Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Xúc Tiến Đầu Tư, Lựa Chọn Dự Án Đầu Tư Với Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội.

139

Hà Nội; xây dựng mới đường Hợp Thịnh - Đạo tú; xây dựng đường hầm xuyên núi Tam Đảo trên tuyến quốc lộ 2B nối với Thái Nguyên; cải tạo và nâng cấp QL2 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đoạn từ km 38+600 - km 51 giáp Phú Thọ, đoạn từ km 13 - km 31 đạt cấp đường đô thị, trong đó, giai đoạn đến năm 2015 mở rộng 57m; QL2B nối từ QL2 đi khu nghỉ mát Tam Đảo đoạn từ km0-km13 đạt tiêu chuẩn đường phố chính, có mặt cắt 36,5m; đoạn từ km13-km25 đạt tiêu chuẩn đường cấp VI; cải tạo, nâng cấp QL2C đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài 47,75 km, trong đó: từ km21+450 đến km23 và km28 đến km31 nền rộng 16,5m, các đoạn còn lại là đường cấp III đồng bằng; cải tạo và nâng cấp các tuyến đường tỉnh 301, 302, 302B, 302C, 303, 304, 305, 305B, 305C, 306, 307, 307B, 307C, 308, 309,

310, 310B; mở các tuyến nối từ Tỉnh lộ vào KCN.

Đối với hệ thống đường chính các KCN, khu du lịch và đường vành đai Thành phố Vĩnh Yên cần mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (vành đai 1 của thành phố Vĩnh Yên) gồm 3 đoạn với mặt cắt từ 24-45m; đường vành đai các KCN huyện Tam Dương (Hợp Thịnh - Đạo Tú) dài 8,2 km mặt cắt nền là 36,5m; đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh (QL 2B-QL2C) dài 10,9km mặt cắt nến 36,5m; đường chạy ven chân núi Tam Đảo dài 33,4km mặt cắt nền từ 26- 26,5m; đường Vĩnh Yên - Vân Hội. Xây dựng mới đường Nam Bình Xuyên - Yên Lạc - Vĩnh Tường dài 14,9km mặt cắt 50m. Nâng cấp. hoàn chỉnh tất cả các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo, Xuân Hòa đạt tiêu chuẩn đường đô thị có lớp mặt bê tông áp phan và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông trong đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và các nút quan trọng ở các đô thị khác.

Việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự kết nối liên thông không gian kinh tế các vùng trong tỉnh, các KCN, CCN tạo sức hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.

Đảm bảo cấp điện đủ, an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, mở rộng mạng lưới điện và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đến năm 2015 cần nâng công suất 09 trạm 110kV, bao

140

gồm Trạm Phúc Yên 110/35/22kV - 2x63MVA; Trạm Thiện Kế Compal II 110/22kV - 2x63MVA; Trạm Yên Lạc 110/110/35/22kV - 2x40MVA; Trạm Tam Dương 110/35/22kV - 2x63MVA; Trạm Vĩnh Tường 110/35/22kV - 2x63MVA; Xây dựng mới 08 trạm 110 kV, bao gồm Trạm Vĩnh Yên II 110/22kV - 63MVA; Trạm KCN Yên Bình 110/22kV - 63 MVA; Trạm Compal III 110/22kV - 50MVA; Trạm Sơn Lôi 110/22kV - 63 MVA; Trạm Tam Đảo 110/22kV - 40 MVA; Trạm KCN Vĩnh Tường 110/22kV - 63 MVA; nâng cấp các trạm 220kV: Trạm Vĩnh Yên (125+250)MVA lên 2x250MVA; Trạm Bá Thiện 250MVA lên 2x250MVA; xây dựng mới trạm Vĩnh Tường 250MVA. Trong giai đoạn đến năm 2020 cần tiếp tục đầu tư, chuẩn bị công suất và mạng truyền tải tới các khu vực phát triển mới, các khu đô thị mới và khu vực nông thôn hiện đại vào giai đoạn tiếp theo.

Tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải; đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra môi trường tự nhiên, 100% chất thải rắn, rác thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân, trong giai đoạn tới cần tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp nước hiện hữu; đồng thời xây dựng mới một số công trình cấp nước để đến 2020 lên 1.000.000m3/ngày-đêm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Huy động các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đa dạng hoá, hiện đại hoá các hoạt động thông tin, viễn thông. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ thông tin, từng bước sử dụng rộng rãi máy vi tính, tin học trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các Bưu điện trung tâm, các tổng đài, hệ thống truyền dẫn…đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư chủ động lập đầy đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng, huy động các nguồn vốn từ bên trong và ngoài tỉnh để đầu tư

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 19

141

xây dựng kết cấu hạ tầng. Tranh thủ nguồn vốn ODA tập trung đầu tư xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải và làm hạ tầng giao thông. Khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao(BOT) và hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT) đầu tư làm hạ tầng giao thông. Có chính sách huy động các nguồn vốn cả trong và ngoài tỉnh, vốn từ DN, vốn tín dụng, vốn trong dân…. đầu tư vào hạ tầng sản xuất, kinh doanh. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào những công trình trọng điểm, bức xúc, mang lại hiệu qủa kinh tế - xã hội cao, trước mắt ưu tiên

cho một số tuyến đường trọng điểm.

Để tạo thêm vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng cần tiếp tục xây dựng chính sách thu từ đất và đấu giá đất để tạo vốn. Các cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác BTGPMB để triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, đồng thời gắn với việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong việc thực hiện chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Trước mắt, xác định một số dự án quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nhằm tạo ra sự đột phá trong chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời phân kỳ đầu tư cho các công trình theo thời gian và khả năng về vốn, tránh đầu tư kéo dài, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ thủ tục xây dựng cơ bản, chất lượng dự án, thiết kế và chất lượng thi công. Chỉ đạo thực hiện đúng Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng khi triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu.

4.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, chú trọng các đối tác chiến lược. Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên

142

cứu, xác định qua kinh nghiệm vấn đề đầu tư tại Nhật Bản vừa qua, cần tăng cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, hoặc lĩnh vực tại các địa bàn có thế mạnh với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành.

Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với đầu tư nước ngoài, qua đó tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác đầu tư, thương mại, vận động đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.

Nâng cấp trang thông tin website về FDI. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về FDI (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài). Đẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh, giới thiệu môi trường đầu tư, các dự án kêu gọi bằng hình thức giới thiệu qua các Brochure, Internet, đĩa VCD, trên các Báo và tạp chí trong nước để phục vụ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, in các ấn phẩm quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh bằng các thứ tiếng: Anh, Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các DN nước ngoài để vận động các nhà đầu tư mới vào tỉnh. Vận động kêu gọi thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN (đặc biệt là đầu tư nước ngoài). Thẩm định, chọn lọc những dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tính khả thi cao.

Kết hợp hoạt động xúc tiến Thương mại- Du lịch với xúc tiến đầu tư với các tỉnh khác thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại với quy mô lớn, tham gia vào các hội chợ triển lãm trong, ngoài nước để tiếp cận các nhà đầu tư, tìm kiếm các cơ hội giao thương, đầu tư; kêu gọi đầu tư

143

chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu thương

mại, vận động mở rộng đầu tư đối với nhà đầu tư đã và đang hoạt động.

Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư theo từng nhóm dự án để có kế hoạch kêu gọi đầu tư theo địa chỉ (theo địa bàn, theo lĩnh vực ưu tiên...). Đẩy mạnh công tác tư vấn đầu tư, thông qua hoạt động kết hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các sở, ban, ngành chức năng tổ chức hội nghị triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung cho các nhà đầu tư, DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, đồng thời xem xét các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư để có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về tăng cường thu hút đầu tư với các vấn đề về cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn quy trình cấp phép đầu tư.

Đào tạo kiến thức về xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức Trung tâm. Phối hợp tiếp tục tổ chức các khoá tập huấn cho các cán bộ ban ngành của tỉnh về các kỹ năng marketing địa phương, xúc tiến đầu tư, tư vấn...

Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư hoặc bố trí kinh phí thoả đáng, có hiệu quả

cho công tác xúc tiến đầu tư.

4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước để phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Để phát huy tác dụng tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh trong những thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc cần chú trọng thu thu hút các dự án FDI công nghệ hiện đại, công nghệ cao, do đó cần có NNL phù hợp. Phân tích tực trạng nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho thu hút, sử dụng FDI nói riêng trên địa bàn tỉnh cho thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt mức khá cao, năm 2013 ước thực hiện 59%, tăng 2% so với năm 2012, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 43,6% [76]. Tuy nhiên, cho đến nay chất lượng của nhân lực đã qua đào tạo chưa cao, do việc dạy nghề trên địa bàn tỉnh chủ yếu thực hiện theo hình thức ngắn hạn. Việc đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề chủ yếu do các trường dạy nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện, song

144

việc liên thông đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề với nhau và với cơ sở tuyển dụng lao động, trong đó có các DN FDI trên địa bàn còn hạn chế, từ đó việc nâng cao tay nghề cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu nghề đào tạo chưa khớp với nhu cầu sử dụng, hoạt động dạy nghề chưa thực sự đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật thực hành có trình độ bậc cao của các DN FDI. Các cơ sở dạy nghề tại các DN còn ít. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo lao động còn thiếu thốn, máy móc thiết bị dạy nghề thiếu và lạc hậu so với DN FDI; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, tỷ lệ giáo viên/học sinh là 1/27 (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chuẩn là 1/15), tỷ lệ học sinh đạt loại trung bình còn khá cao, trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm yếu kém có xu hướng gia tăng.

Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn tỉnh thời gian tới rất cần đẩy mạnh công tác đào tạo NNL cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu.

Về quy mô đào tạo cần tiếp tục cố gắng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt mức 75% tổng số lao động làm việc, trong tổng số lao động qua đào tạo, tỷ lệ công nhân kỹ thuật các loại phải đạt mức 60% đến năm 2020. Cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, đại học và phát triển đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư giỏi trong các ngành sản xuất công nghiệp đang có xu thế thu hút FDI công nghệ cao như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, may mặc, giầy da, chế biến nông sản, thực phẩm....Phấn đấu đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao đạt mức khoảng 35-40%.

Về mạng lưới cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 cần chú trọng đào tạo cả bậc đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Đối với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn cần tiếp tục nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng đào tạo; củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học phù hợp với yêu cầu của DN nói chung và DN FDI nói riêng.

145

Về dạy nghề, cần tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng hiện đại của các DN FDI trên các địa bàn KCN Phúc Yên, Bá Thiện, Bá Thiện II, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Khai Quang, Kim Hoa, Chấn Hưng, Tam Dương; ưu tiên xây dựng các cơ sở dạy nghề trực thuộc DN trong các KCN để đào tạo công nhân kỹ thuật các cấp trình độ. Những cơ sở dạy nghề này có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp kỹ thuật viên và công nhân lành nghề trình độ cao cho các DN FDI và các DN khác trong khu KCN trong tỉnh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Trung du-Miền núi Bắc Bộ.

Cần nâng cấp, đồng bộ hoá và hiện đại hoá các trường cao đẳng kỹ thuật và công nghệ hiện có, gồm cả các trường thuộc cơ quan Trung ương và thuộc tỉnh quản lý, đảm bảo đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao và đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề. Tập trung nâng cấp các trường trọng điểm của tỉnh, gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (theo hướng đa nghề đa ngành) và Trường Cao đẳng nghề Việt Đức để đào tạo công nhân kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Xây dựng Trung tâm đào tạo quốc tế Mê Kông (là cơ sở đào tạo đa ngành kỹ thuật cao đẳng cấp quốc tế được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của Nhật Bản để đào tạo và cung cấp lao động kỹ thuật trình độ cao cho tỉnh Vĩnh Phúc, các tỉnh vùng Bắc Bộ và các nước tiểu vùng Sông Mê Kông).

Về cơ cấu theo ngành, cần ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới; khuyến khích các DN công nghiệp tổ chức đào tạo nhân lực bằng hình thức nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo theo địa chỉ; tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; tập trung giải quyết các khó khăn về NNL phục vụ các dự án FDI có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt NNL đã qua đào tạo.

146

Để phát triển NNL tạo thuận lợi cho phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, bên cạnh việc tiếp tục tăng nguồn vốn ngân sách cần đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở đào tạo phục vụ phát triển nhân lực, thực hiện cơ chế, chính sách trích từ nguồn vốn huy động từ đấu giá quyền sử dụng đất cho xây dựng cơ sở đào tạo, có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các DN, cơ sở sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà DN đang sử dụng, khuyến khích các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh đóng góp kinh phí hoặc trực tiếp xây dựng cơ sở đào tạo, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển đào tạo trên địa bàn tỉnh bằng mọi hình thức.

4.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước trong phát triển kinh tế -xã hội

Hiệu quả sử dụng FDI thể hiện thông qua tác động tích cực và tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý nhà nước của Tỉnh về FDI. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh, cần giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý Trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn; phải tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung.

Để phát huy tác động tích cực của FDI về chuyển giao công nghệ, Tỉnh cần thực hiện hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án đảm bảo đầy đủ các nội dung, thuận lợi cho việc thẩm tra trình độ công nghệ. Trong quá trình thẩm tra

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí