châm người biết dạy người chưa biết. Thời gian học vào buổi trưa hoặc buổi tối. Một số người được cử đi học các trường phổ thông ở bên ngoài. Đối với việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, nông trường làm công việc gì thì có lớp đào tạo chuyên môn công việc đó. Ngành nghề đào tạo rất phong phú và đa dạng: công nhân nuôi gà, công nhân nuôi lợn, công nhân nuôi bò, công nhân trồng cà phê, công nhân trồng chè, công nhân trồng cao su, công nhân lúa, thợ điện, thợ máy xát gạo, thợ máy kéo, thợ sửa chữa máy móc, người lái xe ô tô, thợ làm giấy, thợ làm vôi, thợ nề, thợ rèn, đúc, tiện và nguội, thợ nấu nước mắm, thợ nấu rượu, thợ nấu đường, thợ làm gạch, thợ xẻo giấy, thợ làm bột sắn, đi học ngư nghiệp, công nhân kế toán tài vụ, công nhân thống kê, công nhân kế hoạch, công nhân lao động tiền lương, công nhân kiến thiết cơ bản, thợ đánh máy, thợ trắc đạc thổ nhưỡng, y tá, hộ sinh.v.v… Song song với việc dạy bổ túc văn hóa và đào tạo công nhân kỹ thuật, Bộ Nông trường cũng chú trọng đào tạo cán bộ quản lý NTQD, bồi dưỡng trình độ Phó Giám đốc, Đội Trưởng, Đội phó, Tổ Trưởng, Tổ phó; cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc; học lớp đào tạo cán bộ cơ sở do cấp Tỉnh tổ chức.
Kết quả đến cuối năm 1960, hầu hết công nhân viên NTQD đều tham gia bổ túc văn hóa ở trình độ hết cấp I và rất nhiều người học cấp II. Đối với công tác đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, Bộ Nông lâm đạo tạo được 364 công nhân lái máy