Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 15

109


doanh nghiệp núp bóng dưới hình thức cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội Zalo, Facebook… Đối tượng quảng cáo cho vay không cần thế chấp, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng nhưng thực chất lại thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật để lách số tiền lãi vượt ngưỡng quy định. Họ còn lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; ép người đi vay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay. Một số hợp đồng vay tiền tuy số tiền vay nhỏ, thời gian vay ngắn nhưng lãi suất cao gấp nhiều lần định mức pháp luật cho phép. Đặc biệt, tín dụng đen còn đang bùng phát qua các ứng dụng (app) cho vay tiền online, cho vay qua website rất khó kiểm soát. Nếu lỡ tìm đến các website/ứng dụng cho vay núp bóng tín dụng đen, “dịch vụ bốc họ”, mức lãi suất có thể cao tới 20% - 50%/tháng. Những app này không chỉ tính lãi suất cắt cổ, người vay còn phải chịu khoản tính phí vô lý theo cách tính bậc thang như phí vay ban đầu, phí nhắc nợ, phí tính lãi suất... Mức lãi suất này khiến nhiều người vay gặp phải hệ lụy, khi không còn khả năng thanh toán bị khủng bố điện thoại, kể cả đe dọa đánh đập, gây mất an ninh trật tự - an toàn xã hội, đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh “tan cửa nát nhà, vợ chồng ly tán”. Chủ nợ thường thuê các băng nhóm tội phạm, đối tượng có tiền án, tiền sự sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm đi đòi nợ. Nếu người vay không trả được sẽ bị uy hiếp, đe dọa, gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản có khi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự… gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân.

- Ngoài ra, nạn tin giả (fake news) tràn lan trên mạng xã hội đang gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn. Tin giả được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, bao gồm cả truyền thông xã hội, mạng xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, vấn nạn tin giả trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Tin giả về Covid-19 được tán phát chủ yếu thông qua mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau, được liệt kê vào 25 chủ đề tiêu cực, trong đó có 5 loại chủ đề xâm phạm an ninh quốc gia. Chỉ trong năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, 14.000 chuyên trang Facebook; hơn 80 kênh YouTube chống phá với tần suất cao, khoảng trên 54.000 video vi phạm thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong đó, xử phạt hành chính hơn 1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch Covid-19.

110


Nhiều thủ đoạn được các đối tượng sử dụng trong đăng tải tin giả, nguy hiểm nhất là việc sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực. Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên tạc hoặc thật giả lẫn lộn lên mạng nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng phục vụ các ý đồ đen tối, gây phương hại đến ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn nổ ra trên thế giới, gây bất ổn chính trị, xã hội trong thời gian dài ở các quốc gia đều có sự tham gia của tin giả và mạng xã hội.

Và nổi lên trong đó là việc một mặt các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để hô hào tụ tập đông người phản đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng kích động dư luận, biến bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp; đồng thời cổ xúy cho các luận điệu dân chủ, nhân quyền, đòi tự do biểu tình, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tôn giáo theo quan điểm phương Tây để phục vụ cho “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Điển hình như vụ án Trần Thị Nga ở Hà Nam. Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân “Thuy Nga,” “Tran Thi Nga” và trang YouTube “trần thúy nga,” đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền. Trần Thị Nga còn viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp ở Hà Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Bị cáo Trần Thị Nga phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,” xử phạt bị cáo Trần Thị Nga 9 năm tù, phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

- Một số địa phương trong vùng ĐBSH đã xuất hiện điểm nóng xã hội ở nông thôn như Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Những điểm nóng này đã làm xấu đi

111

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.


mối quan hệ giữa chính quyền với nông dân, giữa doanh nghiệp với nông dân, gây mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân làm cho bầu không khí chính trị - xã hội ở nông thôn nhiều nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, phần lớn các điểm nóng phát sinh ở nông thôn có nguyên nhân từ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai (Theo Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, hơn 80% khiếu nại tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai và thu hồi không đúng). Điển hình như vụ tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 1 năm 2020. Một số phần tử đã lợi dụng khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tâm lý ham muốn vật chất của một số người dân, để tập hợp, lôi kéo những người bất mãn, tiêu cực tham gia các hoạt động gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Thực tế vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm để lại nhiều bài học, nhất là trong công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng nông thôn và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết dứt điểm từ sớm những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân, không để các đối tượng có điều kiện lợi dụng kích động chống phá.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 15

Thứ ba, hạn chế trong việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hóa, xã hội, môi trường ở nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0.

i) Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, bị biến tướng không còn phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, điển hình như văn hóa lễ hội truyền thống. Không hiếm gặp trong các lễ hội ở vùng ĐBSH những hình thức lễ lạt tốn kém, rườm rà, như: đồ hàng mã (voi, ngựa, hình nhân thế mạng, xe cộ, nhà cửa, điện thoại…) làm to như đồ thật, tiền vàng mã chất đống; dịch vụ sắm lễ, đội lễ, khấn thuê trở nên phổ biến, công khai và trở thành một trong những dịch vụ ăn khách. Bên cạnh đó, ý thức thực hiện nếp sống văn minh tại khi tham gia lễ hội của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế dẫn đến nhiều hiện tượng phản cảm như trộm cắp, lừa đảo, ăn xin, ùn tắc giao thông, chen lấn xô đẩy diễn ra khá phổ biến trong các lễ hội. Tệ nạn cờ bạc làm nảy sinh tâm lý cay cú ăn thua, lừa đảo dẫn đến đánh chửi nhau gây mất trật tự an ninh. Ở nhiều nơi, dịp tổ chức lễ hội là thời điểm các dịch vụ đi kèm phát sinh trong lễ hội nở rộ và luôn song hành cùng tệ nạn o ép, chèo kéo, ép giákhá lộn xộn khiến cho một bộ phận người dân sợ hãi. Ngoài ra, tình trạng mê tín dị đoan, tình trạng ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra trong các lễ hội của vùng.

ii) Tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư nông thôn, đặc biệt là giới trẻ. Trong bối cảnh CMCN 4.0, do mặt trái của mạng xã hội, mặt trái của quá trình đô thị hóa, cơ chế thị trường, sự du nhập lối sống và văn hóa phương Tây, một bộ phận người dân nông thôn, đặc biệt là giới trẻ hình thành văn hóa thực dụng, lai

112


căng, thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thực tế, có không ít các hiện tượng, hành vi coi thường luật pháp, mất an toàn xã hội, bạo hành gia đình, lối ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Bên cạnh đó, sự phát triển ồ ạt của mạng Internet, mạng di động, quán nhậu, nhà nghỉ, karaoke… cũng đồng thời kéo theo những tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, văn hóa “lai căng” đã tác động xấu đến một bộ phận cư dân nông thôn trong vùng. Hiện nay, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tình làng nghĩa xóm ở các vùng quê cũng bị phai nhạt, nhiều nơi anh em, hàng xóm phải dắt nhau ra tòa vì tranh chấp đất đai.

iii) Ở nhiều địa phương trong vùng ĐBSH, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới” vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa tạo ra sự chuyển biến thực sự trong đời sống văn hóa - tinh thần, kinh tế - xã hội và nhất là trong tư tưởng, đạo đức, lối sống ở nông thôn vùng ĐBSH. Việc bình xét các danh hiệu văn hóa còn mang nặng tính hình thức, chạy theo số lượng, không tuân thủ đủ trình tự, thủ tục và quy trình bình xét, dẫn đến việc tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình văn hóa cao trong khi môi trường văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp gây bức xúc trong dư luận xã hội.

iv) Tình trạng nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn. Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, vùng đồng bằng sông Hồng đã thành lập 94 khu công nghiệp với diện tích 26.000 ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 19.950 ha. Các địa phương có nhiều KCN tập trung là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Theo khảo sát mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ở vùng ĐBSH, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc làm, trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp hằng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông nghiệp. Người mất việc làm chủ yếu là nông dân, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm rất khó khăn. Theo kết quả điều tra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, tại các vùng mất đất do đô thị hóa và xây dựng khu công nghiệp ở vùng ĐBSH, tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề, không có chuyên môn rất cao: Hà Nội 76,2%; Hải Phòng 89%; Hà Tây 75% và Bắc Ninh 87%. Do đó, số lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất tăng nhanh ở tất cả các tỉnh có khảo sát. Tại Hà Nội, tỷ lệ lao động không có việc làm trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12,4% sau khi bị thu hồi đất. Hai tỷ lệ tương ứng của các tỉnh khác, như Hải

113


Phòng là 5,1% và 10,8%; Bắc Ninh 5,3% và 7,9%. Số người không có việc làm tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi: số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm thuê, xe ôm tăng 3,64%, số người làm công việc khác tăng 4,1%, số người gắn với các khu công nghiệp chỉ tăng 2,79% [34]. Như vậy, rõ ràng là các khu công nghiệp không tạo thêm nhiều việc làm mới đủ sức thu hút lao động nông thôn bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp.

v) Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội gia tăng ở nông thôn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm, dẫn đến tình trạng “nhàn cư vi bất thiện, sa vào tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, sau khi nhận tiền đền bù, giải tỏa nhiều hộ nông dân có một khoản tiền khá lớn không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp. Không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch, thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội như đánh đề, cờ bạc...

vi) Tình trạng phân hóa thu nhập và đời sống tại nông thôn vùng ĐBSH có xu hướng gia tăng. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2020 giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất ở vùng ĐBSH khoảng 5 lần (nhóm thu nhập thấp nhất là 1.996 nghìn đồng trong khi nhóm thu nhập cao nhất là 9.994 nghìn đồng); trong khi đó, chênh lệch chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người là 3,2 lần (nhóm thu nhập thấp nhất là 1.575 nghìn đồng trong khi nhóm thu nhập cao nhất là

5.002 nghìn đồng) [166]. Ở nông thôn, sự chênh lệnh về thu nhập và đời sống giữa đa số nông dân canh tác theo phương thức truyền thống với một bộ phận nông dân công nghệ cao, các chủ trang trại lớn, các “triệu phú, tỷ phú nông dân”. Nông thôn vùng ĐBSH vẫn còn tồn tại nhiều hộ nghèo, cận nghèo. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2020, số hộ nghèo khu vực nông thôn trong vùng là 48.573 hộ (chiếm 85% tổng số hộ nghèo toàn vùng), số hộ cận nghèo là 110.509 hộ [14]. Những hộ nghèo thường là các hộ thuần nông, thiếu ruộng đất, thiếu việc làm, thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Khoảng cách về thu nhập và đời sống ngày càng lớn sẽ tạo ra những hệ lụy, những bất ổn trong xã hội nông thôn.

vii) Môi trường sinh thái nông thôn ở một số địa phương vùng ĐBSH bị ô nhiễm, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong vùng chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại khu vực nông thôn

114


chưa thực sự được coi trọng. Nhiều thôn, xã vùng ĐBSH chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom với các phương tiện thô sơ, hiệu quả thấp và hoạt động này cũng diễn ra không thường xuyên.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở một số địa phương vùng ĐBSH vẫn còn nghiêm trọng. Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn vẫn còn tồn tại những ngành sản xuất gây ô nhiễm không khí nặng (tái chế nhựa, kim loại, chăn nuôi gia súc, sản xuất giấy...) không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường về xử lý chất thải, không thực hiện đánh giá tác động môi trường, nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để, mặc dù đã có những quy định về di dời và xử lý ô nhiễm đối với các loại hình làng nghề này. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, lại nằm xen lẫn trong khu dân cư cũng như chưa có sự đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải nên rất khó kiểm tra, giám sát nguồn phát thải các chất ô nhiễm. Thêm vào đó, trách nhiệm của các địa phương trong công tác quản lý môi trường làng nghề cũng chưa thực sự cao, kinh phí và nguồn lực phục vụ cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu nên nhiều làng nghề vùng ĐBSH vẫn tiếp tục là điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân nông thôn vùng ĐBSH.

Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước, với gần 900 làng nghề, chiếm xấp xỉ 60% tổng số làng nghề cả nước. Các làng nghề với quy trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công trình xử lý nước thải…đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và trở nên rất bức xúc. Điển hình như một số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng tại Hưng Yên như làng nghề sản xuất bột dong giềng ở xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, làng nghề thuộc da ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tái chế nhựa tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tái chế kim loại màu ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm. Mức độ ô nhiễm và độc hại ở các làng nghề rất nghiêm trọng, như ở thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm, ô nhiễm chì trong đất, trong nước luôn vượt quá ngưỡng cho phép. Hầu hết người lớn và đặc biệt là trẻ em đều bị nhiễm độc chì. Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác để theo dõi, thăm khám cho người dân tại làng nghề này. Năm 2015, tỉnh Hưng Yên đã phải di dời toàn bộ số hộ sản xuất vào cụm công nghiệp làng nghề, nhưng hậu quả về ô nhiễm môi

115


trường vẫn chưa biết đến bao giờ mới hết. Bên cạnh đó, tại một số vùng nông thôn, nguồn nước ngầm bị nhiễm vi sinh đã vượt ngưỡng cho phép. Theo báo cáo tại một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định… nước ngầm đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ (N03-, NH4+), kim loại nặng (Fe, As) và đặc biệt ô nhiễm vi sinh (Coliform, E,Coli). Đây là mối đe dọa không chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân, bởi khu vực này, người dân không chỉ sử dụng nước ngầm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt hàng ngày.

3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Về nguyên nhân khách quan

i) Toàn cầu hóa và CMCN 4.0 mang đến cho nông dân Việt Nam nói chung, nông dân vùng ĐBSH nói riêng nhiều thách thức to lớn.

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra các tiêu chuẩn rất cao. Những hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, xuất xứ hàng hóa là những thách thức mà người nông dân nếu không thay đổi tư duy sản xuất sẽ không dễ vượt qua. Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp vùng ĐBSH khi tham gia thị trường thế giới là khả năng cạnh tranh của các hàng nông sản trong nước với hàng ngoại nhập có chất lượng cao. Đây là sự cạnh tranh sòng phẳng và khốc liệt theo quy luật của kinh tế thị trường. Do sự chi phối của quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ bản quyền sáng tạo một cách nghiêm ngặt mà nông dân phải mua giống, vật tư, tư liệu sản xuất nông nghiệp với một giá chuẩn quốc tế, cao hơn rất nhiều so với trước đây và như vậy, chi phí đầu vào của quá trình sản xuất tăng cao hơn. Các nước công nghiệp phát triển vẫn tiếp tục duy trì trợ cấp và các rào cản đối với thị trường nông sản khiến cho ngành nông nghiệp khó có thể sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để đối phó.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, già hóa lao động, biến đổi khí hậu cũng tạo ra những thách thức không nhỏ tới tương lai của nông dân. Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam là một trong 5 quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu và ngành nông nghiệp, nông thôn bị ảnh hưởng rõ rệt nhất.

ii) Trong những năm gần đây, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những vùng đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt

116


gẫy, ảnh hưởng tới nguồn cung nông sản và đời sống của nông dân Việt Nam nói chung, nông dân vùng ĐBSH nói riêng.

iii) Vai trò của hệ thống chính trị nông thôn vùng ĐBSH còn nhiều hạn chế bất cập.

Công tác tuyên truyền giáo dục không được quan tâm, chú ý đúng mức, người dân chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân cũng như sự phát triển chung của cộng đồng, chưa nhận thức rõ quyền của mình, chưa chủ động, tự giác thực hiện quyền và dám đấu tranh để bảo vệ quyền, chưa nhận thức rõ tác hại của việc mắc những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông…do đó, chưa thể phát huy được tính tích cực, tự giác của người dân trong việc chủ động ngăn chặn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thời gian qua, một số địa phương chưa đầu tư nhiều cho công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ cơ sở, nội dung tuyên truyền pháp luật còn hời hợt, không đến nơi đến chốn, dẫn đến người dân không hiểu biết pháp luật, thờ ơ với việc thực hiện pháp luật về dân chủ. Phương pháp tuyên truyền thì khô cứng, hình thức tổ chức còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đi vào chiều sâu và thực chất, chạy theo phong trào, không thường xuyên.

Trình độ, năng lực của các cán bộ, công chức, viên chức các cấp ở nông thôn vùng ĐBSH còn hạn chế. Một số đảng bộ xã chưa thật sự phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được phân định rõ ràng; tổ chức và hoạt động của một số bộ phận cấu thành hệ thống chính trị còn mang tính hình thức, hiệu quả đạt được chưa cao; trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới... Một số nơi việc thực hiện công khai dân chủ còn hạn chế, nên có hiện tượng còn thắc mắc về quỹ đóng góp đối ứng của nhân dân, đền bù giải phóng mặt bằng...

Xây dựng chính quyền điện tử tại các tỉnh thành vùng ĐBSH còn gặp nhiều khó khăn. Một số tỉnh, thành phố trong vùng chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc một cách đồng bộ, nhiều thiết bị đã cũ, lỗi thời về công nghệ nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế, chất lượng đường truyền chưa được cải thiện nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022