Bên Nhượng Quyền Có Quyền Kiểm Soát Và Trợ Giúp Cho Bên Nhận Quyền Trong Việc Điều Hành Công Việc Kinh Doanh ” [18, Tr.67].


nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn - nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển hình thức này trên toàn thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền [48].

Từ khi ra đời cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về phương thức kinh doanh đặc biệt tùy vào nền văn hóa, kinh tế hay chính trị. Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (the International Franchise Association)1 đã định nghĩa: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận

trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình"[22,tr.19].

Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao:

(i) hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.

(ii) li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và

(iii) yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu [22,tr.19].



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1 Hiệp hội lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise


Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 3

Liên minh Châu Âu (EU) định nghĩa “quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên [22,tr.20].

Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định:


"Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." [22,tr.20].

Theo quy định về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được quy định lần đầu tiên tại Luật Thương mại 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” [18, tr.67].


1.2.1.2. Những khái niệm liên quan


Hệ thống nhượng quyền thương mại được hình thành nên bởi các thành phần cơ bản sau:

Nhà nhượng quyền (Franchisor) là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mô hình kinh doanh tối ưu... và tiến hành hình thức kinh doanh bằng cách nhượng quyền cho một hoặc nhiều đối tác qua việc thực hiện hợp động nhượng quyền thương mại.

Nhà nhận quyền (Franchisee) là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh được bên nhượng quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, hệ thống các quy trình... để kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được nhà nhượng quyền quy định trong cẩm nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm vi nhất định.

Phí nhượng quyền ( Initial fee or Franchise fee) là khoản phí không hoàn lại mà nhà nhận quyền phải trả cho nhà nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền cho việc kinh doanh ở một địa điểm hoặc khu vực xác định trong một khoảng thời gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền. Tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đôi khi mức phí này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lý của từng hệ thống nhượng quyền thương mại.

Phí hoạt động hay phí vận hành (Royalty fee) là khoản phí mà nhà nhận quyền phải trả hàng tháng hoặc quý hoặc năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên doanh thu thu được tại địa điểm hoạt động của mình. Mức phí này có thể là tỷ lệ phần trăm doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí cố định mà nhà nhận quyền phải trả cho nhà nhượng quyền khi tham gia vào hệ thống. Cũng như trường hợp phí nhượng quyền, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh


doanh, vùng miền kinh doanh hay uy tín của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Thông thường phí hoạt động này được nhà nhượng quyền tái đầu tư lại hệ thống thông qua các chương trình xúc tiến bán hàng hoặc các chương trình đào tạo, khen thưởng... cho hệ thống nhượng quyền của mình.

Cẩm nang nhượng quyền (Franchise operation manuals) là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn, trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo tiền đề để các yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển. Nhà nhận quyền sẽ hoạt động tuân theo cẩm nang nhượng quyền này.

1.2.2. Đặc điểm


Theo các định nghĩa được nêu ra ở trên, chúng ta có thể khái quát nhượng quyền thương mại có 4 đặc điểm chung sau:

Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại trong đó có việc sử dụng chung thương hiệu. Hàng hóa trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là việc sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu. Chúng ta thường quen sử dụng thuật ngữ “mua franchise” và “bán franchise” nhưng thực chất

người nhận quyền không bao giờ mua được thương hiệu hay công thức kinh doanh mà chỉ “thuê” từ chủ thương hiệu trong một thời gian nhất định2. Vậy nhượng quyền thương mại chỉ liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu vẫn có quyền tiếp tục khai thác và phát triển thương hiệu của mình và trên thực tế vẫn là chủ

sở hữu đối với thương hiệu đó còn việc chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu là việc mua đứt bán đoạn thương hiệu cho một đối tác khác, người chủ ban đầu của thương



2 Tuy nhiên do thói quên nên người viết vẫn sử dụng thuật ngữ “mua franchise” và “bán franchise”


hiệu sẽ mất toàn quyền đối với thương hiệu của mình. Trên thực tế người ta thường chỉ tiến hành nhượng quyền sử dụng thương hiệu với những thương hiệu có tên tuổi nổi tiếng gắn với nó là một công thức kinh doanh đã thành công và được thừa nhận chứ ít khi những thương hiệu chưa có uy tín lại được nhượng quyền sử dụng. Chính vì thế đã có người cho rằng thương hiệu chính là “phần hồn” trong nội dung chuyển nhượng quyền thương mại.

Thứ hai, trong quá trình tiến hành phương thức kinh doanh này bên nhượng quyền có sự hỗ trợ và giám sát đáng kể về nhiều phương diện đối với bên nhận quyền. Có thể nói nhượng quyền thương mại là một mối quan hệ kinh doanh toàn diện không chỉ bao gồm sản phẩm hay dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, khu vực địa lý kinh doanh mà còn bao gồm toàn bộ hệ thống và mô hình kinh doanh như quy trình hoạt động, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn, đào tạo nhân viên, giám sát tổ chức, quản lý chất lượng, hỗ trợ ban đầu và trong quá trình hoạt động... Một trong những rủi ro của công việc kinh doanh nhượng quyền thương mại đó chính là làm phá vỡ hệ thống kinh doanh. Nếu như chỉ một mắt xích trong hệ thống đó làm ăn không có hiệu quả gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu. Do đó “tính đồng bộ của một thương hiệu là một trong những chìa khóa thành công khi xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền” [23, tr.38]. Để tránh và đối phó với hậu quả này, người nhượng quyền phải giám sát chặt chẽ tới cách thức hoạt động của nhà nhận quyền.

Thứ ba, trong hệ thống nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý. Đây là đặc điểm đặc thù của hệ thống kinh doanh này nhằm phân biệt hình thức kinh doanh này với các hình thức gần giống khác như đại lý, chi nhánh thương mại, chuỗi cửa hàng. Tuy rằng trong hệ thống franchising có sự hỗ trợ và giám sát một cách đáng kể của bên nhượng quyền cho bên nhận quyền nhưng theo luật pháp của các nước thì bên nhận quyền lại là các cá nhân độc lập hoặc các pháp nhân độc lập về mặt tổ chức lẫn tài chính, không phụ thuộc


vào bên nhượng quyền. Trên thế giới, người nhượng quyền thường đóng vai trò là cầu nối giúp người “mua franchise” mượn tiền ngân hàng hoặc chính mình đứng ra cho vay nhằm phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh nhanh hơn. Trước khi khai trương, bên nhận quyền thường được bên nhượng quyền hỗ trợ về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm, nguồn hàng, quảng cáo... Những điều này không có nghĩa là bên nhận quyền bị phụ thuộc vào bên nhượng quyền, áp đặt hoàn toàn theo ý của bên nhượng quyền. Tất cả quyền cũng như nghĩa vụ của hai bên đều phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mà chủ thể của hợp đồng là những cá nhân, pháp nhân độc lập.

Thứ tư, trong phương thức kinh doanh này bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền. Nhượng quyền thương mại xét cho cùng cũng giống như hoạt động dịch vụ thuê-mượn. Người nhượng quyền cho người nhận quyền thuê sử dụng thương hiệu, công thức kinh doanh của mình đổi lại họ được nhận một khoản phí từ người nhận quyền. Phí này có thể là trọn gói nhưng cũng có thể trả làm nhiều lần gồm phí chuyển nhượng ban đầu và phí định kỳ. Thông thường trên thực tế thì người nhận quyền phải trả cho người nhượng quyền một khoản gồm nhiều lần. Lần thứ nhất là phí chuyển nhượng ban đầu. Có thể hiểu đây là khoản phí mà bên nhận chuyển nhượng phải trả để tham gia hoạt động trong hệ thống chuyển nhượng. Những yếu tố mà bên nhận chuyển nhượng được hưởng từ phía bên chuyển nhượng đổi lấy khoản phí này thường gồm “quyền sử dụng thương hiệu, các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo, trang trí, tìm kiếm nguồn tài trợ, tài liệu hướng dẫn hoạt động...” Còn khoản phí định kỳ thường được bên nhận chuyển nhượng trả cho bên chuyển nhượng theo % doanh thu bán hàng của bên nhận quyền hoặc một khoản tiền cố định.


Bảng 1.1: Ưu điểm của Franchise


Ưu điểm khi bán franchise :


* Nhân rộng mô hình kinh doanh, tăng nhanh uy tín thương hiệu


* Tăng doanh thu


* Tiết kiệm chi phí


* Tận dụng nguồn nhân lực của bên nhận quyền


Ưu điểm khi mua franchise


* Đầu tư an toàn, ít rủi ro


* Được sử dụng thương hiệu có uy tín


* Thuận lợi trong việc huy động vốn


* Tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển



1.2.3. Các hình thức nhượng quyền thương mại

(Nguồn : người viết tự tổng hợp)


Từ khi hoạt động nhượng quyền thương mại ra đời cho đến nay có rất nhiều cách phân loại: phân loại theo bản chất, phân loại theo cách thức nhượng quyền của chủ thương hiệu, phân loại theo lĩnh vực kinh doanh... Tuy nhiên, trong phạm vi khóa luận này người viết chỉ xin đề cập đến hai cách phân loại: phân loại theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại và phân loại theo quy mô hay cách thức nhượng quyền của chủ thương hiệu.

1.2.3.1 Phân loại theo bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại


Theo căn cứ này, nhượng quyền thương mại được phân thành hai loại: nhượng quyền phân phối và nhượng quyền công thức kinh doanh


Nhượng quyền phân phối (Product distribution franchise) : là hình thức nhượng quyền thương mại theo hệ thống nhượng quyền nhằm mục đích phân phối một sản phẩm hay một tập hợp các sản phẩm. Nhượng quyền phân phối sản phẩm tạo nên một cơ cấu trực tiếp cho phép đưa sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Ngoài việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, logo, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên nhượng quyền trong một phạm vi địa lý và trong một thời hạn nhất định thì bên nhận quyền hầu như không được nhận bất cứ sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu. Bên nhận quyền sẽ quản lý cửa hàng của mình một cách khá độc lập và ít bị ràng buộc bởi những quy định của chủ thương hiệu. Hình thức nhượng quyền này thường được sử dụng trong việc phân phối nước ngọt (Coca- cola, Pepsi), các đại lý bán ôtô (Ford motor company), các trạm xăng dầu (Exxon mobil). Tại Việt Nam, mô hình nhượng quyền của cà phê Trung Nguyên, công ty Kinh Đô được xem là thuộc loại này. Tuy hình thức nhượng quyền phân phối được sử dụng khá phổ biến ở các dịch vụ bán lẻ, song mô hình này chưa thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền công thức kinh doanh (Business format franchise) : là hình thức nhượng quyền thương mại mà theo đó bên nhận quyền sẽ sản xuất sản phẩm, dịch vụ theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền và bán những sản phẩm đó dưới nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ chuyển giao cho bên nhận quyền bí quyết kinh doanh thường là các công thức sản xuất, quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và công thức điều hành quản lý. Theo phương thức này thì các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuân thủ một cách tuyệt đối. Thực chất nhượng quyền công thức kinh doanh là bước phát triển cao hơn của nhượng quyền phân phối sản phẩm, nó thể hiện đầy đủ nhất các bản chất cũng như đặc điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Hiện nay, trên thế giới hầu hết các mô hình nhượng quyền thương mại nổi tiếng và có giá trị như Mc Donald’s, KFC, Marriott Hotel... đều sử dụng hình thức

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí