Các Công Trình Nghiên Cứu Về Những Vấn Đề Kinh Tế-Xã Hội Nảy Sinh Trong Quá Trình Cph Và Hậu Cph Dnnn

tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” (1998) đã chỉ rò cơ sở khoa học của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ việc trở lại quá khứ tìm kiếm nguồn gốc ra đời của công ty cổ phần, bằng sự diễn giải giản đơn, dễ hiểu đề tài đã làm sáng tỏ tính ưu việt của công ty cổ phần mà các loại hình kinh tế khác không thể nào có được. Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng, CTCP không phải hoàn toàn hiệu quả hơn DNNN, mà bản thân chúng cũng có những hạn chế nhất định.

Một số tác giả đưa ra vấn đề có tính lý luận quan trọng nhưng hiện đang có những ý kiến khác nhau, là nên gọi quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần là cổ phần hoá hay tư nhân hoá? Các tác giả của đề tài trên khẳng định, rằng không thể coi các doanh nghiệp có thành phần Nhà nước (tuy mức độ khác nhau) như xí nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, hay công ty trách nhiệm hữu hạn.... là tư nhân, vì cho dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, trong công ty cổ phần có yếu tố Nhà nước. Theo họ, nếu Nhà nước- người đại diện cho toàn dân tham gia, mà lại coi là tư nhân thì sẽ là điều không hiểu nổi. Tương tự như vậy, các vấn đề như: cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có làm chệch hướng XHCN không?”; lợi ích của Nhà nước và của người lao động sẽ như thế nào? hay công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp Nhà nước không?... cũng được bàn tới khá nhiều trong các công trình đã công bố. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều có chung một câu trả lời là: CPH DNNN không hề làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa; các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá đều hoạt động có hiệu quả hơn, thể hiện là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động, lợi tức cổ phần đều tăng lên so với trước. Trên cơ sở thực tiễn đó, kết luận được rút ra là, khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thì nếu có mất chỉ “mất” đi tác phong quan liêu, cửa quyền và sự tham nhũng, lãng phí ... mà

thôi, còn cái được cơ bản và lâu dài là lợi ích của cả Nhà nước, tập thể và người lao động đều tăng lên. Đó là vì, mặc dù công ty cổ phần có cấu trúc khá phức tạp, nhưng do tách bạch quyền sở hữu với quyền kinh doanh, chuvên môn hoá sản xuất nên công ty cổ phần đạt hiệu quả cao hơn các hình thức khác, kể cả doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Vì vậy, việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần là hợp quy luật xã hội hoá nguổn vốn đầu tư và kinh doanh, là xu thế tất yếu khách quan nước ta, và cái được sẽ nhiều hơn cái mất.

Một số công trình đề cập cơ sở thực tiễn của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1994), Bộ Tài chính (1998), và Bùi Quốc Anh (2009), khi phân tích luận cứ khoa học của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đều khẳng định rằng: sự thay đổi thể chế kinh tế đòi hỏi phải cổ phần hoá, vì các thể chế kinh tế, lần lượt đi từ kinh tế thị trường tự do đến kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hiện tại là kinh tế hỗn hợp. Kinh tế hỗn hợp ra đời là cơ sở cho sự xuất hiện và phát triển công ty cổ phần và công ty cổ phần chính là hiện thân bậc cao của kinh tế hỗn hợp. Hay nói cách khác, so với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có nhiều ưu điểm như khả năng huy động vốn với quy mô lớn cho đầu tư phát triển; mục tiêu của những người góp vốn thống nhất; sự liên tục và không hạn định về thời gian hoạt động; phương thức quản lý khoa học chặt chẽ; khả năng phân tán rủi ro cao. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của các quốc gia, kể cả nước ta. Đối với các nước phát triển đó là thay đổi theo hướng mở rộng hơn sở hữu cộng đồng, giảm bớt tỷ trọng sở hữu Nhà nước và sở hữu tập tập thể. Đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là những nước có nền kinh tế chuyển đổi, đây là vấn đề quan trọng, nhạy cảm về chính trị.

Một số khác lại khẳng định: cổ phần hoá là một giải pháp tài chính quan trọng hiện nay, góp phần giải quyết khó khăn về vốn từng bước nâng

cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các DNNN; đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước tập trung nguồn lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

+ Những công trình nghiên cứu thực tiễn cổ phần hóa D N N N

Đề tài NCKH cấp Bộ, do Ngô Quang Minh làm chủ nhiệm (2001) đã đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề CPH DNNN và phân tích tính khả thi của việc áp dụng kinh nghiệm đó vào điều kiện Việt Nam. Đánh giá tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khảo sát tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số quan điểm định hướng và giải pháp chung nhất mang tính chiến lược cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tiếp theo.

Nhiều luận án tiến sĩ kinh tế đã được bảo vệ đã tiếp cận quá trình CPH DNNN dưới các góc độ khác nhau. Luận án của Nghiên cứu sinh Trần Hồng Thái, với đề tài “Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN” (2001) đã tập trung làm rò: quá trình phát triển của kinh tế cổ phần và các loại hình doanh nghiệp mang tính cổ phần, khẳng định quá trình phát triển này có tính quy luật. Qua nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống xí nghiệp quốc doanh, “mổ xẻ” thực trạng hệ thống DNNN, luận án khẳng định nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH là do “vai trò điều tiết của nhà nước và cơ chế chính sách”. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN giai đoạn 2001 - 2010. Theo dòng tư duy đó, Luận án Tiến sĩ với đề tài: “Tiếp tục đẩy mạnh quá trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2010” (2003) của Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Phi Hoài đã đưa ra cái nhìn tổng thể về quá trình CPH DNNN ở Việt Nam sau 10 năm thực hiện (1992-2002); phân tích những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình CPH DNNN trong thời gian đến năm 2010.

Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Hoan (2002) đã đề cập đến vấn đề thể chế tài chính trong tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam. Đề tài đã tập trung làm rò cơ sở lý luận về mối quan hệ của thể chế tài chính đối với cổ phần hóa DNNN, trong đó đã làm rò vai trò và ý nghĩa của việc xác định một thể chế tài chính phù hợp trong cổ phần hóa DNNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Có một số công trình khoa học nghiên cứu cả doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia trên thế giới và xu thế cải cách doanh nghiệp nhà tại các quốc gia đó để rút ra bài học bổ ích cho Việt Nam về vấn đề này. Kinh nghiệm CPH DNNN trên thế giới được các tác giả lựa chọn chủ yếu tập trung vào các nước có nhiều thành công trong CPH DNNN, đồng thời có điều kiện tương đối gần với Việt Nam, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Cộng hòa Liên bang Nga, Ba Lan, Hungary... Cuốn sách “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2004) của Lê Hồng Hạnh, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành đã nghiên cứu những thăng trầm của doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia trên thế giới và xu thế cải cách doanh nghiệp nhà nước của họ, trong đó có cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hình thức cơ bản, được các nước áp dụng rộng rãi. Vận dụng kinh nghiệm các nước vào điều kiện Việt Nam, tác giả khẳng định cổ phần hóa là giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước tối ưu trong điều kiện nước ta hiện nay và chỉ rò các tiền đề kinh tế, chính trị và pháp lý cơ bản của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Hoàn thiện nền tảng pháp lý cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nội dung được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Các tác giả Lê Hồng Hạnh (2004), Bùi Quốc Anh (2009) và một số người khác đã chỉ ra một số bất cập của pháp luật hiện hành ở Việt Nam trong lĩnh vực CPH DNNN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện nền tảng pháp lý để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nhanh và hiệu quả. Các công trình nghiên cứu của Lin, J. Y, F. Cai & Z. Li

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 3

(1997), Bộ Tài chính (1998), Tô Huy Rứa (2006), Phạm Minh Chính (2012),... đưa ra nhiều kinh nghiệm từ các nước về CPH DNNN, trong đó nhấn mạnh những khía cạnh có thể khai thác vận dụng vào Việt Nam và những khía cạnh không thành công của họ mà Việt Nam nên tránh. Chẳng hạn, liệu pháp "sốc" ở CHLB Nga với kế hoạch tư nhân hoá nhanh chóng một khối lượng lớn DNNN trong thời gian 3-4 năm đã đẩy quá trình tư nhân hoá vào tình thế hết sức khó khăn và mục tiêu ban đầu đề ra không thực hiện được, còn nền kinh tế Nga thì vẫn trong tình trạng suy giảm, đời sống dân Nga giảm sút nhanh, thất thoát tài sản, bất công tăng lên, xã hội không ổn định. Hay tại Ba Lan, tư nhân hoá cũng diễn ra ổ ạt trong nhiều ngành, dự kiến trong 4 năm tư nhân hoá 50% số doanh nghiệp Nhà nước với 2 hình thức tư nhân hoá gián tiếp và tư nhân hoá trực tiếp. Còn tại Trung Quốc, nhờ có những bước đi thận trọng hơn, nên tiến trình CPH tại nước này khá thành công. Nhiều người trong số trên đều nhất trí, rằng để CPH DNNN thành công kinh nghiệm rút ra từ các nước là cần phải có phương án tổng thể, không nên quá lệ thuộc vào nước ngoài; diện doanh nghiệp cổ phần hoá phải rộng; phải có chính sách ưu đãi phù hợp; cổ phần hoá phải là bộ phận của chương trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tránh chuyển từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền tư nhân.

Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam được đề tài nghiên cứu của bộ Tài chính (1998) phân tích sâu về những vướng mắc và tồn tại của cổ phần hoá. Không chỉ dừng lại ở các vấn đề được phát hiện mà còn đi sâu phân tích các nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá. Ở đây các tác giả đã tổng kết và rút ra một số nguyên nhân chung làm chậm tiến trình cổ phần hoá, trong đó quan trọng là: i) khung khổ pháp lý chưa đầy đủ (thiếu Luật hoặc pháp lệnh về cổ phần hoá); ii) e ngại về tư tưởng do chưa có nghị quyết riêng của Bộ Chính trị; iii) chưa coi trọng tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn về cổ phần hoá. Dưới góc nhìn phát triển bền vững, Tô Huy Rứa (2006) đã đề xuất giải

pháp: quá trình đổi mới doanh nghiệp phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tức là: các doanh nghiệp cổ phần phải có sức cạnh tranh cao nhất và tạo nên chất lượng tăng trưởng tốt nhất; làm tăng vốn, tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, chia sẻ rủi ro cho các chủ sở hữu, tạo động lực làm chủ cho người lao động, tạo sức mạnh kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường; liên kết được những nguồn vốn để nó trở thành nguồn vốn xã hội, thúc đẩy nhanh việc xã hội hóa nguồn vốn và tư liệu sản xuất; công nhân và người lao động có vị thế làm chủ của những người cổ đông, trở thành đồng sở hữu cùng với doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, M.Landalt (Viện công nghệ châu Á- AIT), trên cơ sở khảo sát rất kỹ quá trình CPH DNNN ở Thành phổ Hồ Chí Minh, phân tích những trở ngại và những cơ hội trong quá trình thực hiện, phân tích quá trình CPH trong các nền kinh tế đang chuyển đổi và đang phát triển, tác giả đề xuất những biện pháp và quy trình thực hiện CPH cấp doanh nghiệp ở Việt Nam.

Nghiên cứu sâu hơn về quá trình CPH DNNN, các tác giả Hồ Sỹ Hùng (2012), Nguyễn Huy Oánh và Lê Văn Bằng (2006), Lê Đình Vinh, Ngô Đăng Thành (2010), và một số người khác đã không chỉ dừng lại ở việc tìm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN, mà còn nghiên cứu giải pháp để đổi mới các tổng công ty Nhà nước (TCTNN), trong đó tập trung vào việc tìm hướng đi cho các tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Con. Theo các tác giả này, nguyên nhân cơ bản khiến các TCTNN không phát huy được năng lực trước hết là do bản chất nội tại của chúng. Một trong những giải pháp được quan tâm để giải quyết vấn đề nội tại của các TCTNN là chuyển TCT sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bởi đó là cách để tạo khả năng tiền tệ hoá mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong nội bộ các TCT, và điều này có thể khắc phục một cách cơ bản nhược điểm nội tại của mô hình TCTNN. Hai tác giả Nguyễn Huy Oánh và Lê Văn Bằng cho rằng, mô hình Công ty Mẹ - Con

là một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của của doanh nghiệp nhà nước và góp phần quan trọng định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Nhiều công trình nghiên cứu thừa nhận tính ưu việt của mô hình Công ty Mẹ - Con và đều gợi ý cho việc nhân rộng mô hình này ở Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, với đề tài “Quá trình cải cách các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam theo mô hình Công ty Mẹ - Con”, tác giả Ngô Đăng Thành chỉ rò: trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp đều phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng, thì sự hiện diện của các TCTNN và nâng cao hiệu quả họat động của chúng là biện pháp hữu hiệu để đương đầu với các công ty lớn mạnh của nước ngoài. Do đó, việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của các TCTNN, dần chuyển hoạt động của các TCTNN này theo mô hình Công ty Mẹ - Con, trên cơ sở đó hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là yêu cầu cấp thiết. Tập trung vào tiến trình cải cách các tổng công ty trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2009, đề tài kết luận, rằng chủ trương đổi mới các TCTNN theo mô hình Công ty mẹ - con là đúng đắn, được đưa ra kịp thời, và có lộ trình thích hợp, đi từ đổi mới về lượng đến đổi mới về chất. Tuy vậy, việc triển khai chủ trương sắp xếp, đổi mới các TCTNN diễn ra còn chậm và có phần rời rạc; tỷ lệ vốn cổ phần của Nhà nước trong các TCT đã CPH còn quá cao; việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn về TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước còn chậm. Những hạn chế đó đã vô hình chung tạo thành lực cản đối với quyền tự chủ và hoạt động của doanh nghiệp, theo đó hiệu quả hoạt động của các TCT còn thấp.

+ Những công trình nghiên cứu cổ phần hóa D N N N ở c á c n ư ớ c

Trong khoảng 10 năm gần đây, tại các nước Đông Âu, SNG và Trung Quốc có khá nhiều công trình của cả các tác giả bản xứ lẫn nước ngoài bàn về DNNN và tư nhân hóa, cổ phần hóa DNNN. Các công trình của SNG và Đông Âu chủ yếu bàn về quá trình thay đổi vị trí, vai trò, tỷ trọng khu vực

DNNN gắn với quá trình cải cách chuyển đổi kinh tế. Có thể kể ra những công trình tiêu biểu như: D. Sachs (tác phẩm "Tư nhân hóa ở Đông Âu"), A. Rađưgin (Quá trình tư nhân hóa ở Nga) ... và trên các tạp chí chuyên ngành của Nga có hàng loạt các bài nghiên cứu về diễn biến quá trình tư nhân hóa, ảnh hưởng của tư nhân hóa, các hình thức tư nhân hóa... Công trình tiêu biểu về quá trình cải cách các DNNN ở Trung Quốc là tác phẩm: “Bàn về cải cách toàn diện DNNN" do Trương Văn Bân chủ biên (đã dịch ra tiếng Việt: NXB CTQG. H. 1996)...

Có thể mô tả bức tranh nghiên cứu về DNNN, cổ phần hóa, tư nhân hóa ở các nước là một bức tranh đa màu sắc với những quan điểm rất khác nhau và thường gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước đã có khu vực DNNN như thế nào, hệ thống kinh tế có thay đổi về cơ chế hay không, thay đổi nhiều hay ít, nhanh hay chậm. Ở đây có nhiều quan điểm và kinh nghiệm rất bổ ích cho nước ta nhưng xét đến cùng chúng chỉ có giá trị tham khảo.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình CPH và hậu CPH DNNN

Những công trình viết về các vấn đề này chủ yếu tập trung vào khai thác khía cạnh hạn chế của quá trình thực hiện CPH. Tiêu biểu trong số các công trình nhóm này là Trần Ngọc Bút (1998), với bài “Bức xúc của cổ phần hoá DNNN”, đăng tải trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4; Trần thị Minh Ngọc (2008), với đề tài cấp Bộ, tiêu đề “Những yếu tố cản trở quá trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Hà Nội hiện nay”; Phạm Ngọc Linh (2009), với bài viết đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11(451), tiêu đề “Doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề sau cổ phần hóa... Các công trình này đã tập trung nghiên cứu mổ xẻ các vấn đề gặp phải trong quá trình CPH, chỉ rò những phân vân, những bất cập nảy sinh trong và sau CPH DNNN như: Định giá doanh nghiệp để CPH thường chưa sát với thị trường, vướng mắc khó khăn trong giải quyết nợ của các doanh nghiệp, các chính sách đối với người lao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022