Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ năm 1986, với đường lối Đổi Mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bước chuyển đổi này, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - bộ phận trọng yếu của nền kinh tế, nói chung đã không thích ứng được, bộc lộ nhiều yếu kém , hoạt động thiếu hiệu quả, không tương xứng với vai trò mà chúng được kỳ vọng cũng như các nguồn lực mà chúng nắm giữ. Trước tình hình đó, vào đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đổi mới một cách căn bản, toàn diện đối với các DNNN. Nhiều chính sách và giải pháp đã được tiến hành, trong đó có giải pháp chuyển đổi các DNNN thành Công ty cổ phần (cổ phần hoá các DNNN). Đây là biện pháp quan trọng nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản về cơ cấu sở hữu và hoạt động của các DNNN, để thông qua đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của chính khu vực DNNN cũng như của cả nền kinh tế.

Sau hơn 20 năm tổ chức thực hiện cổ phần hóa (CPH) DNNN, các chỉ tiêu như: vốn, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động... tại nhiều doanh nghiệp sau CPH đã có sự cải thiện rò rệt. Tuy vậy, tính đến nay tiến trình này vẫn diễn ra chậm chạp. Khu vực DNNN vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động của nhiều DN sau CPH còn khó khăn, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN đã tác động xấu đến quá trình CPH nói riêng, đến sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Tại Thanh Hóa, quá trình CPH DNNN đã được triển khai nghiêm túc và thu được những kết quả nhất định. Tính đến 31 tháng 12 năm 2014, Thanh Hoá đã CPH được 98 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp bộ phận.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các doanh nghiệp sau CPH hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, tiến trình CPH DNNN ở Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là: các mục tiêu chủ yếu của CPH đạt thấp; trong nhiều trường hợp, việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi CPH chưa hợp lý; các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm và chiến lược phát triển... Điều đáng nói là, sau cổ phần hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn thấp... Nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, trong đó có nguyên nhân từ những vấn đề kinh tế-xã hội (KT – XH) tiêu cực nẩy sinh trong quá trình CPH nhưng chưa được tỉnh quan tâm giải quyết kịp thời, như: tình trạng thất thoát tài sản nhà nước còn phổ biến; vai trò của người lao động- cổ đông trong công ty chưa được coi trọng; cơ cấu sở hữu còn thiếu minh bạch; sự xung đột lợi ích nhóm bắt đầu bộc lộ; vấn đề xử lý nợ còn lúng túng.v.v... Tất cả điều đó đều gây ra khó khăn cho tiến trình CPH DNNN, ngăn cản nó đi đến mục tiêu của mình. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương, các nhà nghiên cứu phải có biện pháp để giải quyết những vấn đề nảy sinh đó một cách hiệu quả.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, NCS đã chọn đề tài cho luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị của mình là: “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá", nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Quá trình CPH DNNN thường làm nảy sinh các vấn đề kinh tế-xã hội nào? Căn nguyên sâu sa có tính quy luật chi phối sự nảy sinh các vấn đề này là gì?

- Những vấn đề đó bộc lộ, thể hiện như thế nào trong quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Cần có các giải pháp gì để xử lý hiệu quả các vấn đề trên nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH trên địa bàn Tỉnh?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 2

2.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rò các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa, tìm ra nguyên nhân của tình trạng này, từ đó đề xuất các giải pháp xử lý thích hợp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả tiến trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những kết quả và những vấn đề đặt ra cần phải được nghiên cứu tiếp.

- Xây dựng khung khổ lý thuyết về CPH DNNN và các vấn đề kinh tế - xã hội thường nảy sinh trong quá trình này.

- Khảo cứu kinh nghiệm xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN của một số địa phương.

- Phân tích, đánh giá thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá DNNN ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1998 đến năm 2014, làm rò những kết quả và hạn chế trong việc xử lý các vấn đề này trong thực tiễn CPH ở Tỉnh.

- Đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các DNNN ở Thanh Hoá đến năm 2020.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề kinh tế-xã hội nẩy sinh trong quá trình CPH DNNN dưới góc độ Kinh tế chính trị..Điều này thể hiện ở chỗ: các vấn đề nảy sinh trong quá trình CPH được xem xét, cắt nghĩa dưới góc độ kinh tế - xã hội, như là sự phản chiếu các quan hệ lợi ích chứ không phải dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật; việc lý giải các vấn đề cũng như đề xuất giải pháp thường

được gắn với môi trường thể chế, chính sách và vai trò của nhà nước hơn là tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp hay đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề KT-XH bộc lộ trong quá trình CPH DNNN, chủ yếu phát sinh từ sự xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế có liên quan, tạo ra những tác động tiêu cực đến quá trình này. Đây chính là những tình huống hay khía cạnh khó khăn mà người ta cần phải giải quyết hay vượt qua nếu muốn quá trình CPH DNNN đi đến được mục tiêu của mình. Các vấn đề kinh tế - kỹ thuật nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa sẽ không đề cập hoặc chỉ đề cập ở mức độ nhất định để làm rò các quan hệ lợi ích kinh tế có liên quan.

Ở Việt Nam, quá trình CPH DNNN đã trải qua nhiều giai đoạn và hiện vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh. Một số vấn đề nảy sinh ở các doanh nghiệp sau CPH có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình CPH tiếp theo. Đứng trên góc nhìn đó, những vấn đề như vậy vẫn cần được xem xét, giải quyết trong tổng thể quá trình CPH DNNN nói chung. Đó là lý do một số khía cạnh sau CPH của DN vẫn nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án này.

- Về không gian: Trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh có tác động tiêu cực đến tiến trình CPH DNNN ở tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, luận án cũng nghiên cứu vấn đề này tại một số địa phương khác để đúc rút bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa.

- Về thời gian: từ 1998, thời điểm tỉnh Thanh Hóa bắt đầu thực hiện CPH DNNN, đến năm 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận được sử dụng xuyên suốt trong Luận án để nhận diện đúng bản chất của tiến trình CPH

DNNN nói chung trong điều kiện các nền kinh tế thị trường cũng như những biểu hiện đặc thù của nó trong thực tiễn các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Với cách tiếp cận biện chứng, Luận án xem xét các vấn đề KT-XH nảy sinh trong tiến trình CPH DNNN không phải như các sự kiện ngẫu nhiên mà như là những hệ quả tất yếu từ sự xung đột lợi ích giữa các nhóm người khác nhau gắn liền với quá trình này.

Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Luận án đặt việc xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng trong mối quan hệ của nó với tổng thể quá trình đổi mới theo hướng phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, trong đó CPH DNNN được xem như một bộ phận của quá trình cải cách và định vị lại khu vực DNNN, tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế theo các yêu cầu và nguyên lý của kinh tế thị trường.

4.2. Phương pháp cụ thể

Trong luận án, một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau được chú trọng:

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu kinh tế chính trị. Phương pháp này được sử dụng nhằm tạm gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những vấn đề cá biệt, ngẫu nhiên, ít có ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN để đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, phổ biến, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình CPH DNNN và cách thức xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình này. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở chương 3 và một phần ở chương 2 (phần nghiên cứu kinh nghiệm các nước).

- Phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử được sử dụng trong luận án khi tác giả cố gắng khảo sát tiến trình CPH DNNN và các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh ở Thanh Hóa theo diễn tiến lịch sử của chúng (theo các giai đoạn của quá trình CPH nói chung cũng như các bước CPH đối với một doanh nghiệp cụ thể) song đồng thời lại sẵn sàng bỏ qua những yếu tố ngẫu nhiên để xâu

chuỗi, kết nối các khía cạnh khác nhau trong các vấn đề nảy sinh nhằm tìm ra lô gic bên trong chi phối các tất cả vấn đề trên: sự xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế có liên quan. Đó là cơ sở để tác giả luận án phân tích, lý giải đối tượng nghiên cứu và tìm kiếm các đề xuất giải pháp.

- Phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong các chương 2 - 3 và 4, trong đó nhiều nhất là ở chương 3. Chẳng hạn việc phân tích cho phép tác giả luận án khảo cứu, đánh giá riêng rẽ từng khía cạnh nảy sinh, có ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu của quá trình CPH DNNN cả trước, trong và sau tiến trình này nếu xét ở một doanh nghiệp cụ thể. Tuy thế, thông qua việc khái quát hóa, dựa trên lô gic của các mối quan hệ lợi ích, tác giả cố gắng tổng hợp lại để nhận diện được một số yếu tố có khả năng chi phối chung các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh cụ thể (sự xung đột lợi ích, môi trường kinh doanh chung hay khía cạnh thể chế…). Sử dụng các phương pháp này cho phép tác giả đưa ra được những nhận xét, đánh giá sát thực hơn về tình hình CPH DNNN và xử lý các vấn đề nảy sinh có tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN trong thời gian qua, chỉ rò những thành tựu và hạn chế của quá trình này.

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong cả chương 2 và chương 3, đặc biệt trong phần nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương khác và đánh giá thực trạng CPH DNNN và cách thức giải quyết các vấn đề KT-XH nảy sinh trong quá trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa. Sử dụng phương pháp này sẽ cho phép làm rò những ưu điểm, thành tựu hay nhược điểm, hạn chế trong CPH DNNN và giải quyết các vấn đề KT-XH tiêu cực nảy sinh trong quá trình đó.

- Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu, dữ liệu thứ cấp được chắt lọc từ các công trình (bài báo khoa học, sách chuyên khảo, luận án, luận văn…) có liên quan đến vấn đề CPH DNNN được công bố dưới dạng các tài liệu sách, báo hay trên các trang websites. cũng như các báo cáo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tình hình CPH DNNN.

5. Những đóng góp khoa học của luận án

- Bổ sung và làm rò thêm những vấn đề lý luận về các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh mang tính phổ biến trong quá trình cổ phần hóa các DNNN, trong đó chỉ rò sự xung đột lợi ích không tránh khỏi giữa các chủ thể kinh tế gắn liền với quá trình chuyển đổi hình thức và tính chất của sở hữu trong CPH DNNN là nguyên nhân sâu sa chi phối các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong tiến trình CPH. Luận án cũng luận giải và khẳng định các vấn đề như cách định vị vai trò, vị trí của nhà nước , các DNNN trong nền kinh tế thị trường; trình độ phát triển của các thể chế thị trường là các yếu tố then chốt chi phối mức độ bộc lộ và khả năng xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội trên.

- Chỉ ra và phân tích những vấn đề kinh tế - xã hội bộc lộ cụ thể trong quá trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa trong 15 năm qua (1998-2014), cắt nghĩa được một số yếu tố dẫn dắt, chi phối các vấn đề này.

- Đưa ra và luận giải một số quan điểm và giải pháp nhằm xử lý có hiệu quả các tác động của những vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 3: Tiến trình cổ phần hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội đạt ra từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa

Chương 4: Quan điểm và giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận án

Cổ phần hóa DNNN là một chủ đề lớn được nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố, trong đó những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận án có thể phân thành 3 nhóm: Nhóm 1, gồm các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về CPH DNNN; Nhóm 2, gồm những công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN và cách thức xử lý; Nhóm 3, gồm những bài viết về tiến trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về CPH DNNN nói chung

+ Những công trình nghiên cứu lý luận về cổ phần hóa D N N N

Những vấn đề lý luận chung về DNNN và CPH DNNN được khá nhiều người, cả trong nước và ngoài nước, quan tâm nghiên cứu. Tại Việt Nam, ngoài các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành như Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, các Viện nghiên cứu của Bộ, Ngành- là cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhà nước, còn có nhiều chuyên gia kinh tế độc lập đã dày công nghiên cứu vấn đề này. Trong số hàng trăm công trình đã xuất bản mà NCS tiếp cận được, nhìn chung đều hướng tới một mục đích chung là tìm ra con đường đưa DNNN vào quĩ đạo vận động của kinh tế thị trường, làm cho DNNN thích ứng được với cơ chế mới.

Các tác giả Nguyễn Hữu Từ (1993), Ngô Quang Minh (2001), Nguyễn Cảnh Hoan (2002), Đỗ Thị Phi Hoài (2003), Lê Hồng Hạnh (2004), và nhiều người khác đều thống nhất quan điểm, cho rằng CPH DNNN là tất yếu khách quan trong quá trình chuyển nền kinh tế từ vận động theo cơ chế kế hoạch hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022