2.3. Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do chính phủ phát hành. Chính phủ phát hành trái phiếu (hay các công cụ nợ nói chung) nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách; tài trợ cho các công trình công ích; hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
Trái phiếu công trình là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là đê xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành.
2.4. Trái phiếu công ty là những trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Đặc điểm chung của trái phiếu công ty là:
- Người nắm giữ trái phiếu được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. (Cũng có những trái phiếu không trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá).
- Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu.
- Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.
Trái phiếu công ty cũng bao gồm nhiều loại:
Trái phiếu có bảo đảm
Đây là những trái phiếu được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp cụ thể. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. Tài sản thế chấp thường là bất động sản, các thiết bị (máy bay, tàu hoả).
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tổ Chức Đó Liên Quan Đến Thị Trường Chứng Khoán
- Căn Cứ Vào Phương Thức Hoạt Động Của Thị Trường, Thị Trường Chứng Khoán Được Phân Thành Thị Trường Tập Trung (Sở Giao Dịch Chứng Khoán) Và Phi
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 6
- Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Của Quyền Lựa Chọn
- Chức Năng Kinh Tế Của Quyền Lựa Chọn
- Các Phương Thức Phát Hành Chưng Khoán Và Quản Lý Nhà Nước Đối Với Việc Phát Hành Chứng Khoãn
Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.
Trái phiếu không bảo đảm
Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản, mà được bảo đảm bằng uy tín của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước các cổ đông.
Các trái phiếu tín chấp có thể
chuyển đổi cho phép trái chủ
được quyền
chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định.
Với những đặc trưng trên đây, nếu trái phiếu được nắm giữ cho tới khi hết hạn, người đầu tư trái phiếu có thể biết trước được thời điểm mình được nhận các khoản thanh toán, và giá trị của mỗi khoản thanh toán đó là bao nhiêu.
Tuy nhiên có những trái phiếu có kèm theo những điều khoản đặc biệt, khiến cho người đầu tư không thể dự kiến chính xác được các khoản thu nhập:
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi, trong đó quy định cứ định kỳ (6 tháng, một năm, hai năm...) lại ấn định lại lãi suất theo thị trường. Loại trái phiếu này được phát hành trong những khoảng thời gian có những biến động mạnh về lãi suất thị trường. Để hạn chế thiệt hại cho hai bên tham gia việc vay mượn.
-Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép người vay (người phát hành) trong những điều kiện nhất định, có thể mua lại toàn bộ hay một phần những trái phiếu dã phát hành, tức là trả lại vốn cho người cho vay trước khi trái phiếu hết hạn. Khi đó, các dòng thanh toán của trái phiếu sẽ kết thúc sớm hơn so với thời hạn của trái phiếu.
- Trái phiếu có thể bán lại cho phép người mua trái phiếu trong những điều kiện nhất định có thể bán lại trái phiếu cho người phát hành, thu hồi vốn trước khi trái phiếu đáo hạn. Cũng như trường hợp trên, việc bán lại sẽ phá vỡ dự kiến về các dòng thanh toán nhận được từ trái phiếu trong điều kiện bình thường.
- Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người mua trái phiếu, trong những diều kiện nào đó, có thể đổi trái phiếu lấy cổ phiếu thường, theo một tỷ lệ và mức giá đã ấn định.
3. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu
Trái phiếu có thể đem lại ba khoản lợi tức tiềm năng:
Tiền lãi định kỳ thường trả nửa năm một lần, được quy định bởi lãi suất cuống phiếu. Khoản này dược ấn định từ đầu và không thay đổi cho đến khi trái phiếu đáo
hạn. Ví dụ, lãi suất cuống phiếu là 10%/năm, với mệnh giá là 1 triệu đồng, mỗi năm trả lãi hai lần, thì tiền lãi định kỳ sẽ là 10%: 2 x 1 000 000 =50.000 đồng.
Chênh lệch giá khi trái phiếu đáo hạn, bị mua lại hoặc bị bán ra trước khi đáo hạn. Đây là khoản chênh lệch giữa mức giá mua trái phiếu và giá nhận được trong những trường hợp trên, nó có thể là dương hoặc âm tuỳ theo chiều hướng biến động của giá trái phiếu. Cần lưu ý rằng giá trái phiếu biến động theo chiều hướng ngược 1ại với biến động của lãi suất mà thị trường đòi hỏi với trái phiếu đó.
Lãi của lãi, do tái đầu tư các khoản thanh toán lãi định kỳ. Bộ phận này của tổng lợi tức phụ thuộc vào lãi suất tái đầu tư, tức là thay đổi theo lãi suất thị trường.
Tổng lợi tức tiềm năng này chỉ có thể tính toán được chính xác với giả định về một mức lãi suất thị trường xác định và trái phiếu được nắm giữ cho tới khi đáo hạn. Nếu trái phiếu bị bán ra hay bị mua lại trước khi đáo hạn, và nếu lãi suất thị trường thay đổi trong quá trình nắm giữ hay tại thời điểm bán ra, thì lợi suất thực tế mà trái
phiếu đem lại cho người nắm giữ nó sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mức dự tính với
những giả định trên. Vì thế, để tính toán lợi tức của một trái phiếu cụ thể để so sánh với lợi tức của các phương án đầu tư khác, cần phải dựa trên những giả định về một kỳ đầu tư cụ thể với một mức thay đổi lãi suất cụ thể trên thị trường.
Mặc dù là công cụ đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu,nhưng trái phiếu vẫn có rủi ro. Những rủi ro điển hình thường gặp ở trái phiếu là:
-Rủi ro lãi suất: là rủi ro giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường dao động. Nếu trái phiếu được nắm giữ tới khi đáo hạn thì không có rủi ro này.
- Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro cũng bắt nguồn từ biến động của lãi suất thị trường,
nhưng tác động tới lợi tức của các khoản tái đầu tư tiền lãi nhận được từ trái phiếu.
-Rủi ro thanh toán: xảy ra khi phía người phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán (tạm thời hoặc do phá sản).
- Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu bị giảm sức mua do tình trạng lạm phát trong nền kinh tế.
Tất cả những rủi ro này đều có nghĩa là khoản thu nhập dự kiến nhận được từ một khoản đầu tư vào trái phiếu là không chắc chắn.
III. CHỨNG CHỈ QUỸ
1. Quỹ đầu tư chứng khoán
Theo ngôn ngữ thông thường, một khối lượng tiền do nhiều người góp lại vì một mục đích chung nào đó được gọi là một quỹ. Quỹ đầu tư chứng khoán cũng vậy, nó là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư để đầu tư vào các chứng khoán.
Việc huy động vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện theo hai cách Cách thứ nhất, một công ty được thành lập theo quy định của pháp luật hiện
hành sẽ phát hành các cổ phần ra công chúng. Khi mua cổ phần, người đầu tư trở thành cổ đông của quỹ và có đầy đủ các quyền do pháp luật quy định. Bản thân quỹ là một công ty, có tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị quỹ là cơ quan điều hành cao nhất. Hội đồng quản trị sẽ thuê người quản lý quỹ, giám sát công việc quản lý sao cho đạt được các mục tiêu của quỹ, quỹ này được gọi là quỹ đầu tư dạng công ty.
Cách thứ hai, một công ty quản lý quỹ sẽ huy động vốn bằng cách lấy tổng lượng vốn dự kiến huy động chia nhỏ thành các phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với một chứng chỉ quỹ và công ty sẽ bán các chứng chỉ ra công chúng, như là những đơn vị đầu tư. Trong mô hình này, (quỹ dầu tư dạng hợp đồng), người mua chứng chỉ không dược tham gia vào quá trình ra quyết định đầu tư của quỹ mà sẽ uỷ thác việc quản lý quỹ cho công ty, quỹ chỉ đơn thuần là một khoản tiền, không có tư cách pháp nhân. Công ty quản lý quỹ sẽ đảm nhận cả hai khâu huy động vốn và đầu tư vốn vào các chứng khoán.
Hai mô hình trên có đặc điểm chung là:
- Người đầu tư không trực tiếp đầu tư vào chứng khoán mà chỉ đầu tư vào quỹ bằng cách mua cổ phần hay chửng chỉ. Việc đầu tư vào chứng khoán do một tổ chức khác được thuê hay được uỷ thác tiến hành, vì thế, tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư cao hơn nhiều so với việc một cá nhân trung bình tự ra quyết định đầu tư.
- Người đầu tư sẽ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ, theo số lượng cổ phần hay chứng chỉ mà mình nắm giữ. Xét về lợi suất đầu tư, tất cả những người đầu tư trong cùng một quỹ đều đạt được kết quả như nhau, không phân biệt số lượng vốn góp của mỗi người nhiều hay ít. Kết quả đó là do thành quả hoạt động đầu tư chung của quỹ quy đinh.
2.Ưu điểm và lợi tức tiềm năng của chứng chỉ - cổ phần quỹ đầu tư.
Các nhà đầu tư cá nhân, nhất là những người có ít vốn, khi tiến hành đầu tư vào các chứng khoán riêng lẻ thường hay gặp phải những bất lợi sau:
- Do hạn chế về vốn, họ khó có thể thực hiện đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu được tổng rủi ro của đầu tư.
- Với những giao dịch có khối lương nhỏ, phí giao dịch sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị giao dịch.
- Đầu tư có hiệu quả đòi hỏi phải có kiến thức về đầu tư, phải có thời gian dành cho việc phân tích thị trường và phân tích sản phẩm. Đại đa số các nhà đầu tư cá nhân không đáp ứng được những yêu cầu đó.
Những bất lợi trên hoàn toàn có thể giải quyết được bằng cách sử dụng quỹ đầu tư. Khi mua cổ phần quỹ hoặc chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư, dù chỉ với một lượng vốn đầu tư khiêm tốn, đương nhiên sở hữu một phần trong một danh mục đầu tư da dạng hoá. Hiệu quả đầu tư được nâng lên do nhiều yếu tố: rủi ro giảm, chi phí giảm, kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc lựa chọn một quỹ theo loại chứng khoán mà nó đầu tư vào còn giúp cho mỗi nhà đầu tư có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó như tránh thuế, bảo toàn vốn, tăng trưởng vốn hay thu nhập thường xuyên. Hơn nữa, các quỹ đầu tư có thể giúp cung cấp nhiều loại dịch vụ khác cho người thụ hưởng.
Người chủ sở hữu chứng chỉ hay cổ phần quỹ đầu tư sẽ kiếm được tiền theo ba cách:
(l) Nhận cổ tức của quỹ. Khoản cổ tức này được chi trả từ số thu nhập của các khoản đầu tư của quỹ, ví dụ cổ tức của cổ phiếu, tiền lãi từ trái phiếu...
(2) Nhận được khoản lợi vốn (hoặc lỗ vốn) khi nhà quản lý quỹ bán ra một phần trong danh mục đầu tư của quỹ để thu lợi nhuận.
(3) Được hưởng lợi từ những thay đổi có lợi trong giá trị thị trường.
Ngoài ra người ta cũng có thể tái đầu tư những khoản phân phối từ cổ tức hay lợi vốn vào quỹ, tức là có thêm cổ phần của quỹ và tiếp tục được hưởng những lợi ích như trên đối với những cổ phần mới này.
3. Phân loại quỹ
Dựa trên hình thái vận động của vốn, có thể phân loại thành quỹ đóng và quỹ
mở.
Trong quỹ đóng, các chứng chỉ hay cổ phần quỹ chỉ được phát hành một lần,
với một số lượng xác định. Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, quỹ không mua lại những chứng chỉ - cổ phần khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại cũng không phát hành bổ sung. Người đầu tư nào muốn mua hay bán cổ phần hay chứng chỉ của quỹ sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung, giống như với bất kỳ một chứng khoán niêm yết nào khác.Thông qua những giao dịch trên thị trường thứ cấp như thế, vốn sẽ lưu chuyển giữa các nhà đầu tư với nhau mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của quỹ. Quỹ đóng thích hợp cho việc kinh doanh các chứng khoán có mức độ biến động cao và ít được giao dịch.
Trái lại, quỹ đầu tư dạng mở liên tục phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ ra công chúng, số lượng cổ phần hay chứng chỉ có thể không hạn chế; và quỹ sẵn sàng mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ mỗi khi người đầu tư có nhu cầu bán. Cổ phiếu hay chứng chỉ của quỹ mở không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng với quỹ hoặc các đại lý được ủy quyền của quỹ.
IV. CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CHUYỂN ĐỔI
1. Khái niệm
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác.
Thông thường có cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
2. Những ưu điểm của chứng khoán chuyển đổi
- Các nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể sử dụng những chứng khoán chuyển đổi để rào chắn rủi ro trước những dao động của giá thị trường. Rào chắn rủi ro liên quan tới việc mua một chứng khoán và đồng thời bán khống một chứng khoán có liên quan. Ví dụ, mua chứng khoán chuyển đổi và bán khống cổ phiếu có liên quan, trong trường hợp tốt nhất sẽ thu được một khoản lợi nhuận, còn tệ nhất thì gây ra một khoản lỗ nhỏ do những biến động trong giá thị trường của cổ phiếu.
- Chứng khoán chuyển đổi đem lại tiềm năng về một khoản lợi vốn thông qua sự tăng giá của cổ phiếu phổ thông, đồng thời một sự bảo vệ khi giá thị trường của
cổ phiếu phổ thông rơi xuống dưới giá trị chuyển đổi, vì công cụ chuyển đổi sẽ được đánh giá không thấp hơn một trái phiếu thông thường (hay cổ phiếu ưu đãi).
-Lãi nhận được từ
trái phiếu chuyển đổi (hay cổ
tức từ
cổ phiếu
ưu đãi
chuyển đổi) nói chung là cao hơn cổ tức do cổ phiếu phổ thông tương đương trả. Một số công ty có chứng khoán chuyển đổi có thể không trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông và có thể dễ dàng xoá bỏ những khoản cổ tức đó khi thu nhập của họ giảm sút. Tuy nhiên nếu không trả được lãi nợ, công ty sẽ buộc phải phá sản.
- Các chứng khoán chuyển đổi có tác dụng bảo vệ trong trường hợp lạm phát vì giá thị trường của cổ phiếu phổ thông và cả trái phiếu chuyển đổi đều tăng lên cùng với lạm phát. Tuy nhiên nếu việc chuyển đổi không diễn ra có nghĩa là nếu giá thị trường của cổ phiếu phổ thông không tăng lên trên mức giá trị chuyển đổi, thì người đầu tư không được bảo vệ trước lạm phát, vì tiền lãi và cổ tức nhận được từ chứng khoán chuyển đổi là cố định.
3. Bất lợi của các chứng khoán chuyển đổi
-Lợi suất của chứng khoán chuyển đổi thường thấp hơn so với các trái phiếu thông thường.
- Trong trường hợp phải thanh lý, trái phiếu chuyển đổi đứng sau các khoản nợ khác của công ty phát hành về thứ tự ưu tiên đòi tài sản. Cổ đông ưu đãi có cổ phiếu
chuyển đổi sẽ
được trả
tiền sau những người cho vay nhưng trước cổ
đông phổ
thông. Rủi ro tuỳ thuộc vào sức mạnh tổng thể của công ty phát hành.
- Khi lãi suất thị trường giảm thì rủi ro trái phiếu chuyển đổi bị công ty phát hành gọi mua lại sẽ tăng lên. Khi đó công ty phát hành cớ thể tái tài trợ các công cụ chuyển đổi của mình bằng những khoản nợ khác rẻ hơn.
- Các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro pha loãng cổ phiếu phổ thông của công ty. Điều này xảy ra khi giá trị của cổ phiếu phổ thông giảm sút do lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bị tăng lên do chuyển đổi hay do có những phát hành cổ phiếu phổ thông mới.
- Trong trường hợp xảy ra sự thâu tóm đối với công ty phát hành bằng hình thức vay để mua, các nhà đầu tư có thể chỉ còn lại trong tay những chứng khoán không thể chuyển đổi được, có lợi suất thấp hơn các khoản nợ khác của công ty.
V. CÁC CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1. Quyền mua cổ phần
Quyền mua cổ phần (hay quyền mua trước) là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại một mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, đôi khi chỉ vài tuần.
Đặc điểm của quyền mua cổ phần:
Mức giá đăng ký trong tất cả các dạng quyền mua cổ phần đất thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Sở dĩ giữa giá thị trường và giá đăng ký có một sự chênh lệch đáng kể là vì hai lý do. Thứ nhất, rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành quyền và điều đó có thể phá hoại sự thành công của đợt phát hành. Thứ hai, mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành.
Mỗi cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền. Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phần mới sẽ được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành. Các công ty thường sử dụng một phương pháp đơn giản để xác định số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới như sau:
Số lượng quyền cần để mua 1 cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành: số lượng cổ phần mới.
Trong đó: số lượng cổ phần mới = mức vốn cần huy động: giá đăng ký mua.
Ví dụ: Giả sử một công ty có 1 triệu cổ phần đang lưu hành và muốn phát hành thêm 50.000 cổ phần mới. Một triệu quyền sẽ được phát hành tương ứng và kèm theo một triệu cổ phần đó. Công ty không muốn bán nhiều hơn 50.000 cổ phần. Vì vậy họ quyết định rằng để mua 1 cổ phần mới các cổ đông cần phải có 20 quyền.
Nếu các cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán chúng trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên hoặc xuống trong khoảng thời gian chào bán, do giá thị trường của cổ phiếu tăng hoặc giảm.
2. Chứng quyền
Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếu thường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Quyền này được