Mạng Lưới Nông Trường Quốc Doanh Ở Miền Bắc Việt Nam Hợp Nhất Ba Loại H Nh Sản Xuất Nông Nghiệp Thành Mạng Lưới Ntqd

khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Năm 1951, Nha Khẩn hoang di dân bị bãi bỏ và thành lập Sở Doanh điền Quốc gia. Sở Doanh điền giữ lại 7 đồn điền cũ12 để sản xuất và kinh doanh với một số vốn Chính phủ giao cho. Số đồn điền còn lại giao cho địa phương quản lý hoặc chia cho nhân dân. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Sở Doanh điền vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của 7 cơ sở13.

Năm 1955, Trung ương Đảng có chủ trương xây dựng NTQD. Bộ Nông lâm tiến hành cải tổ lại các cơ sở sản xuất do Sở Doanh điền Quốc gia quản lý; đồng thời khôi phục một số đồn điền khác, thành lập các NTQD. Cũng trong năm 1955, Sở Quốc doanh nông nghiệp ra đời trên cơ sở cải tổ lại Sở Doanh điền Quốc gia và đến năm 1958, Sở Quốc doanh Nông nghiệp đổi tên thành Cục Quản lý nông trường quốc doanhphụ trách công tác khai hoang, sản xuất của NTQD. Đến cuối năm 1957, Bộ Nông lâm đã xây dựng được 16 NTQD14. Các NTQD này đều xây dựng trên cơ sở khôi phục, mở rộng từ những đồn điền cũ của thực dân Pháp và địa chủ người Việt

(Xem chi tiết ở Phụ lục: Mục lục 1.2). Bộ Nông lâm cũng thành lập được một số trại thí nghiệm: Trại chè, sơn ở Phú Thọ; Trại cao su, hồ tiêu ở Vĩnh Linh; Trại bông, lúa ở Thái Bình; Trại lúa, màu ở Hưng Yên; Trại bông ở Thanh Hoá; Trại chăn nuôi bò, dê ở Cao Bằng; Trại gia súc Ngọc Thanh ở Vĩnh Phúc; Trại lâm sinh Yên Bái; Ao cá rô phi ở Hà Đông [9].

Nhiệm vụ của NTQD được quy định như sau:

1. Tập trung sản xuất một số sản phẩm chính cần thiết cho Nhà nước, chủ yếu là cây công nghiệp, chăn nuôi. Nhưng tùy theo điều kiện đất đai và khả năng quản lý của NTQD, có thể trồng thêm những cây lương thực như lúa, ngô, khoai…

2. Tích lũy kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến về nông nghiệp, phát huy tính chất ưu việt của NTQD về các mặt sản xuất, kinh doanh, cải



12 Đó là: Trại doanh điền quốc gia sông Lô - Tuyên Quang; Trại doanh điền quốc gia sông Cầu - Thái Nguyên; Trại doanh điền quốc gia Hữu Viện - Ninh Bình; Trại doanh điền quốc gia Yên Mỹ - Thanh Hoá; Trại doanh điền quốc gia Phú Quý - Nghệ An; Trại doanh điền quốc gia Sông Con - Nghệ An

13 Đến năm 1954, 7 cơ sở sản xuất và kinh doanh có tổng 967 ha cà phê, cam; 1.269 con trâu, bò và 910 công nhân [44].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

14 Đó là những xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh đầu tiên của miền Bắc XHCN: Nông trường Phú Quý (Quảng Bình); Nông trường Thạch Ngọc (Hà Tĩnh); Nông trường Bố Hạ (Bắc Giang); Nông trường Sông Lô (Tuyên Quang); Nông

trường Ninh Hải (Kiến An, nay là Hải Phòng); Nông trường Đông Hiếu (Nghệ An); Nông trường Tây Hiếu (Nghệ An); Nông trường Sông Con (Nghệ An); Nông trường Trịnh Môn (Nghệ An); Nông trường Yên Mỹ (Thanh Hóa); Nông trường Vân Du (Thanh Hóa); Nông trường Mỹ Cái (Nghệ An); Nông trường Phúc Do (Nghệ An); Nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Nông trường Sông Bôi (Hoà Bình); Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình). Đến năm 1958, 16 NTQD được sắp xếp lại còn 15 NTQD [9].

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 7

thiện đời sống để làm gương mẫu, động viên, tổ chức và hướng dẫn nông dân tham gia phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.

3. Kinh doanh có lãi, tích lũy vốn cho nhà nước đúng với tính chất là xí nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước [17].

Cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo của NTQD gồm có tổ chức chính quyền và tổ chức Đảng. Về tổ chức chính quyền, mỗi NTQD thành lập một Ban Quản đốc (1 Quản đốc và 2 Phó Quản đốc) trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của nông trường. Về tổ chức Đảng, thời gian đầu do lực lượng đảng viên ít, NTQD mới chỉ thành lập các tổ Đảng, sau đó phát triển thành các Chi bộ. Một số NTQD đã thành lập được Đảng bộ. Ngoài ra, các NTQD thành lập được các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...

Nông trường quân đội

Để giảm bớt “gánh nặng” cho đất nước sau chiến tranh, quân đội có sự điều chỉnh lại tổ chức theo hướng tinh giảm. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 3-1957) kh ng định “tích cực phấn đấu để tiếp tục thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch xây dựng quân đội nhân dân, làm cho quân đội ta trở thành một lục quân cách mạng chính quy và tương đối hiện đại” [147, tr. 293]. Theo đó, một số đơn vị được tuyển chọn chuyển sang công an và bổ sung cho các cơ quan Chính phủ. Còn lại phần lớn lực lượng quân nhân đã lớn tuổi, từng trải qua cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, đang trong tình trạng “chờ việc”.

Trước yêu cầu của việc khôi phục và phát triển kinh tế, yêu cầu của việc xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại ở miền Bắc; đồng thời để bố trí và sắp xếp việc làm cho đông đảo lực lượng quân nhân, Trung ương Đảng chủ trương chuyển một phần lực lượng quân đội ra làm nhiệm vụ khai hoang sản xuất, thành lập các Nông trường quân đội, “nhằm mục đích đưa bộ đội xung phong đi đầu trong việc mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa, giảm bớt quân số xây dựng bộ đội thường trực, củng cố quốc phòng” [110]. Các Nông trường quân đội thực hiện 3 nhiệm vụ sau:

- Xây dựng các khu kinh tế mới

- Xây dựng biên cương, củng cố quốc phòng

- Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ [71].

Tháng 7-1956, Tổng Quân ủy thành lập Cục Nông trường, bắt đầu tiến hành điều tra nghiên cứu đất đai, tổ chức thí điểm một số nông trường để chuẩn bị triển khai toàn diện. Sau khi hoàn thành khảo sát, năm 1957, Tổng Quân ủy xây dựng thí điểm 4 nông trường: Nông trường Yên Giang (Thanh Hóa), Nông trường Sơn Hà (Ninh Bình), Nông trường An Khánh (Hà Đông), Nông trường Ba Vì (Sơn Tây).

Năm 1958, Tổng Quân ủy quyết định chuyển đại bộ phận quân ra sản xuất, xây dựng nông trường: Chuyển từng đơn vị quân đội sang sản xuất và vẫn giữ nguyên số hiệu các đơn vị; Những nông trường, xí nghiệp và những cơ sở sản xuất khác do bộ đội tổ chức ra đều theo mô hình của nông trường, xí nghiệp quốc doanh. Lúc đầu, những nông trường, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất quản lý theo chế độ bao cấp, trong khoảng 3 năm sau sẽ chuyển hoàn toàn sang quốc doanh và quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế; Những cán bộ và chiến sĩ chuyển sang sản xuất thì trong 3 năm đầu vẫn được hưởng theo chế độ cung cấp của bộ đội, sau 3 năm sẽ chuyển sang chế độ công nhân và trở thành những công nhân nông trường, xí nghiệp; Những đơn vị chuyển sang sản xuất ngoài học tập văn hóa, nghiệp vụ trong lao động sản xuất là chính, hàng năm còn phải học tập quân sự theo chế độ tổ chức học tập quân sự cho bộ đội dự bị; Các cán bộ, chiến sĩ ở các nông trường, xí nghiệp sẽ xây dựng đời sống lâu dài và được khuyến khích đưa gia đình, vợ con lên cùng xây dựng nông trường (tuyển vào làm công nhân nông trường) [104].

Từ tháng 4 đến tháng 10-1958 là đợt triển khai ra quân mạnh nhất. Tổng Quân ủy giao cho 4 Quân khu (Quân khu Tây Bắc, Quân khu Việt Bắc, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu IV) và 3 Sư đoàn (Sư đoàn 305, Sư đoàn 330, Sư đoàn 338) chỉ đạo công tác chuyển quân ra sản xuất, xây dựng các Nông trường quân đội. Tổng số được chuyển là 17 trung đoàn, đơn vị tương đương và 14 tiểu đoàn, đơn vị tương đương15. Ngoài ra, Tổng Quân ủy còn chuyển 2 trung đoàn ra làm cầu đường ở khu

vực Tây Bắc; 1 tiểu đoàn phụ trách xây dựng nhà máy sản xuất cờ-rôm; 1 tiểu đoàn


15 17 trung đoàn và đơn vị tương đương gồm: Trung đoàn 176 thuộc Sư đoàn 316 lên vùng Điện Biên Phủ. Trung đoàn 280 thuộc Sư đoàn 335 lên vùng Mộc Châu. Trung đoàn 185 lên vùng Than Uyên (lấy thêm một số quân từ Sư đoàn 308, Sư đoàn 304, Sư đoàn 312, Sư đoàn 320). Trung đoàn 183 lên vùng Thượng Bằng La. Trung đoàn 148 lên vùng Nà Sản. Các nông trường này đều thuộc khu Thái Mèo tự trị. Sư đoàn 308 lấy 2 trung đoàn lên vùng Phú Thọ là Trung đoàn 210 ở vùng Đồng Lĩnh và Trung đoàn 96 ở vùng Đồn Vàng. Sư đoàn 338 lấy 3 trung đoàn lên vùng Sơn Tây, Hòa Bình và Hà Đông. Trung đoàn 656 ở vùng Sông Bôi. Trung đoàn 660 ở vùng Đồng Văn. Trung đoàn 658 lên vùng Ba Vì. Trung đoàn 26 thuộc Sư đoàn 330 lên vùng Thanh Hóa. Trung đoàn 296 lên vùng Nam Định. Trung đoàn 93 của Sư đoàn 324 lên vùng Phủ Quỳ. Sư đoàn 325 lấy 1 trung đoàn lên xây dựng nông trường Vĩnh Linh. 14 tiểu đoàn và đơn vị tương đương một phần được lấy từ quân số của các sư đoàn, một phần khác được lấy từ các Đoàn an dưỡng, các Đội cải cách ruộng đất và một số công nhân cầu đường ở khu vực Tây Bắc. [25].

xây dựng nhà máy đường; 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xây dựng khu công nghiệp Việt Trì [25]. Tổng quân số chuyển ra sản xuất tăng hơn 10 lần so với năm 1957. Năm 1959, Cục Nông trường bổ sung thêm quân số lấy từ Quân khu Tây Bắc, Quân khu Tả ngạn, Quân khu Hữu ngạn, Quân khu IV, Sư đoàn 315, Lữ đoàn 367, Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Sư đoàn 350 và 4 Trung đoàn công binh. Tất cả số quân nhân này đều đưa lên vùng Tây Bắc.

Kết quả là sau ba năm chuyển quân ra sản xuất (1958-1960), Cục Nông trường xây dựng được 35 nông trường quân đội, 1 diêm trường Quỳnh Hoan, 1 lò cao (Nghệ An), 1 xưởng dạ (Tây Bắc), 1 cơ sở mỏ đồng (Tây Bắc), 1 nhà máy đường (Việt Trì), 1 nhà máy gỗ (Việt Trì), 4 đội đánh cá (Đồng Hới, Cửa Hội, Lạch Quan và Ninh Cơ), 3 lớp học (lớp học thú y, lớp học máy kéo và lớp học văn hóa), 1 trại gà ở An Khánh.

Về tổ chức, các Nông trường quân đội vẫn giữ mô hình một đơn vị quân đội, đó là Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội, Trung đội, Tiểu đội. Nông trường biên chế Ban Quân lực, Ban Tham mưu và Ban Hậu cần. Thời kì này, nông trường quân đội vẫn lấy nguyên các Đại đội, Trung đội, Tiểu đội làm đơn vị sản xuất. Những đơn vị phân nhóm nhỏ hơn thành những tổ sản xuất, mỗi tổ có khoảng 10-15 người.

Bộ máy lãnh đạo gồm có tổ chức chính quyền và tổ chức Đảng. Tổ chức chính quyền có Ban Giám đốc (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và Bộ Quốc phòng, phụ trách chỉ đạo trực tiếp mọi mặt công tác sản xuất. Mỗi nông trường quân đội thành lập Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…

Các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết (tháng 7-1954), miền Bắc được giải phóng, đã tiếp nhận số lượng rất lớn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc. Nhằm sử dụng lực lượng lao động này, Trung ương Đảng chủ trương tổ chức sản xuất tập thể cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết. Mục đích ban đầu là tổ chức cho đồng bào miền Nam lao động sản xuất, trước mắt là tự cung tự cấp trang trải cho cuộc sống của cá nhân và gia đình, nhằm giảm gánh nặng từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Tháng 2-957, Uỷ ban Thống nhất Trung ương bắt đầu thực hiện vận động, tổ chức đồng bào miền Nam tiến hành sản xuất để thành lập ra các tập đoàn, liên đoàn

sản xuất miền Nam (theo các ngành nghề về nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ khí). Khi mới thành lập, tập đoàn, liên đoàn sản xuất thực hiện 2 nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở kinh tế nông nghiệp xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ lâu dài

- Phát triển sản xuất nhằm đảm bảo tự túc tự cấp là nhiệm vụ trước mắt [21].

Ban Thống nhất lấy Tập đoàn Sao Vàng I làm thí điểm và rút kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và quản lý. Sau đó, Ban Thống nhất phát triển nhiều tập đoàn khác, với đủ các ngành nghề, rộng khắp các tỉnh, thành trên toàn miền Bắc như: Khối cơ khí sản xuất dụng cụ, máy móc, đúc, rèn, tiện, que hàn điện, phụ tùng xe đạp, ắc quy, sửa chữa các loại ô tô, xe đạp… Khối mộc, nề sản xuất bàn ghế, giường tủ, xây dựng nhà cửa... Khối may mặc, đông y, thực phẩm, may các loại quần áo, giầy dép, bào chế thuốc, sản xuất nước mắm, tương đậu phụ, sữa đặc, bột gạo, giấy, chăn nuôi, ép dầu cám, nấu ăn... Khối nông, ngư nghiệp thì tiến hành khai hoang, trồng trọt và chăn nuôi… Đến tháng 12-1957, Ban Thống nhất thành lập được 79 Tập đoàn, gồm 2.217 công nhân.

Từ tháng 1-1958 đến tháng 6-1958, Ban Thống nhất thành lập thêm được 233 Tập đoàn. Tổng cộng có 312 Tập đoàn16, nâng số công nhân lên 5.713 người. Trước sự gia tăng về số lượng các tập đoàn sản xuất, năm 1958, Ban Thống nhất quyết định xây dựng các tập đoàn thành một số Liên đoàn. Trong số 312 Tập đoàn, Ban Thống nhất thành lập 7 Liên đoàn nông nghiệp và 1 Liên đoàn thủ công cơ khí ở Hà Nội. Các Liên đoàn lãnh đạo về mặt chính trị, về lĩnh vực kinh tế do Tập đoàn quản lý. Tháng 7-1958, Ban Thống nhất thành lập Liên đoàn Nghĩa Đàn và tháng 11- 1958, thành lập Liên đoàn chăn nuôi Hưng Yên.

Đến tháng 2-1959, số lượng các Tập đoàn sản xuất đã tăng lên 378 Tập đoàn với 7.527 công nhân, gồm 166 Tập đoàn sản xuất nông nghiệp, 153 Tập đoàn sản xuất thủ công cơ khí, 14 Tập đoàn sản xuất chăn nuôi, 45 Tập đoàn sản xuất ngư nghiệp17. Từ năm 1959, Ban Thống nhất chủ trương phát triển và xây dựng tập đoàn nông, ngư nghiệp và tiểu thủ công thành những Liên đoàn sản xuất với quy mô lớn; chuyển giao một số tập đoàn nhỏ lẻ cho các địa phương quản lý. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Ban Thống nhất hợp nhất các tập đoàn thành 9 liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam gồm: Liên đoàn Cửu Long (Lương Sơn-Hòa Bình), Liên


16 Gồm: 5 tập đoàn đông y, 111 tập đoàn tiểu thủ công nghiệp, 22 tập đoàn cơ khí điện, 133 tập đoàn nông nghiệp, chăn nuôi, 35 tập đoàn ngư nghiệp và 6 tập đoàn kinh tiêu lương thực.

17 Ngoài ra còn có 106 Tập đoàn với 1.392 công nhân do các khu, tỉnh tổ chức và quản lý [27].

đoàn Chí Linh (Chí Linh-Hải Dương), Liên đoàn Thống nhất chăn nuôi (Văn Giang-Hưng Yên), Liên đoàn Quyết Tiến (Thạch Thất-Sơn Tây), Liên đoàn Sao Vàng (Thọ Xuân-Thanh Hóa), Liên đoàn Hà Trung (Hà Trung-Thanh Hóa). Đến tháng 6-1960, tính riêng 9 Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam có tổng số 6.872 nhân khẩu, trong đó, lao động trực tiếp tham gia sản xuất là 5.210 người [27].

Về tổ chức bộ máy lãnh đạo, đối với tổ chức chính quyền, mỗi Liên đoàn đều có một Hội đồng Quản trị do cán bộ, công nhân viên của Liên đoàn sản xuất bầu ra theo chế độ bầu cử - bãi nhiệm. Hội đồng Quản trị bầu Ban Giám đốc (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc). Đối với tổ chức Đảng, mỗi Liên đoàn sản xuất thành lập Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…

Như vậy là trong thời kì khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội (1955- 1960), miền Bắc đã xây dựng ba loại hình sản xuất nông nghiệp là: NTQD, nông trường quân đội và các liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam do ba đơn vị quản lý là Bộ Nông lâm, Bộ Quốc phòng và Ủy ban thống nhất Trung ương. Khi mới thành lập, mỗi loại hình sản xuất thực hiện những nhiệm vụ riêng và tổ chức bộ máy quản lý khác nhau.

2.2.1.2. Mạng lưới nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam Hợp nhất ba loại h nh sản xuất nông nghiệp thành mạng lưới NTQD

Đến cuối năm 1960, miền Bắc cơ bản cải tạo xong các quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản tư nhân, cá thể bị xóa bỏ. Trong nông nghiệp, sự ra đời của HTX và NTQD đánh dấu quan hệ sở toàn dân (Nhà nước) và quan hệ sở hữu tập thể là xu thế bao trùm ở miền Bắc XHCN.

Hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế-xã hội (1955-1957), kế hoạch Cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội (1958-1960), miền Bắc bước vào giai đoạn thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của NTQD trong tình hình mới, ngày 1-10-1960, Trung ương Đảng quyết định thành lập Bộ Nông trường18, tiến hành hợp nhất ba loại hình sản xuất gồm NTQD, nông trường quân đội và liên đoàn sản xuất nông nghiệp giao cho Bộ Nông trường tổ

chức và quản lý.


18 Tháng 4-1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định về việc tách Bộ Nông lâm thành 4 Bộ, gồm: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quốc doanh, Tổng cục thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp.

Ngày 18-1-1961, Bộ Quốc phòng tiến hành bàn giao các nông trường quân đội, 1 kho, 3 lớp học và 1 trại gà với diện tích đất đai là 153.025 ha; tất cả máy móc, xe cộ, vật tư cho Bộ Nông trường. Tiếp đến, ngày 19-1-1961, Ủy ban Thống nhất cũng hoàn thành việc bàn giao 9 Liên đoàn sản xuất nông nghiệp với diện tích đất đai là 44.960 ha cho Bộ Nông trường; 3 Liên đoàn ngư nghiệp (Lạch Bạng, Cửa Hội, Nhật Lệ) chuyển thành xí nghiệp quốc doanh giao cho Tổng cục Thủy sản quản lý; 8 Tập đoàn thuộc thủy điện, cơ khí, điện, nông cụ cải tiến, xe đạp, xe gỗ thành những xí nghiệp quốc doanh giao cho Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy lợi quản lý.

Từ đây, ba loại hình sản xuất là NTQD, nông trường quân đội và các liên đoàn sản xuất nông nghiệp thống nhất thành mạng lưới NTQD. Như vậy, mạng lưới NTQD ở miền Bắc Việt Nam được hình thành từ 3 nguồn sau:

- Các NTQD được xây dựng trên cơ sở quốc hữu hoá các đồn điền của thực dân Pháp và địa chủ người Việt Nam;

- Các Nông trường quân đội được xây dựng trên cơ sở tổ chức cho lực lượng quân đội đi khai hoang, xây dựng nông trường.

- Các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam được xây dựng trên cơ sở sở tổ chức cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc đi khai hoang, xây dựng lên.

Nhiệm vụ, tính chất, vị trí, vai trò của NTQD

Sau khi hợp nhất, mạng lưới NTQD thực hiện ba nhiệm vụ chung như sau: Sản xuất cung cấp một phần quan trọng sản phẩm nông nghiệp cho Nhà nước; Gương mẫu đối với HTX; Tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng [44].

Về tính chất, NTQD được kh ng định “là hình thức tổ chức kinh tế tiến bộ nhất trong nền nông nghiệp XHCN. Đối với nước ta hiện nay đang ở trong thời kỳ quá độ từng bước tiến lên CNXH, NTQD có tác dụng gương mẫu trong việc cải tiến nền kinh tế tiểu nông theo phương thức XHCN” [205, tr. 180].

NTQD có vị trí rất quan trọng đối với kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tại Hội nghị NTQD, năm 1960, vị trí của NTQD được kh ng định như sau: “CNXH phải tiến bằng hai chân, tức là công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp XHCN lại phải tiến bằng hai chân, tức là HTX nông nghiệp và NTQD quy mô lớn” [188, tr. 6933].

NTQD đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. NTQD giữ vai trò chủ đạo trong nền nông nghiệp XHCN, là tấm gương, là trường học đối với HTX. NTQD không những phải sản xuất kinh doanh có lãi, mà còn có nhiệm vụ dẫn dắt nhân dân, nhất là nông dân vào con đường làm ăn tập thể, cải tiến kỹ thuật canh tác. Thời điểm lịch sử đó, NTQD được kì vọng là tổ chức sản xuất nông nghiệp tiến bộ nhất, có trách nhiệm gương mẫu trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp bằng con đường tập thể hoá, kế hoạch hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật hoá.

2.2.2. Củng cố và phát triển mạng lưới nông trường quốc doanh

2.2.2.1. S phân bố, số lượng và quy mô nông trường

Địa điểm xây dựng NTQD chủ yếu tập trung ở vùng trung du, miền núi, phần lớn là ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Khu IV, bao gồm cả vùng biên giới, vùng giới tuyến và vùng bờ biển, chạy dọc biên giới phía Tây và ven biển, trải dài từ Tây Bắc đến Vĩnh Linh (Quảng Trị). Các địa điểm này đều là những vùng có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội, chính trị và quốc phòng.

NTQD được phân bố nằm dọc con đường 59 và 21, theo hướng Đông Nam- Tây Bắc kết hợp với các cơ sở chế biến, một số xí nghiệp trở thành những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở những vùng trung du, miền núi phía Bắc. Đó là những nơi có điều kiện khai hoang, mở rộng sản xuất và phát triển thành vùng kinh tế mới.

Tại khu vực Tây Bắc, NTQD tập trung ở các huyện thuộc các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu (Lai Châu và Điện Biên ngày nay), Nghĩa Lộ, cũng là vùng dọc biên giới Việt - Lào. Tại khu vực Việt Bắc, NTQD tập trung ở các huyện thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Ở khu vực bờ biển có 2 NTQD tập trung ở Nghĩa Hưng (Nam Định) và Kim Sơn (Ninh Bình). NTQD tập trung ở Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… Tại khu vực Quân Khu IV, NTQD tập trung ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đây là vùng dọc biên giới Việt - Lào và vùng giới tuyến. Cụ thể ở miền Tây Thanh Hóa, NTQD được xây dựng ở các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Như Xuân, Yên Định, Nghi Lộc, Nông Cống, Thạch Thành… Ở miền Tây Nghệ An, NTQD được xây dựng tại các huyện: Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Quỳnh Châu, Sông Con, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp… Ở Hà Tĩnh, NTQD được xây dựng ở vùng Thanh Hà, Hương Khê... Ở Quảng Bình, NTQD được xây dựng ở vùng Đồng Xằng,

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí