Kinh Nghiệm Xử Lý Những Vấn Đề Kinh Tế Xã Hội Nảy Sinh Trong Fdi Ở Một Số Nước Châu Á


chiếu đến bốn đặc điểm: quy mô, sự tập trung, yếu tố nước ngoài, và sự chuyển dịch ngôn ngữ. Ông đưa ra bằng chứng để chỉ ra rằng toàn bộ những ảnh hưởng về việc làm của MNCs ở nước sở tại là tương đối nhỏ. Thêm vào đó, Tambunlertchai (1976) đánh giá sự đóng góp của các công ty nước ngoài đối với nước sở tại bằng việc tham chiếu đến bốn tiêu chí: (i) đóng góp cho thu nhập quốc dân; (ii) tạo việc làm; (iii) sử dụng tài nguyên trong nước, và (iv) các khoản thu nhập và tiết kiệm ngoại hối. Bằng chứng thực nghiệm của ông cho rằng, FDI không thể tạo nên sự đóng góp đáng kể cho nước chủ nhà về các tiêu chí này, vì cường độ vốn cao và sự lệ thuộc của quốc gia về nhập khẩu.

Một vấn đề khác có liên quan đó là tác động của FDI đến tiền lương tương đối. Feenstra và Hanson (1995) đã xem xét mức tăng lương tương đối của công nhân có tay nghề cao tại Mexico trong những năm 1980. Họ kết nối các mức tiền lương tăng lên khác nhau ở Mexico đối với các luồng vốn, mà ảnh hưởng của chúng là để chuyển hướng sản xuất tại Mexico theo hướng tạo ra các hàng hóa cần nhiều kỹ năng tương đối, do đó làm tăng nhu cầu tương đối về lao động có tay nghề cao. Họ cũng kiểm tra tác động của FDI đối với phần tiền lương của lao động có tay nghề trong tổng số tiền lương tại Mexico trong khoảng thời gian 1975 - 1988. Kết quả họ thu được cho thấy, tăng trưởng FDI là có tương quan tích cực với các nhu cầu tương đối về lao động có tay nghề cao.

2.1.4. FDI với cán cân thanh toán

Ảnh hưởng của FDI tới cán cân thanh toán đối với các nước đang phát triển rất quan trọng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng lượng tiền và tài sản nước ngoài trong nền kinh tế, do đó cải thiện cán cân về vốn nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Hoạt động FDI còn giúp ổn định cán cân thanh toán thông qua hoạt động xuất khẩu. Tăng cường xuất khẩu sẽ làm tăng dòng tiền ngoại tệ vào cho đất nước.

Theo Vaitsos (1976) thì cán cân thanh toán của các nước đang phát triển đạt được lợi ích từ FDI, nhưng không phải là trong sản xuất. Đầu tư sản xuất dường như đã có tác động bất lợi lên cán cân thanh toán của các nước đang phát triển vì có


sự tăng nhập khẩu trong đầu tư, cũng như cơ chế định giá chuyển nhượng trong các ty đa quốc gia.

2.1.5. FDI với công nghệ

Các nghiên cứu của Nelson và Phelps (1966); Jovanovic và Rob (1989); Segerstrom (1991) đều chỉ ra rằng chuyển giao Công nghệ đóng một vai trò chính trong tiến trình phát triển kinh tế. Sự tương tác giữa FDI và công nghệ được coi là vô cùng quan trọng trong các cuộc thảo luận về FDI. Thật vậy, việc chuyển giao công nghệ có lẽ trở thành vấn đề chính xung quanh các cuộc thảo luận của MNCs và các vấn đề của họ với các nước đang phát triển. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để công nghệ nước ngoài được chuyển giao và nước chủ nhà có thể tiếp nhận được, cũng như ảnh hưởng của nó thế nào đến nền kinh tế của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Johnson (1970) đã coi chuyển giao công nghệ là yếu tố then chốt của tiến trình FDI. Bất kỳ công nghệ mới nào cũng tạo ra lợi thế cho chủ sở hữu, chủ đầu tư ban đầu trong R & D. Với các sản phẩm mới, lợi thế đi kèm với hình thức độc quyền. Chủ sở hữu của một loại công nghệ đặc biệt có sự lựa chọn trong việc bán công nghệ, cấp phép, hoặc khai thác trực tiếp trong sản xuất. Trong đó, cấp phép được coi là một hình thức thích hợp chuyển giao cho các công ty ở nước sở tại, nhưng nó có thể bị giới hạn vì nhu cầu của chủ sở hữu để duy trì kiểm soát bí mật kinh doanh, bằng sáng chế và quyền thương hiệu.

Thu hút FDI từ MNCs được coi là một kênh quan trọng đối với các nước đang phát triển để tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Ngoài tác động của nó tới tiến bộ công nghệ, FDI góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhờ có sự tích lũy vốn ngày càng tăng ở nước sở tại. Kiến thức chuyển giao từ MNCs tới các công ty con của nó có thể bị rò rỉ ra nước chủ nhà, tạo sự hiểu biết thêm được gọi là tác động tràn từ FDI. Các kênh khác nhau để lan toả công nghệ bao gồm: Sự dịch chuyển nhân công từ MNCs tới các công ty địa phương; hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ cho nhà cung cấp và khách hàng; và sự lựa chọn công nghệ, hoạt động xuất khẩu, và thực tế quản lý của các công ty địa phương.

Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam - 3


Tuy nhiên, nghiên cứu của Imad A. Moosa (2002) lại cho rằng, những lợi ích tương ứng của công nghệ nước ngoài đưa vào nước sở tại có thể không đáng kể hoặc thậm chí là không có. Điều này một phần là do nước sở tại không có khả năng tiếp nhận được công nghệ nước ngoài một cách chính xác.

2.1.6. FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nghiên cứu của Imad A. Moosa (2002) cho thấy, Vốn FDI di chuyển vào các ngành góp phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có lợi nhuận cao và các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển trong nước.

Giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước đang phát triển thường thu hút FDI vào các ngành sử dụng nhiều lao động. Song, thời gian gần đây khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng thu hút FDI nhiều hơn khu vực nông nghiệp. Điều đó góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp hơn trong quá trình công nghiệp hóa. Đồng thời, làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, từ đây, nếu chính phủ các nước không có định hướng tốt dễ gây mất cân đối về ngành kinh tế.

2.2. Tác động của FDI về mặt xã hội

FDI ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước tiếp nhận ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội, chứ không chỉ với tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố xã hội được cho là rất quan trọng khi đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế (Xuan Vinh Vo, Jonathan A, Batten, 2006).

Một số người nhìn nhận toàn cầu hoá đang đe doạ “trật tự bền vững của thế giới” vì sự giảm sút về chuẩn mực môi trường và xã hội (Scherer & Smid, 2000). Trong khi đó, số khác lại cho rằng toàn cầu hoá và FDI mang lại lợi ích cho nhiều nước thông qua dòng chảy của vốn, kiến thức và việc làm. Những tác động này là không rõ ràng và phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng nước (Lee, 1995).

Trong khi hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh trên, có một số vấn đề về đạo đức dường như chưa bao giờ tách rời quá trình hoạt động của các Công ty đa quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề tham nhũng hối lộ, việc làm và nhân sự ảnh hưởng đến nền kinh tế và sự phát triển của nước tiếp


nhận đầu tư. Kể cả những tác động về môi trường sinh thái cũng là một trong các vấn đề này (Donaldson, 1989). Trong đó, các Công ty đa quốc gia hoạt động ở nước ngoài bị coi là đối tượng có ảnh hưởng lớn đến môi trường của nước chủ nhà (Longworth, 1998).

Thuộc lĩnh vực này, nghiên cứu của Katherina Glac (2006) đã đi phân tích, kiểm chứng về tác động của FDI đến chuẩn mực đạo đức thông qua các quy tắc chuẩn đã được xác định và đưa ra kết luận rằng FDI có ảnh hưởng tới các chuẩn mực đạo đức của nước tiếp nhận đầu tư, khi có sự giao thoa của các nền văn hoá khác nhau.

Ngoài các nghiên cứu trên đây, nghiên cứu của Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006) là một trong số ít và có thể là duy nhất cho tới hiện nay đặt vấn đề phân tích một số hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến (mang tính gợi mở) một số rất ít vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn trước gia nhập WTO.

Tóm lại, đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI và các tác động tiêu cực của nó. Trong đó chỉ ra một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề chung và đặc thù về kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.

Đây chính là lý do mà đề tài “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu á và giải pháp cho Việt Nam” được chọn để nghiên cứu, với kỳ vọng đưa ra được một nghiên cứu mới có tính kế thừa và phát triển trong lĩnh vực này, trên cơ sở phân tích, đánh giá đầy đủ, có hệ thống những tác động tiêu cực của FDI ở các lĩnh vực kinh tế xã hội tại Việt Nam. Từ đó kiến nghị các giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý chúng nhằm tối đa hoá lợi ích mà FDI đem lại.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề kinh tế xã hội chủ yếu thường nảy sinh trong FDI.


- Nghiên cứu hiện trạng các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á; chỉ ra các chính sách, biện pháp các nước này đã áp dụng để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở Việt Nam, rút ra một số nhận xét, đánh giá làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp, kiến nghị ở chương 4 của luận án.

- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của một số nước châu Á nhằm xử lý và phòng ngừa có hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

+ Phạm vi nghiên cứu:

- Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Malaysia, đồng thời tham chiếu đến Việt Nam. Đây là hai nước có một số điểm tương đồng với Việt Nam. Trong thu hút FDI, cả hai nước này đều đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Malaysia cũng gặp phải khá nhiều vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI so với một số nước khác ở châu Á. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút và giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh của hai nước này là rất thiết thực và hữu ích cho Việt Nam.

- Chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề kinh tế xã hội chung nhất, đặc thù nhất nảy sinh trong FDI.

- Thời gian nghiên cứu từ 2001 - 2010; đưa ra các giải pháp, kiến nghị xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở Việt Nam đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống để nghiên cứu, phân tích các vấn đề, nội dung đặt ra. Phương pháp


nghiên cứu cơ bản và xuyên suốt quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Dựa vào số liệu thống kê quá khứ về FDI, những bất cập nảy sinh trong FDI để làm cơ sở phân tích, nhận xét khái quát thực trạng FDI và những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.

- Phương pháp nghiên cứu văn bản

Phương pháp nghiên cứu truyền thống, quen thuộc được tác giả sử dụng nhiều hơn cả vẫn là nghiên cứu, phân tích tài liệu văn bản thu thập được, nhằm phân loại, sắp xếp, đánh giá và lựa chọn các thông tin trong tài liệu cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

Từ việc phân tích từng nội dung cụ thể, luận án đánh giá khái quát các kết quả và những bấp cập nảy sinh trong FDI; tổng kết kinh nghiệm xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh của một số nước đang phát triển châu Á.

- Phương pháp thống kê, so sánh

Luận án sử dụng các số liệu thống kê, các số liệu từ các báo cáo chính thức, các kết quả nghiên cứu định lượng có liên quan để phân tích thực trạng FDI, những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh; so sánh, đối chiếu các vấn đề này qua các giai đoạn và xem xét kinh nghiệm xử lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh giữa các nước.

- Phương pháp logic

Từ việc hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước châu Á trong xử lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh ; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.

- Phương pháp chuyên gia

Xác định rõ, chuyên gia là những người am hiểu sâu vấn đề liên quan đề tài đang nghiên cứu, có khả năng và cách thức trình bày sự am hiểu của mình. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả gặp gỡ một số chuyên gia thuộc lĩnh vực này để tiếp nhận ý kiến, hỗ trợ trong nghiên cứu và xử lý dữ liệu.


- Phương pháp nghiên cứu điển hình

Luận án sử dụng một số trường hợp điển hình để phân tích nhằm làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

6. Đóng góp mới của luận án

Một là, nêu được tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI.

Hai là, luận án hệ thống hóa và làm rõ 9 vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang tính chung nhất, đặc thù nhất trong FDI, đồng thời chỉ ra tác động tiêu cực của các vấn đề này đối với quốc gia tiếp nhận.

Ba là, nghiên cứu có hệ thống chính sách, biện pháp xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á để rút ra bài học hữu ích cho Việt Nam.

Bốn là, làm rõ những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và chỉ ra những nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề đó.

Năm là, đề xuất và luận giải quan điểm, giải pháp xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong bốn chương:

Chương 1: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI

Chương 2: Kinh nghiệm xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI ở một số nước châu Á

Chương 3: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

Chương 4: Quan điểm và giải pháp xử lý những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG FDI


1.1. FDI và tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh

1.1.1. Tổng quan về FDI

Hiện nay có khá nhiều quan niệm về FDI.

Theo IMF, FDI là khoản đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động ở một số nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc nước của chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư còn mong muốn giành được quyền quản lý doanh nghiệp đó [107].

Theo UNCTAD (1999), FDI là hoạt động đầu tư có mối liên hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ đối với doanh nghiệp của mình ở một nền kinh tế khác [33].

Trong hai khái niệm trên, hoạt động FDI gắn liền với mục đích lợi nhuận và quyền kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài.

OECD (1999) cho rằng, FDI phản ánh lợi ích lâu dài mà một thực thể trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài này thể hiện các mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, trong đó nhà đầu tư giành được sự ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp bao hàm các giao dịch đầu tiên, tiếp đến là các giao dịch về vốn giữa hai thực thể được liên kết chặt chẽ. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp được hiểu là người nắm quyền kiểm soát từ 10% vốn của một doanh nghiệp trở lên [124]. Theo khái niệm này, có thể thấy động cơ chủ yếu của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là thông qua phần vốn được sử dụng ở nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài giành quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định trong việc quản lý doanh nghiệp.

Một số nhà kinh tế Trung Quốc coi FDI là sự sở hữu tư bản tại nước tiếp nhận đầu tư bằng cách mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước đó.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí