Các Công Trình Nghiên Cứu Quá Trình Cph Dnnn Trên Địa Bàn Tỉnh Thanh Hóa

động trong doanh nghiệp nhà nước CPH còn nhiều bất cập, việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp sau CPH còn nhiều lúng túng. Đó cũng là quan điểm của nhiều bài tham luận trong Hội thảo khoa học quốc gia chủ đề “Cổ phần hóa DNNN” (2001), trong đó có tác giả Trần Tiến Cường, với báo cáo “Các vấn đề tồn tại và phát sinh của DNNN sau cổ phần hoá đa dạng sở hữu”; Lê Hoàng Hải, với bài “Một số vướng mắc về tài chính đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá và đa dạng sở hữu”.

Cũng có những bài viết khai thác những vấn đề hết sức cụ thể, nảy sinh trong quá trình CPH DNNN. Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng (2001) đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN, trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp để định hướng hình thành phát triển các yếu tố tâm lý xã hội tích cực đối với quá trình CPH DNNN. Tác giả Chu Đức Hoài (2001) thì đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các DNNN khi CPH. Còn tác giả Phạm Quang Huy (2002) và Nguyễn Cảnh Hoan (2002) lại phân tích khía cạnh tác động của tài chính và thị trường Chứng khoán đến quá trình CPH DNNN.

Việc nghiên cứu sự chuyển biến quan hệ sở hữu trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam một cách căn bản nhất phải kể đến luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của NCS Nguyễn Lê Quý Hiển (2012). Luận án khẳng định: sự chuyển biến quan hệ sở hữu trong CPH DNNN hiện nay thực chất là chuyển từ chủ thể sở hữu đơn nhất sang đa chủ thể sở hữu, theo đó, mối quan hệ giữa các chủ thể sở hữu sẽ chuyển biến theo hướng giảm sở hữu Nhà nước, tăng sở hữu tư nhân, nhờ đó các tài sản trong DNNN được CPH được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Bằng việc phân tích, so sánh, đánh giá những tác động của sự biến đổi quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của DNNN sau CPH, tác giả một lần nữa khẳng định về sự cần thiết, tính đúng đắn của chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu quá trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu vấn đề CPH DNNN, nhất là những vấn đề KT-XH nảy sinh trong quá trình CPH tại tỉnh Thanh Hóa hiện chưa có nhiều. Không kể các Báo cáo hàng năm của Ủy ban Nhân dân tỉnh, của các các Sở, Ban Ngành hữu quan, đã có một số luận văn thạc sĩ, một vài cuộc hội thảo khoa học được tổ chức bàn về vấn đề này. Những công trình nghiên cứu đã công bố viết về quá trình CPH DNNN và những vấn đề KT-XH nảy sinh trong quá trình này tại tỉnh Thanh Hóa có thể kể đến là Hội thảo khoa học chủ đề “Đổi mới phát huy chủ đạo của DNNN” (1998) do Ban Kinh tế tỉnh Thanh Hóa tổ chức; Hội thảo khoa học chủ đề “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hóa” (2009), do Trường Đại học Hồng Đức tổ chức. Ngoài ra có một số bài (không nhiều) viết về từng doanh nghiệp cụ thể, đăng tải trên Báo Thanh Hóa của Đỗ Gia Ngân (2010); Trần Đoàn Viên (2011, 2012); Phạm Ngọc (2013); Lê Hà (2013);

Tùng Dương (2014) và Nguyễn Xuân (2015). Các công trình này chủ yếu khẳng định tính ưu việt của CPH DNNN và từ đó phản ánh sự tiến bộ của các DNNN sau CPH.

Hầu hết các công trình trên là những bài viết ngắn, chủ yếu tập trung phản ánh một vài khía cạnh của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc phản ảnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của một hoặc vài doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần để khẳng định tính tất yếu, tính ưu việt của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa so với các doanh nghiệp nhà nước trước đó, như: “Công ty cổ phần Sông Đà 25, nổ lực vươn lên bước phát triển mới”; “Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, đồng thuận để phát triển”; “Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, bước tiến mới sau 10 năm cổ phần hóa”; hay “Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn miền tây”.v.v...

1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp

1.2.1. Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu trên

1.2.1.1. Về vấn đề CPH DNNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Từ các công trình đã công bố nêu trên, có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu chủ yếu như sau:

+ Các công trình đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về CPH, về vai trò của CTCP trong nền kinh tế thị trường. Các công trình đã phân tích CPH DNNN ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đã từng bước hình thành cơ sở lý luận của CPH DNNN, trên cơ sở đó khẳng định tính tất yếu khách quan và sự cần thiết của CPH DNNN trong tiến trình đổi mới và tái cấu trúc lại nền kinh tế của Việt Nam. Với các cách tiếp cận khác nhau về quá trình này, các tác giả đều đưa đến kết luận CPH DNNN là một xu thế phát triển tất yếu hợp quy luật trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam hiện nay. Một số công trình nhấn mạnh: cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một xu thế khách quan ở nước ta hiện nay, đó là sự lựa chọn hợp quy luật, đáp ứng yêu cầu đổi mới và cơ cấu lại nền kinh tế; CTCP là hình thức tổ chức kinh doanh tiên tiến văn minh và hiệu quả là cuộc cách mạng về chuyển đổi sở hữu trong kinh tế quốc doanh, thay đổi mục đích kinh doanh. Tóm lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là dòng chảy của đa sở hữu đa thành phần, một chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 4

+ Một số công trình đã mở rộng đối tượng nghiên cứu ra ngoài phạm vi CPH. Đó là sự nghiên cứu về quá trình đổi mới, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam. Thông qua việc phân tích quá trình đổi mới khu vực doanh nghiệp Nhà nước, làm rò những kết quả đã đạt được của các chủ trương chính sách chuyển đổi sở hữu và thí điểm cổ phần hóa. Phân tích lý do chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ hay chưa thành công của chủ trương cổ phần hóa; đưa ra những vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, xử lý.

+ Các công trình đã tập trung nghiên cứu tiến trình CPH DNNN ở các cấp độ và giai đoạn khác nhau, từ đó đã phác họa được bức tranh đa màu sắc về quá trình CPH DNNN tại Việt Nam từ năm 2002 đến những năm đầu thập niên 2010. Quá trình triển khai thực hiện chủ trương CPH DNNN và tình hình thực hiện chính sách của Nhà nước về vấn đề này đã được các tác giả phân tích một cách khá toàn diện, trên cơ sở đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó, đồng thời tìm ra những khó khăn, vướng mắc có tính khách quan gây cản trở cho quá trình thực hiện CPH DNNN. Những vướng mắc được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra là: khung khổ pháp lý về cổ phần hóa DNNN còn thiếu; quan hệ sở hữu trong các DNNN sau CPH chưa có sự chuyển biến rò rệt; hạ tầng tài chính và các đơn vị trung gian hỗ trợ cổ phần hóa cũng còn thiếu; vấn đề bán cổ phần cho cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp (với những điều kiện ưu đãi) và chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa còn nhiều bất cập.v.v...

+ Đã đúc kết được một số bài học, cả thành công và thất bại, trong quá trình CPH DNNN của một số quốc gia trên thế giới, nhất là của các nước Trung Quốc, SNG và Đông Âu, một số nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia.... Khi nghiên cứu CPH DNNN trên thế giới, các tác giả đã tập trung nghiên cứu bối cảnh, quá trình và cách thức tiến hành CPH DNNN. Một số công trình đã tiếp cận tiến trình CPH DNNN dưới góc độ xem xét các giải pháp tái cơ cấu các DNNN ở các quốc gia khác nhau, nhất là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi- những nước có bối cảnh thực hiện chuyển đổi cơ chế tương tự như Việt Nam, nhằm rút ra bài học có thể áp dụng vào Việt Nam.

+ Các nghiên cứu cũng đã đề xuất những quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam trong những năm tiếp theo, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Một số giải pháp được nhiều công trình đề cập là: phải có sự quyết tâm của Chính phủ; phải tạo điều kiện pháp lý cho cổ phần hoá; phải có bộ máy điều hành đủ mạnh; cần thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hoá....

1.2.1.2. Các nghiên cứu về những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh.

Những nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, chủ yếu đề cập đến một số khía cạnh như vấn đề chuyển đổi cơ cấu sở hữu; vấn đề định giá doanh nghiệp để CPH thường chưa sát với thị trường; vướng mắc khó khăn trong giải quyết nợ của các doanh nghiệp; các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước CPH; việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp sau CPH còn nhiều lúng túng,…Hơn nữa, các nghiên cứu này chưa được tiến hành một cách có hệ thống và chưa luận giải một cách thấu đáo trên cơ sở kết nối, xâu chuỗi các vấn đề vướng mắc, nảy sinh trên cơ sở các mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế có liên quan, bắt nguồn từ tính chất chuyển đổi của quán trình CPH.

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập vấn đề CPH DNNN dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó mỗi góc nhìn đều được phân tích, đánh giá khá sát thực. Đó là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để tác giả luận án kế thừa. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là tại một địa phương KT-XH còn chưa phát triển mạnh như tỉnh Thanh Hóa, nhiều vấn đề đang đặt ra, cả lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bởi những công trình trên hoặc là chưa giải quyết triệt để, hoặc là do giới hạn bởi phạm vi thời gian nghiên cứu (chưa thể cập nhật tình hình) trong khi nền kinh tế nói chung, tiến trình CPH DNNN nói riêng vẫn tiếp tục vận động. Cụ thể, những vấn đề chủ yếu đặt ra mà luận án có nhiệm vụ phải giải quyết là:

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất về quan niệm CPH DNNN.

Mặc dù đã tiến hành CPH DNNN trên thực tế được hơn 20 năm song một số vấn đề đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, trong đó nổi lên là: Thực chất của quá trình CPH DNNN là gì? Phải chăng nó chỉ đơn giản chỉ là quá trình chuyển đối từ một hình thức sở hữu

đơn nhất (nhà nước) sang hình thức đa sở hữu? Cổ phần hóa và tư nhân hóa là một hay hai? Việc nhấn mạnh sự khác biệt giữa CPH và tư nhân hóa cũng như giữ quá trình CPH trong khuôn khổ “phi tư nhân hóa” có thể đưa tiến trình đi đến thành công – tăng cường sức sống và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế? Nhà nước có nên nắm giữ tỷ lệ vốn khống chế trong các DNNN CPH không? nếu không thì nên nắm giữ ở mức độ nào là tốt?

Thứ hai, Mặc dù những vấn đề KT-XH nẩy sinh, có tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN ở Việt Nam đã được đề cập, phân tích ở những mức độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu về CPH. song việc nghiên cứu chúng một cách hệ thống, như một chủ đề chuyên biệt, nhằm cắt nghĩa gốc rễ sâu sa của các vấn đề trên cũng như biểu hiện cụ thể của chúng trong tiến trình CPH, dù xét trên phạm vi cả nước nói chung hay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng hầu như chưa được thực hiện. Có thể nói, cho đến nay các nghiên cứu lĩnh vực này, đặc biệt gắn với thực tiễn Thanh Hóa, mới chỉ dừng ở mức chấm phá, được trình bày kết hợp với các vấn đề khác trong một chủ đề rộng hơn. Nói cách khác, hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, nhất là với tư cách một luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.

Thứ ba, các công trình đi trước tuy đã nghiên cứu khá toàn diện về lý luận và thực tiễn CPH DNNN tại Việt Nam song phần lớn các công trình trên mới chỉ nghiên cứu quá trình CPH DNNN trong giới hạn thời gian từ năm 2010 trở về trước. Những công trình nghiên cứu vấn đề này sau năm 2010 còn rất ít, trong khi bối cảnh thực hiện CPH các DNNN mấy năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt những vấn đề KT-XH sau cổ phần hoá các DNNN, nhất là những vấn đề có tác động tiêu cực trước đây chưa phát sinh, đến nay mới bộc lộ với những diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải được nhận thức và giải quyết.

Những khoảng trống lý luận và thực tiễn trên đây đòi hỏi phải được bổ sung, lấp đầy bởi những công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm làm cho vấn đề CPH DNNN, đặc biệt là những vấn đề mới nảy sinh có tác động tiêu cực của quá trình đó được thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ và hệ thống. Luận án này sẽ cố gắng góp phần đáp ứng yêu cầu đó.

Kết luận Chương 1

CPH DNNN là một quá trình tất yếu ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đa dạng, như: sách, báo, tạp chí, đề tài NCKH, Hội thảo khoa học, luận văn, luận án. Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ, nhiều giai đoạn khác nhau của vấn đề cổ phần hóa DNNN, đưa ra những kết luận, những gợi ý khác nhau nhằm tiếp tục tiến trình CPH DNNN một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, do sự vận động của nền kinh tế là không ngừng, tiến trình CPH DNNN vẫn còn đã và đang tiếp tục diễn ra, vì vậy nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu trong những công trình tiếp theo của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách. Luận án mà chúng tôi đang thực hiện, với đề tài “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN ở tỉnh Thanh Hóa” sẽ là một trong những công trình nghiên cứu cần thiết đó.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022