Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Của Quyền Lựa Chọn

phát hành khi tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những diều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.

2.1. Đặc điểm

Chứng quyền cho phép người nắm giữ mua cổ phiếu thường với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định (về điểm này chứng quyền giống với quyền chọn mua, được đề cập dưới đây). Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại chứng khoán phái sinh này là cách thức phát hành và thời hạn của chúng. Quyền chọn mua thường chỉ có hiệu lực trong vòng vài tháng, trong khi chứng quyền có thời hạn dài hơn và thậm chí là vĩnh viễn. Các chứng quyền do các công ty phát hành chứng khoán cơ sở phát hành, khi được thực hiện, chúng tạo thành dòng tiền vào cho công ty và làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Phần lớn các chứng quyền sau một khoảng thời gian nhất định có thể tách rời khỏi các chứng khoán cơ sở và khi đó chúng có thể được giao dịch riêng biệt trên thị trường.

Với tư cách là người sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư không có quyền cổ đông trong công ty, không được nhận cổ tức, và không có quyền biểu quyết. Các điều khoản của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ chứng quyền: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thường là 1 : l); giá thực hiện (mua) đối với mỗi cổ phiếu và ngày hết hạn hiệu lực của mỗi chứng quyền. Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng quyền bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở (thường khoảng 15%), và giá đó có thể cố định, có thề được tăng lên định kỳ; phần lớn các chứng quyền có thời hạn từ 5 năm đến 10 năm, tuy nhiên cũng có một vài dạng chứng quyền có thời hạn vĩnh viễn.

2.2. Giá trị của chứng quyền

Giá trị của chứng quyền được quyết định bởi hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là giá trị đầu tư (giá trị nội tại). Ví dụ, nếu như một chứng quyền cho phép mua 10 cổ phiếu tại mức giá 20.000 VND/cổ phiếu, và giá trị thị trường của cổ phiếu hiện là

30.000 VND, chứng quyền sẽ có giá trị nội tại là 100.000 VND (10 x 10.000 VND) và sẽ được bán ở mức giá thấp nhất là 100.000 VND.

Yếu tố thứ hai là độ dài thời hạn của chứng quyền. Nói chung, thời gian cho đến khi hết hạn càng dài thì giá trị của chứng quyền càng cao. Nếu như một cổ phiếu được bán dưới mức giá thực hiện và chỉ còn 1 ngày nữa là hết hạn chứng quyền thì quyền đó sẽ bị coi là vô giá trị. Tuy nhiên, nếu giá trị của một cổ phiếu thấp hơn mức giá thực hiện, nhưng thời hạn còn lại của chứng quyền là dài, thì giá trị thời gian sẽ góp một phần đáng kể vào giá trị thị trường của chứng quyền. Độ chính xác để xác định giá trị của chứng quyền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời hạn còn lại của chứng quyền, mức chênh lệch giữa mức giá hiện tại của cổ phiếu thấp hơn so với mức giá thực hiện, sự xem xét của công chúng đầu tư đối với cổ phiếu này và việc trả cổ tức, các mức lãi suất, và các điều kiện thị trường nói chung. Về cơ bản, các mức giá chứng quyền sẽ có xu hướng tăng trong một thị trường giá lên và giảm trong một thị trường giá xuống.

3. Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.

Điểm khác biệt giữa một hợp đồng kỳ hạn và giao dịch giao ngay là thời điểm thanh toán giao dịch. Trong phần lớn các giao dịch giao ngay, hàng hóa được trao đổi và việc thanh toán được tiến hành ngay lập tức (nếu trả bằng tiền mặt) hoặc trong vòng hai ngày giao dịch kể từ khi ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng kỳ hạn, thời hạn kết thúc giao dịch được để lùi lại một khoảng thời gian trong tương lai. Các hợp đồng kỳ hạn xác định một ngày thanh toán cụ thể hoặc một thời điểm tiến hành giao dịch trên thực tế. Khi ngày thanh toán tới, người mua trả tiền để mua hàng hóa tại mức giá thỏa thuận ban dầu và người bán chuyển giao hàng với số lượng ấn định ban đầu.

Trong hợp đồng kỳ hạn chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá hàng hóa đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) giá thị trường.

Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 8

Như vậy, bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì giá cả đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.

4. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức giá dã định trước. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi.

Hợp đồng tương lai là những sản phẩm do các sở giao dịch tạo ra. Để tạo ra một hợp đồng tương lai cụ thể, một sở giao dịch phải được sự chấp thuận của CFTC, một cơ quan quản lý nhà nước. Khi đệ trình để được CFTC chấp thuận việc tạo ra một hợp đồng tương lai, sở giao dịch phải chứng minh được rằng hợp đồng này có một mục đích kinh tế. Trong khi có nhiều hợp đồng tương lai được chấp thuận cho giao dịch thì không phải tất cả đều thành công nếu không được sự quan tâm của người đầu tư.

Trước năm 1972, chỉ có các hợp đồng tương lai liên quan tới những nông sản

truyền thống như ngũ cốc hay gia súc, thực phẩm nhập khẩu (cà phê, ca cao và

đường), hay các hàng công nghiệp, được giao dịch. Chúng được gọi chung là các hợp đồng tương lai hàng hoá.

Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một chỉ số tài chính được gọi là hợp đồng tương lai tài chính, bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu; hợp đồng tương lai lãi suất; hợp đồng tương lai tiền tệ.

Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai

Một hợp đồng tương lai là một thoả thuận pháp lý chắc chắn giữa một người mua (hoặc người bán) và một sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của sở giao dịch đó, tại đó người mua (bán) đồng ý sẽ nhận (hoặc giao) một mặt hàng nào đó tại một mức giá cụ thể vào lúc kết thúc của một thời kỳ được xác định. Mức giá theo

đó các bên thoả thuận giao dịch trong tương lai được gọi là giá hợp đồng tương lai. Thời hạn được ấn định theo đó các bên phải tiến hành giao dịch được gọi là thời hạn thanh toán hay thời hạn giao nhận.

Giả sử có một hợp đồng tương lai được giao dịch trên một sở giao dịch và mặt hàng được mua hay bán đó là tài sản XYZ, thời hạn thanh toán là sau đó 3 tháng. Giả sử tiếp rằng ông A mua hợp đồng tương lai này và ông B là người bán, mức giá mà họ đồng ý giao dịch trong tương lai là 1.000.000 VND. Vậy 1.000.000 VND đó là giá hợp đồng tương lai. Tới hạn thanh toán, ông B sẽ giao tài sản XYZ cho ông A; ông A sẽ giao cho ông B 1.000.000 VND là giá của hợp đồng tương lai.

Thoát khỏi một vị thế

Đa số các hợp đồng tương lai tài chính có hạn thanh toán là vào các tháng ba, sáu, chín và mười hai. Điều này có nghĩa là tại một thời điểm xác định trong tháng thanh toán hợp đồng, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch. Hợp đồng gần nhất với thời điểm thanh toán được gọi là hợp đồng tương lai gần nhất. Kế đó là hợp đồng tương lai được thanh toán ngay sau hợp đồng gần nhất. Hợp đồng xa thời hạn thanh toán nhất được gọi là hợp đồng tương lai xa nhất.

Một bên của hợp đồng tương lai có hai lựa chọn đối với việc giải toả khỏi một vị thế. Thứ nhất, vị thế có thể được thanh lý trước hạn thanh toán. Để làm điều này, bên tham gia phải mở một vị thế triệt tiêu trong cùng hợp đồng. Đối với người mua hợp đồng tương lai thì điều này có nghĩa là phải bán cùng một lượng hợp đồng tương lai tương tự; còn đối với người bán, nghĩa là phải mua cùng số lượng các hợp đồng tương lai tương tự.

Phương án khác là chờ cho tới hạn thanh toán. Tại thời điểm này bên mua một hợp đồng tương lai sẽ nhận tài sản cơ sở (công cụ tài chính, đồng tiền hay hàng hoá thông thường) với giá đã thoả thuận; bên bán hợp đồng tương lai sẽ thanh lý vị thế bằng việc giao hàng theo giá thoả thuận. Đối với một số hợp đồng tương lai việc thanh toán chỉ thực hiện bằng tiền mặt, và được gọi là các hợp đồng thanh toán bằng tiền mặt.

So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một phương thức tốt hơn

để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh những đặc điểm tương tự như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai có những điểm khác biệt cơ bản sau:

1. Niêm yết trên sở giao dịch: Điểm khác biệt lớn nhất chính là tồn tại một sở giao dịch có tổ chức đối với hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì không. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch vô danh dược mua và bán các hợp đồng tương lai mà không phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cũng tập trung vào việc giao dịch các hợp đồng tương lai cụ thể, giúp cho các bên mua và bán có thể tìm được nhau trong một thời gian tương đối ngắn. Ngoài ra, sở giao dịch còn tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.

2. Tiêu chuẩn hóa: Không giống như các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa. Các hợp đồng kỳ hạn có thể được lập ra cho bất kỳ loại hàng hóa nào, với bất kỳ số lượng và chất lượng như thế nào và đối với thời hạn thanh toán bất kỳ được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các sở giao dịch quy định một số dạng hàng hóa cụ thể, với một số lượng nhất định đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác đinh.

3. Kiểm soát rủi ro thanh toán: Với việc sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch thay vì dùng các hợp đồng kỳ hạn, hai bên tham gia vào hợp đồng tương lai sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Trong các giao dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không hề biết ai là "phía đối tác bên kia". Công ty thanh toán bù trừ sẽ thực hiện chức năng trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán sẽ bán hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ và người mua sẽ mua hợp đồng từ công ty. Việc thực hiện các hợp đồng tương lai sẽ được đảm bảo bằng sự công bằng và uy tín của các sở giao dịch và của các công ty thanh toán bù trừ.

Đối với các hợp đồng kỳ hạn các khoản lỗ và lãi sẽ chỉ được thanh toán khi hợp đồng đến hạn. Đối với các hợp đồng tương lai, những thay đổi về giá trị của các tài khoản của các bên tham gia hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá thị trường và được ghi nhận. Bên cạnh đó, các hợp đồng tương lai còn có một số yêu cầu

ký quỹ nhất định. Như vậy, sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp công ty thanh toán bù trừ phòng ngừa được rủi ro thanh toán của các hợp đồng tương lai.

4. Tính thanh khoản: Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn.

5. Quyền lựa chọn

5.1. Định nghĩa

Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.

Các hàng hóa cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai:

Một hợp đồng quyền lựa chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:

1) Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua)

2) Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền

3) Ngày hết hạn

4) Giá thực hiện

Người bán quyền, trao quyền cho người mua để đổi lấy một khoản tiền được gọi là giá quyền hoặc phí quyền. Mức giá mà tại đó công cụ này có thể được mua hoặc được bán gọi là mức giá thực hiện quyền. Ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày hết hạn. Một quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết hạn. Một quyền chọn Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày hết hạn.

Như vậy, những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là:

- Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở.

- Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền.

- Giá của bản thân quyền lựa chọn.

Ví dụ: Cổ phiếu phổ thông XYZ đang giao địch với giá 42.000 VND/cổ phần, và người ta dự đoán mức giá này sẽ tăng lên tới 50.000 VND trong vòng 6 tháng tới. Giả sử quyền lựa chọn được niêm yết để giao dịch đối với cổ phiếu XYZ, và bạn có

thể mua một quyền chọn “mua XYZ do 40.000”. Quyền này cho phép bạn mua 100 cổ

phần XYZ vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 6 tháng tới tại mức giá 40.000

VND/cổ phần (4.000.000VND cho 100 cổ phần). Lại giả sử giá của quyền chọn này là 400.000 VND người bán quyền này nhận được 4.000.000 VND, đổi lại, ông ta phải sẵn sàng bán 100 cổ phần XYZ với giá 4.000.000 VND vào bất cứ lúc nào mà bạn chọn để mua, cho tới khi quyền hết hạn. Bạn có thể thông báo với người bán về việc bạn đòi ông ta phải giao cho bạn 100 cổ phần cơ sở để nhận 4.000.000 VND vào bất cứ lúc nào trong vòng 6 tháng đó. Buộc người bán phải tôn trọng những điều khoản của hợp đồng quyền lựa chọn được gọi là thực hiện quyền.

Giả sử bạn mua quyền chọn và giá XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần trong vòng 6 tháng tới. Bạn có thể thực hiện quyền tại mức giá 40.000 VND/cổ phần và bán ra thị trường để thu lợi nhuận.

Như

vậy bạn đã bỏ

ra 400.000 VND để

mua quyền, nhưng đã thu lại

1.000.000 VND bằng việc mua và bán ngay 100 cổ phần XYZ. .Bạn đã có được món lợi 600.000 VND trên một khoản đầu tư 400.000 VND, với tỷ suất lợi nhuận là 150% trong 6 tháng.

5.2. Các bộ phận cấu thành nên giá quyền

Chi phí mà một người mua quyền bỏ ra trước hết là sự phản ánh giá trị nội tại của quyền cộng thêm bất kỳ khoản phụ trội nào. Mức phụ trội cao hơn giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian.

Giá trị nội tại của quyền

Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức. Do người mua quyền không bắt buộc phải thực hiện quyền, và trong thực tế họ sẽ không làm diều đó nếu như không thu được hiệu quả kinh tế nào từ việc thực hiện quyền, nên giá trị nội tại của một quyền thấp nhất sẽ bằng 0.

Đối với một quyền chọn mua, nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá của chứng khoán cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi (in the money). Một quyền chọn có mức giá thực hiện ngang bằng với giá hiện hành của chứng khoán cơ sở được coi là hòa vốn(at the money), còn nếu thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán thì bị

coi là lỗ (out of money). Cả hai loại quyền lỗ và hòa vốn đều có giá trị nội tại bằng 0 bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi.

Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi nếu giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở và sẽ bị lỗ nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của chứng khoán cơ sở.

Ví dụ: Với cổ phiếu cơ sở có giá 42.500 VND, quyền chọn mua có giá thực hiện là 40.000 VND là ở vào trạng thái "có lãi". Quyền chọn mua có giá thực hiện

45.000 VND sẽ là bị lỗ. Trái lại một quyền chọn bán XYZ 40.000 VND sẽ là có lãi khi cổ phiếu XYZ giao dịch với giá 38.000 VND. Người nắm giữ quyền có thể mua cổ phiếu với giá 38.000 VND trên thị trường và bán nó cho người bán quyền lấy 40.000 VND. Nhưng nếu XYZ có giá là 42.000 VND thì quyền chọn bán này là lỗ vốn. Người có quyền sẽ bị mất tiền nếu mua XYZ trên thị trường và thực hiện quyền bán.

Giá trị thời gian của quyền

Giá từ thời gian của một quyền lựa chọn là khoản trội ra giữa giá của một quyền so với giá trị nội tại của nó.

Giá của quyền chọn mua XYZ 40.000 là 400.000 VND, với giá giao dịch trên thị trường của XYZ là 42.000 VND. Người sở hữu quyền này có thể thu hồi được

200.000 VND bằng cách thực hiện quyền (mua cổ phiếu với giá 4.000.000 VND) và bán ngay ra thị trường với giá 4.200.000 VNĐ. Như thế quyền lựa chọn này có giá trị nội tại là 200.000 VND. Khoản chênh lệch theo thời gian do đó sẽ là 400.000 VND -

200.000 VND = 200.000 VNĐ.

Một quyền chọn bán XYZ 50.000 được bán với giá 200.000 VND, khi XYZ đang giao dịch tại mức giá 52.000 VNĐ. Vì quyền này là lỗ vốn (giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện) nên nó có giá trị nội tại bằng 0. Khoản 200.000 VND được gọi là giá trị phụ trội thuần tuý của quyền chọn.

5.3. Các yêu tố ảnh hưởng đến giá của quyền lựa chọn

Giá hiện hành của chứng khoán nguồn: Đối với một quyền chọn mua, nếu giá hiện hành của chứng khoán nguồn tăng (giảm) thì giá của quyền chọn mua tăng (giảm). Đối với một quyền chọn bán, nếu giá hiện hành của một chứng khoán nguồn giảm (tăng) thì giá của quyến tăng (giảm).

Xem tất cả 480 trang.

Ngày đăng: 13/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí