Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 2


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc tìm hiểu những nhân tố giúp hoạt động nhượng quyền thương mại thành công kết hợp với thực tiễn triển khai ở Việt Nam và khả năng phát triển trong thời gian tới, người viết mạnh dạn nêu ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về nhượng quyền thương mại cũng như kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình này của một số nước trên thế giới và trong khu vực. Từ đó, áp dụng vào tìm hiểu thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại Việt Nam cũng như rút ra bài học cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, người viết chú trọng tới việc nghiên cứu những điều kiện và khả năng phát triển của phương thức này tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận này là phương pháp duy vật biện chứng, thu thập tài liệu và tổng hợp - phân tích, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp mô tả khách quan, phương pháp lôgic, thống kê, so sánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

5. Kết cấu của khóa luận


Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 2

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, khóa luận gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về toàn cầu hóa và nhượng quyền thương mại


Chương 2: Đánh giá điều kiện và khả năng xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới


Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới

6. Dự kiến kết quả đạt được


Thông qua những kết quả nghiên cứu của khóa luận, người viết mong muốn có được cái nhìn tổng quát về tình hình tiến hành nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, những điều kiện ở Việt Nam cho sự phát triển của phương thức này cũng như khả năng phát triển của mô hình này trong thời gian tới và mong rằng khóa luận sẽ đóng góp một vài giải pháp cho việc thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển ở Việt Nam trong tương lai không xa.

Để hoàn thành khóa luận này, người viết xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS. TS Phạm Duy Liên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình để người viết có thể hoàn thành khóa luận này.


Chương 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI‌‌

1.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm


Toàn cầu hóa là một quá trình lịch sử, là kết quả sáng tạo của con người và tiến bộ công nghệ. Thuật ngữ toàn cầu hóa (tiếng Anh là Globalization) xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển của Anh năm 1961, và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây. Tuy nhiên, cho đến hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, song nói chung, có hai cách hiểu toàn cầu hóa theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp

Toàn cầu hóa theo nghĩa rộng:


Theo quan niệm rộng, toàn cầu hóa được xác định như một hiện tượng hay một quá trình trong quan hệ quốc tế, làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên nhiều mặt của đời sống xã hội( từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường...). Ban thư ký của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng “ toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối” [19,tr.64 ]. Còn theo tác giả Lê Hữu Nghĩa “toàn cầu hóa xét về bản chất là một quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới” [7,tr.56 ].

Như vậy, theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa có thể hiểu là một quá trình, theo đó sự ảnh hưởng cũng như sự tác động mọi mặt của đời sống từng quốc gia, từng nước trở nên không có giới hạn, không bị ràng buộc bởi khoảng cách lãnh thổ, địa lý, khu vực,


vùng hay từng nước. Đối với toàn cầu hóa theo nghĩa rộng, những gì được gọi là giới hạn, rào cản hầu như dần dần đều mất tác dụng.

Toàn cầu hóa theo nghĩa hẹp


Toàn cầu hóa theo nghĩa hẹp là một khái niệm gắn liền với kinh tế. Theo đó, toàn cầu hóa được dùng để chỉ hiện tượng hay quá trình hình thành thị trường toàn cầu, làm tăng sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đưa ra định nghĩa “ toàn cầu hóa liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia, cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu, nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó” [12,tr.23]. Theo Bjon Hettne, “ toàn cầu hóa bao hàm sự làm sâu sắc quá trình quốc tế hóa, tăng cường chức năng của phát triển và làm yếu đi khía cạnh lãnh thổ của phát triển. Về cơ bản, toàn cầu hóa bao hàm sự tăng lên của thị trường chức năng thế giới, không ngừng xâm nhập và lấn át các nền kinh tế quốc gia trong quá trình làm mất đi đặc tính quốc gia” [9,tr.34]

Như vậy, theo quan niệm hẹp, toàn cầu hóa giới hạn sự tác động của nó trong phạm vi các nhóm nước, nhóm khu vực hoặc giới hạn ở phạm vi kinh tế. Do đó, có thể gọi toàn cầu hóa theo nghiã hẹp là toàn cầu hóa kinh tế.

Dù có những quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa, nhưng có thể rút ra 3 điểm cơ bản của toàn cầu hóa :

- Toàn cầu hóa là một quá trình, một xu thế phát triển tất yếu gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Quá trình này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu.

- Toàn cầu hóa là quá trình làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, môi trường.. của thế giới theo hướng loại bỏ


những sự ngăn cách về vị trí địa lý, từ đó tiến tới loại bỏ sự khác biệt về thể chế, về chính trị của từng quốc gia để tạo ra một sân chơi chung với sự tác động, can thiệp mạnh mẽ của các nước phát triển, các tập đoàn xuyên quốc gia. Các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí sẽ mất cả chính quyền nếu không có những chính sách phù hợp khi tham gia vào quá trình này.

- Mục đích của toàn cầu hóa là nhằm phát triển kinh tế, do đó toàn cầu hóa kinh tế đóng vai trò chủ yếu trong quá trình toàn cầu hóa.

1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành của toàn cầu hóa


Quan niệm cổ điển cho rằng toàn cầu hóa bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15 sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn, đánh dấu bởi sự kiện Christopher Columbus đi tìm Ấn Độ nhưng lại phát hiện ra Châu Mỹ. Theo Thomas Friedman, tác giả cuốn "Thế giới phẳng" toàn cầu hóa 1.0 ( hay là làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên) kéo dài từ 1492 khi Columbus dương buồm, mở ra sự giao thương giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới cho đến khoảng 1800. Trong Toàn cầu hoá 1.0 tác nhân then chốt của sự thay đổi, động lực thúc đẩy quá trình hội nhập toàn cầu là sức mạnh của mỗi quốc gia. Trong kỉ nguyên này, các nước và các Chính phủ (thường được tôn giáo hay chủ nghĩa đế quốc hay sự kết hợp của cả hai xúi giục) đã dẫn đường phá bỏ các bức tường và nối chặt thế giới lại với nhau, thúc đẩy sự hội nhập toàn cầu.

Kỉ nguyên lớn thứ hai, Toàn cầu hoá 2.0, kéo dài từ 1800 đến 2000, bị gián đoạn bởi Đại Khủng hoảng và Chiến tranh Thế giới I và II. Trong Toàn cầu hoá 2.0, nhân tố then chốt của thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu là các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này tiến hành toàn cầu hoá vì thị trường và lao động, đầu tiên do sự bành trướng của các công ty cổ phần Hà Lan và Anh và Cách mạng Công nghiệp làm mũi nhọn. Trong nửa đầu của thời đại này, hội nhập toàn cầu được cấp lực bởi sự sụt giảm chi phí chuyên chở, nhờ động cơ hơi nước và đường sắt, và trong nửa sau bởi


sự sụt giảm các chi phí liên lạc - nhờ sự phổ biến của điện tín, điện thoại, PC, vệ tinh, cáp quang, và phiên bản ban đầu của World Wide Web (WWW). Chính trong thời đại này mà chúng ta thực sự thấy sự ra đời và trưởng thành của một nền kinh tế toàn cầu, theo nghĩa rằng đã có sự dịch chuyển đủ của hàng hoá và thông tin từ lục địa này sang lục địa khác để ở đó có một thị trường toàn cầu, với sự chênh lệch giá về các sản phẩm và lao động.

Vào khoảng năm 2000 chúng ta đã bước vào một kỉ nguyên mới hoàn toàn: Toàn cầu hoá 3.0. Trong khi động lực trong Toàn cầu hoá 1.0 là các nước tiến hành toàn cầu hoá và động lực trong Toàn cầu hoá 2.0 là các công ty tiến hành toàn cầu hoá, động lực trong Toàn cầu hoá 3.0 là năng lực mới tìm thấy cho các cá nhân để cộng tác và cạnh tranh toàn cầu. Song Toàn cầu hoá 3.0 không chỉ khác các kỉ nguyên trước ở chỗ nó làm thế giới co lại và phẳng thế nào và nó trao quyền cho các cá nhân ra sao. Nó khác ở chỗ Toàn cầu hoá 1.0 và Toàn cầu hoá 2.0 chủ yếu do các cá nhân và doanh nghiệp Âu Mĩ dẫn dắt. Tuy Trung Quốc thực sự là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỉ mười tám, chính các nước, các công ty, những người thăm dò phương Tây tiến hành phần lớn việc toàn cầu hoá và định hình hệ thống. Trong toàn cầu hoá 3.0, các công ty - to và nhỏ - cũng được trao quyền [14, tr.9,10].

1.1.3. Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế thế giới


Trong quá trình toàn cầu hóa, khi thế giới bắt đầu chuyển từ một mô hình tạo giá trị chủ yếu theo chiều dọc từ trên xuống (chỉ huy và kiểm soát) sang một mô hình tạo giá trị theo chiều ngang (kết nối và cộng tác), tất cả mọi thứ đều phải thay đổi, đều phải sắp xếp lại. Những ngành công nghiệp dân tộc đã bị tiêu diệt và đang ngày càng bị tiêu diệt, bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới - những ngành công nghiệp mà việc thâu nạp chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh, những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không


những được tiêu thụ ngay trong nước mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn tự cung tự cấp là sự phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc.

Công cụ lao động được cải tiến mau chóng, nhờ đó nên các phương tiện giao thông cũng trở nên vô cùng thuận tiện. Toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm 21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới [4, tr.6].

Toàn cầu hoá truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước, đến từng gia đình, từng người dân, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Do đó, tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ.

Toàn cầu hoá một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển.


Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hóa đặc biệt đặt các nước đang phát triển trước những thách thức to lớn của việc hội nhập và phát triển. Do yêu cầu của toàn cầu hóa là đòi hỏi các nước phải phá vỡ các hàng rào bảo hộ quốc gia, dỡ bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cũng như các rào cản khác nên ở nền kinh tế đang phát triển, sản xuất kinh doanh trong nước luôn chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hóa - dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những chấn động khu vực và toàn cầu , trong đó nguy cơ lớn nhất là những chấn động về tài chính - tiền tệ thường sẽ ngay lập tức có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mọi quốc gia. Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.‌

1.2. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI


1.2.1. Những khái niệm cơ bản


1.2.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại


Vài năm trở lại đây, chúng ta thường nghe báo chí nhắc đến các thuật ngữ franchise, franchising và được dịch ra tiếng Việt là nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh. Thực chất franchise, franchising, nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh đều được dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt - khởi nguồn và phát triển tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19. Nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh và bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhượng quyền thương mại trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở những

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí